Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền

Chương 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

6.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

6.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

6.1.1.1 Khái niệm

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.

Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chi phí có

tính chất riêng biệt, không thường xuyên.

Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản

phẩm, hàng hóa.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí

để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng

tiền trong một thời kỳ nhất định.

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Vì

chi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó. Có

những khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinh

doanh kỳ đó (chi phí trả trước) hoặc có những khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng

lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó (chi phí phải trả).

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao

động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ

được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên

quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi

ra trong kỳ hạch toán.

Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh

nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanh

nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp( chi mua sắm vật tư, hàng hoá )

chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,

công tác quản lý ) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ,

quảng cáo )

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với

nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.

Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí

hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này.

pdf66 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên doanh với doanh nghiệp Y là: 400 triệu đồng. Dự kiến lợi nhuận được phân chia khoảng 18% tiền vốn bỏ ra (doanh nghiệp Y đã nộp thuế TNDN). 8. Trong năm, DN phải trả lãi vay ngân hàng là 25 triệu đồng Biết rằng: - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất đều là 10% - Các mặt hàng A,B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khoảng 150 triệu đồng. - Thuế suất thuế TNDN 20% - Hạch toán hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước. - Giá trị các khoản giảm trừ trong năm ước tính là 77.308.000 đồng. Yêu cầu: Hãy tính: 1. Tổng doanh thu năm kế hoạch của doanh nghiệp. 2. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài 2: Có hai doanh nghiệp A và B cùng kinh doanh một loại sản phẩm, cùng trên một thị trường, cùng có các điều kiện như nhau, chỉ khác nhau về kết cấu chi phí sản xuất và cơ cấu vốn. - Doanh nghiệp A có chi phí cố định là: 44.000.000đ, biến phí một sản phẩm là 13.000đ. - Doanh nghiệp B có chi phí có định là 34.000.000đ, biến phí mỗi sản phẩm là 15.400đ. -49- Tổng số vốn kinh doanh của A và B đều là 200 triệu, trong đó hệ số nợ của A và B lần lượt là 60% và 40%, trong khi lãi suất vay bình quân là 5%/ năm và thuế suất thuế TNDN là 20%. Biết giá bán một sản phẩm hiện nay là 25.000đ/SP và cả hai đều thu được 5.000 sản phẩm. Yêu cầu: 1. Hãy tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay của A và B ở mức sản lượng tiêu thụ đạt 5.000 sản phẩm. 2. Khi sản lượng của cả A và B đếu đật 5.000 sp thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh của cả A và B là bao nhiêu? 3. Dựa vào kết quả câu 1 và câu 2 ho biêt sản lượng tiêu thụ : + Tăng 30% + Giảm 40% Thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của A và B thay đổi như thế nào? Cho nhận xét 4. Hãy tính mức độ ảnh hưởng của đòn bấy tài chính khi cả hai đều đạt sản lượng tiêu thụ là 5.000 sản phẩm, nêu nhận xét? 5. Nếu sản lượng tăng lên 20% thì tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sử hữu sẽ thay đổi như thế nào? - Tính sự tác động của đòn bẩy tài chính. - Tính sự tác động của đòn bẩy tổng hợp. -50- Chương 9: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 9.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ MUA LẠI, SÁP NHẬP HOẶC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP 9.1.1. Khái niệm về mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp - Quan niệm về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới Quan niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, pháp luật nước ngoài thường sử dụng thuật ngữ M&A. M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong đó: Mergers – hợp nhất, sáp nhập được hiểu là sự kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau, cùng nhau thỏa thuận về tài sản, phân chia thị thường, thương hiệu và thành lập một doanh nghiệp duy nhất với quy mô lớn hơn. Kết quả của việc sáp nhập này là một doanh nghiệp còn tồn tại, các doanh nghiệp còn lại chấm dứt sự tồn tại của minh, hoặc kết quả của quá trình sáp nhập là sự chấm dứt hoạt động của tất cả các doanh nghiệp tham gia và một doanh nghiệp hoàn toàn mới ra đời. Acquicitions – mua lại được hiểu là hoạt động của một doanh nghiệp khi muốn nắm giữ hoặc tìm cách kiểm soát hoạt động của một doanh nghiệp khác thông qua hoạt động mua một phần tài sản hoặc cổ phần chi phối đủ để khống chế toàn bộ hoạt động cả doanh nghiệp mục tiêu. Doanh nghiệp sau khi bị mua lại có thể trở thành doanh nghiệp con của doanh nghiệp mua lại hay sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình theo quyết định của doanh nghiệp mua lại. - Quan niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. Tại Việt Nam khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2014 như sau: Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khácbằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” Khái niệm hai công ty cùng loại trong hai điều Luật trên được hiểu theo nghĩa là các công ty cùng loại hình doanh nghiệp theo qui định của pháp luật. Như vậy, điều kiện tiên quyết để có một vụ sáp nhập hay hợp nhất là hai doanh -51- nghiệp phải cùng loại hình và có sự chấm dứt hoạt động của một hoặc cả hai bên tham gia. Theo đó, Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp. Trong khi Luật Cạnh Tranh 2004 có nhắc tới việc mua lại doanh nghiệp: “Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Cũng theo Luật cạnh tranh tại Chương II, Mục 3, Điều 17 các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất được Luật định nghĩa như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. “Hợp nhất được xem là một trường hợp đặc biệt so với sáp nhập”. Việc đầu tư góp vốn vào quá trình M&A cũng được Luật Đầu tư 2005 qui định:“ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong các hình thức đầu tư trực tiếp dưới các hình thức: Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lí hoạt động đầu tư, mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp”. 9.1.2. Những động lực thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp 9.1.2.1 Động cơ bên mua - Giảm chi phí Hoạt động M&A kết hợp các công ty mà từ đó có thể làm giảm bớt sự trùng lắp các sở, ban ngành, các chi phí không cần thiết từ đó làm tăng lợi nhuận biên của công ty mới. - Mở rộng kinh doanh theo chiều dọc (vertical) Đó là việc công ty có thể nắm được toàn bộ hoặc một phần chuỗi cung ứng từ đó nắm được những lợi ích cho đầu ra hoặc đầu vào của sản phẩm. - Nguồn lực tương hỗ (complementary resource) Việc mua lại hoặc sáp nhập sẽ giúp tận dụng và chia sẽ những nguồn lực sẵn có. Ví dụ như việc chia sẽ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, tận dụng những kết quả nghiên cứu, thậm chí có thể tận dụng hệ thống phân phối bán hàng. Ngoài ra tận dụng nguồn vốn lớn hay khai thác khả năng quản lý.v.v -52- - Đa dạng hóa khu vực địa lí và lĩnh vực kinh doanh (Geographical or other diversification) Động cơ này nhằm mục đích đem lại cho công ty một kết quả thu nhập ổn định, từ đó tạo sự tự tin cho nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty. Ngoài ra, việc đa dạng hóa sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, giúp công ty có thể chuyển hướng đầu tư dễ dàng. - Giảm cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường (economic of scale) Điều này xảy ra khi công ty M&A với một đối thủ trên thị trường, khi đó chẳng những loại bỏ một đối thủ, mà còn tạo ra một vị thế cạnh tranh lớn hơn, có thể ép giá đối với nhà cung cấp hoặc độc quyền đặt giá cho những sản phẩm của mình. - Bán chéo (cross selling) Các công ty có thể tận dụng khai thác các dịch vụ của nhau để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó tăng thu nhập, hoặc bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ như một ngân hàng M&A với một công ty chứng khoán, sau đó có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, cầm cố, chuyển tiền cho khách hàng của công ty chứng khoán, đồng thời công ty chứng khoán có thể đăng ký cho khách hàng của ngân hàng những tài khoản tại công ty mình. - Động cơ về thuế (Taxes) Một công ty đang kinh doanh có lời có thể mua lại một công ty thua lỗ, từ đó sẽ hưởng được khoản thuế khấu trừ. - Vấn đề xâm nhập thị trường Khi công ty muốn gia nhập một thị trường hay một lĩnh vực nào đó đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí, kể cả việc xây dựng thị phần thương hiệu do đó bằng cách mua lại một công ty khác trong thị trường, lĩnh vực đó chính là con đường nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Đây cũng chính là vấn đề rất nóng hiện nay khi mà theo cam kết lộ trình gia nhập WTO đến năm 2010, các ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước, khi đó M&A chính là một công cụ cực kỳ hiệu quả để các ngân hàng nước ngoài bành trướng tại Việt Nam. Vấn đề gia nhập thị trường còn được biết đến với hình thức sáp nhập ngược (reverse-merger), đây là hình thức một công ty tìm cách sáp nhập với một công ty khác đã niêm yết do đó sẽ được niêm yết mà không cần qua quá trình IPO. 9.1.2.2 Động cơ bên bán Động cơ của bên bán cũng giống như động cơ bên mua khi thực hiện M&A là nhằm đạt được những lợi ích mà M&A mang lại. Ngoài ra đối với bên bán còn có -53- thêm những động cơ như: sức ép cạnh tranh trên thị trường, đề nghị hấp dẫn từ phía người mua, tìm đối tác chiến lược và một số động cơ cá nhân khác. Trong những động cơ trên thì động cơ tìm đối tác chiến lược thể hiện sự chủ động từ bên bán, đây cũng là động cơ chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ mình trước làn sóng hội nhập và tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó động cơ này còn diễn ra ở những doanh nghiệp chưa niêm yết, M&A đã dần thay thế quá trình IPO và giúp các doanh nghiệp này tìm cho mình những đối tác chiến lược quan trọng để cùng nhau tham gia quản lý, điều hành, chia sẽ công nghệ, kinh nghiệm thay vì phát hành rộng rãi ra công chúng khi đó cổ đông sẽ bị phân tán và không đóng góp được nhiều cho sự phát triển chiến lược của công ty.  Cách thức thực hiện M&A Cách thức thực hiện M&A rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Có thể tổng hợp một số cách thức phổ biến thường được sử dụng như sau: - Chào thầu (Tender offer) Công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt (buyout) toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý công ty của mình. Hình thức chào thầu này thường được được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. - Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) Cách thức này thường được sử dụng trong các vụ “thôn tính mang tính thù địch”. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình. Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới. - Thương lượng tự nguyện Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers). -54- Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm...), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập. Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn để đề nghị được sáp nhập hòng lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường. Ngoài các phương án chuyển nhượng cổ phiếu hay tài sản bằng tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt và nợ, các công ty thực hiện sáp nhập thân thiện còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap) để biến cổ đông của công ty này trở thành cổ đông của công ty kia và ngược lại. Một hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây là trao đổi cổ phần, để nắm giữ chéo sở hữu công ty của nhau. Thực chất, hình thức này mang tính liên minh hơn là sáp nhập. - Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Công ty có ý định thâu tóm sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu để lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại, cách thâu tóm này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty thâu tóm có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho công ty mục tiêu, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều. - Mua lại tài sản công ty Phương thức này gần giống phương thức chào thầu. Công ty sáp nhập có thể đơn phương hoặc cùng công ty mục tiêu định giá lại tài sản của công ty đó, sau đó các bên tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, mà thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó. -55- 9.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KHI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 9.2.1. Sự phá sản doanh nghiệp Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có “đời sống” riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể sẽ mất đi ở một thời điểm nhất định. Doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại dưới hai hình thức giải thể hoặc phá sản. Việc chấm dứt sự tồn tại bằng hình thức nào được quyết định bởi khả năng thanh toán nợ của chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì sẽ chấm dứt theo hình thức phá sản. Ngược lại, nếu các khoản nợ đến hạn được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ chấm dứt sự tồn tại theo hình thức giải thể. Phá sản là một hiện tượng tất yếu và bình thường của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình cạnh tranh vô tận và khốc liệt của hoạt động kinh doanh, rủi ro không trả được nợ có thể đến với bất cứ chủ thể nào. Vấn đề đặt ra là chúng ta nhìn nhận phá sản theo quan điểm nào để có cách thức tác động nhằm giải quyết phá sản sao cho có lợi nhất đối với chủ nợ, người mắc nợ và đối với toàn bộ nền kinh tế. Có hai quan điểm chính liên quan đến vấn đề phá sản: - Quan điểm thứ nhất cho rằng, phá sản là do lãnh đạo doanh nghiệp hoặc do chủ thể kinh doanh bất tài. Sự yếu kém trong quản lý doanh nghiệp và kinh doanh dẫn đến hệ quả là những chủ thể này không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn khiến cho doanh nghiệp phải phá sản. Khi doanh nghiệp phá sản sẽ để lại những hậu quả như bạn hàng, đối tác không được nhận lại hoặc được nhận lại nhưng không đủ tài sản đã cho vay. Hơn nữa, doanh nghiệp phá sản sẽ để lại một số lượng nhất định người làm công bị thất nghiệp và tạo thành gánh nặng cho xã hội. Đổi lại với những hậu quả này, xã hội cần có những biện pháp trừng phạt những người lãnh đạo trong doanh nghiệp bị phá sản. Xuất phát từ lý do đó mà quan điểm này cho rằng luật phá sản được ban hành nhằm hướng đến mục đích trừng phạt con nợ, loại bỏ con nợ ra khỏi cuộc chơi của thị trường. Chính vì vậy, nếu con nợ không thanh toán những khoản nợ đến hạn sẽ bị tuyên bố phá sản ngay mà không cần quan tâm đến lý do của việc không trả được nợ. Khi doanh nghiệp bị phá sản tức là doanh nghiệp sẽ mất đi và cơ hội kinh doanh đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp cũng không còn nữa. -56- - Quan điểm thứ hai cho rằng, việc không trả nợ bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau như tình hình kinh tế không thuận lợi, tác động của thiên tai, dịch bệnh, năng lực quản trị yếu kém... Chính vì vậy, pháp luật phá sản không nên chỉ nhằm vào việc trừng trị con nợ mà nên thừa nhận thực tế phá sản là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong pháp luật phá sản ở hầu hết các quốc gia hiện nay.  Xuất phát từ quan điểm thứ hai này, việc xây dựng pháp luật phá sản cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Trước hết, nếu coi phá sản là trường hợp doanh nghiệp “chết” thì khởi đầu của quá trình đó là doanh nghiệp bị “ốm”, giống như quy luật vốn có của cuộc sống: “sinh, lão, bệnh, tử”. Do đó, nếu doanh nghiệp không trả nợ đến hạn thì cần xác định xem lý do nào dẫn đến tình trạng đó, cũng giống như một người có bệnh thì cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp. - Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thoát ra khỏi tình trạng không thanh toán được nợ nếu có những biện pháp tái cơ cấu phù hợp. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp được ví như cho bệnh nhân uống thuốc để điều trị bệnh. Thẩm phán chỉ quyết định tuyên bố thanh lý tài sản của doanh nghiệp và tuyên bố phá sản chừng nào doanh nghiệp thực sự không còn khả năng phục hồi. Như vậy, mục đích của pháp luật phá sản không phải là để trừng phạt chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều hành doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà là để tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi rủi ro trong kinh doanh. - Khi tình trạng mất khả năng thanh toán được khắc phục thì sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, đó là chủ nợ của doanh nghiệp sẽ nhận được đầy đủ các khoản nợ, người lao động không bị thất nghiệp, doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục được kinh doanh để tạo ra của cải cho bản thân họ và cho xã hội. Trong thực tế, bên cạnh lý do doanh nghiệp không trả nợ đến hạn do gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến khó khăn về tài chính như trên thì còn có trường hợp doanh nghiệp cố tình không trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của chủ thể khác. Trong trường hợp này, nhu cầu đòi nợ phát sinh và đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước nhằm làm cho việc đòi nợ trong xã hội diễn ra một cách có trật tự. Pháp luật phá sản sẽ thực hiện vai trò như một công cụ để đòi nợ và thanh toán nợ, theo đó nếu doanh nghiệp cố tình không trả nợ đến hạn thì sẽ bị tòa án mở thủ tục phá sản. Đứng trước nguy cơ mất cơ hội kinh doanh do bị tuyên bố phá sản và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nên doanh nghiệp buộc phải thanh toán nợ kịp thời. Đây là một vai trò rất quan trọng của pháp luật phá sản và được đặc biệt thể hiện trong quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định thời điểm doanh -57- nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo đó, pháp luật phá sản phải quy định sao cho bất cứ khi nào nhu cầu đòi nợ chính đáng phát sinh thì pháp luật phải can thiệp ngay nhằm làm cho việc đòi nợ được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước, qua đó đảm bảo ổn định và trật tự xã hội. Không chỉ chủ nợ mong muốn có sự hỗ trợ của pháp luật trong việc đòi nợ mà ngay cả doanh nghiệp mắc nợ, đặc biệt là những doanh nghiệp mà chủ sở hữu được hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn cũng mong muốn có sự can thiệp của nhà nước để giải quyết những quan hệ nợ đã phát sinh. Pháp luật phá sản sẽ là công cụ thực hiện mong muốn này nhằm giúp doanh nghiệp giải phóng khỏi quan hệ nợ cũ và xây dựng lại hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, bên cạnh lý do doanh nghiệp không trả nợ đến hạn do gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến khó khăn về tài chính như trên thì còn có trường hợp doanh nghiệp cố tình không trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của chủ thể khác. Trong trường hợp này, nhu cầu đòi nợ phát sinh và đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước nhằm làm cho việc đòi nợ trong xã hội diễn ra một cách có trật tự. Pháp luật phá sản sẽ thực hiện vai trò như một công cụ để đòi nợ và thanh toán nợ, theo đó nếu doanh nghiệp cố tình không trả nợ đến hạn thì sẽ bị tòa án mở thủ tục phá sản. Đứng trước nguy cơ mất cơ hội kinh doanh do bị tuyên bố phá sản và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nên doanh nghiệp buộc phải thanh toán nợ kịp thời. Đây là một vai trò rất quan trọng của pháp luật phá sản và được đặc biệt thể hiện trong quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo đó, pháp luật phá sản phải quy định sao cho bất cứ khi nào nhu cầu đòi nợ chính đáng phát sinh thì pháp luật phải can thiệp ngay nhằm làm cho việc đòi nợ được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước, qua đó đảm bảo ổn định và trật tự xã hội. Không chỉ chủ nợ mong muốn có sự hỗ trợ của pháp luật trong việc đòi nợ mà ngay cả doanh nghiệp mắc nợ, đặc biệt là những doanh nghiệp mà chủ sở hữu được hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn cũng mong muốn có sự can thiệp của nhà nước để giải quyết những quan hệ nợ đã phát sinh. Pháp luật phá sản sẽ là công cụ thực hiện mong muốn này nhằm giúp doanh nghiệp giải phóng khỏi quan hệ nợ cũ và xây dựng lại hoạt động kinh doanh. Phá sản là một hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Như phần trên đã phân tích, nếu coi phá sản là trường hợp doanh nghiệp “chết” thì khởi đầu của quá trình đó là doanh nghiệp bị “ốm”. Khi doanh nghiệp “ốm” tức là doanh nghiệp bị “lâm vào tình trạng phá sản”. Nếu tình trạng này được khắc phục thì sẽ không dẫn đến phá sản, ngược lại nếu doanh nghiệp không thể “bình phục” thì phá sản sẽ diễn ra. Như vậy, mọi quá trình phá sản đều bắt đầu từ việc doanh nghiệp -58- lâm vào tình trạng phá sản, nhưng ngược lại, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa chắc bị phá sản trên thực tế. Dấu hiệu đầu tiên để quyết định việc mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp là doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không. Việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản rất có ý nghĩa đối với khả năng phục hồi doanh nghiệp. Cũng giống như một người bị ốm, nếu phát hiện bệnh và điều trị sớm thì khả năng bình phục sẽ cao. Doanh nghiệp sớm xác định được thời điểm lâm vào tình trạng phá sản thì cũng sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi nhờ vào sự can thiệp của tòa án và các chủ nợ. - Pháp luật phá sản của Việt Nam hiện nay quy định về vấn đề này như sau: Phá sản doanh nghiệp là việc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ khi chủ nợ yêu cầu, tức là đã lâm vào tình trạng phá sản và chủ doanh nghiệp tự nguyện làm đơn hoặc bị chủ nợ có đơn yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp để giải quyết. Thời điểm để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là ngay khi khoản nợ đến hạn và chủ nợ có yêu cầu mà con nợ không thanh toán. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu khoản nợ đến hạn nhưng chủ nợ chưa có yêu cầu thì cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định con nợ lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu đồng thời thỏa mãn hai dấu hiệu: Không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và Chủ nợ có yêu cầu. - Việc không có khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp có thể xảy ra trong hai trường hợp sau : Thứ nhất, doanh nghiệp thực sự có khó khăn về tài chính khiến cho đến hạn mà không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này được gọi là doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán” nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến phá sản thì gọi là phá sản trung thực. Thứ hai, doanh nghiệp không có khó khăn về tài chính nhưng dây dưa không muốn trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của bạn hàng, đối tác. Nói cách khác, doanh nghiệp không “mất khả năng thanh toán” nhưng cố tình không trả nợ đến hạn. Trong trường hợp, doanh nghiệp cố tình làm sai lệch số liệu kế toán, tài chính để được phá sản nhằm hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn, qua đó chiếm dụng tài sản của bạn hàng thì gọi là phá sản gian trá. Nếu phá sản gian trá bị phát hiện, doanh nghiệp vẫn phải trả tất cả các khoản nợ và phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý khác như bị xử phạt hành chính và chủ doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi gian trá đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm. -59- Nếu doanh nghiệp dây dưa cho đến khi bị mở thủ tục phá sản mới trả nợ thì lúc này Luật phá sản đóng vai trò là công cụ đòi nợ hữu hiệu trong kinh doanh. Như vậy, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đều là thời điểm tài sản có của doanh nghiệp nhỏ hơn tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_2_nguyen_thi_huyen.pdf