Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương III: Thanh toán quốc tế

3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của

thanh toán quốc tế

 3.1.1 Khái niệm

- Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền

tệ phát sinh liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương

mại và mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty

và chủ thể khác nhau của mỗi nước

- Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các khoản thu chi

tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế

giới nhằm phục vụ cho các quan hệ trao đổi quốc tế

phát sinh giữa các nước với nhau

pdf25 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương III: Thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: THANH TOÁN QUỐC TẾ Khái niệm, đặc điểm TTQT Hiệp định TTQT Hình thức TTQT 3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế  3.1.1 Khái niệm - Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và chủ thể khác nhau của mỗi nước - Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau 3.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế  Chủ thể tham gia:  TTQT không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp, công ước và các tập quán quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterm.  Tiền tệ được sử dụng là ngoại tệ với một trong hai nước hoặc nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ 3.1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế (tiếp)  Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM là hoạt động cung cấp dịch vụ  Chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn do chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá và dự trữ ngoại tệ quốc gia 3.1.3 Phân loại thanh toán quốc tế Đối tượng thanh toán: thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch Theo chủ thể thanh toán: Thanh toán của chính phủ và tư nhân Theo đối tượng thanh toán  Thanh toán mậu dịch (Thanh toán trong hoạt động ngoại thương): là việc thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế, dựa vào hợp đồng ngoại thương  Đặc điểm:  Người mua và bán ở 2 nước khác nhau  Đồng tiền được sử dụng có thể là đồng nội tệ với một trong hai bên  Hàng hóa được vận chuyển qua biên giới, luật điều chỉnh quốc tế Theo đối tượng thanh toán  Thanh toán phi mậu dịch (Thanh toán phi ngoại thương): là việc thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu hay cung ứng dịch vụ cho nước ngoài. Theo chủ thể thanh toán  Thanh toán của chính phủ: là hoạt động thanh toán của quốc gia mà người đại diện là các cơ quan của chính phủ như bộ tài chính, NHNN thanh toán chi phí quân sự, ngoại giao theo hướng song phương hoặc đa phương  Thanh toán tư nhân: chủ thể thanh toán là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình và các cá nhân liên quan đến các lĩnh vực như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển tiền thương mại. 3.1.4 Vai trò của thanh toán quốc tế Đối với NHTM DN xuất nhập khẩu Đối với nền kinh tế 3.2 Các hiệp định và nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế  Hiệp định thanh toán quốc tế: là văn bản được ký kết giữa chính phủ các nước để điều chỉnh các quan hệ chi trả về các hoạt động mậu dịch và các hoạt động đối ngoại khác giữa các nước với nhau trong một thời kỳ nhất định  Các loại hiệp định:  Hiệp định thông thường:  Hiệp định thanh toán clearing(hiệp định thanh toán bù trừ): Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế  Luật quốc gia: dân sự, thương mại, ngoại hối, thanh toán quốc tế  Thông lệ và tập quán quốc tế:  Quy tắc thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)  Quy tắc thống nhất nhờ thu (URC)  Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (URR)  Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)  Công ước quốc tế  Công ước về hợp đồng mua bán quốc tế  Công ước luật thống nhất hối phiếu  Công ước về séc quốc tế 3.3 Các phương thức thanh toán quốc tế  Khái niệm: là toàn bộ quy trình, cách thức nhận trả tiền, hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và nhập khẩu Chuyển tiền Ghi sổ Nhờ thu Tín dụng chứng từ 3.3.1 Phương thức chuyển tiền  Là phương thức khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền  Các bên tham gia  Người trả tiền  Người hưởng lợi  Ngân hàng chuyển tiền  Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền  Áp dụng:  Thanh toán chi phí XNK, ứng trước tiền hàng  Trả tiền vi phạm hợp đồng  Chuyển kiều hối về nước, chuyển tiền ra nước ngoài 3.3.2 Phương thức ghi sổ  Là phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua sau khi chuyển hàng hay dịch vụ. Đến kỳ hạn thanh toán, người mua chuyển tiền hoặc phát hành séc để thanh toán cho người bán  Đặc điểm  Không có sự tham gia của ngân hàng trong từng lần giao hàng  Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên  Áp dụng:  Hai bên thực sự tin tưởng nhau  Mua bán trao đổi thường xuyên  Dùng thanh toán các chi phí liên quan hoạt động XNK 3.3.3 Phương thức nhờ thu  Là phương thức thanh toán mà sau khi người bán giao hàng thì ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu được lập ra  Các bên tham gia  Người bán  Ngân hàng bên bán  Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán  Người mua  Có hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ hay nhờ thu hoàn hảo) và nhờ thu chứng từ (ủy thác thu kèm chứng từ) 3.3.3 Phương thức nhờ thu (tiếp)  Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức nhờ thu người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa gửi thẳng cho người mua 3.3.3 Phương thức nhờ thu (tiếp)  Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức nhờ thu người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm với điều kiện người mua chấp nhận hối phiếu mới trả bộ chứng từ để người mua nhận hàng Ưu, nhược điểm  Ưu điểm:  Nhược điểm: 1. 2. 3. Một số vấn đề lưu ý  Thư ủy thác nhờ thu  Nội dung:  Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P:  Chi phí nhờ thu do ai trả:  Thu hộ bằng điện hay bằng thư  Khi bị từ chối thanh toán hợp lý phải lưu kho ngay để tìm biện pháp giải quyết  Bộ chứng từ đến muộn so với hàng hóa thì yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng chuyên chở để nhận hàng 3.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)  Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (NH mở L/C) theo yêu cầu của một khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của L/C), hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong L/C  Chủ thể tham gia:  Người mở thư tín dụng: Người NK  NH mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người NK  Người hưởng lợi thư tín dụng: là người bán, người XK  NH thông báo thư tín dụng: ở nước người hưởng lợi 3.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ (tiếp)  Quy trình thanh toán 3.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ (tiếp)  Quy trình thanh toán (1): Mở L/C (2): Mở L/C thông báo (3): Thông báo L/C (4): Giao hàng (5): Yêu cầu thanh toán của người xuất khẩu (6): Kiểm tra L/C và thanh toán (7): Đòi tiền người NK và trả bộ chứng từ (8): Kiểm tra bộ chứng từ và trả tiền Các loại thư tín dụng  Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)  Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)  Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)  Thư tín dụng tuần hoàn (Revobling L/C)  Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)  Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C) Rủi ro trong thanh toán bằng L/C  Rủi ro đối với nhà xuất khẩu  Rủi ro với nhà nhập khẩu  Rủi ro với ngân hàng thương mại  Ngân hàng mở L/C – Issuing Bank  Ngân hàng thông báo – Advising Bank  Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank  Ngân hàng chiết khấu chứng từ - Negotiating Bank

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_chuong_iii_thanh_toan_quoc_te.pdf