Bài giảng Sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski)

Thuốc dân gian

Cứ 1kg cân nặng dùng 1g hạt cau thêm 300-500ml nước ngân lạnh sắc để nước cạn một nữa.

Sắc lại một lần nữa vào lúc sáng sớm.

Uống lúc đói, 3 lần liên tiếp.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện: nhóm 6 Sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) TỔNG QUAN Hình thể Chu trình phát triển Bệnh học Dịch tễ Chẩn đoán Phòng bệnh Điều trị Tóm tắt I – Hình Thể Đặc điểm hình thái của Sán Fasciolopsis buski  trưởng thành Sán lá lớn ở ruột có tên khoa học là Fasciolopsis buski thuộc họ Fasciolidae, ký sinh ở ruột của thú và người, Sán lá lớn ở ruột có hình lá , màu hơi đỏ, dẹt, phía trước cơ thể thon nhỏ, phìn rộng ở phía sau. Ở mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, gần giác bụng có nhiều gai hơn.  Kích thước có thể thay đổi và một cá thể trưởng thành có thể dài ít nhất là 2 cm , nhưng cơ thể có thể phát triển đến chiều dài 7,5 , rộng 2,5 cm, và dày khoảng 0,5 đến 3mm. Có 2 giác bám: giác miệng nằm ở phía trước cơ thể , có đường kính 0,5-1 mm; giác bụng lớn hơn giác miệng nằm ở phía sau, đường kính 1,5-2 mm. Ruột phân 2 nhánh chạy dọc hai bên thân, kéo dài tới cuối cơ thể. Cũng như hầu hết các sán lá khác , F.buski lưỡng tính có hệ sinh dục phát triển Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh hoàn phân nhánh , xếp trên dưới ở phần sau thân sán, cơ quan sinh dục cái có buồng trứng phân nhánh nằm trước tinh hoàn, tử cung phân nhánh, tuyến noãn hoàn phân nhánh nằm dọc hai bên cơ thể. F.buski thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh Trứng Trứng của sán lá lớn ở ruột có màu sẫm: chiều dài 130x75 micromet. Vỏ mỏng, có nắp nhỏ ở một cực, phôi chưa phát triển. Mỗi ngày, sán có thể đẻ tới 25.000 trứng. Ấu trùng đuôi của sán lá ruột giống như hình con nòng nọc có chiều dài 210-230 micromet, chiều ngang 120-135 micromet và đuôi dài hơn thân khoảng 2-3 lần. Nang trùng của sán lá ruột có đường kính 120-135 micromet. II- Chu Trình Phát Triển CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN III- Bệnh Học BỆNH HỌC Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm sán lá ruột thường diễn biến qua 3 giai đoạn:  Khởi phát: Bệnh nhân có những triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu, giai đoạn này thường dễ bị bỏ qua. Toàn phát: Bệnh nhân thấy đau bụng, rối loạn tiêu hóa kèm theo ỉa chảy thất thường có khi kéo dài nhiều tuần lễ. Phân lỏng, không có máu nhưng nhày và có lẫn thức ăn không tiêu. Đau bụng thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Bụng bị chướng, nhất là với trẻ em. Giai đoạn này dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt... Giai đoạn nặng: Nếu nhiễm sán nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng phù toàn thân như phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch nhiều ở nội tạng nhất là tim phổi, cổ trướng và bệnh nhân có thể chết trong tình trạng suy kiệt. IV – Dịch Tể Học Dịch Tể Học Trên thế giới: Sán lá ruột lần đầu tiên được mô tả bởi tác giả Busk khi phát hiện loài ký sinh trùng này trong ruột một thủy thủ người Ấn Độ tại London năm 1843. Từ đó đến nay, bệnh lưu hành rộng rãi ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc,Việt Nam, Cambodia, Thái Lan,Myanmar và Ấn Độ... Tại Trung Quốc, có nơi trẻ nhiễm đến 80-86%; tại Thái Lan, bệnh sán lá ruột chiếm đến 10% số ca nhiễm ký sinh trùng này ở đường ruột. Tại Việt Nam: thời gian từ năm 2000-2005, các nhà khoa học xác định sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski có mặt tại 16 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ lệ nhiễm trung bình ở Việt Nam là 1.23% (0.16-3.82%). Ở Việt Nam, bệnh sán lá ruột chủ yếu phát hiện ở lợn, tỷ lệ nhiễm ở người rất thấp; những vùng có nhiều hồ ao, cây thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc sẽ dễ bị nhiễm bệnh. V – Chẩn Đoán CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán bằng kháng nguyên Xét nghiệm phân tìm trứng sán: Phương pháp Kato Phương pháp trực tiếp Phương pháp phong phú hóa tìm trứng PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH Truyền thông giáo dục sức khỏe, có thể lồng ghép trong chương trình học đường cùng với một số bệnh giun sán khác. Không nên ăn sống các loại thực vật thủy sinh như củ ấu, củ niễng, ngó sen, rau xanh,… Điều trị ca bệnh triệt để (đủ liều, xác định âm tính sau điều trị). Dựa vào chu kỳ sống của sán lá ruột mà có biện pháp can thiệp vào mằc xích của chu kỳ sinh trưởng đạt để đạt hiệu quả cao nhất VI – Điều Trị ĐIỀU TRỊ Niclosamid: Uống vào sáng sớm lúc đói Nhai 2 viên với ít nước, 1 giờ sau nhai thêm hai viên với ít nước. Uống trong 2 ngày liên tiếp. Praziquantel: Uống 1 liều duy nhất 75mg/kg-3 lần/ngày Thuốc dân gian Cứ 1kg cân nặng dùng 1g hạt cau thêm 300-500ml nước ngân lạnh sắc để nước cạn một nữa. Sắc lại một lần nữa vào lúc sáng sớm. Uống lúc đói, 3 lần liên tiếp. VII – Tóm Tắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhom_06_san_la_lon_o_ruot_6586.ppt