Bài giảng Tài chính công - Chương 3: Ngoại tác - Nguyễn Thành Đạt

Nội dung chính

Khái niệm ngoại tác

Phân tích tác động của các loại ngoại tác

Những giải pháp của khu vực tư cho vấn đề

ngoại tác

Những giải pháp của khu vực công cho vấn đề

ngoại tác

pdf59 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 3: Ngoại tác - Nguyễn Thành Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Ngoại tác 1 Nội dung chính Khái niệm ngoại tác Phân tích tác động của các loại ngoại tác Những giải pháp của khu vực tư cho vấn đề ngoại tác Những giải pháp của khu vực công cho vấn đề ngoại tác 2 Khái niệm ngoại tác 01 Khái niệm ngoại tác • Ngoại tác là tác động xảy ra bên ngoài thị trường khi hành động của một đối tác gây ra tổn thất (mang lại lợi ích) cho một (số) đối tác khác, nhưng đối tác ban đầu không phải bồi thường (không được bù đắp lợi ích). • Các ví dụ: Ngoại tác tiêu cực Ngoại tác tích cực Các khái niệm liên quan 1. Chi phí biên tư nhân. 2. Chi phí biên xã hội. 3. Lợi ích biên tư nhân 4. Lợi ích biên xã hội Phân tích tác động của các loại ngoại tác 02 Hình 1 Ngoại tác sản xuất tiêu cực 7 Giá thép p1 p2 0 Q2 Q1 QTHÉP D = PMB = SMB S=PMC MD A B C D Ngoại tác sản xuất tiêu cực Sản xuất tối ưu của nhà máy thép : Tương ứng Q1 và P1. 8 Ngoại tác sản xuất tiêu cực Nhà máy thép thải ô nhiễm gây tổn hại đến những người đánh cá, phản ảnh qua đường tổn thất biên (MD, marginal damage). Giả sử tổn thất biên không đổi. Ngoại tác này không có chi phí hay lợi ích liên quan đến tiêu dùng thép: 9 Ngoại tác sản xuất tiêu cực Chi phí xã hội biên (SMC) bằng chi phí sản xuất thực của nhà máy và chi phí làm tổn hại người đánh cá: Số lượng thép tối ưu xã hội Q2 và P2, được xác định: 10 Ngoại tác sản xuất tiêu cực • Số lượng tối ưu xã hội yêu cầu sản xuất sản lượng thép ít hơn. • Mức sản xuất tối ưu của nhà máy thép gây ra tổn thất phúc lợi xã hội (tam giác ABC). – Chi phí xã hội biên cao hơn lợi ích biên. 11 Ngoại tác sản xuất tiêu cực Ở mức sản lượng thép đạt tối ưu xã hội so với mức tối ưu của nhà máy thép: • Người tiêu dùng thép bị thiệt hại: giá thép tăng. • Thặng dư của người sản xuất có thể tăng hoặc giảm: tùy thuộc vào tác động của việc tăng giá. • Tổn thất đối với người đánh cá giảm xuống. • TỔNG PHÚC LỢI XÃ HỘI TĂNG! 12 Ngoại tác sản xuất tiêu cực KẾT LUẬN: Chi phí biên tư nhân < chi phi biên xã hội. Hệ quả: tư nhân sản xuất quá mức xã hội mong muốn gây ra tổn thất 13 Hình 2 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực 14 QTHUỐC LÁ Giá Thuốc lá 0 Q2 D=PMB Q1 p1 S=PMC=SMC MD p2 SABC A B C D Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực Số lượng tối ưu của người hút thuốc lá: Tương ứng Q1 và P1. 15 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực Tiêu dùng của người hút thuốc lá gây ra tổn thất cho các khách hàng khác, thể hiện qua MD Lợi ích biên xã hội (SMB) bao gồm lợi ích trực tiếp đối người hút thuốc lá trừ đi tổn thất gián tiếp đối với các khách hàng khác : Không có chi phí phát sinh liên quan đến nhà sản xuất thuốc lá: SMC = PMC 16 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực • Số lượng tối ưu xã hội Q2 và P2: • Số lượng tối ưu xã hội yêu cầu ít hút thuốc hơn. • Mức sản lượng tối ưu của người hút thuốc lá gây ra tổn thất xã hội. – Chi phí sản xuất biên cao hơn lợi ích xã hội biên. 17 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực • So với mức tối ưu của nhà sản xuất thuốc lá, tại mức tối ưu xã hội: • Người hút thuốc lá trở nên thiệt hơn. – Giá thuốc lá tăng. • Nhà sản xuất có thể tốt hơn hoặc bị thiệt hại: tùy thuộc vào tác động của việc tăng giá. • Khách hàng khác của nhà hàng tốt hơn. • TỔNG PHÚC LỢI XÃ HỘI TĂNG! 18 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực KẾT LUẬN: Lợi ích biên tư nhân > lợi ích biên xã hội. Hệ quả: tư nhân tiêu dùng quá mức xã hội mong muốn gây ra tổn thất 19 Hình 3 Ngoại tác sản xuất tích cực . 20 Q Price 0 Q2 D = PMB = SMB Q1 p1 S = PMC EMB p2 A B C Ngoại tác tích cực KẾT LUẬN: Chi phí biên tư nhân > chi phí biên xã hội Lợi ích biên tư nhân < lợi ích biên xã hội Hệ quả: Sản xuất (tiêu dùng) dưới mức yêu cầu xã hội  gây ra tổn thất 21 KẾT LUẬN Tại sao ngoại tác là một thất bại của thị trường? Vì ngoại tác dẫn đến việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả (phúc lợi xã hội không lớn nhất): • Khi có ngoại tác tiêu cực, thị trường tư nhân sản xuất (tiêu dùng) quá nhiều hàng hóa, gây ra tổn thất xã hội. • Khi có ngoại tác tích cực, thị trường sản xuất (tiêu dùng) dưới mức tiềm năng xã hội mong muốn, cũng gây ra tổn thất xã hội. 22 Ngoại tác và vấn đề môi trường • Ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn • Hiện tượng trái đất nóng dần lên • Hiện tượng mưa axit Xác định và đánh giá thiệt hại do ô nhiễm. • Các hoạt động nào gây ô nhiễm? • Chất ô nhiễm nào là có hại? • Giá trị các thiệt hại là bao nhiêu? Giải pháp cho vấn đề ngoại tác Ngoại tác là một thất bại thị trường Giải pháp?  Thiết lập thị trường Nguyên tắc chung là nội hóa ngoại tác Tuy nhiên:  Ngoại tác đa dạng và phức tạp  Không có giải pháp duy nhất phù hợp cho mọi tình huống  Giải pháp đến từ chính phủ hoặc tư nhân (hay cộng đồng) Giải pháp cho vấn đề ngoại tác • Định lí Coase • Liên kết • Quy tắc đạo đức Khu vực tư • Đánh thuế • Trợ cấp • Quy định Khu vực công Liên kết Định lí Coase Quy tắc đạo đức Giải pháp của khu vực tư cho vấn đề ngoại tác 03 Giải pháp của khu vực tư Liên kết • Nếu nhà máy và người đánh cá cùng kết hợp, liên kết với nhau thì ngoại tác có thể được nội bộ hóa. • Tổn thất biên của người đánh cá sẽ được tính vào chi phí sản xuất của liên minh mới này. 28 Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase Định lý Coase – phần 1: Khi quyền sở hữu tài sản được xác định hợp pháp và chi phí mặc cả, bồi thường giữa các bên là không có hoặc rất ít tốn kém, thì thương lượng giữa các bên sẽ mang lại mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội. 29 Chứng minh Định lý Coase Xét trong bối cảnh ngoại tác sản xuất tiêu cực. Trao quyền sở hữu dòng sông cho người đánh cá  họ có quyền yêu cầu nhà máy bồi thường thiệt hại Hình 4 minh chứng 30 QSTEEL Price of steel 0 Q2 D = PMB SMB Q1 p1 S = PMC SMC = PMC + MD MD p2 1 2 Hình 4 Ngoại tác sản xuất tiêu cực và giải pháp Coase Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase Thông qua tiến trình bồi thường cho đến khi mức thặng dư của nhà máy sản xuất thép bằng với mức bồi thường đạt MD, nhà máy thép sản xuất đạt mức sản lượng Q2, (tối ưu xã hội). Sau điểm này, mức bồi thường vượt quá lợi nhuận biên (PMB - PMC), vì thế nhà máy thép không thể chấp nhận mức “bồi thường” lớn hơn. 32 Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase Định lý Coase-phần 2: giải pháp hiệu quả không phụ thuộc vào đối tác nào được phân định quyền sở hữu tài sản, mà miễn là có sự phân quyền sở hữu cho một trong 2 đối tác. Giả sử trao quyền sở hữu dòng sông cho nhà máy thép họ có quyền thải chất bẩn vào tài sản của họ Hình 5 minh chứng. 33 Hình 5 Giải pháp Coase và trao quyền sở hữu cho nhà máy QTHÉP P thép 0 Q2 D=PMB=SMB Q1 p1 S = PMC SMC = PMC + MD MD p2 34 Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase Người đánh cá quan tâm đến lợi ích của họ và đề nghị chi trả cho nhà máy thép để sản xuất ít lại. Hình 5 cho thấy tiến trình chi trả diễn ra và cuối cùng đạt tới sản lượng hiệu quả xã hội Q2. Vượt quá điểm này, số tiền chi trả của người đánh cá không đủ để bù đắp cho nhà máy thép. Người đánh cá không thể trả cao hơn mức lợi ích của mình (mức giảm thiệt hại). 35 Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase Định lý Coase dựa trên 2 giả thiết: • Chi phí thương lượng đối với cả 2 bên là không có hoặc rất thấp. • Chủ sở hữu các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn các nguồn đó hợp pháp. 36 Hạn chế của giải pháp Coase Vấn đề phân định trách nhiệm và xác định tổn thất Vấn đề yêu sách của người sở hữu Vấn đề “người ăn theo” (free rider) Chi phí giao dịch và vấn đề thương lượng. 37 Giải pháp của khu vực tư Định lý Coase • KẾT LUẬN: Định lý Coase là giải pháp hiệu quả hơn với những ngoại tác : Được xác định nguồn gây tác động rõ ràng  Xảy ra ở phạm vi nhỏ  Chỉ vài bên liên quan 38 Giải pháp của khu vực tư Quy tắc đạo đức • Những quy tắc đạo đức làm cho con người có lương tâm, thông cảm với người khác hay quan tâm đến lợi ích xã hội và do đó nội hóa được ngoại tác. hành động xả rác bừa bãi, hút thuốc nơi công cộng là đáng lên án. 39 Đánh thuế điều chỉnh Trợ cấp Quy định Giải pháp của khu vực công cho vấn đề ngoại tác 04 Đánh Thuế Chính phủ có thể đánh “thuế Pigou” vào các nhà máy thép để hạ thấp sản lượng của nó và giảm tổn thất xã hội . Thuế Pigou - Thuế đơn vị - Thuế = MD Nhà máy thép sẽ cắt giảm cho tới điểm sản lượng tối ưu xã hội Hình 6 minh chứng vấn đề này 41 Ngoại tác sản xuất tiêu cực SMC=PMC+MD QTHÉP P thép 0 Q2 D = PMB = SMB Q1 p1 S=PMC p2 S=PMC+thuế Hình 6 Thuế Pigou 42 Đánh thuế Sản xuất tối ưu của các công ty thép: Khi thuế bằng với MD: Thuế làm nội hóa ngoại tác và thị trường tư nhân tự điều chỉnh dẫn đến kết quả tối ưu xã hội. 43 Đánh thuế Tương tự với ngoại tác tiêu dùng tiêu cực: o Thuế Pigou làm dịch chuyển đường cầu (lợi ích biên tư nhân) o Thuế Pigou làm dịch chuyển đường cung (chi phí biên tư nhân). Thuế không nhất thiết phải đánh lên người gây ra ô nhiễm hoặc gây ra tác động. Khó khăn: xác định đúng mức thuế (MD) Chính phủ thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (bia rượu, thuốc lá, karaoke, ô tô) 44 Trợ cấp Chính phủ có thể thực hiện chính sách trợ cấp “Pigou” cho cửa hàng bánh rán nhằm gia tăng sản xuất đầu ra. Trợ cấp Pigou - Trợ cấp trên đơn vị sản lượng - Trợ cấp = EMB  Cửa hàng bánh rán sẽ gia tăng sản xuất cho tới điểm sản lượng tối ưu xã hội Hình 7 minh chứng điểm này . 45 Ngoại tác sản xuất tích cực QBÁNH P bánh rán Hình 7 Trợ cấp Pigou 46 0 Q2 D = PMB = SMB Q1 p1 S = PMC SMC=PMC-EMB p2 Trợ cấp Cân bằng sản xuất của cửa hàng bánh rán: Khi trợ cấp bằng EMB: Trợ cấp làm nội hóa ngoại tác và thị trường tư nhân tự điều chỉnh dẫn đến kết quả tối ưu xã hội. 47 Trợ cấp Tương tự với ngoại tác tiêu dùng tích cực: Trợ cấp làm thay đổi lợi ích biên tư nhân. Trợ cấp là một khoản chi ngân sách của chính phủ, bằng trợ cấp nhân sản lượng tăng thêm 48 Quy định  Chính phủ yêu cầu sản xuất (tiêu dùng) đảm bảo các quy định về môi trường theo luật (tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất thải). o phải có hệ thống xử lí chất thải và được vận hành theo quy định  Chính phủ quy định hạn ngạch sản xuất. o yêu cầu nhà máy thép không được sản xuất nhiều hơn mức Q2 49 Quy định và thị trường quyền gây ô nhiễm  Yêu cầu cắt giảm ô nhiễm kèm theo cho phép mua bán quyền gây ô nhiễm o Giả sử có 2 nhà máy thép với kỹ thuật giảm ô nhiễm khác nhau. o Công ty “A” là hiệu quả hơn “B” về giảm ô nhiễm . Hình 8 minh chứng. S = PMCA + PMCB = SMC Hình 8 Hai công ty thải ô nhiễm 51 PMCB PMCA QR PR 0 MD=SMB R* PMCB PMCA RA=RB RA RB X Y Z Quy định Giấy phép được phân định như hạn mức được phân định cho các công ty. Nghĩa là RA = RB. Công ty B quan tâm mua hạn mức giấy phép của công ty A, bởi vì giảm chi phí thải của nó PMCB >PMCA.  Cả hai đều tốt hơn và chi phí biên xã hội cho việc giảm ô nhiễm thấp hơn Tiến trình giao dịch tiếp tục cho đến khi PMCB=PMCA. 52 Quy định Trong một thế giới lý tưởng, thuế Pigou và quy định điều tiết dẫn đến kết quả chính sách giống nhau . Thực tế, thuế có tác động hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề ngoại tác. Quy định kèm mua bán giấy phép quyền gây ô nhiễm thúc đẩy các công ty sản xuất phải nỗ lực cải tiến kĩ thuật sản xuất (áp dụng công nghệ sản xuất sạch) để giảm thiểu ô nhiễm. 53 Kết luận Hàm ý lựa chọn công cụ chính sách: giải pháp dựa theo cơ chế giá (đánh thuế hay trợ cấp) với quy định, phụ thuộc vào tiêu chí: o Tính hiệu quả o Tính công bằng (phân chia lợi ích và chi phí giữa các nhóm gánh chịu và gây ra ngoại tác) o Tính khả thi - dễ quản lý thực hiện. 54 Bài tập & Thảo luận Bài tập 1: • Tại tỉnh A, một dòng sông đang bị ô nhiễm vì chất thải của các nhà máy ở hai bên bờ sông. Nhằm giải quyết vấn đề này, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các nhà máy nói trên giảm 25% lượng chất thải đổ xuống dòng sông trước năm 2012. • Theo bạn, chương trình trên đây có phải là một giải pháp hiệu quả để giảm mức ô nhiễm dòng sông hay không? Vì sao? Bài tập 2: • Một nông trại đang gây ô nhiễm một hồ nước gần đó, vì chất thải của gia súc bị đổ xuống hồ. Theo anh chị, trong những giải pháp mang tính dân sự dưới đây giải pháp nào là khả thi nhất để hạn chế ngoại tác nói trên. Lý do vì sao? 1. Ký kết giao kèo giữa trang trại và các chủ thể khác đang sử dụng hồ nước 2. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức và các chuẩn mực xã hội liên quan đến việc xử lý chất thải, rác thải 3. Khơi dậy lòng nhân ái của những người chủ trang trại Bài tập 3: • Đường lợi ích cận biên của một hàng hóa được xác định bởi biểu thức 12-X, trong đó X là số lượng hàng hóa được tiêu dùng. Chi phí cận biên để sản xuất hàng hóa đó là cố định và bằng $7. Mỗi khi một đơn vị hàng hóa này được sản xuất sẽ đồng thời có lượng khí độc được thải ra, khiến xã hội bị tổn hại $3. Vẽ đồ thị và tính: • Giá bán, số lượng hàng hóa sẽ được sản xuất nếu không có sự can thiệp của nhà nước; và tổn thất xã hội • Nhà nước cần phải áp dụng biện pháp gì để số lượng hàng hóa được sản xuất đạt hiệu quả xã hội; Tính số lượng sau khi có sự can thiệp của Nhà nước • Số tiền thu về hoặc chi ra của Nhà nước sau khi áp dụng các biện pháp trên. Bài tập 4: Có 1 nhà máy thép và 1 trại cá cùng sản xuất tại một dòng sông. Nhà máy thép có chi phí sản xuất là Cs(s) = 6s + 3s2, với s là số lượng thép. Chi phí sản xuất của trại cá là Cf(f) = 20f + 5f 2+3s2, với f là số lượng cá. Giá của thép và cá là cố định và lần lượt bằng ps và pf . 1. Hãy giải thích nguyên nhân ngoại tác trong tình huống này. Đây là ngoại tác gì? Tốt hay xấu? 2. Hãy chứng minh rằng bất kể quyền sở hữu con sông được giao cho nhà máy thép hay trại cá. Sản lượng thép tối ưu là như nhau và bằng với mức tối ưu của xã hội. Bài tập 5: Có 2 công ty A và B với chi phí cắt giảm khí thải lần lượt như sau: CA = 25Q 2 A CB = 50Q 2 B Với Q là lượng khí thải được cắt giảm. Biết rằng mỗi đơn vị khí thải gây ra tổn thất cho xã hội là 1500. 1. Mức cắt giảm khí thải tối ưu của xã hội là bao nhiêu? 2. Giả sử chính phủ quy định lượng cắt giảm khí thải cho mỗi công ty là 22.5 và cho phép họ mua bán quyền xả thải. Công ty nào sẽ bán và công ty nào sẽ mua quyền xả thải. Giá của mỗi đơn vị khí thải được trao đổi là bao nhiêu?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_cong_chuong_3_ngoai_tac_nguyen_thanh_dat.pdf
Tài liệu liên quan