Bài giảng Quê hương đất nước- Bác Hồ ( từ ngày 09/04- 04/05)

Cô hỏi : Cháu thích bài bạn nào ? Vì sao cháu thích?

* Dặn dò : Về nhà các con vẽ lại cho cha mẹ, ông bà mình xem nhé!

3/ Kết thúc

Cho cháu chơi : Dung dăng dung dẻ

 

doc27 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quê hương đất nước- Bác Hồ ( từ ngày 09/04- 04/05), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô vâng ạ. - Lớp đọc đồng thanh từ đền Ngọc Sơn. - Trẻ lên tìm chữ cái đã học (n, g, ơ, đ, ê) - Trẻ cầm chữ s lên và sờ theo đường bao rồi nêu nhận xét. - Cháu đọc đồng thanh chữ s. - Cháu quan sát tranh nhận xét đọc từ rạp xiếc. - Trẻ lên tìm chữ cái đã học. - Trẻ tìm chữ x quan sát, sờ theo đường bao và nêu nhận xét. - Lớp đọc đồng thanh chữ x. - Cháu quan sát, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 chữ. - Trẻ phát âm x, s. - Cá nhân phát âm lại. - Thưa cô có ạ. - Trẻ tham gia chơi vui vẻ. - Trẻ tham gia chơi vui vẻ. - Trẻ tìm chữ s, x trong tranh từ. * Nhận xét cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện kể: Ông Gióng (Truyện Thần Thoại Việt Nam) I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện. - Biết cùng cô kể lại chuyện, kể chuyện theo tranh biết đặt tên cho câu chuyện và tham gia đóng kịch cùng cô và các bạn. * Kỹ năng: - Trẻ biết chú ý lắng nghe, biết thể hiện cử chỉ điệu bộ, ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học nghệ thuật. * Thái độ và giáo dục: - Giáo dục trẻ có lòng yêu quê hương Tổ quốc, bảo vệ đất nước, biết . - Giúp trẻ có tinh thần yêu nước, biết chia sẻ khó khăn giúp đỡ mọi người. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Tranh vẽ nội dung câu chuyện: “Ông Gióng” và một số chuyện khác. + Cô tập kể chuyện diễn cảm. - Đồ dùng của trẻ: + Tập cho trẻ kể lại chuyện theo tranh, theo sự gợi ý của cô. - Nội dung tích hợp: + HĐTH; Toán; giáo dục âm nhạc… III .Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định: Cô cho trẻ chơi trò chơi nhỏ: “Đoán tranh” Cô có 4 – 5 bức tranh vẽ nội dung các câu chuyện như: “Sự tích Hồ Gươm”; “Niềm vui bất ngờ”; “Cóc kiện trời”; “Sơn tinh thủy tinh”…cho trẻ lên bốc thăm và đoán tranh vẽ nội dung câu chuyện gì? Như thế nào? Có nhân vật gì?...Sau đó cô dẫn dắt vào câu chuyện và kể cho trẻ nghe. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Cô kể diễn cảm - Lần 1: Kể chậm rãi kết hợp làm cử chỉ điệu bộ, thể hiện được giọng của các nhân vật trong chuyện. - Kể xong cô nói: Cô đặt tên cho câu chuyện là: “Ông Gióng” còn các con sẽ đặt tên cho câu chuỵên là gì hãy cùng cô kể lần nữa rồi tự tìm và đặt tên cho câu chuyện nhé! Câu chuyện “Ông Gióng” là một câu chuyện thần thoại Việt Nam nói lên cậu Gióng mới 3 tuổi đã biết giúp vua đánh giặc cứu nước đấy các con ạ. - Cô kể lần 2: Kèm tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. * Hoạt động 2: Kể trích dẫn - Từ đầu cho đến “…chưa biết nói biết cười…” Đoạn này nói lên nơi ở của cậu Gióng và thời gian đất nước có giặc xâm chiếm. - Đoạn tiếp theo từ: “Một hôm sứ giả…ngổn ngang khắp nơi”…đoạn này nói lên Ông Gióng đã được lớn lên nhờ công chăm sóc, ăn uống của bố mẹ, của dân làng đoàn kết giúp đỡ để cho Gióng dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm. - Đoạn còn lại nói lên mọi người nhớ ơn Ông Gióng. * Hoạt động 3: Đàm thoại Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì nào? (Ông Gióng). - Trong truyện có những nhân vật nào? - Cậu Gióng sinh ra vào lúc nào? - Đã ba năm mà gióng chưa biết làm gì? - Vì sao Gióng biết nói và Gióng đã nghe được những gì? - Gióng yêu cầu gì với sứ giả? - Gióng đã ăn như thế nào để nhanh lớn? - Gióng đã đánh giặc như thế nào? - Đánh xong giặc Gióng đã làm gì - Con có suy nghĩ gì khi nghe câu chuyện này? - Hàng ngày con phải làm gì để cho thân thể của mình nhanh lớn nhỉ?... - Khi lớn rồi con sẽ làm gì để giúp cho đất nước ta hòa bình? * Giáo dục trẻ: Ăn đủ thức ăn, nhanh lớn để học tập, giúp ích cho nước nhà, biết bảo vệ Tổ Quốc đất nước... * Hoạt động 4: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Tập cho trẻ kể lại chuyện theo sự gợi ý của cô hoặc qua tranh vẽ và đặt tên cho câu chuyện theo sự gợi ý, sáng tạo của trẻ như: “Ông Gióng dũng cảm”; “Ông Gióng và cây tre Ngà”… 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ… Tham gia chơi trò chơi cùng cô. Nghe cô dẫn dắt vào bài. Nghe cô kể diễn cảm. Nghe cô kể diễn cảm kết hợp quan sát tranh. Nghe cô kể trích dẫn Đàm thoại cùng cô về nội dung câu chuyện. Nghe cô dặn dò. Tập cho trẻ kể lại chuyện sáng tạo và đặt tên cho câu chuỵên --------------------*****--------------------- HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ về cảnh đẹp quê hương đất nước I.Yêu cầu 1/ Kiến thức - Trẻ biết sử dụng thành thạo các nét vẽ tạo thành bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương mà trẻ cảm nhận được, biết tô màu thể hiện cảm xúc trong tranh. 2/ Kỹ năng - Dạy trẻ cách tô màu, biết thể hiện luật phối cảnh khi vẽ - Thể hiện cảm xúc đối với cảnh đẹp thiên nhiên qua nét vẽ, màu tô gần với thực tế. Cảm nhận vẽ đẹp của các hình tượng tong tranh của bạn. 3/ Thái độ: Biết trao đổi ý tưởng cảm xúc với bạn với cô. II. Chuẩn bị 1/ Đồ dùng của cô - Tranh phong cảnh của quê hương đất nước.. - Băng đĩa các bài hát về chủ đề. 2/ Đồ dùng của trẻ - Giấy bút màu 3/ Nội dung tích hợp: KPKH, Âm nhạc... III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1/ Ổn định trò chuyện Cho cháu nghe và xem đĩa VCD bài: Việt Nam quê hương tôi - Các con vừa được xem và nghe bài hát gì? - Trong bài hát các con thấy có những phong cảnh gì? - Các con có biết đó là phong cảnh ở tỉnh hay thành phố nào không? 2/ Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu Muốn hiểu rõ hơn các con hãy nhìn lên cô có những bức tranh về phong cảnh đẹp của quê hương đất nước Việt Nam đấy! - Cô cho cháu xem từng tranh và dưới bức tranh có những từ cái chỉ địa danh cho cháu đọc to. - Các con hãy nêu nhận xét về các bức tranh này như thế nào? - Đúng rồi những bức tranh đều có vẻ đẹp riêng của nó một bức tranh đều thể hiện lên những đặc trưng của vùng miền đó như: Ở Nha Trang thì có biển, còn ở Cao bằng thì có núi và những nhà sàn... - Các con có thích vẽ lại những cảnh đẹp của đất nước mình không nào? - Theo con thì con thì con vẽ cảnh đẹp nào? - Các con hãy trình bày cố cục bức tranh cho hợp lý, tô màu cho phù hợp với bức tranh mình vẽ. * Hoạt động 2: Lớp thực hiện - Trước khi trẻ vẽ cô cho trẻ nhắc lại cách cầm bút, và tư thế ngồi Trong khi cháu vẽ cô quan sát và nhắc nhở động viên cháu vẽ và tô màu đẹp, vẽ sáng tạo thêm cho bức tranh thêm đẹp. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm Cháu vẽ xong cho cháu đem treo sản phẩm lên giá treo. Treo xong và quan sát nhận xét - Cô hỏi : Cháu thích bài bạn nào ? Vì sao cháu thích? * Dặn dò : Về nhà các con vẽ lại cho cha mẹ, ông bà mình xem nhé! 3/ Kết thúc Cho cháu chơi : Dung dăng dung dẻ Cháu chú ý và trò chuyện cùng cô Cháu quan sát tranh mẫu và nhận xét Cháu thực hiện Cháu vẽ xong đem treo sản phẩm trên giá và nhận xét Cháu chơi dung dăng dung dẻ và đi ra ngoài * Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------*****-------------------------- Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: Dạy hát: Quê hương tươi đẹp Dân ca Nùng - Lời Anh Hoàn Nghe hát: Việt Nam quê hương tôi Sáng tác: Đỗ Nhuận Trò chơi: Hái hoa dân chủ I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ hát bài “quê hương tươi đẹp”, thể hiện tình cảm tha thiết với đất nước. - Được nghe bài “Việt Nam quê hương tôi” với niềm vui, hứng thú 2/ Kỹ năng: Biết vỗ tay theo nhịp bài: quê hương tươi đẹp. 3/ Thái độ: Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến quê hương, đất nước. II/ Chuẩn bị: 1/ Của cô: Đàn, nội dung bài học 2/ Của cháu: phách, trống lắc. 3/ Nội dung tích hợp: Khám phá khoa học, Làm quen văn học. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1/ Ổn định trò chuyện: - Cô đố lớp mình đất nước ta có tên là gì? - Vậy quê của con ở địa danh nào ở nước Việt Nam? - Buổi sáng hôm nay trời rất đẹp các con có thích đi chơi xa không? - Vậy bạn nào được bố mẹ cho đi thăm và tham quan du lịch rồi? - Các con được đi những đâu? 2/ Nội dung: *Hoạt động 1: Hát vỗ tay theo tiết tấu - Cô cho các bạn hát 2 lần. - Các con vừa cùng cô hát bài “Quê hương tươi đẹp” dân ca Nùng – Lời Anh Hoàn * Vỗ tay theo tiết tấu - Các Con thấy Việt Nam ta có đẹp không? - Các con đối với quê hương mình như thế nào? - Lớp vỗ tay theo tiết tấu - Cô mời các tổ. - Cô mời các bạn lên thể hiện tình cảm của mình với quê hương đất nước nào? *Hoạt động 2: Nghe hát bài: Việt Nam quê hương tôi. - Các con biết không Việt Nam có rất nhiều phong cảnh đẹp đấy các con ạ, đó là những cảnh đẹp nào? Bây giờ các con hãy chú ý xem nhé? - Cô mở máy cho trẻ xem băng đĩa bài hát “ Việt Nam quê hương tôi” sáng tác Đỗ Nhuận nhé! - Cô hát cho nghe lần 1 - Cô hát lần 2 cháu hưởng ứng cùng cô. * Hoạt động 3: Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Các con có thích chơi nữa không? - Các con cùng chơi trò chơi “hái hoa dân chủ”. + Cách chơi: - Cô có một cây hoa và những bông hoa trên cây đều có những điều bí mật là những câu đố và mỗi bạn chỉ được hái một bông hoa, các con hãy làm theo yêu cầu bông hoa các con vừa hái ( Trong hoa cô yêu cầu hát hoặc đọc thơ về chủ đề) - Cô cho cháu chơi 3-4 lần 3/ Kết thúc * Nhạc quê hương tươi đẹp - Trẻ hát bài hát, đi ra ngoài. - Trẻ trả lời cô. - Cháu hát theo nhạc. - Từng tổ, cá nhân lên thể hiện bài hát. - Trẻ lắng nghe cô hát. - Chú ý nghe cô nói cách chơi. - Cháu tham gia chơi. - Trẻ hát và đi ra ngoài * Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. -------------------------*****--------------------- Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Laøm quen vôùi toaùn ĐỀ TÀI : Nhaän bieát soá löôïng vaø caùc soá töø 1- 10 I/ Yêu cầu - Cháu được củng cố nhận biết số lượng và các số từ 1 - 10 II/ Chuẩn bị - Các nhóm đồ vật đặt quanh lớp có số lượng 10 - Một số tranh thắng cảnh Hồ Guơm, lăng Bác Hồ, công viên - Thẻ số từ 1 - 10 III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của cháu 1/ Ổn định Cho cháu hát bài : Tập đếm Các cháu vừa hát bài hát nói về gì? Để thi xem ai giỏi giờ làm quen với toán hôm nay cô mình cùng thi xem ai nhận biết số lượng và các số từ 1- 10 nhanh và đúng nhất nhé ! 2/ Nội dung * Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 10 - Cho cháu chơi : Ai nhanh ai tinh Cô gắn lên bảng 4 thẻ chấm tròn ( có số liên tiếp không theo thứ tự ) các cháu hãy quan sát kỹ sau đó cho cháu nhắm mắt lại , cô sẽ cất bớt thẻ khi cháu mỏ mắt ra tìm thẻ số có chấm tròn nào biến mất cháu nào nhanh hơn cô khen. - Cứ như vậy cô cho cháu chơi sau đó cô thay đổi 4 thẻ khác * Tạo nhóm có số lượng 10 đếm đến 10 Cháu hãy tạo vận động có số lượng 10 đến số lần vận động * Luyện tập Cho cháu tìm quanh lớp và đếm số lượng đồ dùng đồ chơi chọn thẻ số đặt vào nhóm đó - Cho cháu chơi “tìm đúng chỗ” Cháu vừa đi vừa hát và quan sát các tranh treo trên lớp có kí hiệu từng địa danh là số 2,3,4 hoặc 7,8,9, 10... cháu hãy tìm nhanh đúng chỗ và cho cô biết nơi đây là đâu? * Trò chơi cứ như vậy tiếp tục kết hợp giới thiệu qua về địa chỉ , địa danh nơi trẻ tìm đến. * Củng cố : Về nhà các con hãy nhận biết lại các số từ 1 -10 cho cha mẹ , ông bà mình nghe nhé! Giờ hôm sau chúng ta hãy học tốt hơn nhé! 3/ Kết thúc Cho cháu chơi : dung dăng dung dẻ và đi ra ngoài Cả lớp hát cùng cô Cháu trả lời câu hỏi của cô Thưa cô vâng ạ! Cháu tham gia chơi Cháu tạo vận động và tìm số tương ứng số lầ vận động Cháu tham gia chơi vừa đi vừa hát Thưa cô vâng ạ! Cháu chơi vừa đi vừa đọc đồng dao và ra ngoài *Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaiLieuTongHop.Com---BAI QUE HUONG DAT NUOC BAC HO.doc
Tài liệu liên quan