1. Trình bày được các bước của quy trình
truyền máu
2. Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của cấp phát
và sử dụng máu trên lâm sàng
43 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quy trình truyền máu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các bước của quy trình
truyền máu
2. Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của cấp phát
và sử dụng máu trên lâm sàng
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
1. Chuẩn bị bệnh nhân
I. TRƯỚC KHI TRUYỀN MÁU
Trước khi truyền máu, bệnh
nhân phải được thông báo về
chỉ định truyền máu, về các
nguy cơ có thể gặp phải.
Trong trường hợp phẫu thuật
cần truyền máu, cũng cần có sự
chấp thuận của bệnh nhân và
cần ghi chung vào bản cam kết
phẫu thuật.
Đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp
thở, mạch của bệnh nhân
trước khi truyền máu. theo
dõi những thay đổi trong và
sau truyền máu.
2. Lĩnh máu và vận chuyển máu
2.1. Lĩnh máu
- Trước khi lĩnh máu phải kiểm tra
kỹ y lệnh truyền máu của bác sỹ,
các loại thuốc sử dụng trước đó,
các dấu hiệu sống còn và nên đặt
một đường truyền tĩnh mạch.
- Nhân viên lĩnh máu phải
trình cho nhân viên truyền
máu phiếu lĩnh máu ghi đầy
đủ họ tên bệnh nhân, mã số
(nếu có), số lượng chế phẩm
máu cần lấy.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Cung cấp cho nhân viên
truyền máu 2 ống nghiệm
chứa mẫu máu bệnh nhân: 1
ống máu đông (để xác định
kháng thể) và một ống máu
chống đông (để xác định
kháng nguyên trên hồng cầu).
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Người đi lĩnh máu phải là cán bộ
chuyên môn của chính cơ sở có
bệnh nhân nằm điều trị. Nếu là
bệnh nhân của bệnh viện khác thì
phải do nhân viên của phòng
truyền máu bệnh viện đó đến lĩnh
máu và chịu trách nhiệm vận
chuyển.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Các xét nghiệm huyết thanh liên quan
đến truyền máu: định nhóm máu hệ
ABO, (và hệ Rh nếu cần), phát hiện
kháng thể bất thường và phản ứng chéo
để xác định sự phù hợp nhóm máu giữa
người cho và người nhận trước khi
truyền các sản phẩm máu. Các xét
nghiệm này do nhân viên của ngân hàng
máu thực hiện.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Chỉ một đơn vị máu được
phát ra tại một thời điểm,
trừ khi nơi bệnh nhân
đang điều trị được trang bị
tủ lạnh chuyên dụng trữ
máu.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
2.2. Vận chuyển máu
Các chế phẩm máu sẽ được vận
chuyển bằng hệ thống ống hoặc do
nhân viên y tế.
+ Hồng cầu khối và huyết tương phải
được lưu trữ ở nhiệt độ 1- 60C trong
quá trình vận chuyển, không được
quá nhiệt độ100C.
Trong trường hợp máu được vận
chuyển bởi nhân viên y tế, ngay trong
lúc nhận máu nhân viên y tế phải
kiểm tra màu sắc của túi máu và
kiểm tra họ tên của bệnh nhân được
ghi trên túi máu có đúng với bệnh
nhân cần truyền không.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Nếu sau một thời gian
ngắn, máu không được truyền
thì cần phải được gửi ngay về
ngân hàng máu và phải báo
cho họ biết đây là túi máu
được trả về để tránh huỷ bỏ.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Hồng cầu khối và huyết tương nếu
không được truyền phải gửi trả lại
ngân hàng máu trong vòng 30 phút
kể từ khi phát máu.
Máu phải được truyền trong vòng
4 giờ kể từ khi phát máu.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
3. Những bước cần làm ngay trước khi truyền máu
- Xác nhận lại y lệnh truyền máu của bác sỹ.
- Xác nhận sự phù hợp giữa họ tên bệnh nhân,
thông tin ghi trên túi máu và phiếu truyền
máu ở ngay tại giường bệnh nhân, tuyệt đối
không được bỏ qua bước này.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Xác nhận nhóm máu, loại chế phẩm máu, hạn sử dụng.
- Kiểm tra sự phù hợp của chế phẩm máu đối với bệnh nhân
(hệ ABO và Rh).
- Làm phản ứng chéo tại giường bằng cách trộn một giọt máu
bệnh nhân và một giọt máu của túi máu trên lam kính và
quan sát sự ngưng kết.
- Ghi lại thời gian bắt đầu truyền máu
- Ngay trước khi truyền máu phải lắc trộn túi máu nhẹ nhàng.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Bảng 21. Chỉ định nhóm máu phù hợp (hệ ABO và Rh)
và chế phẩm thay thế
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Nhóm máu
bệnh nhân
Kháng
nguyên
Kháng thể
Chế phẩm máu phù hợp
Máu toàn
phần
Khối
hồng cầu
Huyết
tương
Tiểu cầu
Tủa lạnh
O Không
Anti-A
Anti-B
O O
O/A
B/AB
- Cùng
nhóm máu
- Nếu cần,
mọi nhóm
khác đều
được
A A Anti-B A A/O A/AB
B B Anti-A B B/O B/AB
AB A và B Không AB
AB/A
B/O
AB
- Bệnh nhân nhóm máu Rh(+) có thể truyền các chế phẩm Rh dương và
Rh âm
- Bệnh nhân nhóm máu Rh(-) chỉ được truyền các chế phẩm Rh âm
(không áp dụng chỉ định này khi truyền tủa lạnh và huyết tương)
II. TRONG KHI TRUYỀN MÁU
1. Thử phản ứng sinh vật
Khi bắt đầu truyền máu, có
thể đánh giá sự dung nạp của
bệnh nhân đối với máu truyền
vào bằng 2 cách:
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
+ Truyền nhanh khoảng 10 ml máu
đầu tiên, dừng lại và kiểm tra trạng
thái bệnh nhân.
+ Truyền chậm với tốc độ 10 giọt/ phút
trong khoảng 5 phút đầu và cũng
theo dõi trạng thái bệnh nhân.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Nếu bệnh nhân có biểu hiện bất an như hốt
hoảng, rùng mình ớn lạnh, hoặc có biến
đổi đột ngột các dấu hiệu sinh tồn (huyết
áp, mạch, nhịp thở...) thì cần ngừng truyền
máu ngay (khóa đường truyền và giữ
nguyên), theo dõi chặt trạng thái bệnh
nhân và nếu cần thì kiểm tra túi máu (phù
hợp nhóm máu ABO và Rh, chất lượng túi
máu...).
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Chỉ tiếp tục truyền máu nếu kiểm
tra kỹ không phát hiện bất
thường và bệnh nhân đã ổn định
về lâm sàng.
- Nếu bệnh nhân không có biểu
hiện gì như đã nêu, tiếp tục
truyền tốc độ bình thường.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
2. Ủ ấm máu
- Việc truyền nhanh máu đang ở
nhiệt độ tồn trữ 40C, lạnh so với
thân nhiệt bệnh nhân có thể rất
nguy hiểm với bệnh nhân.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Có thể dùng máy ủ ấm máu
trước khi truyền vào bệnh
nhân, nhưng phải kiểm tra kỹ
các thông số cũng như thực
hiện tốt các thao tác để tránh
làm hỏng máu do quá nóng.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
3. Ủ ấm bệnh nhân
- Có thể có lợi và đơn giản hơn so với
việc dùng máy ủ ấm túi máu
- Ử ấm bệnh nhân bằng máy sưởi có thể
được dùng trong các trường hợp sau
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
+ Người lớn được truyền máu với tốc
độ cao trên 50ml/ kg/ giờ
+ Trẻ em cần truyền thay máu
+ Truyền máu cho bệnh nhân có kháng
thể lạnh, có triệu chứng lâm sàng
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
4. Tốc độ truyền
- Truyền chậm trong khoảng 20ml đầu tiên
(khoảng 20 giọt/phút) để có thể nhận ra
được các tai biến sớm. Phần còn lại có thể
truyền với tốc độ 40 giọt/phút (đối với người
lớn).
- Máu cần được truyền trong vòng 2- 3 giờ
ngoại trừ những bệnh nhân phải tăng khối
lượng tuần hoàn từ từ.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Tiểu cầu, huyết tương, tủa lạnh
thường được truyền với tốc độ 2- 4
ml/phút.
- Trong khi truyền phải ghi lại các
dấu hiệu sống sau mỗi 30 phút và
sau khi kết thúc truyền máu.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
5. Theo dõi tai biến truyền máu
- Nếu có bất cứ phản ứng nào do truyền máu
thì phải dừng truyền máu ngay, báo bác sỹ
điều trị và nhân viên của ngân hàng máu.
- Tai biến truyền máu có thể xảy ra ngay
trong khi truyền máu, hoặc vài giờ, vài ngày
hoặc vài tuần sau đó.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Sau khi truyền 15 phút, ghi lại những dấu
hiệu sống của bệnh nhân (nhiệt độ, huyết
áp, nhịp thở, mạch).
- Khi có phản ứng nặng như rét run, sốt, khó
thở, choáng, đau lưng, nên:
+ Kiểm tra lại nhóm máu ABO và Rh ghi trên
đơn vị máu có phù hợp với nhóm máu bệnh
nhân không.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
+ Nếu kết quả xét nghiệm trước đó cho biết có
kháng thể bất thường không thuộc hệ ABO
và Rh, phải kiểm tra xem đơn vị máu có
phù hợp khi thử phản ứng chéo 4 điều kiện
không.
+ Lập báo cáo về kết quả xét nghiệm với mẫu
nghiệm máu bệnh nhân lấy trước truyền,
mẫu máu bệnh nhân lấy sau truyền, với đơn
vị máu và dụng cụ truyền máu đang dùng.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
+ Nên kéo tiêu bản máu (tìm ký sinh trùng sốt
rét) và cấy máu trong túi đang truyền.
+ Xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện sự
không tương hợp về nhóm máu.
+ Kiểm tra lại đơn vị máu xem có bị hư hỏng
không.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Khi bệnh nhân nhiều lần sốt sau
truyền máu mà không có hiện tượng
tan máu, trong những lần truyền máu
sau, nên dùng máu và các sản phẩm
máu nghèo bạch cầu và xét nghiệm
tìm kháng thể chống kháng nguyên
bạch cầu nếu có thể.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Nếu thấy máu ngừng chảy hoặc
chảy chậm, có thể thay phễu lọc,
thay đổi tư thế tay của bệnh nhân
hay thay kim có đường kính lớn
hơn.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Không được thêm bất cứ loại thuốc nào
trực tiếp vào túi máu trong quá trình
truyền máu.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Nguy cơ tắc mạch do bọt khí
có thể xảy ra
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
III. SAU KHI TRUYỀN MÁU
- Sau khi hoàn thành truyền máu mà không
có tai biến gì, bác sỹ hay điều dưỡng phải
xác nhận điều này vào phiếu truyền máu.
Phiếu truyền máu sẽ được dán vào bệnh án
của bệnh nhân.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Theo dõi bệnh nhân trong vài giờ để có thể
biết được các dấu hiệu hay triệu chứng của
các phản ứng do truyền máu.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
IV. MỘT SỐ QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU
1. Truyền tiểu cầu
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Tiểu cầu cần được truyền
càng sớm càng tốt vì hoạt tính
của tiểu cầu giảm nhanh trong
quá trình lưu trữ.
- Nếu sử dụng pool tiểu cầu thì phải truyền
trong vòng 4 giờ sau khi pool (tập trung).
- Đếm tiểu cầu sau khi khi truyền 1 giờ và 24
giờ để đánh giá hiệu quả.
- Không bao giờ lưu trữ khối tiểu cầu trong
tủ lạnh.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
2. Truyền tủa lạnh
- Nếu sử dụng pool tủa lạnh thì
phải truyền trong vòng 4 giờ sau
khi pool.
- Nên truyền tủa lạnh càng sớm
càng tốt vì yếu tố VIII bị giảm
hoạt tính ở nhiệt độ phòng.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- Trước khi kết thúc truyền, nên cho 20- 30ml
nước muối sinh lý vào túi để hoà tan một số
tủa bám vào thành túi, tránh lãng phí.
- Thực hiện các xét nghiệm đông máu để
đánh giá hiệu quả truyền tủa lạnh nếu cần.
- tủa của người có nhóm máu Rh dương có
thể truyền cho người nhóm máu Rh âm.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
3. Truyền huyết tương tươi đông lạnh
(fresh frozen plasma, FFP)
Huyết tương tươi đông lạnh
phải được truyền trong vòng 24
giờ sau khi tan đông, nhưng tốt
nhất nên truyền trong vòng 2
giờ.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
4. Truyền máu trong trường hợp cấp cứu
Trong trường hợp cấp cứu cần
truyền máu ngay mà không có
máu cùng nhóm thì có thể truyền
hồng cầu khối nhóm O, Rh âm.
Bài giảng QUY TRINH TM ThS. Hà Nữ Thùy Dương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_truyen_mau_7448.pdf