1. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
Ai? Quan tâm điều gì? Để làm gì?
2. Công cụ và phương pháp phân tích
Các hạn chế trong phân tích
Nguồn dữ liệu để phân tích
Các công cụ căn bản
Phương pháp phân tích theo quy mô
3. Các nhóm hệ số tài chính
Khả năng thanh toán ngắn hạn
o Khái niệm về vốn lưu động
Hiệu quả hoạt động
Đòn bẩy
Khả năng sinh lời
4. Tiến hành phân tích báo cáo tài chính
Xác định mục tiêu phân tích
Các bước tiến hành phân tích
Gia tăng sự hiểu biết về công ty
Báo cáo kết quả phân tích
5. Phân tích tăng trưởng công ty
Tăng trưởng quá nhanh và vấn đề
Tăng trưởng chậm và vấn đề
Tăng trưởng bền vững
38 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 4: Phân tích báo cáo tài chính - Nguyễn Tấn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 1
Bài giảng 4
Quản trị tài
chính
Phân tích báo cáo
tài chính
Hiệu quả kinh doanh
Tình hình tài chính
Báo cáo tài chính chỉ thể hiện những điều đã
qua, là “hệ quả” của các quyết định quản trị
trong quá khứ;
QUẢN TRỊ LÀ RA QUYẾT ĐỊNH CHO TƯƠNG
LAI, từ mong muốn cải thiện quá khứ sao cho
tốt đẹp hơn, thông minh và phù hợp hơn.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 2
Lời bạt của tác giả
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 3
Nội dung bài này:
1. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
Ai? Quan tâm điều gì? Để làm gì?
2. Công cụ và phương pháp phân tích
Các hạn chế trong phân tích
Nguồn dữ liệu để phân tích
Các công cụ căn bản
Phương pháp phân tích theo quy mô
3. Các nhóm hệ số tài chính
Khả năng thanh toán ngắn hạn
o Khái niệm về vốn lưu động
Hiệu quả hoạt động
Đòn bẩy
Khả năng sinh lời
4. Tiến hành phân tích báo cáo tài chính
Xác định mục tiêu phân tích
Các bước tiến hành phân tích
Gia tăng sự hiểu biết về công ty
Báo cáo kết quả phân tích
5. Phân tích tăng trưởng công ty
Tăng trưởng quá nhanh và vấn đề
Tăng trưởng chậm và vấn đề
Tăng trưởng bền vững
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 4
1.
Đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 5
Các đối tượng quan
tâm điều gì?
Hai câu hỏi đầu tiên của những người ra
quyết định đối với một công ty là:
Tình trạng tài chính vào một ngày cụ
thể? (thời điểm)
Tình hình hoạt động kinh doanh trong
thời gian qua? (thời kỳ)
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 6
Các đối tượng quan
tâm điều gì?
Câu trả lời đầu tiên nằm trong 03 báo cáo tài
chính cơ bản:
Bảng cân đối kế toán – chỉ ra tình trạng tài
chính vào một thời điểm (ngày) cụ thể
Báo cáo thu nhập – chỉ ra tình hình hoạt
động suốt một thời kỳ
Báo cáo ngân lưu – chỉ ra dòng tiền vào,
dòng tiền ra suốt một thời kỳ
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 7
Tổng quát về phân tích hoạt
động doanh nghiệp
Trước tiên phải xác định rõ mục tiêu của
việc phân tích
Xác định ai sẽ là người sử dụng các báo cáo
tài chính và kết quả phân tích
Xác định rõ đối tượng sử dụng sẽ giúp xác
định các thông tin cần phân tích
Điều này cũng dễ hiểu, bởi mỗi đối tượng có
nhu cầu khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau. Ví dụ?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 8
Những người sử dụng các
kết quả phân tích
Các chủ nợ
Các nhà đầu tư (các cổ đông)
Các nhà quản trị
Ai nữa?
Các nhóm người trên đây cần tìm hiểu
những vấn đề gì? Để làm gì?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 9
Các chủ nợ
Tại sao doanh nghiệp muốn (cần) phải vay
nợ?
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào?
Đòn bẩy tài chính ra sao?
Công ty có khả năng hoàn trả nợ vay?
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có đủ trả nợ hay không?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 10
Các nhà đầu tư (các cổ đông)
Doanh nghiệp hoạt động như thế nào trong
hiện tại? Kỳ vọng trong tương lai?
Rủi ro do cơ cấu vốn (rủi ro tài chính) hiện tại
ra sao?
Suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp là bao
nhiêu?
Thị phần và vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp như thế nào trên thị trường?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 11
Các nhà quản trị
Cần biết tất cả các thông tin mà các chủ nợ và
nhà đầu tư tìm hiểu, cộng thêm:
Lĩnh vực nào của doanh nghiệp là thành công
nhất? Lĩnh vực nào chưa thành công?
Những điểm mạnh yếu về tình hình tài chính của
doanh nghiệp?
Những thay đổi nào cần được thực hiện để cải
thiện tình hình hoạt động trong tương lai?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 12
2.
Công cụ và phương
pháp phân tích
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 13
Các hạn chế của báo cáo tài
chính sử dụng trong phân tích
Giá trị sổ sách
Quan điểm kế toán
Sự biến động của các hệ số có mức
độ tương quan lẫn nhau
Các thay đổi giữa các kỳ kinh doanh
về: điều kiện kinh tế, chế độ kế
toán.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 14
Nguồn dữ liệu để phân tích
Các báo cáo tài chính (cả bảng thuyết minh)
Báo cáo kiểm toán
Báo cáo tổng kết của ban giám đốc
Các chi tiết bổ sung
Tất cả các nguồn dữ liệu trên đều được thể trong báo cáo
thường niên. Tất nhiên cũng có thể tìm kiếm thêm thông tin
từ các nguồn khác.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 15
Các công cụ phân tích
cơ bản
Phân tích quy mô (cơ cấu, tỷ lệ các khoản
mục của các báo cáo tài chính)
Phân tích các hệ số (tỉ số, chỉ tiêu) tài chính
Phân tích xu hướng và so sánh cùng ngành
Phân tích chỉ số tăng trưởng
Cảm giác và phán đoán (tất nhiên là rất khó
áp dụng!)
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 16
Phân tích theo quy mô
Với báo cáo thu nhập (kết quả kinh
doanh)
Mô tả mỗi khoản mục trong báo cáo thu nhập
theo tỷ lệ % của doanh thu
Với bảng cân đối kế toán
Mô tả mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế
toán theo tỷ lệ % của tổng tài sản
Kết quả trên đây được sử dụng để phân tích
cơ cấu tài chính
Lưu ý: Cần thực hiện trên Excel để có kết quả nhanh chóng và chính xác
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 17
Giới thiệu các nhóm
hệ số
Nhóm hệ số thanh toán ngắn hạn
Đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng nhu
cầu tiền mặt khi cần
Phân biệt khả năng thanh toán và khả năng
thanh khoản
Tính thanh khoản được đo bằng tiền mặt
Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
Đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng các
tài sản
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 18
Giới thiệu các nhóm
hệ số (tiếp)
Nhóm hệ số đòn bẩy
Đo lường mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp
trong mối tương quan giữa nợ vay và vốn chủ sở
hữu, khả năng thanh toán lãi vay và các khoản
phải trả cố định hằng năm
Nhóm hệ số khả năng sinh lời
Đo lường hiệu quả hoạt động chung của doanh
nghiệp trong việc quản lý và sử dụng tài sản, nợ
vay và vốn chủ sở hữu
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 19
Giới thiệu các nhóm
hệ số (tiếp)
Nhiều hệ số sử dụng “số bình
quân”
Tuy nhiên, để đơn giản cũng có thể
sử dụng số cuối kỳ, đầu kỳ.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 20
Đặc biệt lưu ý
Các hệ số là rất hữu ích, tuy nhiên:
Chúng không phải là câu trả lời cuối cùng, và một số
trong đó không dùng để dự báo hay tiên đoán
Chúng phải được sử dụng đồng thời với các hệ số và
các nhân tố khác để phân tích tài chính
Không hề có một “quy tắc kinh nghiệm” chung nào được
sử dụng để diễn giải các hệ số hay đưa ra ngay các kết
luận
Hãy luôn nhớ, đừng dừng lại ở một hệ số
đơn lẻ
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 21
3.
Các nhóm hệ số tài
chính
Sử dụng báo cáo tài chính Công ty Cửu Long ở bài giảng 2
để thực hành tính toán các hệ số.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 22
Nhóm hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Công thức: Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu
tiền mặt trong ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Công thức: (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn
kho)/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu
tiền mặt lập tức trong ngắn hạn
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 23
Nhóm hệ số thanh toán (tiếp)
Hệ số thanh khoản của dòng tiền
Công thức: (Tiền mặt và chứng khoán ngắn
hạn + NCF từ hoạt động kinh doanh)/ Nợ
ngắn hạn
Ý nghĩa: Quan tâm đến khả năng doanh
nghiệp tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh để trả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn đến
hạn trả.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 24
Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động (NWC: net working capital) là
cách thể hiện khác của hệ số thanh toán ngắn
hạn (CR: current ratio)
Công thức: Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Quan hệ:
CR > 1 NWC > 0
CR < 1 NWC < 0
CR = 1 NWC = 0
Chỉ khác nhau toán chia và toán trừ !
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 25
Khái niệm vốn lưu động (tiếp)
Thử trở về đẳng thức kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ (phải trả) + Vốn (chủ sở hữu)
Tài sản ngắn hạn + Tài sản cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ
dài hạn + Vốn
Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Vốn - Tài
sản cố định
Gọi:
Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Vốn lưu động
Nợ dài hạn + Vốn = Vốn dài hạn (permanent capital)
Ta có thể viết:
Vốn lưu động = Vốn dài hạn – Tài sản cố định
Từ phương trình này, có thể phát biểu bằng lời một cách nôm na để “bà ngoại” cũng hiểu?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 26
Nhóm hệ số hiệu quả
hoạt động
Thời hạn thu tiền bình quân
Công thức: Khoản phải thu/ Doanh thu bình quân
một ngày
Ý nghĩa: Đo lường khả năng thanh khoản của khoản
phải thu (khả năng thu nợ từ khách hàng)
Vòng quay khoản phải thu
Công thức: Doanh thu/ Khoản phải thu
Ý nghĩa: Một phương pháp khác đo lường hiệu quả
thu hồi nợ và chính sách bán chịu của công ty
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 27
Nhóm hệ số hiệu quả
hoạt động (tiếp)
Vòng quay hàng tồn kho
Công thức: Giá vốn hàng bán/ Trị giá hàng tồn kho bình
quân
Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Số ngày tồn kho
Công thức: Số ngày trong kỳ/ Vòng quay hàng tồn kho
Ý nghĩa: Một cách thể hiện khác trong đo lường hiệu quả
quản trị hàng tồn kho
Lưu ý đặc trưng ngành nghề đối với hệ số này
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 28
Nhóm hệ số hiệu quả
hoạt động (tiếp)
Vòng quay tài sản cố định và tổng tài sản
Công thức: Doanh thu/ Tài sản cố định (ròng)
Hoặc: Doanh thu/ Tổng tài sản
Ý nghĩa: Cả hai hệ số dùng đánh giá hiệu quả việc
đầu tư tài sản để tạo ra doanh thu
Lưu ý đặc trưng ngành nghề đối với hệ số này
(công nghiệp nặng, nông nghiệp, bán lẻ, dịch vụ,)
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 29
Nhóm hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số nợ
Công thức: Tổng nợ/ Tổng tài sản (D/A)
Hệ số vốn
Công thức: Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (E/A)
Nợ dài hạn so với vốn dài hạn
Công thức: Nợ dài hạn/ (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)
Nợ so với vốn chủ sở hữu
Công thức: Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu (D/E)
Ý nghĩa: Các hệ số này đều dùng đo lường việc sử dụng nguồn huy
động nợ (tài chính) cho hoạt động doanh nghiệp
Từ đẳng thức kế toán: A = D + E, có thể biến tấu cho nhiều cách viết
khác nhau để thể hiện tình hình tài chính
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 30
Nhóm hệ số đòn bẩy tài
chính (tiếp)
Tỷ lệ nợ và số lượng nợ trong cơ cấu vốn
là rất quan trọng đối với các nhà phân tích
Là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
Nợ gắn liền với rủi ro. Vì một số tiền cố
định cam kết phải trả và trả đúng hạn
Số tiền nợ cố định phải bảo đảm được
thanh toán
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 31
Các hệ số đáp ứng nợ vay
Hệ số chi trả lãi vay
Công thức: EBIT/ Lãi vay
Ý nghĩa: Cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh có đủ khả năng thanh toán chi phí lãi
vay trong kỳ hay không
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 32
Các hệ số đáp ứng nợ vay
(tiếp)
Khả năng đáp ứng của dòng tiền
Công thức: Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh
doanh/ Nợ dài hạn đến hạn trả hàng năm
Ý nghĩa: Đo lường khả năng của doanh nghiệp
trong việc trang trải các khoản nợ dài hạn đến hạn
phải trả
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải ổn định
lâu dài và phải đủ trang trải cho các hoạt động
đầu tư trước đây đã từng huy động một phần
bằng nợ vay
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 33
Nhóm hệ số khả năng
sinh lời
Hệ số lãi gộp
Công thức: Lãi gộp/ Doanh thu
Hệ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Công thức: EBIT/ Doanh thu
Hệ số lợi nhuận ròng (ROS)
Công thức: Lợi nhuận ròng/ Doanh thu
Ý nghĩa: Cả ba hệ số này đều dùng đo lường khả năng sinh
lời so với doanh thu
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 34
Nhóm hệ số khả năng
sinh lời (tiếp)
Hệ số dòng tiền
Công thức: Ngân lưu ròng từ hoạt
động kinh doanh/ Doanh thu
Ý nghĩa: Đo lường khả năng
chuyển doanh thu thành tiền mặt
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 35
Nhóm hệ số khả năng
sinh lời (tiếp)
Suất sinh lời tài sản (ROA) hay Suất sinh lời đầu tư
(ROI) – nội dung như nhau, chỉ khác về từ ngữ!
Công thức: Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Công thức: Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu
Phương trình DuPont
ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính (FL: financial leverage)
Ý nghĩa: Các hệ số đều dùng để đo lường hiệu quả quản
trị đầu tư và khả năng tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu
(các cổ đông).
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 36
Ví dụ đòn bẩy tài chính
Không vay Vay 400 Vay 800
Nợ vay (D) - 400 800
Vốn chủ sở hữu (E) 1,000 600 200
Tổng tài sản (A) 1,000 1,000 1,000
Đòn bẩy tài chính (A/E) 1 1,67 2
EBIT 320 320 320
Lãi vay (20%) - 80 160
Lợi nhuận trước thuế 320 240 160
Thuế thu nhập 80 60 40
Lợi nhuận ròng 240 180 120
ROE 24% 30% 60%
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 37
Ví dụ đòn bẩy tài chính (tiếp)
Công ty (31/12/20xx) ROE P A T
Ngân hàng SCB 19.0% 41.3% 0.05 8.8
Giấy Viễn Đông 9.1% 5.1% 1.02 1.7
CK Hải Phòng 27.4% 52.3% 0.22 2.4
Xây dựng số 3 12.7% 7.4% 0.37 4.6
Xi măng Bỉm Sơn 13.5% 9.0% 0.66 2.3
Bánh kẹo Hải Hà 20.1% 6.2% 1.73 1.9
Vận tải VITACO 30.2% 25.8% 0.42 2.8
Nhựa Bình Minh 22.8% 14.1% 1.37 1.2
Gỗ Thuận An 13.9% 11.1% 0.67 1.9
Các ký hiệu:
P: Hệ số lãi ròng
A: Vòng quay tài sản
T: Đòn bẩy tài chính
Nguồn: www.hsx.vn; hastc.org.vn
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 38
Nhóm hệ số khả năng
sinh lời (tiếp)
Suất sinh lời tổng vốn đầu tư (ROIC)
Công thức: EBIT (1-thuế suất)/ Tổng tài
sản
Ý nghĩa: Khả năng sinh lời của đồng vốn
nói chung, không phân biệt cơ cấu nguồn
vốn, không chịu tác động của đòn bẩy
tài chính (đòn cân nợ).
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 39
Nhóm hệ số khả năng sinh
lời (tiếp)
ROIC không chịu tác động bởi đòn cân nợ
Không vay Vay 400 Vay 800
Nợ vay - 400 800
Vốn chủ sở hữu 1,000 600 200
Tổng tài sản 1,000 1,000 1,000
EBIT 320 320 320
Lãi vay - 80 160
Lợi nhuận trước thuế 320 240 160
Thuế thu nhập 80 60 40
Lợi nhuận ròng 240 180 120
ROE 24% 30% 60%
ROIC 24% 24% 24%
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 40
Nhóm hệ số khả năng sinh lời
(tiếp)
Chủ nợ và chủ sở hữu chia EBIT sau thuế
Không vay Vay 400
EBIT 320 320
Lãi vay - 80
Lợi nhuận trước thuế 320 240
Thuế thu nhập (25%) 80 60
Lợi nhuận ròng 240 180
ROIC 24% 24%
EBIT (1 – 25%) = 320 (1 – 25%) = 240
Được chia ra:
• Chủ nợ: 80 (1 – 25%) = 60
• Chủ sở hữu: = 180
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 41
Có phải bao giờ cũng “bẩy lên”?
EBIT 50
D E A/E Lãi vay ROA ROE
0 1000 1,0 - 5,0% 5,0%
100 900 1,1 10 5,0% 4,4%
200 800 1,3 20 5,0% 3,8%
300 700 1,4 30 5,0% 2,9%
400 600 1,7 40 5,0% 1,7%
500 500 2,0 50 5,0% 0,0%
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 42
Khi nào thì “bàng quan”?
EBIT 100
D E A/E Lãi vay ROA ROE
0 1000 1,0 - 10,0% 10,0%
100 900 1,1 10 10,0% 10,0%
200 800 1,3 20 10,0% 10,0%
300 700 1,4 30 10,0% 10,0%
400 600 1,7 40 10,0% 10,0%
500 500 2,0 50 10,0% 10,0%
Quan hệ giữa ROA, D, Lãi suất (r) và ROE:
ROA > r D ROE
ROA < r D ROE
ROA = r D ROE: không thay đổi
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 43
4.
Tiến hành phân tích
báo cáo tài chính
Hãy sử dụng báo cáo tài chính của một công ty niêm
yết ở Việt Nam để tiến hành phân tích (www.hsx.vn;
hastc.org.vn)
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 44
Tiến hành phân tích báo
cáo tài chính một công ty
Giờ đây chúng ta đã có một số
“công cụ” để phân tích hiệu quả
kinh doanh và tình hình tài chính.
Sẽ phải làm gì tiếp theo?
Để phân tích báo cáo tài chính,
chúng ta có thể thực hiện theo
các bước như sau
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 45
Các bước phân tích báo
cáo tài chính
Xác lập các mục tiêu phân tích
Ai và tại sao lại quan tâm tới công
ty này?
Những vấn đề nào cần muốn biết?
Những thông tin nào là quan trọng
giúp cho việc ra quyết định?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 46
Các bước phân tích báo
cáo tài chính (tiếp)
Xem xét ngành nghề công ty đang hoạt động
và liên hệ giữa tình hình hiện tại của ngành
với xu hướng phát triển kinh tế dự đoán
Mỗi công ty không thể hoạt động trên một
hoang đảo
Công ty đang hoạt động trong một ngành
kinh doanh có tiềm năng phát triển? Đang
suy thoái? Hay đang có sự biến động?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 47
Các bước phân tích báo
cáo tài chính (tiếp)
Cần phải gia tăng sự hiểu biết về công ty và
chất lượng quản trị, trừ khi bạn đã “lỡ mua”
một số cổ phiếu chẳng ra gì, và bạn không thể
làm gì hơn được nữa!
Công ty được quản lý ra sao?
Công ty có tận dụng được các cơ hội sẵn có hay
không?
Công ty có luôn đổi mới, có xu hướng phát
triển?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 48
Các bước phân tích báo
cáo tài chính (tiếp)
Đánh giá các báo cáo tài chính bằng cách sử dụng
các công cụ căn bản đã nghiên cứu trên đây.
(Riêng việc “cộng trừ, nhân chia” này cũng khá tốn
thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn)
Tập trung vào các lĩnh vực chính:
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Cơ cấu vốn và khả năng trả nợ dài hạn
Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời
Các hệ số thị trường, nếu có
Phân tích chi tiết từng phần có liên quan
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 49
Các bước phân tích báo
cáo tài chính (tiếp)
Tóm tắt các ý kiến, nhận định
bằng lời văn xúc tích và ngắn gọn
Báo cáo, trình bày bằng bảng
biểu, đồ thị
Đưa ra các kết luận về công ty
theo các mục tiêu cần tìm hiểu
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 50
Cần tự hoàn chỉnh
Hãy nỗ lực chuyển từ những kiến thức mông
lung, lộn xộn sang một sơ đồ tự vẽ
Ôn lại các báo cáo tài chính cơ bản và cố
gắng hiểu rõ chúng
Thực hành các kiến thức cơ bản về phân tích
tài chính, tốt nhất thực hiện trên Excel
Hy vọng rằng với những kiến thức thu nhận
được, từ các số liệu có sẵn chúng ta sẽ biết
cách xử lý chúng như thế nào
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 51
Chia sẻ
Chất lượng công tác phân tích báo cáo tài chính tùy
thuộc vào dữ liệu được sử dụng. Do đó, chúng ta cần
phải quan tâm tới sự trung thực, hợp lý và tính phù
hợp của các báo cáo tài chính
Phân tích tài chính chỉ có giá trị (cho mình) nếu nó
trả lời được các câu hỏi (do chính mình) đặt ra
Cần phải suy nghĩ kỹ càng về những gì đối tượng sử
dụng cần (muốn) biết trước khi tiến hành xử lý số liệu.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 52
Hãy còn ở phía trước
Phân tích các thông tin về hoạt động
doanh nghiệp có thể chỉ là niềm vui hay
sự giải trí, nhưng cũng mang lại nhiều lợi
ích.
Sự hiểu biết của chúng ta về một công ty
không bao giờ gọi là đủ cho dù dưới tư
cách là một nhà đầu tư, chủ nợ, chủ
doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước,
sở thuế và ngay cả nhà quản trị nữa.
5.
Phân tích tăng
trưởng công ty
Nội dung phần này:
Vấn đề tăng trưởng công ty
Tăng trưởng quá nhanh
Tăng trưởng quá chậm
Quy luật hoạt động doanh nghiệp
Giai đoạn khởi động
Tăng trưởng
Trưởng thành tới hạn
Suy giảm
Hệ quả của tăng trưởng nhanh
Hệ quả của tăng trưởng
Huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng bền vững
Ứng dụng phân tích DuPont
Xác định tốc độ tăng trưởng bền vững
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 54
Tăng trưởng và quản lý tăng trưởng công ty là
những vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạch
định kinh doanh và tài chính.
Tăng trưởng không phải là tối đa hóa lợi nhuận;
Mặc dù tăng trưởng, tăng thị phần thì lợi nhuận
của công ty sẽ tăng nhanh; Tuy nhiên, nhìn từ
góc độ tài chính, tăng trưởng không phải luôn
luôn là điều tốt đẹp.
(điển hình: Enron, và gần đây)
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 55
Tăng trưởng có thể đặt các nguồn lực của
một công ty trong một trạng thái căng thẳng
dễ dàng nhìn thấy
Nếu các nhà quản trị không nhận thức được
sự ảnh hưởng này và tạo các bước đi cần
thiết để kiểm soát chúng, tăng trưởng có thể
dẫn đến phá sản
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 56
Công ty tăng trưởng nhanh, sản
phẩm cung ứng là có nhu cầu
thực sự trên thị trường nhưng tại
sao vẫn thất bại ?
Vì thiếu sự nhạy bén và linh hoạt tài
chính để theo đuổi và quản lý tốc độ
tăng trưởng một cách đúng mực và
bền bĩ.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 57
Tăng trưởng quá nhanh
Tăng trưởng quá chậm là một vấn đề,
tuy nhiên mặt trái của nó là không phải
chịu áp lực về tài chính.
Nếu đánh giá đúng về năng lực tài chính
và duy trì tốc độ tăng trưởng chậm thì
ngược lại, công ty sẽ trở thành đối thủ
tiềm năng trong cuộc cạnh tranh giành
giật thị phần trong tương lai.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 58
Tăng trưởng quá chậm
• Hạn chế tăng trưởng không phải là
bài học dễ dàng đối với các giám
đốc.
• Bởi họ luôn nghĩ rằng, cứ nhiều hơn thì sẽ tốt
hơn (more is better). Đó là một quan điểm
sai lầm.
• Nhưng cũng thật oái ăm, trách
nhiệm nặng nề luôn đè lên đôi vai
của họ lại chính là sự thúc ép phải
tăng trưởng.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 59
Bài học khó nhận thức!
Quản trị tăng trưởng trở thành
một chủ đề đáng để các nhà
quản trị quan tâm nghiên cứu
một cách kỹ càng và thật sự
nghiêm túc hơn.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 60
Cần phải quản lý tăng trưởng
• Quy mô tăng trưởng tài chính được xác định bởi tốc độ
tăng trưởng bền vững của công ty.
• Đây là một tốc độ tăng trưởng tối đa trong sự phù hợp
với tốc độ gia tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt
các nguồn nội lực tài chính của công ty.
• Phải làm gì khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu của công ty
vượt quá tốc độ tăng trưởng bền vững và ngược lại?
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 61
Tăng trưởng bền vững
• Sự thành công của một công ty cũng giống
như hình ảnh vòng đời của một sản phẩm
thông thường,
• Cũng trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn khởi động
Giai đoạn tăng trưởng, đạt lợi nhuận
Giai đoạn trưởng thành tới hạn
Giai đoạn suy thoái
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 62
Quy luật hoạt động
Giai đoạn mà công ty phải đầu tư
nhiều tiền để phát triển sản xuất và
giới thiệu quảng bá sản phẩm,
nhằm tìm kiếm và giữ được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 63
Giai đoạn khởi động
• Sự tăng trưởng nhanh chóng
dẫn đến sự gia tăng nhu cầu
về vốn, và
• Công ty buộc phải tìm kiếm
các nguồn vốn đều đặn từ
bên ngoài.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 64
Giai đoạn tăng trưởng và đạt lợi
nhuận
• Giai đoạn này bắt đầu giảm sút
trong tăng trưởng.
• Chuyển đổi từ việc huy động nguồn
tài chính bên ngoài sang việc tạo ra
lượng tiền mặt nhiều hơn để tái
đầu tư.
• Lợi nhuận cao trong giai đoạn này.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 65
Giai đoạn trưởng thành tới
hạn
• Giảm sút liên tục một cách toàn diện
• Lợi nhuận rất khiêm tốn
• Tự trang trải các khoản tái đầu tư
• Doanh thu bắt đầu giảm dần
• Công ty ở giai đọan này thường dành không ít thời gian và tiền
bạc cho việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào sản phẩm mới hoặc
đầu tư vào các công ty khác còn đang trong thời kỳ tăng trưởng
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 66
Giai đoạn cuối
• Tăng trưởng công ty trước hết thể hiện
tăng trưởng doanh thu (gia tăng sản
xuất, phát triển chi nhánh, mở rộng
phạm vi, lĩnh vực hoạt động, v.v).
• Khi doanh thu tăng, dẫn đến tài sản
tăng (cả tài sản cố định và tài sản ngắn
hạn).
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 67
Hệ quả của tăng trưởng
• Tài sản cố định tăng, do tăng:
Đầu tư đất đai, nhà xưởng, máy móc,
trang thiết bị
• Tài sản ngắn hạn tăng, do tăng:
Dự trữ tiền mặt
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 68
Hệ quả của tăng trưởng (tiếp)
• Tài sản được huy động từ 2 nguồn:
Vay nợ
Vốn chủ
• Luôn nhớ đẳng thức kế toán căn bản
TÀI SẢN = NỢ + VỐN CHỦ
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 69
Nguồn vốn huy động
• Vốn chủ bao gồm:
Vốn góp
Lợi nhuận giữ lại
• Nếu công ty không/ không thể
huy động vốn góp, vốn chủ chỉ
còn trông vào lợi nhuận giữ lại
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 70
Huy động từ vốn chủ
• Một khi không thể huy động bằng
Vốn chủ, công ty buộc phải huy
động từ Nợ vay
Hệ quả của nó là gia tăng đòn cân
nợ, dẫn đến rủi ro tài chính
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 71
Khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2009-2012 vô tình giúp cho bài học
của chúng ta quá nhiều minh hoạ !
Huy động từ nợ vay
• Tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty
suy cho cùng là tốc độ tăng vốn chủ
Liệu cơm gắp mắm
• Đây là một tốc độ tăng trưởng tối đa trong
sự phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số
mà vẫn không làm cạn kiệt các nguồn nội
lực tài chính của công ty.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 72
Tốc độ tăng trưởng bền vững
• Giả định công ty không thể tăng vốn chủ bằng
vốn góp (huy động mới), để tài trợ cho tăng
trưởng công ty giờ đây sẽ lệ thuộc vào lợi nhuận
giữ lại.
• Gọi g là tốc độ tăng trưởng bền vững; R là tỉ lệ
lợi nhuận giữ lại, ta có thể viết:
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 73
Tốc độ tăng trưởng bền vững (tiếp)
g = R x
Lợi nhuận
= R x ROE
Vốn chủ đầu kỳ
Nhắc lại, ROE gồm 3 nhân tố theo DuPont:
ROE = ROS x AT x FL
Trong đó,
ROS = Lãi ròng/Doanh thu là Tỉ suất lợi nhuận so doanh thu
AT = Doanh thu/ Tài sản là Số vòng quay tài sản
FL = Tài sản/ Vốn chủ là Đòn bẩy tài chính
Lưu ý:
•Hai hệ số đầu thể hiện tình hình kinh doanh (ROS x AT = ROA)
•Hệ số thứ ba thể hiện tình hình tài chính (FL)
•Như vậy, suy đến cùng tốc độ tăng trưởng bền vững g phụ thuộc vào
từng mỗi nhân tố trên
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 74
Tốc độ tăng trưởng bền vững (tiếp)
Tài liệu tham khảo thêm
Quản trị tài chính
Nguyễn Tấn Bình
NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2003
NXB Thống kê, tái bản lần 8, 2013.
1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_4_phan_tich_bao_cao_tai_chi.pdf