Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non là môn học nghiên cứu quá trình
phát triển các chỉ số thể chất diễn ra trong cơ thể trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Nhằm đáp
ứng các nhu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo Cao đẳng Sư phạm mới được ban
hành đối với ngành Giáo dục mầm non. Giúp sinh viên không chỉ nắm vững các kiến
thức cơ bản về quá trình phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi mầm non mà còn giúp
sinh viên khi ra trường có thể vận dụng những kiến thức của môn học này trong việc
nuôi, dạy trẻ một cách khoa học. Để các em có thể phát triển toàn diện về các mặt đức,
trí, thể, mĩ.
84 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu: gồm xương sọ và xương mặt
- Xương sọ: gồm 8 xương nối với nhau bởi khớp bất động.
- Xương mặt: gồm 13 xương nối với nhau bởi khớp bất động, chỉ có xương hàm
dưới là cử động được.
Xương đầu có nhiều hốc để chứa các cơ quan: tai, mắt, miệng
10.1.3. Sự phát triển xương của trẻ em
Khi thai được 5 tuần tuổi mô sụn được hình thành. Đến tuần thứ 6 mô xương hình
thành thay thế dần cho mô sụn. Trẻ sơ sinh bộ xương còn nhiều sụn. Trên hộp sọ còn
nhiều chỗ chưa được xương hóa tạo thành các thóp. Thóp lớn là thóp trán chỉ được hóa
61
xương hoàn toàn lúc 2 tuổi, các thóp nhỏ hơn như thóp chẩm, thóp bướm được hóa
xương sớm hơn. Xương sọ phát triển nhanh trong những năm đầu. Đến 3 tuổi dung tích
hộp sọ bằng 80% so với người lớn. Xương cột sống của trẻ sơ sinh chưa ổn định. Lúc
đầu thẳng có nhiều sụn sau đó mới có dáng cong và hóa xương dần. Lồng ngực trẻ em
có dạng tròn sau đó chuyển sang dẹt theo hướng trước sau. Khung chậu của bé trai và
bé gái lúc đầu giống nhau. Sau đó xương chậu bé gái phát triển mạnh hơn để làm chức
năng sinh đẻ.
10.2. Hệ cơ
10.2.1. Chức năng của hệ cơ
- Cùng với hệ cơ thực hiện chức năng vận động.
- Quyết định hình dáng cơ thể.
- Thực hiện các chức năng: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, phát âm
10.2.2. Cấu tạo của cơ
Hình 10.2. Cấu tạo của hệ cơ
62
10.2.2.1. Cơ trơn: lát mặt trong đường tiêu hóa, hô hấp, niệu-sinh dục, thành mạch
máu. Mỗi sợi cơ trơn là một tế bào hình thoi có nhân ở giữa. Cơ trơn hoạt động không
theo ý muốn của con người.
10.2.2.2. Cơ tim: có cấu tạo giống cơ vân nhưng các sợi cơ phân nhánh nhiều hơn tạo
thành quả tim của người. Cơ tim hoạt động giống cơ trơn.
10.2.2.3. Cơ vân: ở người lớn cơ vân chiếm 42% khối lượng cơ thể nằm ở 2 chi, toàn
thân, phần đầu và phần cuối của ống tiêu hóa. Gồm 2 phần: phần thịt và phần gân
Phần thịt gồm nhiều sợi cơ xếp song song thành bó. Nhiều bó nhỏ tập hợp thành
bó lớn gọi là bắp cơ. Bắp cơ nối với xương qua phần gân. Trong cơ có nhiều mạch máu
và sợi thần kinh. Cơ vân hoạt động theo ý muốn của con người và có cấu tạo hợp bào
do các tế bào vách ngăn ở giữa.
10.2.3. Đặc điểm và sự phát triển cơ trẻ em
Mầm mống của cơ xuất hiện và bắt đầu co rút khi thai được 2 tuần tuổi. Cơ của
trẻ em có hàm lượng nước cao, chất dinh dưỡng ít nên lực co cơ yếu và chóng mệt.
Đến 16 - 17 tuổi hệ cơ mới phát triển hoàn chỉnh giống như người lớn. Sự phát triển
của hệ cơ còn phụ thuộc vào giới tính. Trẻ dưới 9 tuổi lực cơ của nam > nữ, trẻ từ 10 -
12 tuổi hệ cơ cả nữ phát triển nhanh hơn, từ 13 - 15 tuổi hệ cơ của nam phát triển mạnh
nên lực cơ của nam mạnh hơn của nữ.
Câu hỏi ôn tập
1. Bộ xương người gồm mấy phần? Nêu cấu tạo và các yếu tố thành phần của từng
phần.
2. Thành phần hóa học cơ bản của xương gồm những chất gì?
3. Đặc điểm cấu tạo và phát triển xương của trẻ em. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo
và sự phát triển xương của trẻ em.
4. Đặc điểm cấu tạo và phát triển cơ của trẻ em. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo và
sự phát triển cơ của trẻ em
63
Chương 11. HỆ THẦN KINH
* Mục tiêu
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh.
- Biết được các đặc điểm phát triển về mặt cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh trong
quá trình phát triển của trẻ em.
11.1. Nơ ron
Là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Chúng là những tế bào đã được
biệt hóa của cơ thể.
11.1.1. Đặc điểm cấu tạo
11.1.1.1. Thân: có hình dạng, kích thước khác nhau (hình sao, cầu, tháp). Trong thân
có thể Nissl nên thân có màu xám. Những nơi tập trung của thân tạo thành chất xám
của hệ thần kinh. Trong thân chứa nhân của nơron.
11.1.1.2. Tua ngắn: xuất phát từ thân của nơron gồm nhiều sợi ngắn tập trung thành
chùm tỏa ra xung quanh.
11.1.1.3. Sợi trục: là một sợi dài từ 2 μm - 2 mm đầu tận cùng chia thành nhiều nhánh.
Mỗi nhánh có một cúc tận cùng chứa trung gian dẫn truyền xung động thần kinh. Nếu
sợi trục có bao mielin bao bọc ngắt quãng thì khoảng không có bao mielin gọi là eo
ranvier. Những sợi có mielin tạo thành chất trắng của hệ thần kinh.
11.1.1.4. Xynap: là nơi tiếp xúc giữa đầu tận cùng của tế bào thần kinh này với tua
ngắn của tế bào thần kinh khác. Trong xynap chứa chất trung gian dẫn truyền xung
động thần kinh.
11.1.2. Chức năng của nơron
Dẫn truyền xung động thần kinh từ trục ngắn qua thân đến sợi trục rồi chuyển
sang tua ngắn của nơron khác nhờ chất trung gian trong xynap. Tốc độ dẫn truyền xung
động phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của nơron. Những sợi có đường kính lớn dẫn
truyền nhanh hơn những sợi có đường kính nhỏ. Các sợi có màng mielin tốc độ dẫn
64
truyền nhanh vì xung động thần kinh được truyền theo kiểu nhảy cóc qua các eo
ranvier. Những sợi không có eo ranvier xung động thần kinh được truyền liên tục nên
tốc độ chậm hơn.
Ở trẻ em tốc độ dẫn truyền hưng phấn rất chậm. Đến 2 - 3 tuổi các sợi thần kinh
cơ bản đã được mielin hóa xong nên tốc độ dẫn truyền tương đương người lớn nhưng
sự hưng phấn không kéo dài. Nên ở trẻ em sự tập trung chú ý của chúng không bền
vững.
11.2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh + hạch thần kinh + cơ quan thụ cảm.
- Hệ thần kinh trung ương: não bộ + tủy sống.
11.2.1. Hệ thần kinh ngoại biên
11.2.1.1. Cơ quan thụ cảm: là đầu tận cùng của các sợi thần kinh, có nhiệm vụ tiếp
nhận kích thích tạo thành xung động thần kinh.
11.2.1.2. Dây thần kinh: là một bó sợi thần kinh được bao bọc chung bằng màng
mielin. Dây thần kinh sọ xuất phát từ não có 12 đôi. Dây thần kinh tủy xuất phát từ tủy
sống có 31 đôi. Dựa vào chức năng người ta chia thành 3 loại:
- Dây hướng tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về
trung ương thần kinh (dây thần kinh sọ số I, II, VIII, rễ sau của tủy sống).
- Dây li tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ
quan thụ cảm (dây thần kinh sọ số III, VI, XI, XII, rễ trước của tủy sống).
- Dây pha: thực hiện cả 2 chức năng trên.
11.2.2. Bộ phận trung ương thần kinh
11.2.2.1. Tủy sống:
* Cấu tạo: dài chừng 45 cm. Phía trên tiếp giáp với hành tủy, tận cùng ở ngang
thắt lưng thứ I - II ở người trưởng thành.
Nếu cắt ngang qua tủy sống ta thấy rõ 2 phần:
- Phần chất trắng nằm ngoài gồm những sợi thần kinh chạy dọc cột sống.
65
- Phần chất xám nằm trong có hình cánh bướm gồm những thân thần kinh và tua
ngắn tạo nên.
* Chức năng:
- Điều khiển phản xạ vận động của cơ thể.
- Điều tiết hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, niệu - sinh
dục
Hình 11. 1. Cấu tạo cắt ngang của tủy sống
11.2.2.2. Não bộ
* Hành tủy
- Cấu tạo: là nơi tiếp giáp với tủy sống dài khoảng 28 mm có chất xám ở trong,
chất trắng ở ngoài là đường đi của mọi dẫn truyền lên xuống giữa não bộ và tủy sống.
Từ hành tủy xuất phát 4 đôi dây thần kinh não từ IX → XII.
- Chức năng: điều khiển hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp.
66
Hình 11. 2. Cấu tạo chung của não
*Tiểu não
- Cấu tạo: có 2 thùy nằm dưới bán cầu não phía sau hành tủy. Bề mặt của tiểu não
có nhiều nếp nhăn chia tiểu não thành nhiều thùy.
- Chức năng: điều khiển sự phối hợp hoạt động giữa tay và chân, giữ cho cơ thể
được thăng bằng.
* Não giữa
- Cấu tạo: nằm phía trên hành tủy có chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
- Chức năng: điều khiển các hoạt động tinh vi của tay, những phản xạ định hướng
về thị giác, thính giác như liếc mắt, quay đầu về phía ánh sáng, tiếng động
* Não trung gian
- Cấu tạo: là nơi tiếp giáp giữa não giữa và 2 bán cầu não.
- Chức năng: là trạm dừng của mọi đường thần kinh cảm giác trước khi lên vỏ
não. Là trung tâm của các phản xạ: đau, cảm xúc, điều hòa thân nhiệt, nội tiết, dinh
dưỡng
67
* Bán cầu não
- Cấu tạo: là phần lớn nhất (chiếm 80% khối lượng não), quan trọng nhất của hệ
thần kinh trung ương. Gồm 2 nửa trái và phải nối liền nhau qua thể chai. Có nhiều khúc
cuộn và nếp nhăn giúp diện tích của vỏ não tăng lên rất nhiều (1700 - 2000 cm2). Có 2
lớp:
+ Lớp chất xám bao quanh 2 bán cầu gọi là vỏ não, nơi tập trung của nhiều nơron
(khoảng 100 tỉ, dày 3 - 4 mm).
+ Lớp chất trắng nằm trong được cấu tạo bởi các sợi thần kinh. Làm thành hệ
thống dẫn truyền nối liền giữa não bộ và tủy sống với các cơ quan khác trong cơ thể.
- Chức năng: là trung tâm của phản xạ có điều kiện, tình cảm, tâm lý, trí khôn, tư
duy trừu tượng, hiểu tiếng nói, chữ viết, vận động
11.3. Đặc điểm phát triển hệ thần kinh trẻ em
Ở phôi người hệ thần kinh phát triển sớm lúc phôi được 2 tuần rưỡi. Sau đó phần
trước phát triển mạnh thành não bộ, phần sau phát triển thành tủy sống. Khi ra đời hệ
thần kinh đã có cấu tạo đầy đủ, số lượng nơron ở vỏ não đã ổn định. Nhờ đó trẻ em đã
có phản xạ không điều kiện bẩm sinh: bú, nắm, định hướng ánh sáng, tiếng động,
đau,
11.3.1. Sự biến đổi của não bộ
Trẻ sơ sinh não có khối lượng 400 g. Đến 6 tháng tuổi khối lượng tăng gấp đôi.
Đến 3 tuổi khối lượng não đã tương đương người lớn (1300 g). Đến tuổi trưởng thành
khối lượng não không đổi. Ở vỏ não có sự phát triển mạnh của đường dẫn truyền. Đến
7 tuổi vỏ não của trẻ em cơ bản giống người lớn. Số lượng nơron không tăng nhưng có
sự phân hóa mạnh và lớn lên. làm diện tích của vỏ não tăng lên rất nhiều. Chủ yếu là
nhiều khúc cuộn và lõm sâu vào.
Sự mielin hóa các sợi thần kinh diễn ra vào tháng thứ 4 của giai đoạn thai. Đến 2
- 3 tuổi thì hoàn tất giúp cho vận tốc dẫn truyền xung động thần kinh tăng từ 10 - 12
lần.
68
11.3.2. Sự biến đổi của tủy sống
Trong giai đoạn phôi tháng thứ nhất tủy sống nằm suốt cột sống. Trong quá trình
phát triển tủy sống phát triển chậm hơn cột sống. Ở trẻ mới sinh tủy sống nằm ngang
thắt lưng thứ III. Đến giai đoạn trưởng thành tủy sống nằm ngang thắt lưng thứ I - II.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của tủy sống.
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của não bộ.
3. Trình bày đặc điểm phát triển của hệ thần kinh ở trẻ em.
69
Chương 12. CƠ QUAN PHÂN TÍCH
* Mục tiêu
- Biết được các đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo và chức phận của các cơ quan phân
tích.
- Hiểu được sự phát triển của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển trẻ em
- Biết cách vận dụng các kiến thức của chương vào việc giáo dục trẻ em.
12.1. Đại cương về các cơ quan phân tích
12.1.1. Đặc điểm cấu tạo:
Mỗi cơ quan phân tích gồm 3 phần:
- Cơ quan cảm nhận: là đầu tận cùng của các nơron đã được chuyên hóa có khả
năng nhạy cảm với một kích thích nhất định.
Ví dụ: mắt nhận ánh sáng, tai nhận âm thanh
- Bộ phận dẫn truyền: là dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ dẫn truyền hưng
phấn từ cơ quan nhận cảm về trung ương.
- Bộ phận trung ương: nằm trên vỏ não, mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương
ứng trên vỏ não.
12.1.2. Vai trò
- Giúp cơ thể tiếp nhận được những thông tin từ môi trường để đáp ứng kịp thời.
- Mỗi cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết được một đặc tính riêng rẽ của sự
vật hiện tượng. Các cơ quan phân tích phối hợp với nhau cho chúng ta một thông tin
đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó.
- Khi một cơ quan bị tổn thương, mất tác dụng thì các cơ quan khác được tăng
cường để thay thế một phần cơ quan bị tổn thương.
12.2. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích
12.2.1. Da
70
12.2.1.1. Cấu tạo chung của da: bề mặt da là một vùng thụ cảm lớn. Thụ quan của da
có 3 loại: xúc giác, nhiệt độ (nóng, lạnh) và đau. Các thụ quan phân bố không đồng đều
trên bề mặt da.
- Thụ quan xúc giác: có cấu tạo khác nhau và phụ thuộc vào mức độ phủ lông trên
bề mặt.
- Thụ quan nhiệt độ: có 2 loại chuyên kích thích lạnh và chuyên kích thích nóng.
- Thụ quan đau: là các tận cùng thần kinh nằm giữa các tế bào biểu mô.
12.2.1.2. Chức năng của da:
- Xúc giác: tiếp thu các kích thích cơ học, nhận biết về độ lớn, hình dạng của vật.
- Cảm giác về nhiệt độ: thu nhận kích thích về nhiệt.
- Thụ cảm đau: bảo vệ cơ thể dưới tác động của kích thích gây tổn thương cho cơ
thể.
12.2.2. Cơ quan phân tích thính giác
12.2.2.1. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: đôi dây thần kinh thính giác (đôi dây thần kinh sọ số VIII).
- Bộ phận trung ương: vùng thính giác ở thùy thái dương.
- Bộ phận nhận cảm: tai. Gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong
+ Tai ngoài: gồm có vành tai thu và định hướng âm thanh. Ống tai truyền âm
thanh vào tai giữa. Màng nhĩ rung lên khi có tiếng động và âm thanh.
+ Tai giữa: gồm khoang tai giữa, ống eustach, chuỗi xương tai.
* Khoang tai giữa: nằm trong hốc xương thái dương nối với vùng mũi họng qua
ống eustach giúp giảm sức căng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa.
* Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Những xương này nối
với màng nhĩ nhờ đó âm thanh được khuếch đại lên nhiều lần.
Khi áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài cân bằng màng nhĩ rung động bình
thường. Nếu áp lực 2 bên chênh lệch (bên ngoài > bên trong) thì màng có thể bị rách.
Để cân bằng áp lực cần nuốt nước bọt.
+ Tai trong: gồm một hệ thống mê lộ. Có 2 phần:
71
* Phần trên gồm 3 ống bán khuyên nằm trên 3 mặt phẳng vuông góc với nhau và
thông với tiền đình tạo cảm giác thăng bằng trong không gian.
* Ốc tai: là phần xoắn trôn ốc gồm 2.5 vòng. Trong đó chứa cơ quan corti thu
nhận âm thanh. Cơ quan corti gồm nhiều dây mảnh, mỗi dây nối với một dây thần kinh
thính giác.
Hình 12.1. Cấu tạo của tai
12.2.2.2. Chức năng:
- Tai là cơ quan thu nhận âm thanh, tai người chỉ thu nhận âm thanh với tần số
nhất định: 16 - 20000 Hz.
- Điều chỉnh cảm giác thăng bằng: là bộ phận tiền đình nằm trong tai trong.
12.2.2.3. Đặc điểm cơ quan phân tích thính giác ở trẻ em: cơ quan phân tích của trẻ
hình thành rất sớm ngay thời kỳ đầu của phát triển phôi thai. Trẻ sơ sinh đã có khả
năng định hướng âm thanh. Có khả năng thu nhận âm thanh với tần số cao hơn người
72
lớn. Ống eustach ngắn, rộng, nằm ngang nên trẻ dễ bị viêm tai giữa nhất là khi nhiễm
trùng vùng hầu.
12.2.3. Cơ quan phân tích thị giác
12.2.3.1. Cấu tạo
Hình 12.2. Cấu tạo của mắt
73
- Bộ phận dẫn truyền: đôi dây thần kinh thị giác (đôi dây thần kinh sọ số II).
- Bộ phận trung ương: trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm của bán cầu não.
- Bộ phận nhận cảm: mắt gồm cầu mắt và các phần phụ của mắt.
+ Các phần phụ: lông mày, lông mi có tác dụng cản mồ hôi, bụi và các vật nhỏ
không cho chúng rơi vào mắt. Tuyến lệ tiết nước mắt để rửa sạch mắt, sát khuẩn.
+ Cầu mắt: có dạng hình cầu, đường kính 24 mm trước lồi sau lõm. Phía ngoài có
3 lớp màng: màng cứng, màng mạch, màng lưới. Bên trong có thể thủy tinh, chất dịch
và nhân mắt.
12.2.3.2. Cơ chế cảm thụ ánh sáng: mắt là một hệ thống quang học. Khi ánh sáng của
vật phản chiếu vào mắt thì tạo được một ảnh nhỏ, ngược chiều. Nhờ vỏ não phân tích
ta biết được hình ảnh của vật.
Ở người có 2 loại tế bào nhận ánh sáng: tế bào que thu nhận ánh sáng yếu (ban
tối), tế bào nón thu nhận ánh sáng mạnh (ban ngày). Những tế bào này có khả năng
biến kích thích ánh sáng thành hưng phấn thần kinh vì chúng chứa rodopxin ở tế bào
que và iodopxin ở tế bào nón.
Ngoài ánh sáng: rodopxin → opxin + retinen
Retinen là dẫn xuất của vitamin A. Khi retinen tách khỏi opxin làm xuất hiện
hưng phấn thần kinh thị giác.
Trong tối thì ngược lại: opxin + retinen → rodopxin
Người bị bệnh quáng gà là do rối loạn tế bào que nên cần bổ sung lượng vitamin
A cần thiết cho cơ thể.
12.2.3.3. Cơ chế nhìn màu: ở người có 3 loại tế bào nón. Mỗi loại cảm nhận một bước
sóng nhất định. Gồm 3 màu: đỏ, lục, tím. Ba loại tế bào này hưng phấn với tỉ lệ khác
nhau cho ta cảm giác màu khác nhau. Nếu mất khả năng cảm nhận ánh sáng gọi là
bệnh mù màu. Ở người thường gặp bệnh đantôn không phân biệt được màu đỏ với màu
lục.
74
12.2.3.4. Sự điều tiết của mắt: muốn nhìn rõ vật thì vật đó phải hiện lên trên màng lưới.
Nếu vật ở trước hoặc sau màng lưới thì mắt phải điều tiết bằng cách thay đổi độ cong
của thủy tinh thể. Nếu vật ở gần thì ảnh hiện sau màng lưới nên thủy tinh thể phồng lên
và ngược lại nếu vật ở xa thì ảnh hiện trước màng lưới nên thủy tinh thể xẹp xuống.
12.2.3.5. Các tật của mắt:
- Cận thị: mắt có khả năng nhìn gần. Do đường kính trước sau của mắt quá lớn
hoặc do thủy tinh thể phồng quá. Nên ảnh hiện trước màng lưới, những vật ở gần mới
hiện trên màng lưới. Người cận phải đeo kính lõm (kính phân kỳ).
- Viễn thị: mắt có khả năng nhìn xa. Do đường kính trước sau của mắt quá nhỏ
hoặc do thủy tinh thể xẹp quá. Nên ảnh hiện sau màng lưới, những vật ở xa mới hiện
trên màng lưới. Trường hợp này thường gặp ở người già do khả năng điều tiết của mắt
kém thủy tinh thể không phồng lên như lúc trẻ. Người viễn thị phải đeo kính lồi (kính
hội tụ).
- Loạn thị: hình ảnh của vật bị bóp méo theo những cách khác nhau do độ cong
của giác mạc và thủy tinh thể không đều. Người bị bệnh phải sử dụng kính riêng cho
từng trường hợp cụ thể.
12.2.3.6. Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ: trong thời kỳ phát triển phôi thai, các yếu
tố thần kinh thị giác xuất hiện vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 thì hoàn chỉnh. Khi ra
đời cảm nhận ánh sáng của trẻ được đánh giá qua phản xạ đồng tử, nháy mắt và ngước
lên.
12.2.4. Cơ quan phân tích khứu giác
12.2.4.1. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: là đôi dây thần kinh khứu giác (dây thần kinh sọ số I).
- Bộ phận trung ương: vùng khứu giác dưới thùy trán của bán cầu não.
- Bộ phận nhận cảm: những tế bào khứu giác nằm trong màng nhầy xoang mũi.
Vùng khứu giác rộng khoảng 5 cm2 chứa khoảng 16 triệu tế bào. Các tế bào này có
nhiều tiêm mao nhờ đó mà diện tích tiếp xúc với không khí đạt tới 5 m2
75
12.2.4.2. Cơ chế cảm thụ mùi: con người có thể cảm nhận được mùi vị với nồng độ rất
thấp như ête: 10-5 g/lít không khí, H2S: 10-9 g/lít không khí. Khả năng nhận được mùi
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trạng thái của cơ thể, điều kiện sống. Nếu chúng ta tiếp
xúc nhiều với mùi đó thì sẽ không nghe mùi đó nữa hoặc khi niêm mạc bị viêm nhiễm,
trung khu khứu giác bị tổn thương gây hiện tượng “điếc mũi”.
12.2.4.3. Đặc điểm phát triển khứu giác trẻ: ở thai nhi niêm mạc khứu giác xuất hiện
vào tháng thứ 2. Các phản xạ mùi có được sau khi sinh 4 tuần đến 5 - 6 tuổi thì tương
đương người lớn.
12.2.5. Cơ quan phân tích vị giác
12.2.5.1.. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: các đôi dây thần kinh sọ số V, VII, IX, XI.
- Bộ phận trung ương: thùy đỉnh của bán cầu đại não.
- Bộ phận nhận cảm: những chồi vị giác nằm rải rác trên bề mặt lưỡi.
12.2.5.2. Cơ chế cảm thụ vị giác: có 4 loại vị giác cơ bản là ngọt, đắng, chua, mặn.
Những chất này tác động lên cơ quan vị giác khi được hòa tan trong chất lỏng đặc biệt
là nước bọt (nếu lưỡi khô thì không có cảm giác về vị). Độ nhạy về vị giác đối với lưỡi
là không giống nhau: đầu lưỡi nhạy cảm với vị ngọt, gốc lưỡi nhạy cảm với vị đắng,
mép lưỡi nhạy cảm với vị chua, 2 bên bờ lưỡi nhạy cảm với vị mặn. Ngoài ra cảm giác
về vị giác còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của cơ thể.
12.2.5.3. Đặc điểm phát triển vị giác ở trẻ: trẻ em có thể phân biệt được 4 vị giác cơ
bản, đến 6 tuổi thì tương đương người lớn.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu đặc điểm cấu tạo và cơ chế cảm thụ ánh sáng của cơ quan phân tích thị giác.
2. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
3. Trình bày các tật của mắt và cách phòng tránh các tật của mắt.
4. Trình bày sự phát triển của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển trẻ em.
76
Chương 13. SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở TRẺ EM
* Mục tiêu
- Biết được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày được qui luật hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ.
- Hiểu được các loại hình thần kinh cấp cao để vận dụng vào nuôi dạy trẻ.
13.1. Phản xạ có điều kiện
13.1.1. Phản xạ và cung phản xạ
13.1.1.1. Phản xạ: là những phản ứng của cơ thể để đáp lại kích thích với sự tham gia
của hệ thần kinh. Ví dụ: tay đụng vào lửa thì rụt lại.
13.1.1.2. Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ quan thụ
cảm về cơ quan thừa hành. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận chính:
- Cơ quan cảm thụ: tiếp nhận kích thích. Cơ quan này có mặt khắp mọi nơi trong
cơ thể.
- Dây thần kinh hướng tâm: dẫn truyền xung động thần kinh về hệ thần kinh trung
ương.
Trung ương thần kinh: tiếp nhận, phân tích, tổng hợp rồi trả lời kích thích.
- Dây thần kinh ly tâm: dẫn truyền mệnh lệnh trả lời đến các cơ quan trong cơ thể.
- Bộ phận đáp ứng: là cơ quan thực hiện phản ứng trả lời.
13.1.2. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
Palov giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Mỗi thụ quan, mỗi phản xạ đều có một điểm đại diện trên vỏ não. Khi kết hợp giữa 2
kích thích không điều kiện và có điều kiện sẽ xuất hiện 2 điểm trên vỏ não cùng hưng
phấn. Theo quy luật lan tỏa 2 hưng phấn sẽ lan tỏa và gặp nhau tạo thành một đường
mòn làm cho hưng phấn điểm này lan sang hưng phấn điểm kia thành đường liên hệ
thần kinh tạm thời. Đây chỉ là một đường liên hệ chức năng chứ không có dây thần
kinh. Nên nếu điều kiện sống thay đổi đường liên lạc này sẽ mất. Nên để duy trì
77
PXCĐK thì tác nhân kích thích phải được duy trì, củng cố. Nếu không, PXCĐK sẽ mất
đi
13.1.3. Các điều kiện để thành lập và duy trì PXCĐK
- PXCĐK được hình thành trên cơ sở của PXKĐK hoặc PXCĐK trước đó.
- PXCĐK được duy trì khi PXKĐK được củng cố.
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích không điều kiện và có điều kiện.
- Vỏ não không bị tổn thương về cấu tạo và sinh lý.
- Kích thích có điều kiện phải vừa phải không ảnh hưởng đến đời sống: ánh đèn
đủ sáng, tiếng chuông không quá mạnh
13.1.4. Sự khác nhau giữa PXCĐK và PXKĐK
STT PXKĐK PXCĐK
1 Có tính chất bẩm sinh, di truyền,
mang tính chủng loại.
Được xây dựng trong đời sống cá thể,
tiếp thu qua tập luyện, không di
truyền
2 Rất bền vững, không thay đổi,
máy móc
Không bền vững, dễ thay đổi
3 Trung khu nằm dưới vỏ não Vỏ bán cầu đại não
4 Đòi hỏi tác nhân kích thích đúng
lúc, đúng chỗ
Tác nhân kích thích bất kỳ
5 Có cung phản xạ cố định, vĩnh
viễn
Không cố định
13.2. Giấc ngủ
13.2.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Giúp cho não phục hồi khả năng làm việc và cho sức khỏe con người. Ngủ là một
nhu cầu cơ bản của cơ thể. Thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian của đời người.
13.2.2. Bản chất của giấc ngủ
Khi vỏ não bị mệt mỏi. Ức chế có xu hướng lan tỏa ra xung quanh chiếm toàn bộ
vỏ não rồi lan xuống các phần dưới vỏ của hệ thần kinh làm xuất hiện giấc ngủ. Như
78
vậy bản chất sinh lý của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống
cấu trúc dưới vỏ não.
- Những điểm trực tĩnh trên vỏ não: trong lúc ngủ say vẫn còn một số điểm trên
vỏ não hưng phấn gọi là những điểm trực tĩnh trên vỏ não. Nguyên nhân là lúc thức
chúng ta quan tâm đến việc gì đó, khi ngủ những điểm này không bị ức chế. Ví dụ: chó
sủa bà mẹ không thức nhưng con cựa mình thì bà mẹ thức ngay.
- Chiêm bao: là trạng thái hoạt động đặc biệt của vỏ não khi ta ngủ không say (lúc
mới ngủ hoặc lúc sắp thức). Những hình ảnh trong chiêm bao thường kì quặc, phi lý,
không logic. Nguyên nhân là những hình ảnh, suy nghĩ khi thức để lại những điểm trên
vỏ não. Khi ngủ vỏ não không bị ức chế hoàn toàn (điểm trực tĩnh). Những điểm này
gây hưng phấn từng phần trên vỏ não, lan tỏa và phối hợp ngẫu nhiên tạo nên những
hình ảnh khác nhau, không mang những nội dung nhất định. Nên chiêm bao là hiện
tượng “sự phối hợp chưa từng có những gì đã có”.
13.3. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ em
13. 3.1. Hưng phấn và ức chế
13.3.1.1. Hưng phấn: là trạng thái hoạt động của hệ thần kinh. Nhờ đó hệ thần kinh trả
lời các kích thích và tham gia PXCĐK.
13.3.1.2. Ức chế: khi hệ thần kinh bị ức chế sẽ làm giảm hoặc mất khả năng đáp ứng
kích thích, nếu nơron ở vỏ não bị ức chế sẽ xóa bỏ PXCĐK.
13.3.2. Quy luật hoạt động thần kinh cao cấp ở trẻ
13.3.2.1. Quy luật lan tỏa và tập trung: mỗi kích thích vào cơ thể đều có những điểm
đại diện trên vỏ não làm xuất hiện điểm hưng phấn hoặc ức chế. Khi hưng phấn hoặc
ức chế xuất hiện tại một điểm sẽ không tồn tại cố định mà sẽ lan tỏa ra xung quanh sau
đó trở về điểm xuất phát. Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm quá
trình lan tỏa nhanh hay chậm. Khi 2 điểm hưng phấn gần nhau điểm yếu hơn sẽ bị hút
vào điểm mạnh.
13.3.2.2. Quy luật cảm ứng qua lại: khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm
trên vỏ não. Ở các điểm xung quanh sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn hoặc ức chế.
79
13.4. Các hệ thống tín hiệu của trẻ em
13.4.1. Đặc điểm
Là hoạt động của phần cao cấp ở hệ thần kinh. Gồm những PXCĐK và PXKĐK,
tâm lý – ý thức với sự tham gia của tiếng nói.
13.4.2. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
- Khái niệm: một vật kích thích nào đó đại diện cho một kích thích khác để gây ra
một phản ứng của cơ thể gọi là tín hiệu của vật ấy.
- Tín hiệu thứ nhất: là những tín hiệu cụ thể, là sự vật hiện tượng trực tiếp như:
ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc
13.4.3. Hệ thống tín hiệu thứ hai
- Gọi là tín hiệu ngôn ngữ gồm tiếng nói - chữ viết, là những tín hiệu có tính chất
khái quát, gián tiếp.
- Những nội dung, khái niệm chứa trong ngôn ngữ cũng là vật kích thích để thành
lập phản xạ có điều kiện.
Như vậy hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy ở người.
13.5. Các loại hình hoạt động thần kinh của trẻ em
13.5.1. Cơ sở khoa h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_su_phat_trien_the_chat_tre_em_lua_tuoi_mam_non.pdf