3. Điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp:
Đối với động cơ có nhiều máy, để điều chỉnh nhanh các khe hở ở các xupáp của các xi lanh có hai ph¬ơng pháp.
a. Ph¬ơng pháp 1:
Dựa trên nguyên tắc:
Chỉnh xupáp khi xupáp đang đóng
40 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Sửa chữa – Bảo dưỡng cơ cấu phối khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ trục, bánh răng cam và bánh lệnh tâm dẫn động bơm xăng ( chỉ có ở động cơ xăng ).
Vấu cam:
Thời gian mở xupáp thuộc vào hình dạng của vấu cam ( biên dạng ). Biên dạng cam gồm ba phần : Gót, sờn, đỉnh. Phần tròn hình trụ gọi là gót cam, mặt dốc dần gọi là sờn cam, phần cao nhất là đỉnh cam.
Thứ tự nổ của động cơ đợc quyết định do cách bố trí các vấu cam trên trục cam và kết cấu trục khuỷu.
Cổ trục:
Đợc đỡ trên ổ bạc liền, hoặc rời hai nửa ( động cơ cỡ lớn ) loại bạc liền cổ trục có đờng kính lớn hơn chiều cao cam để tháo, lắp trục cam dễ dàng.
Bánh răng cam :
Bánh răng trên trục khuỷu đợc làm bằng thép.
Bánh răng trên trục cam đợc làm bằng gang hay Téctolit, răng nghiêng để ăn khớp êm dịu và chịu tải tốt.
Trên trục có tấm hạn chế độ dịch dọc trục cam.
Hình 4.21 Tục cam
1. Các cổ trục; 2. Các vấu cam; 3. Bánh răng dẫn động bơm dầu
và trục bộ chia điện; 4. Bánh lệch tâm dẫn động bơm xăng
4 H hỏng, kiểm tra, sửa chữa
H hỏng
Các cổ trục bị mòn dạng côn và ô van.
Mòn các vấu cam, bánh lệch tâm, mòn răng của bánh răng dẫn động bơm dầu và trục bộ chia điện.
Trục bị cong, xoắn, nứt, gẫy.
Kiểm tra
Hình 4.22 Đo chiều cao vấu cam Hình 4.23 Đo khe hở dọc trục
của trục cam
Quan sát các vết rạn, nứt.
Dùng panme đo đờng kính các cổ trục, xác định độ côn, độ ôvan và so sánh với kích thớc tiêu chuẩn. Độ côn, ô van tối đa cho phép là 0,05mm.
Kiểm tra chiều cao vấu cam và bánh lệch tâm (hình 4.22). Chiều cao không thấp hơn kích thớc tiêu chuẩn là 0,5 mm.
Kiểm tra độ dịch dọc trục: dùng đồng hồ so và kiểm tra tơng tự nh kiểm tra khe hở dọc trục của trục khuỷu( hình 4.23). Khe hở tiêu chuẩn: 0,08 á 0,18 mm, tối đa: 0,25 mm.
Hình 4.24 Đo khe hở Hình 4.25 Đo độ cong trục cam
bạc – cổ trục cam
Kiểm tra đờng kính lỗ bạc cam bằng panme và đồng hồ so. Xác định khe hở bạc và cổ trục. d = Db – Dt . Khe hở cho phép: 0,025 á 0,065 mm, tối đa: 0,1mm.
Đối với bạc hai nửa ( trục cam lắp trên mắp máy) có thể dùng phơng pháp ép tấm nhựa để đo khe hở bạc và cổ trục ( hình 4.24).
Kiểm tra độ cong bằng đồng hồ so, phơng pháp đo nh đo độ cong trục khuỷu.(hình 4.25 ) Độ cong tối đa cho phép: 0,06 mm.
Sửa chữa
Cổ trục có độ côn, ô van lớn hơn 0,05 mm phải mài lại trên máy mài tròn, sau đó đánh bóng bằng bột rà và thay bạc mới phù hợp.
Vấu cam mòn không đều thì mài theo phơng pháp chép hình trên máy mài trục cam chuyên dùng. Nếu mòn quá thì thay mới.
Trục cam bị cong quá 0,06 mm phải nắn lại trên máy ép thuỷ lực.
Khe hở bạc - trục > 0,1 mm thì thay bạc mới.
Yêu cầu sau sửa chữa:
Độ cong < 0,04/ 100 mm.
Độ côn, ôvan ≤ 0,01 mm.
Khe hở lắp ghép bạc - trục từ 0,025 á 0,065 mm
MÃ BÀI
MD 18 - 5
TÊN BÀI:
BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
THỜI LƯỢNG (GIỜ)
LÝ THUYẾT
THỰC HÀNH
3
12
1 Sửa chữa cơ cấu dẫn động trục cam
1.1 Yêu cầu dẫn động:
Đảm bảo pha phân phối khí theo thiết kế.
Không có bất kì sự trợt tơng đối nào trong dẫn động.
Tỷ số truyền là 2 : 1 đối với động cơ 4 kỳ và tỷ số 1 : 1 đối với động cơ 2 kỳ.
1.2Các phương pháp dẫn động trục cam ( hình 4.228)
Dẫn động bằng bộ truyền bánh răng ( hình 4.228. a )
Gồm bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục cam
Bánh răng trục cam lắp bằng then hoặc bắt bulông vào mặt bích đầu trục cam. Tỷ số truyền i = 2 á 1. Các cặp bánh đợc đánh dấu vị trí lắp ráp để đảm bảo chính xác pha phân phối khí của động cơ.
Làm việc tin cậy chắc chắn, tuổi thọ cao nhng bị ảnh hởng khoảng cách truyền động, làm việc gây ồn.
Dẫn động bằng bộ truyền xích ( hình 4.228 b.c )
Gồm hai đĩa xính dẫn động, dùng cho động cơ có trục cam đặt trên nắp máy.
Đĩa xích cam đợc nắp vào đầu trục cam bằng then hay chốt.
Trên đĩa xích có các dấu lắp ghép để đảm bảo pha phân phối khí.
Làm việc tin cậy, không bị ảnh hởng khoảng cách truyền dẫn, nhng ồn, chế tạo xích phức tạp, phải có bộ phận dẫn hớng xích và bộ căng xích, giảm chấn xích.
Dẫn động bằng bộ truyền đai ( hình 4.228 d ; hình 4.229 )
Bánh đai đợc chế tạo bằng gang hay nhôm, có các răng vuông ăn khớp với răng trên đai. Bánh đai trục cam đợc lắp vào mặt bích trục cam bằng bulông hay chốt.
Trên các bánh đai và thân động cơ đều có dấu lắp ghép.
Dẫn động đai có u điểm êm dịu, không phụ thuộc vào khoảng cách truyền động tuy nhiên độ bền không cao, độ tin cậy thấp. Phải có bộ căng đai để giữ cho dây đai luôn ôm sát vào bánh đai, tránh cho các răng không bị trợt.
Hình 4.228 Các phơng pháp dẫn động trục cam
a. Dẫn động bằng bánh răng; b. c. Dẫn động bằng xích
d. Dẫn động bằng đai
Hình 4.229 Dẫn động bằng bộ truyền đai
động cơ một dãy
1.3 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
Dẫn động bằng bánh răng
H hỏng: Bánh răng bị mòn do ma sát, bị sứt mẻ do khuyết tật khi chế tạo, vật cứng chèn giữa 2 bánh răng, lắp ghép không đúng kỹ thuật.
Kiểm tra: độ mòn răng bánh răng, dùng dỡng đo răng, dùng đồng hồ so đo khe hở lng giữa hai răng của các bánh răng ăn khớp.
Sửa chữa:
Bánh răng mòn quá thì thay mới.
Răng sứt mẻ thì hàn đắp và gia công mới.
Dẫn động bằng xích
H hỏng: Mòn bạc chốt xích, làm xích dãn dài và chùng. Khi làm việc gây tiếng ồn hoặc nhảy xích. Làm sai lệch dẫn động đóng mở xupáp.
Kiểm tra, sửa chữa:
Dùng thớc cặp đo độ dài 16 mắt xích đã đợc kéo căng, đo ở 3 vị trí bất kỳ trên xích. Độ dài tối đa 16 mắt xích là 146,6 mm (động cơ 4RZ ), nếu tại bất kỳ vị trí nào dài quá quy định phải thay mới.( hình 4.230 a )
Quấn xích quanh bánh xích, dùng thớc cặp đo theo phơng đờng kính:
Bánh xích trục khuỷu bằng 59,4 mm, bánh xích trục cam là 113,8 mm.
Nếu kích thớc nhỏ hơn phải thay cả xích và bánh xích (hình 4.230 b )
a) b
Hình 4.230 Kiểm tra xích cam
Đo độ mòn của máng trợt và máng giảm chấn, độ mòn tối đa 1,0 mm
Dẫn động bằng dây đai răng
H hỏng: ( hình 4.231)
Bề mặt cao su bị rạn, nứt, biến cứng, không đàn hồi.
Các lớp vải bị bong, nứt.
Chân răng, dây đai bị nứt, vỡ.
Mòn không bình thờng ở cạnh bên, răng mòn không bình thờng, cụt răng.
Bộ căng dây đai mòn hỏng, gãy, nắp đậy rạn, nứt, vỡ.
Nguyên nhân của các h hỏng trên do ma sát, dây đai dính mỡ, quá trình điều chỉnh không đúng.
Kiểm tra, sửa chữa
Quan sát các vết nứt, rạn, bong, chân răng nứt vỡ. Dây đai đã có h hỏng phải thay mới, đảm bảo đúng chủng loại và các chỉ tiêu kỹ thuật.
Điều chỉnh: Căng chỉnh dây đai đảm bảo khi ấn ngón tay độ võng dây đai từ 4á5 mm .( hình 4.232)
Hình 4.231 Các h hỏng của dây đai dẫn động trục cam
Hình 4.232 Kiểm tra độ căng đai
2 KHE HỞ NHIỆT XUPÁP
a. Ý nghĩa khe hở nhiệt
Là khe hở giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Khe hở này rất cần thiết để đảm bảo cho xupáp đóng kín hoàn toàn. Nếu không có khe hở hoặc khe hở quá nhỏ thì khi động cơ làm việc, nhiệt độ cao làm các chi tiết trong dẫn động xupáp bị giãn nở, đẩy xupáp tách khỏi đế xupáp và bản thân xupáp cũng giãn nở làm xupáp càng đóng không kín với đế xupáp. Trong quá trình làm việc các chi tiết dẫn động và xupáp bị mòn làm khe hở nhiệt bị thay đổi, nên yêu cầu phải định kỳ kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt. Nếu khe hở quá nhỏ làm xupáp đóng không kín ( kênh xupáp ) gây hở hơi, động cơ khó chạy không tải và giảm công suất, tiêu hao nhiên liệu. Nếu khe hở lớn sẽ gây tiếng gõ, thay đổi góc phối khí ( mở muộn ) làm giảm công suất động cơ, nếu quá lớn thì chi tiết bị va đập mạnh, gây h hỏng ...
Điều chỉnh khe hở nhiệt thực hiện bằng vít điều chỉnh bố trí trên con đội hoặc đầu đòn gánh. Tuỳ theo từng động cơ quy định trị số khe hở nhiệt khác nhau:
Xupáp hút: khe hở nhiệt thờng 0.1 á 0.2 mm.
Xupáp xả : khe hở nhiệt thờng 0.2 á 0.4 mm.
b. Phương pháp hiệu chỉnh khe hở xupáp treo ( hình 4.31.a)
Quay trục khuỷu ở đầu kỳ nổ.
Nới lỏng đai ốc hãm.
Chèn căn lá có kích thớc cần điều chỉnh vào đuôi xupáp và đầu cò mổ.
Xoay vít chỉnh vào hay ra cho vừa xít căn lá ( kéo chặt tay ).
Giữ vít, siết chặt ốc hãm.
Đối với xupáp đặt cách làm tơng tự nhng dùng hai cờlê để nới, hãm vít điều chỉnh ( hình 4.218 b )
b) a)
Hình 4.31 Chỉnh khe hở nhiệt xu páp
3. Điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp:
Đối với động cơ có nhiều máy, để điều chỉnh nhanh các khe hở ở các xupáp của các xi lanh có hai phơng pháp.
Phơng pháp 1:
Dựa trên nguyên tắc:
Chỉnh xupáp khi xupáp đang đóng.
Chỉnh đồng thời 2 xupáp cho một máy sau một lần quay trục khuỷu.
Chỉnh lần lợt theo thứ tự làm việc của các máy cho tới hết ( máy chỉnh đầu tiên không nhất thiết phải là máy số 1).
Nh vậy cần quay trục khuỷu tới thời điểm đầu kỳ nổ ( cuối nén- đầu nổ ) của máy cần chỉnh để tiến hành chỉnh xupáp. sau đó quay trục khuỷu để xác định máy cần điều chỉnh tiếp theo và lần lợt điều chỉnh cho tới hết.
Có thể xác định đầu kỳ nổ ở một máy nào đó thông qua đầu kỳ hút của máy tơng ứng. Kỳ hút của máy tơng ứng có thể xác định đợc khi quay trục khuỷu nhờ quan sát sự chấp chênh của hai xupáp ở kỳ hút. Các máy tơng ứng nhau trong mỗi động cơ đợc xác định theo thứ tự làm việc của động cơ nh sau:
Giả sử động cơ 4 xi lanh có thứ tự làm việc: 1-2- 4-3 và động cơ 6 xi lanh có thứ tự làm việc: 1- 5- 3- 6- 2- 4 đ Ta lập đợc tỷ số:
; .
Và số máy trên tử số sẽ tơng ứng với số máy ở mẫu số
Nghĩa là đối với động cơ 4 máy: máy 1 ở kỳ hút thì máy 4 ở kỳ nổ, máy 4 ở kỳ hút thì máy 1 ở kỳ nổ v.v. Đối với động cơ 6 xi lanh các cặp xi lanh tơng ứng là 1- 6; 2- 5 ; 3- 4 .
Chú ý: Có thể xác định đầu kỳ nổ của máy số 1 hay của máy nào đó bằng nhiều cách khác nhau, phơng pháp nêu trên thờng đợc ứng dụng khi điều chỉnh xupáp.
Phơng pháp 2
Dựa trên nguyên tắc:
Chỉnh khe hở khi xupáp đang đóng.
Chỉnh các xupáp đang đóng của các máy ở các kỳ khác nhau dựa vào thứ tự làm việc của động cơ sau một lần quay trục khuỷu:
Kỳ nổ: chỉnh cả hai xupáp hút, xả.
Kỳ nén: chỉnh xupáp xả.
Kỳ xả: chỉnh xupáp hút.
Kỳ hút: không chỉnh xupáp nào.
Nh vậy để chỉnh cho các xupáp chỉ cần quay trục khuỷu hai lần và phải dựa vào bảng thứ tự làm việc của động cơ để biết đợc quá trình đang xảy ra ở các xi lanh nh thế nào để tiến hành chỉnh cho xupáp thích hợp.Ví dụ để chỉnh khe hở xupáp cho động cơ 4 máy có thứ tự làm việc 1-2-4-3 thực hiện nh sau:
Quay trục khuỷu để piston máy số 1 ở ĐCT đầu kỳ nổ.
Chỉnh khe hở hai xupáp hút, xả máy 1( kỳ nổ ); chỉnh xupáp xả máy số 2 ( kỳ nén ); chỉnh xupáp hút máy số3 ( kỳ xả ); không chỉnh xupáp của máy số 4.
Quay trục khuỷu một vòng.
Chỉnh khe hở của các xupáp còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Trai (1996), Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản trẻ
2. TOYOTA HIACE. Hướng dẫn và sửa chữa Tập 1: Sửa chữa động cơ.
3. Công ty ôtô ISUZU Việt Nam (2/2001), Hướng dẫn sửa chữa xe tải ISUZU N*R
4. Nguyễn Oanh (1997), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản Đồng Nai
5. Nguyễn Tất Tiến( 2002), Giáo trình sửa chữa Ô tô - máy nổ, Nhà xuất bản Giáo Dục
6. Nguyễn Đình Trí - Châu Ngọc Thạch (1996), Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa ôtô đời mới, Nhà xuất bản trẻ
Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2013
BAN GIÁM HIỆU
PHÒNG ĐÀO TẠO
KHOA/TỔ MÔN
GIÁO VIÊN SOẠN
Phạm Văn Hiếu
Trần Trung Hiếu
Bùi Quang Thiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- modul18_in_6358.doc