Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Mới nhất)

CHƯƠNG 1. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của tài chính doanh

nghiệp

- Liệt kê được các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động tài

chính doanh nghiệp

Về kỹ năng:

- Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp.

Về thái độ:

- Tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp;

- Tham gia xây dựng bài trên lớp;

- Hình thành tính cẩn thận trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.

1. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn

định các hoạt động kinh doanh. (theo Luật Doanh nghiệp 2005)

Qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố đầu

vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu, và sức lao động để tạo ra các yếu tố đầu ra

là các sản phẩm hang hóa, dịch vụ, mang đi tiêu thụ để thu lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đầu vào, đòi hỏi doanh nghiệp

phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có

phương thức để tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu theo cách phù hợp, sử dụng để mua sắm máy

móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, Sau đó thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu

thụ hang hóa và thu được tiền bán hang. Với số tiền bán hang thu được, doanh nghiệp dung

để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các

khoản chi phí khác, nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế,

doanh nghiệp tiếp tục thực hiện phân phối theo quy định. Như vậy, quá trình hoạt động của

doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ, hợp thành hoạt động tài

chính của doanh nghiệp. Các quá trình đó làm phát sinh sự vận động của các dòng tiền vào

và dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt

động khác của doanh nghiệp.

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh

tế dưới hình thái giá trị, hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện chủ yếu ở việc thực

hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí vào

ngân sách nhà nước, hoặc là việc Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và bổ sung vốn cho các

doanh nghiệp Nhà nước,

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các khâu tài chính trung gian (tín dụng,

bảo hiểm): Thể hiện thông qua hoạt động vay vốn, gửi tiền, mua bảo hiểm,

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Thông qua các hoạt

động phát hành, mua bán, ký gửi, các chứng khoán ngắn và dài hạn.

2- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác: Thể hiện ở hoạt

động đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán, trao đổi hang hóa, tài sản cố định, nguyên vật

liệu, hoặc hoạt động vay mượn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị nội bộ: Thông qua việc trả

lương cho người lao động, thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp, hình thành, bổ

sung và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp,

Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định:

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái

giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để

phục vụ cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã

hội.

1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân

phối và sử dụng, vận động gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động

khác của doanh nghiệp.

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị

nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng và phân phối quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong

quá trình hoạt động.

1.3. Vị trí của tài chính doanh nghiệp

Xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài chính doanh nghiệp được coi

là một trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất và kinh doanh của đơn vị như:

xác định mục tiêu kinh doanh, hình thành nguồn vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn

vốn, phân phối và sử dụng hiệu quả lợi nhuận thu được, )

Xét trên góc độ của hệ thống tài chính quốc gia thì tài chính doanh nghiệp được coi

là khâu cơ sở của hệ thống, là nơi thu hút các nguồn tài chính từ các khâu khác

pdf191 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Mới nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Đặc trưng chủ yếu của trái phiếu - Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp: doanh nghiệp phát hành trái phiếu là người đi vay, người mua trái phiếu doanh nghiệp chính là người cho doanh nghiệp vay vốn, là chủ nợ của doanh nghiệp (hay còn gọi là trái chủ). - Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trái chủ không có quyền ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị, cũng như không được quyền bỏ phiếu, biểu quyết... - Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốn gốc ban đầu. - Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm. - Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Nghĩa là theo luật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính. b2. Phân loại trái phiếu - Dựa vào hính thức trái phiếu: trái phiếu ghi tên và trái phiếu không ghi tên. - Dựa vào lợi tức trái phiếu: trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất chuyển đổi. - Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành: trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm. - Dựa vào tính chất của trái phiếu: trái phiếu thông thường, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu. - Dựa vào thời hạn của trái phiếu: trái phiếu dài hạn và trái phiếu ngắn hạn. b3. Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn - Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đem lại khoản lợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay - Lợi tức trái phiếu được giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Lợi tức trái phiếu được xác định trước và cố định. Trong điều kiện doanh nghiệp làm ăn có lãi, thì việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho trái chủ. - Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Do trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. - Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ. - Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một cách linh hoạt, đảm bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. b4. Những mặt bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu - Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định. - Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợ nần lớn. 131 - Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn. Điều này buộc doanh nghiệp phải lo việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn. Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản. - Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của nó tới doanh nghiệp mang tính 2 mặt. Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cần cân nhắc thêm các nhân tố chủ yếu sau: - Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai: Nếu ổn định thì phát hành trái phiếu để huy động vốn là có cơ sở và hợp lý. - Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ của doanh nghiệp còn ở mức thấp, thì việc sử dụng trái phiếu là phù hợp và ngược lại. - Sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai: Nếu lãi suất thị trường có xu hướng gia tăng trong tương lai thì việc sử dụng nợ trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi cho doanh nghiệp. - Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại: Nếu các cổ đông yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp thì việc sử dụng trái phiếu là cần thiết. 3.2.3.3. Chi phí sử dụng vốn vay Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập của chủ sở hữu không bị sụt giảm. Do vậy, chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc sử dụng vốn vay. Một trong những ưu thế khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay là tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, đây cũng được xem là một “lá chắn thuế”. Do vậy, khi xem xét chi phí sử dụng vốn vay, cần phân biệt hai trường hợp: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. a. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không bị sụt giảm và có thể hiểu qua công thức sau: Vt = T1 + T2 ++ Tn (1+rdt) (1+rdt)2 (1+rdt)n Trong đó: - Vt: là số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng cho đầu tư; - Tt: là số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp phải trả ở năm thứ t cho chủ nợ; - rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế; - n: số năm sử dụng vốn vay. Hộp 4.4. Ví dụ minh họa về tính chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Doanh nghiệp Hoàng Anh vay của ngân hàng BIDV một khoản tiền là 120.000.000 đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản tiền trên sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết. Theo 132 hợp đồng tín dụng, thời hạn vay là 4 năm, thời điểm trả là vào cuối mỗi năm tính từ khi nhận được khoản tiền vay và được xác định trong hợp đồng tín dụng số tiền phải trả hàng năm như sau: - Năm thứ nhất: 41,25 trđ - Năm thứ hai: 42,05 trđ - Năm thứ ba: 43,5 trđ - Năm thứ 4: 44,75 trđ Vậy chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu? Ta có: Vt = T1 + T2 ++ Tn (1+rdt) (1+rdt)2 (1+rdt)n Thay số ta được: 120 = 41,25 + 42 + 43,5 + 44,75 (1+rdt) (1+rdt)2 (1+rdt)3 (1+rdt)4 Dùng phương pháp nội suy ta xác định được rdt = 15,74% b. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế Một công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi thì khoản thu nhập trả cho người cung cấp vốn là lấy từ thu nhập sau thuế. Trong khi đó, nếu công ty sử dụng vốn vay thì lãi tiền vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Như vậy công ty phải nộp thuế thu nhập ít hơn so với trường hợp sử dụng tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Đây cũng là lợi ích chủ yếu của vốn vay. Khoản thuế thu nhập công ty phải nộp ít hơn đó được các nhà kinh tế gọi là khoản tiết kiệm thuế hay “lá chắn thuế của lãi vay” và có thế được xác định theo công thức sau: BI = I x t Trong đó: - BI: Khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay hay “lá chắn thuế của lãi vay” tính cho 1 năm. - I: Lãi vay vốn phải trả trong một năm - t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Khoản tiết kiệm thuế đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác. Do vậy, để so sánh chi phí sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau cần tính về chi phí sử dụng vốn để đảm bảo sự so sánh đồng nhất. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế có thể xác định theo công thức sau: rd = rdt x (1-t) Trong đó: - rd: chi phí sử dụng vốn vay sau thuế Hộp 4.5. Ví dụ tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế? Tiếp theo ví dụ về công ty Hoàng Anh, nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% thì chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của doanh nghiệp là rd = 15,74 (1-20%) = 12,592% 133 3.2.4. Thuê tài sản a. Khái niệm: Thuê tài sản là hợp đồng thoả thuận giữa 2 bên: người thuê và người cho thuê; trong đó người thuê được quyền sử dụng tài sản trong 1 thời gian nhất định và phải trả cho người cho thuê một số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thoả thuận của 2 bên theo kì hạn định mức. b. Các hình thức thuê tài sản b1. Thuê hoạt đông ( Thuê vận hành) - Thuê vận hành hay thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Đặc trưng của thuê vận hành: + Thời hạn thuê vận hành rất ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích (tuổi thọ kinh tế của tài sản). + Người cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản cũng như mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê. Tuy nhiên người cho thuê cũng sẽ được hưởng tiền cho thuê và những quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại như có thể được hưởng ưu đãi về giảm thuế + Người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng bằng một thông báo ngắn gửi người cho thuê về việc chấm dứt hợp đồng thuê, trả lại tài sản trước ngày hết hạn hợp đồng. + Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản của mình, có thể nhượng bán, cho người khác thuê hoặc gia hạn hợp đồng thuê với người đang thuê. + Số tiền thuê mỗi lần thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản do thời hạn thuê ngắn. Thuê vận hành là phương thức đã được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh ở nước ta. Phương thức này được sử dụng trong việc thuê các động sản như phương tiện vận tải, thiết bị và công cụ lao động, ngoài ra nó cũng được áp dụng vào thuê các bất động sản như nhà ở, văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, Hình thức thuê vận hành có thể coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản không được ghi chép vào bảng cân đối kế toán của người thuê, phần tiền trả theo thỏa thuận được ghi như là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh bình thường. Trong hợp đồng thuê vận hành không dự kiến chuyển giao quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê, do vậy thuê vận hành không phải là giải pháp tài trợ cho việc mua tài sản trong tương lai. b2. Thuê tài chính - Thuê tài chính còn gọi là thuê vốn là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể huỷ ngang. Đặc trưng của thuê tài chính: + Thời hạn thuê dài. Tùy theo quy định cụ thể của mỗi nước mà mức thời gian thuê tài sản tài chính là khác nhau, nhưng nói chung thời gian thuê thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Ví dụ ở Mỹ quy định thời hạn thuê tối thiểu là 75% vòng đời của tài sản, ở Nhật Bản quy định tài sản có thời gian sử dụng dưới 10 năm thì thời gian thuê tối thiểu là 70%, còn tài sản có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời gian thuê tối thiểu là 60% vòng đời của tài sản. Ở Việt Nam, theo nghị định 65/CP thì thời gian thuê quy định tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. + Người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành tài sản thuê trong thời gian thuê. Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động thuê tài sản, quyền sở hữu tài sản vẫn thuoocjv ề người cho thuê, tuy nhiên, các chi phí bảo trì vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro là do người thuê chịu. 134 + Người thuê không được huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn (trừ trường hợp do lỗi của bên cho thuê). + Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển giao quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê. + Tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ bù đắp giá gốc của tài sản. Việt Nam quy định, tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải chiếm phần lớn (hoặc tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. Thông thường, trong khoản tiền thuê mà người thuê trả cho người cho thuê theo định kỳ bao gồm tiền vốn gốc, tiền lãi tín dụng, chi phí quản lý và phần lợi nhuận hợp lý. Do vậy, nếu xét theo góc độ người thuê thì thuê tài chính là một hình thức vay trung và dài hạn; còn theo góc độ người cho thuê thì đây là một hình thức tài trợ tín dụng. TÌNH HUỐNG MINH HỌA Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Anh cần huy động 10 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 3 phương án được đưa ra như sau: 135 - Phương án 1: Sử dụng nợ có tính chu kỳ 500 triệu đồng, Vay ngân hàng dài hạn 1.000 triệu đồng, lãi suất 12%/năm và thuê tài chính tài sản trị giá 3.000 triệu đồng, tiền thuê 2.400 triệu đồng trả làm 6 kỳ/6 năm, lãi suất đối với số tiền thuê chưa thanh toán là 10%/năm, số còn lại phát hành cổ phiếu thường, giá mỗi cố phần là 55.000đ, dự kiến cổ tức đạt được của mỗi cổ phần là 4.400đ/năm và không thay đổi trong tương lai. - Phương án 2: Sử dụng tín dụng thương mại (2/10 net 30) 600 triệu đồng, Vay ngân hàng dài hạn 3.000 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, số còn lại phát hành trái phiếu Công ty với lãi suất 8%/năm, chi phí phát hành trái phiếu là 1% tổng giá trị trái phiếu. - Phương án 3: Vay ngân hàng dài hạn 3.000 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, bán số nợ 1.000 triệu đồng, hoa hồng phải trả là 10%, số còn lại phát hành cổ phiếu thường mới, cổ tức dự kiến năm thứ nhất là 5.400đ, mức cổ tức này dự kiến tăng 3%/năm. Giá trị phát hành của cổ phiếu là 120.000 đ, Chi phí phát hành 12.000đ/cổ phần. Hỏi: Công ty nên lựa chọn phương án nào? Tại sao? Trả lời: Tính chi phí sử dụng vốn một năm của từng phương án - Phương án 1: STT Tên nguồn tài trợ Chi phí 1 Nợ có tính chu kỳ 500 trđ 0 2 Vay dài hạn ngân hàng 1.000 trđ 1.000 x 12% = 120 trđ 3 Thuê tài chính 3.000 trđ 2.000 x 10% = 200 trđ 4 Phát hành cổ phiếu thường 5.500 trđ 5.500 x 8% = 440 trđ Tổng cộng 1140 trđ - Phương án 2: STT Tên nguồn tài trợ Chi phí 1 Tín dụng thương mại 600 trđ 600 x 36,7% = 220,2 trđ 2 Vay dài hạn ngân hàng 3.000 trđ 3.000 x 12% = 360 trđ 3 Phát hành trái phiếu 6.400 trđ 6.400 x (1%+ 8%) = 576 trđ Tổng cộng 1156,2 - Phương án 3: STT Tên nguồn tài trợ Chi phí 1 Bán nợ 1.000 trđ 1.000 x 10% = 100 trđ 2 Vay dài hạn ngân hàng 3.000 trđ 3.000 x 12% = 360 trđ 4 Phát hành cổ phiếu thường 6.000 trđ 6.000 x 8% = 480 trđ Tổng cộng 940 trđ Do phương án 3 có chi phí sử dụng vốn thấp nhất so với các phương án còn lại nên doanh nghiệp quyết định chọn phương án này. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 136 4.1. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp là gì? Có thể phân loại nguồn tài trợ của doanh nghiệp thành những loại nào? 4.2. So sánh các mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên lựa chọn mô hình nguồn tài trợ nào? Tại sao? 4.3. Cho biết ưu điểm và hạn chế của các nguồn tài trợ ngắn hạn? 4.4. Cho biết ưu điểm và hạn chế của các nguồn tài trợ dài hạn. 4.5. Cho biết ưu điểm và hạn chế của hình thức phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hành và cho công chúng. 4.6. So sánh sự giống và khác nhau của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 4.7. Một giao dịch giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, nhà cung cấp đồng ý bán chịu cho doanh nghiệp một lô hàng với quy định hình thức thanh toán là “3/10 net 45”; Điều đó có nghĩa là nhà cung cấp sẽ chiết khấu 3% trên giá trị lô hàng nếu người mua đồng ý trả tiền trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngoài thời hạn 10 ngày, tức là từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 45 thì doanh nghiệp phải trả đủ 100% giá trị lô hàng mà không được chiết khấu nữa. Tính chi phí của khoản tín dụng thương mại trên? 4.8. Một thương phiếu có thời hạn 30 ngày chiết khấu theo phương pháp hợp lý thì lãi suất chiết khấu là 3%. Mệnh giá thương phiếu là 50.000.000 đồng thì số tiền thu được khi mang đi chiết khấu thương phiếu là bao nhiêu? 4.9. Công ty TNHH MTV Nam Huy vay của ngân hàng nông nghiệp một khoản tiền là 300.000.000 đồng, công ty sẽ nhận được khoản tiền trên sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết. Theo hợp đồng tín dụng, thời hạn vay là 5 năm, thời điểm trả là vào cuối mỗi năm tính từ khi nhận được khoản tiền vay và được xác định trong hợp đồng tín dụng số tiền phải trả hàng năm như sau: - Năm thứ nhất: 61,25 trđ - Năm thứ hai: 63 trđ - Năm thứ ba: 64 trđ - Năm thứ tư: 65 trđ Năm thứ năm: 65,75 trđ a. Vậy chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu? b. Chi phí sử dụng khoản tiền vay sau thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu? Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%. 4.10. Công ty Minh Khang cần huy động 2 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 3 phương án được đưa ra như sau: - Phương án 1: Sử dụng nợ có tính chu kỳ 100 triệu đồng, Vay ngân hàng dài hạn 500 triệu đồng, lãi suất 15%/năm và thuê tài chính tài sản trị giá 800 triệu đồng, tiền thuê 600 triệu đồng/6 năm, lãi suất đối với số tiền thuê chưa thanh toán là 10%/năm, số còn lại phát hành trái phiếu Công ty với lãi suất 12%/năm, chi phí phát hành trái phiếu là 2% tổng giá trị trái phiếu. - Phương án 2: Sử dụng tín dụng thương mại (2/10 net 30) 100 triệu đồng, Vay ngân hàng dài hạn 1.100 triệu đồng, lãi suất 15%/năm và thuê tài chính tài sản trị giá 800 triệu đồng, tiền thuê 600 triệu đồng/6 năm, lãi suất đối với số tiền thuê chưa thanh toán là 10%/năm. - Phương án 3: Vay ngân hàng dài hạn 500 triệu đồng, lãi suất 15%/năm và thuê tài chính tài sản trị giá 800 triệu đồng, tiền thuê 600 triệu đồng/6 năm, lãi suất đối với số tiền thuê chưa thanh toán là 10%/năm, bán số nợ 200 triệu đồng, hoa hồng phải trả là 2%, số còn lại 137 phát hành cổ phần ưu đãi với mệnh giá 50.000đ, cổ tức thanh toán hàng năm 6.000đ, Chi phí phát hành 2.000đ/cổ phần. Hỏi: Công ty nên lựa chọn phương án nào? Tại sao? CHƯƠNG 5: ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 138 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kiến thức: - Trình bày được những khái niệm cơ bản về đầu tư dài hạn; - Phân loại được các loại đầu tư; - Viết được công thức xác định lãi suất, chỉ tiêu đánh giá dự án; - Đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư. Kỹ năng: - Nhận biết được dự án đầu tư dài hạn, phân loại được các dự án đầu tư; - Xác định lãi suất, chỉ tiêu đánh giá dự án: CF, NPV, IRR, PI; - Đánh giá được ý nghĩa của các chỉ tiêu đối với dự án đầu tư; - Lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp. Thái độ: - Tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp; - Tham gia xây dựng bài trên lớp; - Hình thành tính cẩn thận trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm mục đích thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai. 1.2. Các loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 1.2.1. Theo cơ cấu vốn đầu tư 1.2.1.1. Nội dung a. Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản là các khoản đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp. Việc hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau dẫn đến các tên gọi khác nhau của loại đầu tư này. * Theo tính chất công tác: Theo tiêu thức này đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: - Đầu tư cho xây lắp: bao gồm đầu tư cho việc lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất trên nền bệ cố định. - Đầu tư cho thiết bị: là đầu tư về mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết của doanh nghiệp bao gồm chi phí mua thiết bị theo giá mua, chi phí vận chuyển bảo quản thiết bị. - Đầu tư xây dựng cơ bản khác: bao gồm đầu tư cho việc khảo sát thiết kế xây dựng, chi phí dùng đất xây dựng, đền bù đất đai, hoa màu * Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư: - Đầu tư về tài sản cố định có hình thái vật chất: bao gồm toàn bộ việc xây dựng, mua sắm các tài sản được biểu hiện dưới hình thái hiện vật cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị - Đầu tư về tài sản cố định không có hình thái vật chất: như mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền, quy trình công nghệ sản xuất mới b. Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết 139 Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiế là khoản đầu tư để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết (nguyên vật liệu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường. c. Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính là các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp như đầu tư liên doanh dài hạn, mua các loại chứng khoán dài hạn, 1.2.1.2. Tác dụng Phân loại theo tiêu thức này giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính chất hợp lý của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích hợp ứng với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao. 1.2.2. Theo mục tiêu đầu tư 1.2.2.1. Nội dung - Đầu tư hình thành doanh nghiệp: bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành lập doanh nghiệp. - Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc. - Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: là khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. - Đầu tư thay thế, hiện đại hoá máy móc: là khoản đầu tư thay thế hoặc đổi mới các trang thiết bị cho phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm duy trì hoặc tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. - Đầu tư ra bên ngoài: là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh dài hạn với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác 1.2.2.2. Tác dụng Phân loại theo mục tiêu đầu tư giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình thực hiện đầu tư theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đặt ra trong một thời kỳ, đồng thời có thể tập trung vốn và biện pháp thích ứng để đạt được mục tiêu đầu tư đã để ra. 1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 1.3.1. Chính sách kinh tế của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế Thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng dẫn các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng các đòn bẩy kinh tế, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những nghành nghề, lĩnh vực có lợi cho đất nước, vì vâỵ để đi đến các quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải xem xét đến chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế... 1.3.2. Thị trường và sự cạnh tranh Thị trường tiêu thụ sản phẩm là môṭ căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Doanh nghiệp phải đầu tư để sản xuất những loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần, tức là phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường hiêṇ tại và tương lai để xem xét vấn để đầu tư. 140 Trong đầu tư không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiêṇ tại của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.3. Lãi suất tiền vay và thuế trong kinh doanh Lãi tiền vay phải trả tăng thêm chi phí cho mỗi đồng vốn đầu tư. Vì vâỵ lãi suất cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Thuế là công cụ rất quan trọng của nhà nước để điều tiết và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Thuế là yếu tố kích thích hoăc̣ hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp. 1.3.4. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ Nhân tố này có thể là cơ hôị hay nguy cơ đe dọa đối với sự đầu tư của DN nếu DN kịp thời hoăc̣ không kịp thời đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghê.̣.. 1.3.5. Mức độ rủi ro của đầu tư: Mỗi quyết định đầu tư đều có thể gắn liền với rủi ro nhất định do biến đôṇg trong tương lai về sản xuất và về thị trường. Nếu quyết định được đăṭ trong tương lai có khả năng đảm bảo vững chắc sẽ kích thích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và ngược lại, sẽ làm cho doanh nghiệp thiếu tự tin và hạn chế đầu tư. 1.3.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp Để đi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính đến khả năng tài chính để thực hiêṇ đầu tư. Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính để đầu tư ở giới hạn nhất định bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả năng huy đôṇg. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư thực hiêṇ các dự án vượt quá xa khả năng của mình. Đây là yếu tố nôị tại chi phối đến viêc̣ quyết định đầu tư của doanh nghiệp. 1.4. Trình tự ra quyết định đầu tư dài hạn 1.4.1. Bước 1: Phân tích tình hình, xác định cơ hội đầu tư hay định hướng đầu tư Phân tích tình hình, xác định cơ hội đầu tư hay định hướng đầu tư là việc đánh giá tình hình hiện tại và dự đoán tình hình trong tương lai ở bên ngoài cũng như ở bên trong doanh nghiệp. - Đánh giá đúng đắn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_moi_nhat.pdf