Bài giảng sản lượng rừng
1. Vị trí môn học.
Sản lượng rừng là môn khoa học chuyên nghiên cứu về quy luật sinh
trưởng của cây rừng và lâm phần. Từ đó xây dựng phương pháp dự đoán tăng
trưởng và sản lượng, cũng như thiết lập hệ thống biện pháp kinh doanh cho
mỗi loài cây trồng. Vì thế, sản lượng rừng vừa mang tính chất của môn học cơ
sở, vừa mang tính chất của môn học chuyên môn trong cơ cấu chương trình
đào tạo Đại học và Sau đại học ngành Lâm nghiệp. Nó có liên quan chặt chẽ
về mặt kiến thức với nhiều môn học khác, như Điều tra rừng, Lâm sinh, Trồng
rừng… Sở dĩ như vậy vì, kiến thức của các môn học này là cơ sở định hướng
nghiên cứu về tăng trưởng và sản lượng cho mỗi loài cây, từ việc bố trí hệ
thống ô nghiên cứu, theo dõi thu thập số liệu, đến việc thiết lập mô hình tăng
trưởng và sản lượng phục vụ kinh doanh rừng. Để giải quyết vấn đề này, cần
có những kiến thức về Lâm sinh và Trồng rừng cùng một số môn học khác có
liên quan.
2. Nhiệm vụ môn sản lượng rừng trong Lâm nghiệp.
Pressler đã định nghĩa: "Tăng trưởng học là một bộ phận của lâm
nghiệp, nó bao gồm các quy luật tăng trưởng, các phương pháp xác định tăng
trưởng, trồng rừng và tăng trưởng rừng". Vanselow (Wenk,G. 1990) coi lý
thuyết về sản lượng, tăng trưởng rừng là môn khoa học về sinh thái. Theo
Wenk,G. (1990), lý thuyết về sản lượng rừng là môn khoa học có định hướng
thực tiễn. Nhiệm vụ của nó là xây dựng nền tảng cho các quy luật sinh học,
mà cụ thể là quy luật tăng trưởng rừng. Nhiệm vụ chính của sản lượng rừng là
giải quyết một số vấn đề có tính mấu chốt dưới đây:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- San luong rung.pdf