Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ

bản của quá trình sản xuất như: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động.

Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá vì

vậy các yếu tố trên đều được biểu hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm

các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh.

Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự chuyển

dịch của giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự

chuyển dịch trong cùng một chủ thể. Sự thay đổi hình thái biểu hiện của giá trị

trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ:

TLLĐ

T - H ĐTLĐ - SX - H' - T'.

SLĐ

Như vậy sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển.

Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ

sản xuất, mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả

các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu

dùng). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới

hình thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh

tế thị trường. Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác

nhau, song chúng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài

chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình

thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm

phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ

vốn cho Nhà nước.

Hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất3

tài chính doanh nghiệp gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước

+ Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua nộp thuế,

phí, lệ phí cho ngân sách Nhà nước.

+ Ngân sách Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, mua cổ phiếu,

góp vốn liên doanh v.v., cấp trợ giá cho các doanh nghiệp khi cần thiết.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (thể hiện

qua trao đổi) và với thị trường tài chính. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua

trao đổi mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp có lúc là

người mua, có lúc là người bán.

pdf145 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư ban đầu. c) Tiêu chuẩn lựa chọn PI <1: Loại bỏ dự án PI = 1: thì tùy vào điều kiện và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án. PI >1: Ta xét 2 trường hợp: + Trường hợp các dự án độc lập nhau thì các dự án đều được lựa chọn. + Trường hợp các dự án thuộc loại xung khắc nhau, dự án nào có PI lớn nhất sẽ được chọn. Ví dụ : Một doanh nghiệp có lãi suất yêu cầu 10% / năm muốn đầu tư vào một dự án mua máy mới với chu kỳ sống 6 năm. Dòng thu nhập sau thuế được cho dưới đây :  Đầu tư ban đầu : 50.000  Năm 1 : 15.000  Năm 2 : 8.000  Năm 3 : 10.000  Năm 4 : 12.000  Năm 5 : 14.000  Năm 6 : 16.000 97       000.50 1,01 000.16... 1,01 000.8 1,01 000.15 62      PI = 53.667 50.000 = 1,0733 Vì PI > 1 nên Dự án được chấp nhận. d) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo chỉ số sinh lời PI. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lời (PI) vẫn có nhược điểm so với NPV khi thẩm định dự án đầu tư. Đó là tiêu chuẩn PI không phản ánh được gì, nó không phản ánh giá trị tăng thêm, cũng không phản ánh tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư. 5.5. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu Hoạch định ngân sách vốn (Capital budgeting) là quá trình hoạch định đầu tư mà dòng tiền phát sinh dài hơn 1 năm. Ngân sách vốn đầu tư tối ưu là ngân sách thỏa mãn điều kiện tổng vốn đầu tư phải phù hợp với nguồn tài trợ và cho hiệu quả đầu tư cao nhất. Nội dung của hoạch định ngân sách vốn đầu tư tối ưu: - Đề xuất các dự án: Các ý tưởng về đầu tư vốn mới có thể đến từ nhiều nguồn, cả trong nội bộ cũng như từ bên ngoài doanh nghiệp. Các đề xuất có thể xuất phát từ tất cả các cấp của tổ chức – từ các công nhân của xí nghiệp cho đến hội đồng quản trị. Hầu hết các doanh nghiệp cỡ lớn và vừa đều phân bổ trách nhiệm nhận dạng và phân tích các chi tiêu vốn từng nhóm cụ thể. Các nhóm này có thể gồm nhóm kế toán chi phí, kỹ sư công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển và quy hoạch doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp, các thủ tục có hệ thống thường được lậ p ra để hổ trợ các bước tìm kiếm và phân tích. Nhiều doanh nghiệp cung cấp các biểu mẫu chi tiết mà người đề xuất một chi tiêu vốn phải hoàn tất. Các biểu mẫu này thường đòi hỏi các thông tin về chi phí ban đầu của dự án, doanh thu dự kiến phát sinh và tác động của dự án đối với các chi phí hoạt động chung của doanh nghiệp. Các dữ kiện này sau đó được chuyển đến một hay một nhóm các chuyên viên cao cấp của doanh nghiệp xem xét và phân tích để có thể chấp nhận hay từ chối dựán. - Hoạch định dòng tiền 98 - Lập kế hoạch ngân sách vốn đầu tư và sử dụng các phương pháp để thẩm định và lựa chọn phương án đầu tư tối ưu: Các kênh huy động vốn dài hạn, đòn bẩy tài chính, cơ cấu vốn vay, chi phí vốn WACC, sử dụng mô hình CAPM để tính tỉ suất sinh lợi yêu cầu trên vốn chủ sở hữu; Phân tích khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hệ số đòn bẩy; Các phương pháp NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, 99 BÀI TẬP THỰC HÀNH & CÂU HỎI ÔN TẬP Chương I I. Câu hỏi trọng tâm 1. Phân tích Vai trò của tài chính doanh nghiệp? 2. Trình bày nội dung chủ yếu của quản lý tài chính doanh nghiệp? 3. Phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hướng tới việc tổ chức tài chính doanh nghiệp? Chương II I. Câu hỏi trọng tâm 1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định. Tiêu chuẩn tài sản cố định ở nước ta hiện nay? 2. Đặc điểm của tài sản cố định và vốn cố định có mối liên hệ với nhau như thế nào? 2. Tác dụng của các cách phân loại tài sản cố định. 3. Các phương pháp tính khấu hao của doanh nghiệp? 5. Nội dung lập kế hoạch khấu hao. 6. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ, vốn cố định? II. Bài tập Bài 1 Để chuẩn bị mở rộng quy mô kinh doanh, một công ty sản xuất bao bì đã mua thêm một tài sản cố định tri giá 1 tỷ đồng. Tài sản này có thời gian sử dụng theo khung của Nhà nước là 5-10 năm. Công ty dự kiến, nếu sử dụng tài sản ở mức tối đa trong khung thời gian của Nhà nước thì sau khi hết thời gian sử dụng, tài sản không còn giá trị tàn dư. Nếu công ty dự kiến khấu hao tài sản này trong khoảng thời gian 5 năm thì giá trị thanh lý của tài sản này ở cuối năm thứ 5 sẽ là 100 triệu đồng và chi phí thanh lý là 20 triệu đồng. Yêu cầu: a. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng ở mức tối đa trong khung thời gian quy định của Nhà nước. b. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng là 5 năm (theo phương pháp khấu hao cố định). c. Khi thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định như trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức lợi nhuận kinh doanh của công ty hằng năm. Bài 2 Một công ty TNHH kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, đã mua một tài sản cố định có nguyên giá là 800 triệu đồng. Công ty này dự kiến sẽ khấu hao hết trong 5 năm. Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao cố định hoặc khấu hao giảm dần. Yêu cầu: a. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao cố định. 100 b. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần. c. Hãy nhận xét về sự khác biệt mức khấu hao hằng năm khi sử dụng hai phương pháp trên. Bài 3 Một doanh nghiệp Nhà nước mới mua sắm thêm một tài sản cố định phục vụ sản xuất. Tài sản này được mua với giá trị 1,2 tỷ đồng, theo khung quy định của Nhà nước, tài sản này có thời gian sử dụng là 4-8 năm. Yêu cầu: Hãy xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần khi công ty quyết định áp dụng: a. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 4 năm. b. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 8 năm. c. Khi áp dụng thời gian khấu hao khác nhau như trên thì mức khấu hao của năm thứ nhất tăng (giảm) bao nhiêu? Bài 3 Một công ty đầu tư xây dựng một hệ thống sản xuất, dự kiến sẽ hoạt động trong 5 năm. Chi phí đầu tư, giá trị thanh lý và phương pháp khấu hao các tài sản như sau: Tài sản Chi phí đầu tư Giá trị thanh lý Phương pháp khấu hao Nhà xưởng 1000 triệu đồng 500 triệu đồng Khấu hao đường thẳng Văn phòng 500 triệu đồng 50 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2 Máy móc 1800 triệu đồng 0 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2.5 Yêu cầu: Lập kế hoạch khấu hao cho mỗi tài sản của doanh nghiệp. Bài 4 Công ty mua một TSCĐ, giá nhập khẩu là 300trđ, thuế nhập khẩu là 8 %, thuế suất thuế GTGT của hàng nhập khẩu là 10%, chi phí vận chuyển giá thanh toán là 10,5trđ với thuế suất thuế GTGT là 5%, chi phí khác đã chi bằng tiền mặt chưa có thuế GTGT trước khi đưa TSCĐ đó vào sử dụng là 30trđ, thuế GTGT là 3trđ. Thời gian sử dụng tài sản đó là 10 năm. Yêu cầu 1. Hãy xác định nguyên giá TSCĐ trong 2 trường hợp tính thuế GTGT. 2. Hãy tính tiền khấu hao TSCĐ trên bằng các phương pháp: (Tính trong trường hợp công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) a. Đường thẳng. b. Số dư giảm dần có điều chỉnh. 3. Nếu sau 7 năm sử dụng, sản phẩm do TSCĐ đã chế tạo ra bị lỗi thời thì công tynên chọn phương pháp khấu hao nào. Vì sao? Bài 5 Một tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị ban đầu là 1.000 triệu đồng, dự kiến sử dụng trong 8 năm, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được tính theo phương pháp 101 khấu hao đường thẳng. Hãy cho biết đến cuối năm thứ 5, tài sản này đã khấu hao được bao nhiêu? Nếu áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thì tính đến đầu năm thứ 7, tài sản này đã khấu hao được bao nhiêu? Bài 6 Công ty ABC mua máy ủi đất (mới 100%) với giá chưa thuế GTGT là 1.000trđ, thuế GTGT 10%, các chi phí khác công ty phải bỏ ra trước khi đưa máy ủi vào sử dụng với giá thanh toán là 55trđ, trong đó thuế GTGT là 5trđ. Công suất thiết kế của máy ủi này là 15m3/giờ, mỗi ngày làm 8 giờ, một năm làm 300 ngày và mày sử dụng 10 năm. Máy đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/N với khối lượng sản phẩm đạt được trong năm như sau: Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng 1 3000 Tháng 7 3500 Tháng 2 3200 Tháng 8 3200 Tháng 3 3300 Tháng 9 2000 Tháng 4 2400 Tháng 10 1800 Tháng 5 2800 Tháng 11 2500 Tháng 6 3000 Tháng 12 3200 Yêu cầu 1. Hãy xác định nguyên giá TSCĐ trong 2 trường hợp tính thuế GTGT. 2. Trong trường hợp công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hãy tính mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng cho năm N. Bài 7 1. Năm (n) có tình hình về TSCĐ của công ty T&T như sau: - Nguyên giá và tỉ lệ khấu hao mỗi năm đến ngày 31 tháng 12/N như sau: Loại tài sản Nguyên giá (trđ) Tỷ lệ khấu hao mỗi năm (%) 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.000 5 2. Máy móc, thiết bị 2.000 15 3. Phương tiện vận tải 550 12 4. Thiết bị văn phòng 500 10 5. TSCĐ khác 150 8 Tổng 4.200 - - Số tiền hao mòn lũy kế đến cuối năm N: 800trđ, trong đó khấu hao trong tháng 12/N là 40trđ 2. Trong năm (N+1), công ty có dự kiến tình hình biến động TSCĐ như sau: 102 - Ngày 3/ 2, công ty mua một xe vận tải và đưa vào vận chuyển hàng hóa của công ty bằng quỹ đầu tư phát triển với giá thanh toán là 340trđ, các chi phí khác để đưa tài sản vào sử dụng với giá đã có thuế GTGT là 8trđ. - Ngày 1/3, công ty thanh lý một số TSCĐ khác đang phục vụ sản xuất có nguyên giá là 100trđ, dự kiến giá trị thanh lý ước tính là 4trđ. Biết tài sản này được hình thành bằng nguồn vốn cổ phần và đã khấu hao 90%. - Ngày 17/6, công ty vay ngân hàng nhập khẩu một máy sấy và đưa vào sản xuất có giá tính thuế nhập khẩu 200trđ, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển, chạy thử với giá chưa thuế GTGT là 3,5trđ, thuế GTGT là 0,5trđ. - Ngày 19/9, công ty đưa nhà xưởng mới vào phục vụ sản xuất có nguyên giá 200trđ bằng nguồn vốn tự có của công ty. - Ngày 1/11, công ty thanh lý một máy công cụ có nguyên giá 80trđ, đã trích 95% khấu hao. Giá trị thu hồi tài sản này là 5trđ, chi phí thanh lý 1trđ. Tài sản này được hình thành từ nguồn vốn tự có của công ty. Biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Yêu cầu: Hãy lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định? Bài 8 Công ty có số liệu về tình hình TSCĐ trong năm N và (N+1) như sau: 1. Bảng cân đối kế toán đến ngày 31 /12/N như sau: ĐVT: Trđ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền I. Tài sản ngắn hạn 2.000 I. Nợ phải trả 3.000 II. Tài sản cố định 6.000 1. Nợ ngắn hạn 1.000 1. Nguyên giá 7.500 2. Nợ dài hạn 2.000 2. Hao mòn luỹ kế 1.500 II. Nguồn vốn chủ hữu 5.000 Tổng cộng 8.000 Tổng cộng 8.000 Trong đó, số tài sản không trích khấu hao có nguyên giá là 500trđ. 2. Tỷ lệ khấu hao bình quân mỗi nhóm TSCĐ như sau: Nhóm tài sản Nguyên giá (trđ) Tỷ lệ khấu hao mỗi năm(%) 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.500 5 2. Máy móc, thiết bị 4.000 12 3. Phương tiện vận tải 500 10 4. Thiết bị văn phòng 1.000 15 Tổng 7.000 - 3. Mức khấu hao trong tháng 12/N: 50trđ. 4. Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm (N+1) như sau: 103 + Ngày 23/ 2, mua và đưa vào sản xuất một số thiết bị văn phòng bằng vốn tự có với giá chưa thuế GTGT là 500trđ, thuế GTGT là 50trđ, các chi phí khác để đưa TSCĐ đó vào sản xuất với thanh toán là 21trđ, trong đó thuế GTGT là 1trđ. + Ngày 1/4, khánh thành và đưa vào sử dụng một cửa hàng bằng nguồn vốn vay ngân hàng, tổng giá quyết toán công trình 220trđ, trong đó có 20trđ là thuế GTGT. + Ngày 15/6, công ty đem một xe 16 chỗ góp liên doanh có nguyên giá là 180trđ, giá trị đã khấu hao 20trđ. Tài sản này được các bên tham gia liên doanh đánh giá giá trị vốn góp là 150trđ. + Ngày 9/7, nhận vốn góp liên doanh và đưa vào sản xuất một thiết bị mới với giá hợp lý 460trđ, các chi phí liên quan trước khi đưa tài sản đó vào hoạt động với giá thanh toán là 22trđ, thuế suất thuế GTGT là 10%. + Ngày 1/10, bán một máy phây có nguyên giá là 350trđ, giá trị khấu hao luỹ kế là 340trđ. Giá trị thanh lý ước tính 20trđ. Biết tài sản này được hình thành bằng nguồn vốn cổ phần. + Ngày 8/12, mua thêm 1 xe tải và đưa vào vận chuyển hàng hoá có nguyên giá là 180trđ, tài sản này hình thành bằng nguồn vốn tự có của công ty. Biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Yêu cầu:. Hãy kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Bài 9 Công ty có số liệu về tình hình TSCĐ trong năm n và (n+1) như sau: 1. Tỷ lệ khấu hao bình quân mỗi nhóm TSCĐ như sau: Nhóm tài sản Nguyên giá (trđ) Tỷ lệ khấu hao mỗi năm(%) 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.500 5 2. Máy móc, thiết bị 4.000 12 3. Phương tiện vận tải 500 10 4. Thiết bị văn phòng 1.000 15 Tổng 7.000 - 2. Mức khấu hao trong tháng 12/n: 50trđ. 3. Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm (n+1) như sau: + Ngày 23/ 2, mua và đưa vào sản xuất một số thiết bị văn phòng bằng vốn tự có với giá chưa thuế GTGT là 500trđ, thuế GTGT là 50trđ, các chi phí khác để đưa TSCĐ đó vào sản xuất với thanh toán là 21trđ, trong đó thuế GTGT là 1trđ. + Ngày 1/4, khánh thành và đưa vào sử dụng một cửa hàng bằng nguồn vốn vay ngân hàng, tổng giá quyết toán công trình 220trđ, trong đó có 20trđ là thuế GTGT. + Ngày 15/6, công ty đem một xe 16 chỗ góp liên doanh có nguyên giá là 180trđ, giá trị đã khấu hao 20trđ. Tài sản này được các bên tham gia liên doanh đánh giá giá trị vốn góp là 150trđ. 104 + Ngày 9/7, nhận vốn góp liên doanh và đưa vào sản xuất một thiết bị mới với giá hợp lý 460trđ, các chi phí liên quan trước khi đưa tài sản đó vào hoạt động với giá thanh toán là 22trđ, thuế suất thuế GTGT là 10%. + Ngày 1/10, bán một máy phây có nguyên giá là 350trđ, giá trị khấu hao luỹ kế là 340trđ. Giá trị thanh lý ước tính 20trđ. Biết tài sản này được hình thành bằng nguồn vốn cổ phần. + Ngày 8/12, mua thêm 1 xe tải và đưa vào vận chuyển hàng hoá có nguyên giá là 180trđ, tài sản này hình thành bằng nguồn vốn tự có của công ty. Biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Yêu cầu:. Hãy lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cho năm (n + 1). 105 Chương III I. Câu hỏi trọng tâm: 1. Kể tên tài sản lưu động tại doanh nghiệp 2. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 3. So sánh đặc điểm vốn cố định và vốn lưu động 4. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 5. Vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của nó trong việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động? II. Bài tập Bài 1 Doanh nghiệp X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng) I. Tài liệu năm báo cáo: Doanh thu thuần các loại sản phẩm trong năm là: 4.680 Giá thành toàn bộ các loại sản phẩm tiêu thụ trong năm: 3.450 Số dư VLĐ tại các thời điểm: Đầu năm Cuối quý I Cuối quý II Cuối quý III Cuối quý IV 1.220 1.240 1.300 1.350 1.400 Theo số liệu kế toán ngày 31/12: Tổng nguyên giá TSCĐ là 4.342, số khấu hao luỹ kế TSCĐ: 1.002 II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến so với năm báo cáo: Doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm tăng 35% ; Lợi nhuận tiêu thụ các loại sản phẩm tăng 20%; Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn được 20 ngày Tình hình biến động TSCĐ trong năm: • Trong quý I sẽ thanh lý một số TSCĐ hư hỏng và hết thời gian sử dụng với nguyên giá: 240 • Trong quý II sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất mới trị giá: 620 • Số tiền khấu hao trích trong năm theo kế hoạch là: 320 Yêu cầu: 1. Xác định tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch? 2. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo cáo qua các chỉ tiêu: Số vòng quay, số ngày 1 vòng quay của VLĐ và số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ chu chuyển? Bài 2 Căn cứ vào tài liệu dưới đây của doanh nghiệp X. Hãy xác định: 106 1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng khâu năm kế hoạch? 2. Hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo? 3. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm kế hoạch? I. Tài liệu năm báo cáo 1. Số dư bình quân VLĐ ở 3 quí đầu năm như sau: Quí I: 660; Quí II: 680; Quí III: 710 . 2. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm thực tế 3 quí đầu năm: 2.850 3. Dự kiến quí IV: - VLĐ bình quân: 750 - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 1.350 - Nguyên giá TSCĐ đến 31/12: 3.700, số tiền khấu hao luỹ kế: 1.250 II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau: 1. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm tăng so với năm BC là: 1.920 2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 12 ngày so với năm báo cáo 3. Tỉ suất lợi nhuận doanh thu thuần: 5% 4. Nguyên giá TSCĐ cuối năm: 3.900. Số tiền khấu hao luỹ kế: 1.350 5. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ phân bổ hợp lý VLĐ cho các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông là: 40%, 35% và 25% Biết rằng: Tất cả các loại sản phẩm của DN đều thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất: 10%. Bài 3 Một DN có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng) I. Năm báo cáo cáo 1. Theo tài liệu kế toán, số dư về VLĐ tại các thời điểm: 1/1 31/3 30/6 30/9 1.170 1.230 1.290 1.350 2. Dự kiến 31/12: - Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.342 ; Số khấu hao luỹ kế: 1.002 - Số dư VLĐ: 1.140 II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau: 1. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm: 4.522,5 (tăng 35% so với năm báo cáo) 2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 20 ngày so với năm báo cáo. 3. Tình hình biến động TSCĐ: - Tháng 2, thanh lý một số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng có nguyên giá: 240 - Tháng 6 đưa vào sử dụng một phân xưởng SX mới trị giá: 1.620 - Số tiền khấu hao trích trong năm: 320 107 Yêu cầu : 1. Tính tỷ suất lợi nhuận tổng vốn năm kế hoạch? 2. So sánh hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch với năm báo? 3. Số vốn lưu động tiết kiệm do rút ngắn số ngày luân chuyển bình quân vốn lưu động. Biết rằng: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần năm kế hoạch dự kiến là 20%. Bài 4 Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng) I. Tài liệu năm báo cáo 1. Số dư bình quân VLĐ Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 730 750 780 820 2. Theo bảng cân đối kế toán ngày 31/12 - Tổng nguyên giá TSCĐ: 4.000; Khấu hao luỹ kế: 300. - Nợ dài hạn: 2.000; Vốn chủ sở hữu: 2.600 3. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm cả năm: 5.775 II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau: 1. Tổng doanh thu thuần cả năm tăng 20% so với năm BC 2. Số ngày 1 vòng quay VLĐ rút ngắn 6 ngày so với năm báo cáo 3. Số tiền trích khấu hao trong năm: 120 Yêu cầu: 1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch? 2. Xác định số vốn lưu động thừa (thiếu) năm kế hoạch và hướng giải quyết? Biết rằng Nguồn vốn lưu động thường xuyên phải đảm bảo tối thiểu 90% nhu cầu vốn lưu động của DN Bài 5 Tại doanh nghiệp X có tình hình sau: (đvt: 1.000đ ) Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. I. Tài liệu năm báo cáo 1) Căn cứ vào tài liệu kế toán thì số dư về vốn lưu động 3 quý đầu năm báo cáo : - Đầu quý I : 840.000 - Cuối quý II: 860.000 - Cuối quý I : 850.000 - Cuối quý III: 870.000 2) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế 3 quý đầu năm báo cáo 3.605.000 3) Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp 3 quý đầu năm 380.000 4) Dự kiến quý IV năm báo cáo có tình hình: - Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ cả quý : 108 + Sản phẩm A: 2.000 cái + Sản phẩm B: 3.000 cái + Sản phẩm C: 1.000 cái. - Vốn lưu động kết dư cuối quý IV: 880.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp quý IV: 125.000 II - Tài liệu năm kế hoạch 1) Căn cứ vào kế hoạch SX thì số lượng sản phẩm hàng hoá SX cả năm: - Sản phẩm A: 20.000 cái. - Sản phẩm B: 15.000 cái. - Sản phẩm C: 4.000 cái. 2) Giá bán đơn vị sản phẩm A và C năm kế hoạch như năm báo cáo và bằng: - Sản phẩm A: 150.000đ/ cái - Sản phẩm C: 300.000đ/ cái. - Riêng sản phẩm B từ ngày 01/01 năm kế hoạch giảm giá bán từ 200.000đ/ cái năm báo cáo xuống còn 180.000đ/ cái năm kế hoạch. 3) Dự kiến số lượng sản phẩm hàng hoá kết dư cuối năm kế hoạch của cả 3 mặt hàng A, B, C đều = 10% so với số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất cả năm. 4) Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch rút ngắn được 7,2 ngày so với năm báo cáo. 5) Thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến cả năm: 620.000. 6) Căn cứ vào tình hình sử dụng vốn lưu động qua các năm thì vốn lưu động khâu dự trữ chiếm 40% - Khâu sản xuất 35% - Khâu lưu thông 25%. Yêu cầu: Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông. Bài 6 Doanh nghiệp "X" có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng) I. Năm báo cáo: * Tình hình thực tế 3 quí đầu năm: 1. Số dư VLĐ tại các thời điểm: 1/1: 800; 30/6: 820; 31/3: 830; 30/9: 815 2. Bảng cân đối kế toán ngày 30/9 cho biết: - Tổng nguyên giá TSCĐ: 3.500; Số khấu hao luỹ kế: 820 - Vốn chủ sở hữu: 1.800; Nợ dài hạn: 1.500 3. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm 3 quí đầu năm là: 3.280 * Dự kiến quí 4: 1. Tình hình biến động TSCĐ: - Mua sắm thêm một số TSCĐ bằng vốn chủ sở hữu, nguyên giá: 360 109 - Thanh lý 2 xe tải đã hết hạn dùng có nguyên giá: 240 2. Tiền khấu hao TSCĐ trích trong quí: 200 3. VLĐ kết dư cuối quí: 830 4. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm: 1.640 5. Nhận vốn góp liên doanh: 350 6. Trả nợ vay dài hạn: 100 II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau: * Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1. Sản phẩm A - Số lượng kết dư đầu năm: 400 cái. - Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 9.300 cái - Số sản phẩm kết dư cuối năm: 200 cái - Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 0,38 (hạ 5% so với năm báo cáo) 2. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 2.538 3. Dự kiến sẽ rút ngắn số ngày trong 1 vòng quay VLĐ so với năm báo cáo là 6 ngày. Yêu cầu: 1. Tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm kế hoạch của doanh nghiệp X? 2. Tính số vốn lưu động thừa (thiếu) năm kế hoạch và hướng giải quyết? Biết rằng: Nguồn vốn lưu động thường xuyên phải đảm bảo tối thiểu 80% nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 110 Chương IV I. Câu hỏi trọng tâm 1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ những nguồn nào? Chi tiết của từng nguồn vốn? 2. Vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi khác nhau như thế nào? 3. So sánh vốn cổ phần ưu đãi và vốn trái phiếu. 4. Các công thức tính chi phí sử dụng vốn? II. Phần bài tập Bài 1 Hãy tính chi phí sử dụng của các nguồn tài trợ sau: a. Trái phiếu mệnh giá 1.000$, giá thị trường 970$ thời hạn 10 năm, lãi suất coupon 10% năm. Chi phí phát hành xấp xỉ 5%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. b. Cổ phần ưu đãi được bán với mệnh giá 100$, cổ tức thanh toán hàng năm 8$. Chi phí phát hành 9$/cổ phần. c. Tổng vốn cổ phần thường 4,8 triệu $. Giá mỗi cổ phần 75$. Cổ tức mỗi cổ phần trong năm qua là 9,8$ và mức cổ tức này dự kiến không thay đổi trong tương lai. d. Cổ phiếu thường phát hành mới, cổ tức hiện tại là 2,8$, mức cổ tức này dự kiến tăng 8%/năm. Giá trị thị trường của cổ phiếu là 53$, chi phí phát hành 6$/cổ phần. Bài 2 Cấu trúc vốn của công ty Carion được thể hiện trong bảng sau. Cấu trúc vốn Trái phiếu $1.083 Cổ phần ưu đãi $ 268 Cổ phần thường $3.681 Tổng cộng $5032 Công ty dự định vẫn duy trì tỷ lệ nợ trong tương lai. Công ty có Ki = 5,5%, Kp = 13,5% và Ks = 18%. Tính WACC. Bài 3 Tính chi phí sử dụng các nguồn tài trợ: a. Trái phiếu mệnh giá 1.000$, lãi suất coupon 11%. Chi phí phát hành 5% trên giá thị trường 1.125$. Thời hạn trái phiếu 10 năm. Thuế suất thuế TNDN 25%. b. Cổ phần thường phát hành mới có mệnh giá 15$, cổ tức chi trả năm trước 1,8$. Thu nhập mỗi cổ phần tăng 7% năm và tốc độ tăng trưởng này được dự kiến là sẽ tiếp tục trong tương lai. Công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi là 30%. Giá cổ phần hiện nay 27,5$. Chi phí phát hành 5%. c. Cổ phần ưu đãi chi trả 9% cổ tức trên mệnh giá 150$. Nếu phát hành mới chi phí phát hành 12% trên giá thị trường 175$. 111 Bài 4 a. Công ty Salte đang phát hành cổ phần thường mới với giá thị trường 27$. Cổ tức năm qua là 1,45$ và dự kiến tăng 6% năm cho đến mãi mãi. Chi phí phát hành 6% trên giá thị trường. Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Salte? b. Cổ phần ưu đãi của công ty Walter được bán với giá 36$ và chi trả cổ tức 2,5$. Giá thuần của cổ phần ưu đãi này là 32,5$. Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi? c. Công ty của bạn dự định phát hành cổ phần ưu đãi bán với giá 115$. Tuy nhiên, nếu cổ phần mới phát hành công ty chỉ nhận được 98$. Mệnh giá cổ phần 100$, tỷ suất cổ tức là 14%. Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi. Bài 5 Công ty VDEC đang quan tâm đến việc tính chi phí sử dụng vốn cho công ty. Theo các điều tra hiện nay có những số liệu sau đây. Giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%. Nợ: Công ty có thể tăng khoản nợ không giới hạn bằng cách bán trái phiếu coupon lãi suất 10% năm trả lãi hàng năm, thời hạn trái phiếu 10 năm, trái phiếu có mệnh giá 1.000$. Chi phí hoa hồng trả cho nhà bảo lãnh phát hành 30$/cổ phần, chi phí phát hành 20$/cổ phần. Cổ phần ưu đãi: Công ty có thể bán cổ phần ưu đãi không giới hạn về số lượng với giá 100$/c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_1_huynh_dinh_phat.pdf