Vận chuyển
Cân bằng nước và muối khoáng
Điều hòa nhiệt
Bảo vệ
Thống nhất cơ thể vàđiều hòa hoạt động cơ thể
68 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học - Chương 4: Máu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương IV. MÁU
Huyết
tương
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
2MÁU
I. Chức năng của máu
II. Các thành phần của máu
1. Huyết tương
2. Các tế bào máu
III. Các hệ nhóm máu
1. Hệ nhóm máu ABO
2. Hệ nhóm máu Rhesus
IV. Sự miễn dịch
3Chức năng của máu
Vận chuyển
Cân bằng nước và muối khoáng
Điều hòa nhiệt
Bảo vệ
Thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể
4Chức năng vận chuyển
Chất dinh dưỡng
Khí O2 và CO2
Các hormone
Các sản phẩm dư thừa của quá trình trao
đổi chất
5Chức năng cân bằng nước và
muối khoáng
Đảm bảo sự cân bằng nước và muối
khoáng cho cơ thể
Cân bằng nước đảm bảo sự sống còn
của cơ thể. Thông qua chức năng này, máu
trực tiếp duy trì áp suất thẩm thấu và độ pH
của dịch thể luôn luôn ổn định
6Chức năng điều hòa nhiệt
Điều hòa thân nhiệt, đặc biệt là ở những
động vật đẳng nhiệt
Duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể và thích
ứng với nhiệt độ môi trường ngoài là chức
năng quan trọng của máu thông qua sự lưu
thông phân phối máu trên toàn cơ thể
7Chức năng bảo vệ
Chức năng này do tế bào bạch cầu
đảm nhiệm:
Một nhóm bạch cầu thực bào các vi
khuẩn, các vật lạ, các độc tố xâm nhập vào
cơ thể.
Một nhóm bạch cầu sinh ra kháng thể
thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo vệ
cơ thể
8Các thành phần của máu
Gồm 2 thành phần chính:
Huyết tương
Các tế bào máu
9Các thành phần của máu
Máu gồm chất dịch lỏng gọi là huyết tương
(plasma) và các tế bào máu trôi lơ lửng trong
huyết tương:
Hồng cầu ( Erythrocytes - RBCs)
Bạch cầu (Leucocytes – WBCs)
Tiểu cầu (Thrombocytes - platelet)
Máu chiếm khoảng 8% trọng lượng cơ thể
10
Các thành phần của máu
11
Sự phân chia các thành phần
Huyết tương:
chiếm khoảng 55%
thể tích máu
Tế bào máu:
chiếm khoảng 45%
thể tích máu
12
Huyết tương
Huyết tương chứa:
Nước: 90%
Protein huyết tương: 6 – 8%
Chất điện phân (Na+, Cl-…):
1%
Các thành phần khác:
Chất dinh dưỡng (Ví dụ: Glucose và acid amin)
Hormones (Vd: Cortisol, thyroxine)
Các chất thải (Vd: Urea)
Chất khí (Vd: CO2, O2)
13
Chức năng của huyết tương
Nước: môi trường vận chuyển, mang lại nhiêt
Chất điện phân:
Kích thích màng tế bào
Duy trì áp suất thẩm thấu giữa máu và tế bào
Dung dịch đệm giữ cho pH ổn định
Các chất dinh dưỡng, chất thải, chất khí,
hormone : được máu vận chuyển
Protein huyết tương (xem slide tiếp theo)
14
Protein huyết tương
Protein huyết tương bao gồm: albumin, globulin,
fibrinogen
Albumin:
Tham gia tạo thành một phần áp suất thẩm
thấu (áp suất keo loại)
Dung dịch đệm giữ cho pH ổn định, pH = 7,4
Globulin:
Globulin và tham gia vận chuyển các chất
lipid như acid béo, steroid
Kháng thể (Vd: globulin , immunoglobulin)
Fibrinogen: tham gia vào quá trình đông máu
15
Các tế bào máu
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
16
Hồng cầu
Hồng cầu nặng nhất –
nằm ở đáy sau khi ly tâm
Hồng cầu là nhân tố để
chẩn đoán điều trị bệnh
quan trọng
Bệnh thiếu máu = tỉ lệ
hồng cầu thấp
Hồng cầu chiếm tỉ lệ
nhiều nhất của tế bào máu
(99%)
17
Hồng cầu
Hình dạng: Hình đĩa lõm 2
mặt, có thể thay đổi hình dạng,
không nhân và ty thể
Kích thước: 7 - 8µm
Số lượng: 4 – 5 triệu/mm3
máu
Chứa huyết sắc tố
Hemoglobin
Chức năng: Vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào của
cơ thể và CO2 từ tế bào đến phổi
18
Hemoglobin (Hb)
Được tạo thành từ 4
chuỗi polypeptid (globin)
1 chuỗi gắn với 1 nhân
heme và 1 nguyên tử Fe
1 nhân heme + 1 phân
tử oxy
Hemoglobin + 4 phân
tử oxy
Hồng cầu chứa khoảng
250 triệu Hb vận
chuyển khoảng 1 tỉ phân
tử oxy
19
Hb vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào
Hb + O2 HbO2 (oxyhemoglobin) (màu đỏ tươi)
Hb vận chuyển CO2 từ các tế bào đến phổi
Hb + CO2 HbCO2 (Carbohemoglobin) (màu đỏ thẩm)
Hb + CO HbCO (carboxyhemoglobin)
Đây là một liên kết bền vững làm cho Hb tự do giảm không đủ
để vận chuyển O2. Đó là trường hợp ngộ độc và ngạt do khí CO.
Cơ chế vận chuyển
20
Hồng cầu
Thời gian sống: 120 ngày
Các hồng cầu già bị phá hủy,
hồng cầu mới được sinh ra
Hồng cầu già bị phá hủy chủ yếu
ở gan và lách
Sự thực bào của bạch cầu sẽ “dọn sạch những
mảnh vỡ”
Globin và Fe2+ được tái thu hồi cho tủy xương để tái
tạo hồng cầu mới, một phần Hb tạo thành sắc tố mật
21
Điều hòa sinh hồng cầu
Các tế bào bị hủy được thay thế bằng các tế bào
mới bằng 1 cơ chế gọi là erythropoiesis (sự tạo hồng
cầu) do sự chế tiết của hormone erythropoietin
Các hồng
cầu mới (và
cả tiểu cầu,
bạch cầu)
được sản
xuất ở tủy đỏ
xương
22
Bạch cầu (Leucocytes – WBC)
Kích thước: 9 - 18µm
Số lượng: 7.000 – 8.000/mm3 máu. Trẻ sơ sinh có
số lượng hồng cầu lớn: 20.000/mm3, sau đó giảm
dần, 1 tuổi: 10.000/mm3, ổn định ở tuổi 12
Hình dạng: không cố định, có khả năng di động
theo kiểu amip và có khả năng chui ra khỏi thành
mạch
23
Bạch cầu (Leucocytes – WBC)
Những đơn vị lưu động của hệ thống miễn dịch cơ
thể
Chức năng “tìm kiếm và phá hủy”
1. Phá hủy vi sinh vật xâm nhập vào
2. Phá hủy các tế bào không bình thường (Vd:
tế bào ung thư)
Dọn sạch những mảnh vụn của tế bào (sự thực
bào)
24
Phân loại bạch cầu
Bạch cầu không hạt Bạch cầu có hạt
Mỗi loại bạch cầu có một chức năng đặc biệt
25
Các loại bạch cầu
Bạch cầu có hạt nhiều nhân: trong bào tương
có các hạt bắt màu đặc trưng và nhân chia ra nhiều
thùy.
1. Bạch cầu trung tính (Neutrophils)
2. Bạch cầu ưa acid (Eosophils)
3. Bạch cầu ưa base (Basophils)
Bạch cầu không hạt đơn nhân: trong bào tương
không có hạt và nhân không chia thùy
4. Bạch cầu monocyt (Monocytes)
5. Bạch cầu lympho (Lymphocytes)
Chiếm 2/3
tổng số
bạch cầu
Chiếm 1/3
tổng số
bạch cầu
26
Bạch cầu trung tính
Kích thước: 10 - 15µm
Số lượng: Chiếm khoảng 70 –
80% tổng số bạch cầu
Chức năng chính là thực bào
nhanh
Thời gian sống: 12 giờ - 3
ngày
27
Bạch cầu ưa acid
Kích thước: 8 - 15µm
Số lượng: Chiếm khoảng 1
– 4% tổng số bạch cầu
Chức năng:
Tiêu diệt ký sinh trùng
Tham gia phản ứng dị ứng (khử độc protein). Niêm
mạc ruột và phổi cũng có nhiều bạch cầu này vì đó
là các địa điểm mà protein lạ xâm nhập cơ thể.
Thời gian sống: 3 – 5 ngày
28
Bạch cầu ưa base
Kích thước: 8 - 15µm
Số lượng: Chiếm khoảng
0 – 1% tổng số bạch cầu
Chức năng: Giải phóng
histamine và heparin
Histamine có chức năng quan trọng trong các
phản ứng dị ứng do có chứa các kháng thể.
Heparin là chất chống đông máu
Thời gian sống: 9 – 18 tháng
29
Bạch cầu monocyte
Kích thước: 15 - 25µm
Số lượng: Chiếm khoảng 2 –
6% tổng số bạch cầu
Chức năng chính là thực bào.
Khi chuyển từ máu sang tổ chức
để làm nhiệm vụ thực bào, bạch
cầu lớn dần lên và được gọi là
đại thực bào (macrophage).
Monocyte và đại thực bào có khả năng thực bào
chậm nhưng kéo dài.
Mỗi monocyte có khả năng thực bào 100 vi khuẩn
rồi chết.
Thời gian sống: 100 – 300 ngày
30
Bạch cầu lymphocyte
Kích thước: 5 - 15µm
Số lượng: Chiếm khoảng
25 - 33% tổng số bạch cầu
Lympho T được trưởng
thành ở tuyến ức và Lympho
B ở hạch bạch huyết
Chức năng chính là bảo vệ cơ thể bằng các phản
ứng miễn dịch
Lympho B: sản xuất kháng thể
Lympho T: phá hủy trực tiếp các tế bào xâm nhập
của virus và các tế bào ung thư
Thời gian sống: 100 – 300 ngày
31
Tiểu cầu (Thrombocyte)
32
Tiểu cầu (Thrombocyte)
Kích thước: 2 -
4µm, bào tương
bắt màu lơ xám
hay tím nhạt
Số lượng: 200.000
– 400.000/mm3
máu
Hình dạng: không
cố định (tròn, thoi,
sao, gậy)
33
Tiểu cầu (Thrombocyte)
Tiểu cầu được tạo ra từ tủy
xương và có thể ở cả phổi.
Các tế bào nhân khổng lồ
(Megakaryocyte) có đường
kính khoảng 40 - 100µm vận
động bằng các chân giả kiểu
amip. Các chân giả này bất
thường teo lại rồi đứt ra thành
từng đoạn. Các đoạn này tạo
thành tiểu cầu trong máu.
Các tiểu cầu bị phá hủy ở lách
Thời gian sống của tiểu cầu: khoảng 9 – 11 ngày
34
Chức năng của tiểu cầu
Co mạch: khi mạch máu bị thương tổn, giải
phóng serotonin tham gia vào chức năng làm co
mạch.
Đông máu: giải phóng thromboplastin là yếu tố
quan trọng tham gia vào quá trình đông máu,
biến protein fibrinogen hoà tan thành dạng sợi
fibrin, rồi thành cục máu đông bịt kín vết thương.
Co cục máu đông: Tiểu cầu có khả năng làm
ngưng kết lại, củng cố sự cầm máu khi bị
thương.
Bảo vệ các tế bào nội mô mạch
35
Chức năng của tiểu cầu
1. Mạch máu
bị tổn thương
2. Thành mạch
máu co lại
3. Tiểu cầu gắn chặt
vào sợi collagen của
thành mạch tổn
thương
4. Cục máu
hình thành
Dòng máu Dòng máu giảm Dòng máu giảm Máu ngừng
chảy
36
Sự đông máu
Ở điều kiện bình thường máu được lưu thông
liên tục trong cơ thể mà không bao giờ bị đông
lại trong hệ mạch
Khi cơ thể bị thương, máu được chảy ra khỏi
thành mạch sau một thời gian sẽ bị đông lại và
bịt kín vết thương.
Đây là chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể
nhằm bảo vệ cho cơ thể không bị mất máu khi
bị tổn thương
37
Các yếu tố tham gia quá trình đông máu
Theo quy ước quốc tế, các yếu tố tham gia vào
quá trình đông máu được đánh số La mã từ I – XIII.
Yếu tố I: Fibrinogen là protein huyết tương chủ
yếu do gan sản xuất
Yếu tố II: Protrombin cũng là một protein huyết
tương chủ yếu do gan sản xuất. Sự tổng hợp
protrombin liên quan chặt chẽ đến sự hấp thụ Vit K
Yếu tố III: Tromboplastin do mô tiết ra gọi là
tromboplastin ngoại sinh. Sự giảm tromboplastin
thường kéo theo sự giảm các yếu tố VII, IX, XI
trong các bệnh ưa chảy máu.
38
Các yếu tố tham gia quá trình đông máu
Yếu tố IV: ion Ca2+ trong huyết tương có tác dụng
hoạt hóa protrombin
Yếu tố V: Proaccelerin là một loại globulin do gan
sản sinh có tác dụng tăng nhanh quá trình đông
máu
Yếu tố VI: dạng hoạt hóa của yếu tố V
Yếu tố VII: Proconvertin là một protein do gan sản
xuất có thể chuyển thành protrombin nhờ gan
Yếu tố VIII: yếu tố chống chảy máu A có sẵn
trong huyết tương có vai trò quan trọng trong sự tạo
thành tromboplastin nội sinh
39
Các yếu tố tham gia quá trình đông máu
Yếu tố IX: yếu tố chống chảy máu B cũng là một
protein cần cho sự tạo thành tromboplastin
Yếu tố X: yếu tố Stuart do gan sản xuất ra, tương
đối bền vững, có tác dụng trong sự tạo thành
tromboplastin và chuyển protrombin thành trombin
Yếu tố XI: yếu tố tiền tromboplastin có sẵn trong
huyết tương, có chức năng tập trung tiểu cầu
Yếu tố XII: yếu tố Hageman có tác dụng hoạt hóa
sự đông máu
Yếu tố XIII: yếu tố ổn định fibrin có sẵn trong
huyết tương, có tác dụng củng cố sợi fibrin thêm
vững chắc
40
Các giai đoạn của quá trình đông máu
Gồm có 3 giai đoạn:
1. Sự hình thành và giải phóng tromboplastin
ngoại sinh và nội sinh
2. Tạo thành trombin từ protrombin
3. Tạo thành sợi fibrin từ fibrinogen
41
1. Sự hình thành và giải phóng
tromboplastin ngoại sinh và nội sinh
Tromboplastin ngoại sinh do mô của cơ thể tiết
ra. Từ dạng chưa hoạt hóa, dưới tác động của
các yếu tố IV, V, VII, X trở thành dạng hoạt hóa
Tromboplastin nội sinh do tiểu cầu giải phóng ra
có sự tham gia của các yếu tố IV, V, VIII, X, XI,
XII
42
2. Tạo thành trombin từ protrombin
Protrombin do gan sản xuất, vào huyết tương ở dạng không
hoạt động, được chuyển thành trombin hoạt động nhờ sự
tham gia của yếu tố V, tromboplastin dạng hoạt hóa. Yếu tố V
được hoạt hóa thành accelerin, tác dụng với tromboplastin
thành protrombinase. Enzym này biến protrombin thành
trombin dạng hoạt động.
Protrombin Trombin
Proaccelerin
(V)
AccelerinTrom
boplastin
Protrombinase
43
3. Tạo thành sợi fibrin từ fibrinogen
Trombin tham gia chuyển hóa fibrinogen trong
huyết tương thành các sợi fibrin không hòa tan.
Quá trình này còn có sự tham gia tích cực của yếu
tố IV và XIII.
Khi sợi fibrin hình thành, chúng kết thành mạng lưới
và giữ các tế bào máu trong đó tạo thành cục máu
bịt kín vết thương.
Sau khi hình thành 1 thời gian, cục máu sẽ co lại và
trên mặt cục máu đông sẽ có dịch trong màu vàng
nhạt là huyết thanh.
Huyết thanh là huyết tương khi bị lấy đi fibrinogen
44
Sự chống đông máu trong cơ thể
Trong điều kiện bình thường máu không đông
trong hệ mạch do trong máu có chất chống
đông tự nhiên và cấu tạo thành mạch:
Thành mạch luôn trơn nhẵn, tiểu cầu không bị
phá hủy không có tromboplastin nội sinh
Bề mặt thành mạch cũng có một lớp protein
mỏng mang điện tích âm ngăn cản tiểu cầu
dính vào nội mô.
Các chất chống đông máu tự nhiên như
heparin, muối oxalat, citrat…
45
Hệ nhóm máu
Về mặt di truyền học, hiện nay đã xác định
được hơn 20 hệ nhóm máu
Trong đó, hệ nhóm máu ABO và Rhesus là
quan trọng nhất, được sử dụng để truyền máu
và xác định quan hệ huyết thống
Không phải tất cả các nhóm máu là tương thích
với nhau. Sự trộn lẫn nhóm máu không tương
thích sẽ gây ngưng kết hồng cầu, gây nguy
hiểm cho người nhận.
46
Hệ nhóm máu ABO
Trên màng hồng cầu, có 2 yếu tố là kháng
nguyên (ngưng kết nguyên) A và B
Trong huyết tương, có 2 yếu tố là kháng thể
(ngưng kết tố) và
Không phải người nào cũng có đủ 4 yếu tố nói
trên.
Dựa vào sự có mặt của các kháng nguyên ở
màng hồng cầu và kháng thể ở huyết tương
người ta đã xác định được 4 nhóm máu cơ bản:
A, B, AB,O
47
Nhóm máu ABO
Nhóm
máu
Kháng nguyên trên màng
hồng cầu
Kháng thể trong huyết
tương
A A
B B
AB A & B Không có
O Không có A & B &
48
Nhóm máu ABO
Kháng thể Kháng thể Không có
kháng thể &
Kháng thể &
Kháng nguyên A Kháng nguyên B Kháng nguyên A
& B
Không có kháng
nguyên A & B
Plasma Plasma Plasma Plasma
Nhóm máu A Nhóm máu B Nhóm máu AB Nhóm máu O
49
Sự phân bố hệ nhóm máu ABO
33.56
6.68
45.54
14.25
% Người MườngNhómmáu % Người Kinh % Người Tày
A 19.46 32.46
B 27.94 35.93
AB 4.24 0.86
O 48.35 30.73
Tỉ lệ phần trăm nhóm máu thay đổi theo chủng loại
50
Sự truyền máu
Nếu sử dụng loại máu không đúng, lập tức hệ
miễn dịch của người nhận tấn công máu của
người cho và gây đông máu, phá hủy hồng cầu
có thể dẫn đến suy thận và chết.
Để cho sự truyền máu không gây hậu quả xấu,
phải lựa chọn nhóm máu tương hợp giữa người
cho và người nhận, tức là phải dựa trên phản
ứng kháng nguyên và kháng thể.
51
Phản ứng không ngưng kết
Người có nhóm máu A có thể nhận máu từ người
cho có nhóm máu A
Kháng thể trong máu người nhận không kết nối với
kháng nguyên A trên hồng cầu của người cho
Nhóm máu A
của người cho
Kháng thể trong
nhóm máu A của
người nhận
Kháng nguyên
và kháng thể
không kết hợp Không ngưng kết
Một người có nhóm máu A có thể nhận máu từ người
cho có nhóm máu A được không?
52
Phản ứng ngưng kết
Người có nhóm máu B không thể nhận máu từ
người cho có nhóm máu A
Kháng thể trong máu người nhận sẽ kết nối với
kháng nguyên A trên hồng cầu của người cho
Nhóm máu A
của người cho
Kháng thể trong
nhóm máu B của
người nhận
Kháng nguyên
và kháng thể
kết hợp Ngưng kết
Một người có nhóm máu B có thể nhận máu từ người
cho có nhóm máu A được không?
53
Phản ứng giữa các nhóm máu
AB
(0)
B ()
A ()
O
(, )
ABBAO
Huyết tương
của các
nhóm máu
(người nhận)
Hồng cầu của các nhóm máu
(người cho)
Không ngưng
kết
Bị ngưng kết
54
Sơ đồ truyền máu
O O
A
A
B
B
AB AB
55
Hệ thống Rhesus
Ngoài các kháng nguyên A và B, trên bề mặt
hồng cầu còn có loại kháng nguyên Rh
Những người có kháng nguyên Rh trong máu
gọi là rhesus dương (Rh+), những người không
có gọi là rhesus âm (Rh-)
Kháng thể chống Rh+ không có sẵn trong huyết
tương mà nó chỉ hình thành ở những người Rh-
sau khi đã nhận nhiều lần một lượng máu có
kháng nguyên Rh+. Kháng thể phát triển chậm,
khoảng 2 – 3 tháng sau khi nhận máu Rh+ mới
phản ứng. Kháng thể này được ký hiệu là rh.
Khi đã được tạo ra, tính đồng miễn dịch sẽ tồn
tại nhiều năm.
56
Hệ thống Rhesus
Nếu 1 người Rh- chưa hề tiếp xúc với máu Rh+
thì việc truyền máu sẽ không gây ra một phản
ứng tức thời nào vì lượng kháng thể sản sinh ra
còn ít, vì vậy chưa nguy hiểm
Tuy nhiên, nếu lần sau họ lại được truyền máu
có Rh+ có thể xảy ra tai biến nghiêm trọng như
ở hệ thống ABO.
57
Hệ thống Rhesus
Trường hợp nguy hiểm nhất do kháng nguyên Rh
tạo ra là khi kết hôn và sinh con:
Rh+ và Rh+ Rh+
Rh+ và Rh- Rh+ (Rh+ trội hơn Rh-)
Nếu người mẹ có Rh- và thai nhi có Rh+, Rh+ sẽ
khuếch tán qua màng nhau thai sang cơ thể mẹ
hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bắt đầu sản sinh ra
kháng thể rh chống Rh.
Ở lần có thai đầu tiên, lượng kháng thể rh trong
máu mẹ còn ít không gây ngưng kết hồng cầu
thai nhi.
58
Hệ thống Rhesus
Ở lần mang thai thứ hai : Nếu thai có Rh+, kháng thể rh của
mẹ sẽ tăng lên, khuếch tán qua nhau thai vào trong bào thai
suốt thời gian mang thai phản ứng kháng nguyên - kháng
thể sẽ gây ngưng kết hồng cầu ở thai nhi Rất dễ bị sảy thai,
đẻ non hoặc thai chết lưu.
59
Hậu quả của truyền nhầm máu
Là sự ngưng kết hồng cầu người cho, ít khi gặp
sự ngưng kết hồng cầu người nhận. Lý do:
Huyết tương của máu người cho ngay lập tức bị
pha loãng bởi huyết tương của máu người nhận
nồng độ kháng thể truyền vào không đủ gây
ngưng kết hồng cầu người nhận
Máu người cho không đủ pha loãng kháng thể
trong huyết tương người nhận do đó các kháng
thể này sẽ làm ngưng kết hồng cầu người cho
60
Hậu quả của truyền nhầm máu
Phản ứng truyền nhầm máu thường làm vỡ
hồng cầu giải phóng Hb bilirubin về gan rồi
được bài tiết theo mật
Nồng độ bilirubin tăng cao sẽ gây vàng da
Một trong những nguyên nhân gây tử vong của
phản ứng truyền máu là sự kẹt thận cấp. Sự kẹt
thận xảy ra trong vài phút và tiếp tục cho đến khi
bệnh nhân chết vì suy thận.
61
Sự miễn dịch
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại bệnh
một cách hiệu quả
Khả năng miễn dịch của cơ thể là nhờ các loại
bạch cầu, nhưng chủ yếu là lympho T
Bạch cầu có khả năng thực bào, tiết ra kháng thể
hay phá hủy trực tiếp các virus, vi khuẩn gây
bệnh, các chất lạ và xác các tế bào chết
62
Sự miễn dịch
Khi vi sinh vật (vi khuẩn, virus) xâm nhập vào cơ
thể thì hoạt động đầu tiên của các bạch cầu là
thực bào để tiêu diệt các vi khuẩn, virus xâm
nhập đó. Tham gia vào hoạt động này là bạch
cầu trung tính và bạch cầu monocyte
Nếu vi sinh vật thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp sự
bảo vệ của của bạch cầu lympho B, nó sẽ tiết ra
kháng thể để vô hiệu hóa các tế bào vi sinh vật
Nếu vi sinh vật thoát khỏi hoạt động của bạch cầu
lympho B và gây nhiễm cho các tế bào của cơ
thể, thì bạch cầu lympho T sẽ hoạt động để phá
hủy các tế bào nhiễm.
63
Cơ chế miễn dịch
Có 2 loại:
Miễn dịch không đặc trưng
Miễn dịch đặc trưng
64
Miễn dịch không đặc trưng
Là hệ thống tự nhiên, bao gồm da, niêm mạc,
bạch cầu, mồ hôi, tuyến nhờn.
Da là hàng rào tin cậy, chống nhiễm trùng, sự
mất nước và sản xuất các chất bảo vệ như chất
nhờn, mồ hôi
65
Miễn dịch đặc trưng
Do các bạch cầu đảm nhiệm, trong đó bạch cầu
lympho đóng vai trò quan trọng, chúng có khả
năng nhận diện và sản xuất ra kháng thể để tiêu
diệt các kháng nguyên lạ vào cơ thể
Kháng thể được sản xuất để chống lại sự xâm
nhập của sinh vật lạ lần đầu được gọi là “phản
ứng miễn dịch sơ cấp”, lần tiếp sau gọi là “phản
ứng miễn dịch thứ cấp” có khả năng mạnh hơn,
quy mô hơn.
66
Phân loại miễn dịch
Có 2 loại miễn dịch:
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch nhân tạo
67
Miễn dịch tự nhiên
Là khả năng của cơ thể không mắc một số bệnh
ngay từ khi mới sinh ra
Sau khi mắc và đã khỏi bệnh truyền nhiễm.
Miễn dịch tự nhiên không có tính chất ổn định
tuyệt đối và phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ
thể và các điều kiện của môi trường xung quanh.
68
Miễn dịch nhân tạo
Là khả năng miễn dịch được tạo ra trong đời
sống cá thể do tiêm chủng (tiêm vaccine).
Có 2 loại vaccine:
Vaccine nhược độc: dùng vi sinh vật sống
nhưng được làm yếu đi, hoặc độc tố của nó đã
được làm giảm hoạt lực, tiêm vào cơ thể để kích
thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động. (Vaccine
bại liệt, sốt vàng da, đậu mùa, uốn ván).
Vaccine vô hoạt (vaccine chết): dùng vi sinh vật
đã chết, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn
còn tính kháng nguyên, tiêm vào cơ thể để kích
thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động. (Vaccine
ho gà, bạch hầu, thương hàn).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_v_1_he_mau_0498.pdf