Bài giảng Tài chính doanh nghiệp nâng cao - Chương 3: Huy động vốn - Bùi Ngọc Toản

Nội dung chính

3.1. Tài trợ trong giai đoạn khởi sự và vốn mạo hiểm

3.2. Phát hành ra công chúng

3.3. Các phương thức phát hành thay thế

3.4. Chào bán thông thường

3.5. Thông báo phát hành cổ phần mới và giá trị của doanh nghiệp

3.6. Chi phí của các phát hành mới

3.7. Đặc quyền

3.8. Bất thường về phát hành đặc quyền

3.9. Sự pha loãng

3.10. Đăng ký sẵn

3.11. Phát hành nợ dài hạn

pdf63 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp nâng cao - Chương 3: Huy động vốn - Bùi Ngọc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án chứng khoán là gì? Việc chào bán chứng khoán có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp và nhà đầu tư? - Thông tin về nhà bảo lãnh phát hành (nếu có)? - Tổng giá trị cổ phần chào bán và giá chào bán là bao nhiêu? - Nếu là chào bán chứng khoán bổ sung thì giá thị trường của cổ phiếu sẽ biến động như thế nào tại ngày thông báo chào bán bổ sung? Tại sao (dẫn chứng số liệu thực tế)? 3.4. Chào bán thông thường Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, giá chào bán được xác định như thế nào? Ảnh hưởng của việc xác định giá chào bán quá cao / quá thấp đối với doanh nghiệp phát hành và nhà bảo lãnh? 3.5. Thông báo phát hành cổ phần mới và giá trị của doanh nghiệp Giá trị thị trường của vốn cổ phần của doanh nghiệp có thể giảm đi vào đúng ngày thông báo phát hành cổ phần mới, bởi vì: - Thông tin quản lý. - Khả năng vay nợ. - Chi phí phát hành. 3.5. Thông báo phát hành cổ phần mới và giá trị của doanh nghiệp Ví dụ: - Vào tháng 2/2011, công ty khí tự nhiên và dầu thô EOG Systems thông báo phát hành thêm. Cổ phiếu của công ty giảm xuống 3,9 phần trăm vào ngày đó. - Bạn hãy lấy ví dụ về vấn đề này tại thị trường Việt Nam? 3.6. Chi phí của các phát hành mới - Chênh lệch gộp (chiết khấu bảo lãnh): phần chênh lệch giữa giá mua mà nhà phát hành nhận được và giá chào bán ra công chúng. - Các chi phí trực tiếp khác: chi phí hồ sơ đăng ký, chi phí quản lý và thuế. - Các chi phí gián tiếp: thời gian mà ban quản lý dành vào việc phát hành mới. - Tỷ suất sinh lợi bất thường: trong một đợt phát hành thêm, thông thường giá cổ phiếu sẽ giảm 3-4% vào ngày thông báo phát hành. 3.6. Chi phí của các phát hành mới - Định giá thấp: phần định giá thấp này là chi phí đối với doanh nghiệp, bởi vì cổ phiếu được bán với giá thấp hơn mức giá trên thị trường thứ cấp. - Điều khoản “Green Shoe”: điều khoản này dành cho các nhà bảo lãnh quyền mua thêm cổ phần tại mức giá chào bán (có thể thấp hơn giá giá trên thị trường thứ cấp) để đáp ứng cho trường hợp nhu cầu mua cổ phiếu của nhà đầu tư tăng quá mức. 3.7. Đặc quyền - Một đợt phát hành cổ phần thường cho các cổ đông hiện hữu được gọi là phát hành đặc quyền (right offering). - Trong đó, mỗi cổ đông được phát hành một quyền chọn (option) mua một số lượng cổ phần mới tại mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định, sau đó quyền chọn này hết hạn. Câu hỏi thảo luận: Tại sao doanh nghiệp phải phát hành đặc quyền? 3.7. Đặc quyền Cơ chế phát hành đặc quyền: - Các cổ đông hiện hữu được thông báo là họ được nhận một quyền mua tương ứng với mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu. - Việc thực hiện quyền mua này xảy ra khi cổ đông thanh toán tiền qua đại lý phát hành của doanh nghiệp (thường là một ngân hàng) và nộp lại số đặc quyền tương ứng theo yêu cầu. 3.7. Đặc quyền Giá phát hành: - Mức giá mà tại đó cổ đông hiện hữu phải trả để mua một cổ phần mới. - Một cổ đông lý trí sẽ đặt mua đặc quyền chỉ khi nào giá phát hành thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu vào ngày hết hạn chào bán. 3.7. Đặc quyền Số đặc quyền cần thiết để mua một cổ phần: Ví dụ: National Power muốn huy động $5 triệu vốn cổ phần mới. Với giá phát hành bằng $10. a. Số cổ phần phát hành mới? b. Các cổ đông nhận một đặc quyền ứng với mỗi cổ phần mà họ đang sở hữu. Biết rằng số cổ phần hiện hữu là 1 triệu cổ phần. Hãy xác định số đặc quyền cần để mua một cổ phần mới? 3.7. Đặc quyền Số đặc quyền cần thiết để mua một cổ phần: Ví dụ: Giá phát hành Số lượng cổ phần mới Số đặc quyền cần để mua được một cổ phần $20 250.000 (=5.000.000/20) 4 (=1.000.000/250.000) 10 500.000 (=5.000.000/10) 2 (=1.000.000/500.000) 5 1.000.000 (=5.000.000/5) 1 (=1.000.000/1.000.000) 3.7. Đặc quyền Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên giá cổ phiếu: Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, đặc quyền có giá trị không? Vì sao? 3.7. Đặc quyền Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên giá cổ phiếu: Bảng: Giá trị vốn cổ phần của một cổ đông cá nhân đối với đặc quyền của National Power Vị thế ban đầu của cổ đông Số cổ phần 2 Giá cổ phần $20 Giá trị nắm giữ $40 Điều khoản phát hành Giá phát hành $10 Số đặc quyền được phát hành 2 Số đặc quyền để mua 1 cổ phần 2 Sau khi phát hành Số cổ phần 3 Giá cổ phần $16.67 (=$50/3) Giá trị nắm giữ $50 Giá trị của một đặc quyền 3.7. Đặc quyền Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên giá cổ phiếu: Bảng: Phát hành đặc quyền của công ty National Power Vị thế ban đầu Số cổ phần 1 triệu Giá cổ phần $20 Giá trị công ty $20 triệu Điều khoản phát hành Giá phát hành $10 Số đặc quyền được phát hành 1 triệu Số đặc quyền để mua 1 cổ phần 2 Sau khi phát hành Số cổ phần 1,5 triệu Giá trị công ty $25 triệu Giá cổ phần $16,67 3.7. Đặc quyền Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên các cổ đông: Các cổ đông có thể bán các đặc quyến của họ hoặc thực hiện chúng, tuy nhiên không có sự khác biệt nào giữa hai lựa chọn này. 3.7. Đặc quyền Các thoả thuận bảo lãnh phát hành: - Tỷ lệ đặt mua thấp có thể xảy ra nếu như các nhà đầu tư từ bỏ quyền của họ hoặc những thông tin xấu làm cho giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá phát hành. - Để đảm bảo tránh được các khả năng này, việc phát hành đặc quyền thường được thoả thuận bằng việc bảo lãnh dự phòng. Theo đó, người bảo lãnh cam kết chắc chắn mua phần còn lại của đợt phát hành tại mức giá phát hành trừ đi phí bảo lãnh. 3.8. Bất thường về phát hành đặc quyền Câu hỏi thảo luận: Tại sao hầu hết các đợt phát hành cổ phần mới ở Mỹ lại được thực hiện không sử dụng đặc quyền? 3.9. Sự pha loãng Sự pha loãng đề cập đến một khoản lỗ trong giá trị của các cổ đông hiện hữu. Có một vài loại pha loãng: - Pha loãng tỷ lệ sở hữu. - Pha loãng giá cổ phiếu. - Pha loãng thu nhập mỗi cổ phiếu. - Pha loãng giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu. 3.9. Sự pha loãng Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, sự pha loãng có thực sự xấu đối với doanh nghiệp không? Tại sao? 3.10. Đăng ký sẵn - Đăng ký sẵn cho phép một doanh nghiệp phát hành số lượng chứng khoán mà doanh nghiệp kỳ vọng bán trong vòng hai năm tới. - Bản đăng ký được nộp vào thời điểm đăng ký. Doanh nghiệp có thể bán chứng khoán bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn trong thời gian hai năm đó. 3.10. Đăng ký sẵn Tại Mỹ, để được đăng ký sẵn, một công ty cần thoả mãn các điều kiện sau đây: 1. Doanh nghiệp phải được xếp ở hạng đầu tư (investment grade). 2. Doanh nghiệp không bị mất khả năng thanh toán các khoán nợ trong 3 năm gần nhất. 3. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành phải lớn hơn $150 triệu. 4. Doanh nghiệp không vi phạm luật giao dịch chứng khoán năm 1934 (Securities Exchange Act 1934) trong 3 năm gần nhất. 3.11. Phát hành nợ dài hạn Có hai hình thức cơ bản của tài trợ nợ dài hạn riêng: các khoản vay có kỳ hạn và các phát hành riêng. • Là các khoản vay trực tiếp. • Có kỳ hạn từ một đến năm năm.Các khoản vay có kỳ hạn • Thời gian đáo hạn thường dài hơn các khoản vay có kỳ hạn.Các phát hành riêng 3.11. Phát hành nợ dài hạn Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, các doanh nghiệp tại Việt Nam thường huy động nợ dài hạn thông qua những hình thức nào? Câu hỏi thảo luận (nhóm): Bạn hãy trình bày thông tin phát hành cổ phiếu bổ sung của một công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gồm: mục đích của phát hành cổ phiếu bổ sung, giá chào bán, số lượng cổ phiếu phát hành bổ sung, nhà bảo lãnh (nếu có), ...)? Tại ngày thông báo phát hành cổ phiếu bổ sung, giá thị trường của cổ phiếu sẽ biến động thế nào, tại sao (dẫn chứng số liệu thực tế)? Việc phát hành cổ phiếu bổ sung này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cổ đông hiện hữu của công ty? Kết thúc chương 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_nha_nuoc_chuong_3_huy_dong.pdf