Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu các phương
cách trả lời cho 3 câu hỏi sau:
Đầu tư cái gì? (Investment decision)
Đầu tư bằng nguồn vốn nào? (Financing decision)
Phân phối lợi nhuận từ đầu tư như thế nào? (Dividend
decision or Payout policy)
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Giới thiệu Tài chính doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/7/2013
1
1 . T À I C H Í N H D O A N H N G H I Ệ P L À G Ì ?
2 . VA I T R Ò C Ủ A N H À Q U Ả N T R Ị T À I C H Í N H
3 . M Ụ C T I Ê U C Ủ A Q U Ả N T R Ị T À I C H Í N H
4 . V Ấ N Đ Ề Đ Ạ I D I Ệ N ( A G E N C Y P R O B L E M S )
5 . C H Ứ C N Ă N G C Ủ A T H Ị T R Ư Ờ N G T À I C H Í N H V À C Á C T Ổ C H Ứ C
T R U N G G I A N T À I C H Í N H
6 . C Á C T Ổ C H Ứ C T R U N G G I A N T À I C H Í N H
Bài 1: Giới thiệu
Tài chính doanh nghiệp
1
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu các phương
cách trả lời cho 3 câu hỏi sau:
Đầu tư cái gì? (Investment decision)
Đầu tư bằng nguồn vốn nào? (Financing decision)
Phân phối lợi nhuận từ đầu tư như thế nào? (Dividend
decision or Payout policy)
2
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là việc xác định các cơ hội hay dự án
đầu tư hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN và quyết định
giá trị đầu tư vào mỗi dự án đó.
Tài sản đầu tư có thể là tài sản hữu hình hoặc vô hình.
Một số ví dụ về tài sản đầu tư vô hình như: nghiên cứu và
phát triển (R&D), quảng cáo và tiếp thị sản phẩm mới,
đầu tư vào thương hiệu (patent & trademarks).
Dự án đầu tư cần phải mang lại giá trị lớn hơn giá trị mà
DN đã bỏ ra đầu tư.
3
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
2
Quyết định tài trợ
Quyết định tài trợ là quyết định hình thức và giá trị vốn
tài trợ cần thiết cho những khoản đầu tư của DN.
Hình thức vốn tài trợ: vốn vay (debt) hoặc vốn cổ phần
(equity).
Cấu trúc vốn (capital structure): là thành phần vốn vay
và vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn tài trợ cho DN.
TS tài chính (financial assets) và TS thực (real
assets):
- TS tài chính: quyền truy đòi đối với các khoản thu nhập
được tạo ra từ TS thực của DN.
- TS thực: được sử dụng để sản xuất các hàng hóa và dịch
vụ
4
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Quyết định chi trả cổ tức
Lợi nhuận DN thu được từ các hoạt động SXKD cũng như
đầu tư, sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (trả thuế
v.v) và trả nợ vay, sẽ được quyết định chi trả cho các cổ
đông của DN dưới dạng cổ tức hoặc giữ lại phục vụ cho
hoạt động đầu tư và SXKD của DN sau này. Đó là Quyết
định cổ tức (dividend decision).
5
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Vai trò của nhà quản trị tài chính
Nhà quản trị TC chịu trách nhiệm ra quyết định đầu tư,
tài trợ và cổ tức của DN, bao gồm: treasurer, controller
& CFO (chief financial officer).
Treasurer: chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc quản lý
tiền mặt, huy động vốn tài trợ và duy trì mối quan hệ
với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Chức năng
chính là huy động và quản trị nguồn vốn của DN.
Controller: chịu trách nhiệm về ngân sách, kế toán và
thuế. Chức năng chính là đảm bảo tiền được sử dụng
hiệu quả.
CFO: kiểm soát công việc của cả treasurer và controller
và thiết lập chiến lược tài chính tổng thể.
6
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
3
Mục tiêu của quản trị tài chính
Mặc dù có các mục tiêu tài chính khác nhau như tối đa
hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa chi phí, tăng thị phần,
mục tiêu quan trọng nhất đối với DN mà mọi cổ đông đều
mong muốn, đó là: tối đa hóa giá trị tài sản đầu tư của họ
vào DN (tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần).
Đối với DN lớn, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản
lý khá phổ biến. Do đó, nhà quản trị TC cần đưa ra các
quyết định giúp làm tăng giá trị vốn cổ phần cho các cổ
đông-người chủ sở hữu của DN. Nếu không, nhà quản trị
có thể bị sa thải.
7
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Thu nhập của cổ đông
Chủ sở hữu DN nhận nguồn thu dưới dạng cổ tức được
DN chi trả, hoặc dưới dạng chênh lệch giá khi họ bán lại
cổ phần với mức giá cao hơn mức mà họ đã mua trước
đây.
8
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Khác biệt giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa
giá trị tài sản
Tối đa hóa lợi nhuận đã không xét đến 3 yếu tố quan
trọng: thời điểm nhận thu nhập (Timing of returns), dòng
tiền (Cash flows) và rủi ro (Risk).
Có 3 lý do được BMM đưa ra cho thấy tối đa hóa lợi
nhuận không phải là mục tiêu đúng của DN:
- DN có thể tăng lợi nhuận của năm hiện tại bằng cách cắt
giảm các khoản chi cho việc bảo dưỡng máy móc thiết bị
và đào tạo nhân viên v.v Các cổ đông không hoan
nghênh việc tạo ra lợi nhuận cao trong ngắn hạn bằng
cách này vì nó sẽ đe dọa làm giảm lợi nhuận dài hạn của
DN.
9
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
4
Khác biệt giữa TĐH lợi nhuận và TĐH giá trị tài
sản (tt)
- DN có thể tăng lợi nhuận trong tương lai bằng cách cắt
giảm cổ tức của năm hiện tại và dùng số tiền này đầu tư.
Tuy nhiên, việc làm này không đem lại lợi ích tốt nhất cho
cổ đông nếu khoản đầu tư đó đem lại tỷ suất sinh lợi thấp.
- Lợi nhuận được tính toán và hạch toán theo nhiều cách
khác nhau sử dụng các quy luật kế toán khác nhau.
10
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Agency problems
Vấn đề đại diện xảy ra khi nhà quản lý DN (làm việc với
vai trò đại diện cho các cổ đông) đặt lợi ích cá nhân của
chính mình lên trên mục tiêu TĐH giá trị vốn cổ phần của
DN.
Có một số biện pháp giúp hạn chế xung đột về lợi ích giữa
cổ đông và nhà quản lý DN:
- Compensation plans: ngoài các khoản lương, thưởng, nhà
quản lý được nhận options (quyền chọn) mua cổ phần của
chính DN.
11
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Agency problems (tt)
- Board of Directors (Hội đồng quản trị), Takeovers
(mua lại DN): Nhà quản lý DN hoạt động không hiệu
quả nhiều khả năng sẽ bị sa thải bởi HĐQT hoặc khi
DN bị mua lại.
- Specialist monitoring: Nhà quản lý DN muốn duy trì
danh tiếng và họ luôn được các chuyên gia tài chính
quan sát hiệu quả hoạt động của mình.
- Legal and Regulatory requirements: Sở Giao dịch
chứng khoán thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo và kế toán
đối với các công ty niêm yết nhằm bảo đảm tính thống
nhất và minh bạch; nghiêm cấm sử dụng thông tin
ngầm, chưa được công khai với nhà đầu tư để mua bán
cổ phiếu v.v
12
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
5
Giới thiệu thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi các công cụ tài chính (chứng
khoán) được phát hành và mua bán.
Công cụ tài chính là tài sản tài chính được mua bán trên
thị trường, ví dụ như cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu có lẽ
là thị trường tài chính quan trọng nhất.
Hầu hết các giao dịch cổ phiếu của những công ty lớn
của Mỹ diễn ra ở Sở Giao dịch, ví dụ: New York Stock
Exchange. Ngoài Sở Giao dịch tập trung còn có Thị
trường không tập trung (Over-the-counter market) gồm
mạng lưới những người mua bán chứng khoán sử dụng
hệ thống điện tử để niêm yết giá mua và bán, ví dụ:
NASDAQ.
13
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Giới thiệu thị trường tài chính (tt)
Chứng khoán nợ như trái phiếu cũng được giao dịch
trên thị trường tài chính, thường là trên thị trường không
tập trung (mạng lưới ngân hàng và người mua bán
chứng khoán).
Cổ phiếu không có thời hạn xác định.
Trái phiếu khác nhau về thời hạn, mức độ đảm bảo
thanh toán, mức độ và thời hạn thanh toán lãi. Một số
trái phiếu có lãi suất thả nổi, có thể được mua lại bởi
DN phát hành trước ngày đáo hạn, hoặc có thể chuyển
đổi sang cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là công cụ tài chính
phức tạp hơn cổ phiếu.
14
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Giới thiệu thị trường tài chính (tt)
Thị trường tiền tệ: là thị trường tài chính nơi mua bán các
chứng khoán nợ ngắn hạn (dưới 1 năm).
Thị trường vốn: là thị trường tài chính nơi mua bán các chứng
khoán nợ dài hạn và cổ phiếu, nên là nơi huy động vốn dài hạn
cho DN.
Thị trường sơ cấp: là nơi bán ra lần đầu các công cụ tài chính.
Giao dịch trên thị trường này liên quan đến DN và người mua
với mục tiêu là huy động vốn cho DN.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các công cụ tài chính hiện
hữu. Giao dịch trên thị trường này đơn thuần là sự chuyển giao
quyền sở hữu đối với chứng khoán chứ không làm tăng nguồn
vốn huy động cho đơn vị phát hành.
15
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
6
Giới thiệu thị trường tài chính (tt)
Ngoài thị trường trái phiếu, cổ phiếu còn có các thị trường
tài chính khác:
• Thị trường hối đoái
• Thị trường hàng hóa: ví dụ như bắp, cotton, dầu lửa, gas,
đồng, bạc, platinum v.v
• Thị trường quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh
khác.
Những thị trường này không phải là nơi huy động vốn cho
DN mà là nơi để các nhà quản trị TC tiến hành các giao
dịch cần thiết trong việc quản trị rủi ro của DN.
16
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Giới thiệu các tổ chức trung gian TC
Tổ chức trung gian TC là tổ chức huy động vốn từ nhà đầu tư
và cung cấp nguồn vốn đó cho cá nhân, DN và các tổ chức
khác. Bao gồm:
Mutual fund: huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu của
mình cho nhà đầu tư, số tiền bán cổ phiếu được tập trung lại
và dùng để mua một danh mục các chứng khoán. Cung cấp
cho nhà đầu tư dịch vụ quản trị chuyên nghiệp và sự phân
tán rủi ro với chi phí thấp.
Pension fund: là quỹ đầu tư được thành lập bởi DN hoặc tổ
chức để cung cấp phúc lợi cho người lao động khi họ nghỉ
hưu. Thiên về đầu tư dài hạn, cung cấp dịch vụ quản trị
chuyên nghiệp và phân tán rủi ro, và có lợi thế về thuế:
khoản đóng góp vào quỹ được giảm trừ thuế và thu nhập
không bị đánh thuế cho đến khi cuối cùng tiền mặt được rút
ra.
17
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Giới thiệu các tổ chức trung gian TC (tt)
Tổ chức tài chính: bao gồm ngân hàng, công ty bảo
hiểm và các trung gian TC tương tự.
Ở Mỹ, công ty bảo hiểm quan trọng hơn ngân hàng trong
việc tài trợ vốn dài hạn cho DN. Họ là những nhà đầu tư
lớn đối với cổ phiếu và trái phiếu DN và có thể trực tiếp
cho vay.
Trung gian TC khác DN sản xuất kinh doanh:
Trung gian TC có nhiều cách khác nhau trong việc huy
động vốn và đầu tư nguồn vốn đó vào TS tài chính. Còn
DN SXKD chủ yếu đầu tư vào nhà máy, thiết bị và các
TS thực khác.
18
PH.D.NGUYEN THANH NAM
9/7/2013
7
Chức năng của thị trường TC và các tổ chức trung
gian TC
Thị trường TC là kênh chủ yếu được Chính phủ sử dụng để
tiến hành các hoạt động bình ổn nền kinh tế thông qua việc
kiềm chế lạm phát. Vai trò cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
của thị trường TC là điều quan trọng nhất đối với nền kinh
tế.
BMM đưa ra chững chức năng sau:
1. Chuyên chở tiền mặt qua thời gian:
Cá nhân và DN với nguồn tiền mặt thặng dư có thể chuyên chở
nguồn tiền đó sử dụng công cụ là thị trường TC và các trung
gian TC đến những người có sự thiếu hụt về nguồn vốn, vừa
tiết kiệm được chi phí tìm kiếm người có nhu cầu vốn vừa
được ngân hàng thay mình kiểm tra về mục đích sử dụng
vốn và uy tín của người đi vay.
19
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Chức năng của thị trường TC và các tổ chức trung
gian TC (tt)
2. Chuyển giao và phân tán rủi ro:
Ví dụ: Công ty bảo hiểm cho phép nhà đầu tư tập hợp rủi
ro của hàng ngàn khách hàng, nhờ vậy mà rủi ro tổn thất
được phân tán và san sẻ cho số lượng lớn khách hàng.
Mutual fund.
3. Tính thanh khoản:
Là khả năng chuyển đổi khoản đầu tư thành tiền mặt ngay
khi cần thiết. Thị trường TC và các trung gian TC cung
cấp tính thanh khoản. Ví dụ: cổ phiếu của các công ty
niêm yết thường có tính thanh khoản cao.
20
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Chức năng của thị trường TC và các tổ chức trung
gian TC (tt)
4. Phương tiện thanh toán:
Ví dụ: Ngân hàng rõ ràng là nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán: tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng và chuyển tiền
điện tử, cho phép cá nhân và DN gửi và nhận các khoản
thanh toán nhanh chóng và an toàn.
5. Sự hiệu quả về mặt thông tin:
Trên thị trường TC hoạt động tốt, nhà đầu tư có thể biết trị
giá của chứng khoán và hàng hóa, và có thể biết hoặc
ước đoán tỷ suất sinh lợi họ dự kiến nhận được trên
khoản tiết kiệm của mình. Những thông tin do thị
trường TC cung cấp là thiết yếu đối với công việc của
nhà quản trị TC.
21
PH.D.NGUYEN THANH NAM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_1_gioi_thieu_tai_chinh.pdf