Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao - Chuyên đề 6: Quản trị tài sản-Nợ: hợp đồng tài chính phái sinh

KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 5

• Các công cụ tài chính phái sinh

• Kỹ thuật quản lý tài sản – nợ bằng các

hợp đồng tài chính phái sinh

pdf42 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao - Chuyên đề 6: Quản trị tài sản-Nợ: hợp đồng tài chính phái sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chuyên đề 6 QUẢN TRỊ TÀI SẢN - NỢ: HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH 2TÀI LIỆU THAM KHẢO • Đọc các trang 299 – 331 Học liệu tham khảo số 1 • Đọc các trang 250 – 289 Học liệu tham khảo số 3 • Đọc các trang 56 – 70 Học liệu tham khảo số 2 • Đọc các trang 620 – 704 Học liệu tham khảo số 4 • Đọc các trang 251 – 286 Học liệu tham khảo số 5 3KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 5 • Các công cụ tài chính phái sinh • Kỹ thuật quản lý tài sản – nợ bằng các hợp đồng tài chính phái sinh 4CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH • Hợp đồng tài chính tương lai • Hợp đồng quyền lãi suất • Hợp đồng trao đổi lãi suất • Lãi suất trần, sàn, kết hợp 5HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Bản chất của hợp đồng tài chính tương lai • Mục đích của hợp đồng tài chính tương lai • Nghiệp vụ của hợp đồng tài chính tương lai 6BẢN CHẤT HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI Hợp đồng tài chính tương lai là thỏa thuận mua hay bán một số lượng chứng khoán (hay công cụ tài chính) cụ thể tại một thời điểm ấn định ở tương lai theo mức giá được xác định trước 7MỤC ĐÍCH HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI Mục đích của hợp đồng tài chính tương lai là nhằm chuyển dịch rủi ro lãi suất từ nhà đầu tư không thích rủi ro sang nhà đầu cơ thích rủi ro (những người sẵn sàng kiếm lợi nhuận trên rủi ro) 8NGHIỆP VỤ HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Nghiệp vụ phòng chống rủi ro bằng hợp đồng tài chính tương lai thế đoản “go short” • Nghiệp vụ phòng chống rủi ro bằng hợp đồng tài chính tương lai thế trường “go long” 9HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI THẾ ĐOẢN • Áp dụng khi lãi suất tăng • Thực hiện - Hợp đồng bán ở hiện tại - & hợp đồng mua ở tương lai 10 HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI THẾ TRƯỜNG • Áp dụng khi lãi suất giảm • Thực hiện - Hợp đồng mua ở hiện tại - & hợp đồng bán ở tương lai 11 CÁCH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Chính chức: thông qua các sở giao dịch - Được giám sát, đảm bảo - Ít khả năng có rủi ro • Phi chính thức: trực tiếp giữa các đối tác - Không được giám sát, đảm bảo - Nhiều khả năng có rủi ro 12 SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHỐNG THẾ ĐOẢN& THẾ TRƯỜNG • Mục đích: bảo vệ thu nhập & giá trị của ngân hàng. Cụ thể - Bảo vệ giá trị chứng khoán & các khoản tín dụng lãi suất cố định tránh tổn thất do lãi suất thị trường tăng - Hạn chế chi phí vay vốn của ngân hàng - Ngăn chặn khả năng lãi suất của các khoản đầu tư cho vay giảm sút trong tương lai 13 SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHỐNG THẾ ĐOẢN & THẾ TRƯỜNG • Chiến lược sử dụng hợp đồng tài chính tương lai hợp lý - Không để chi phí vay vốn tăng & giá trị tài sản giảm sẽ sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế đoản “bán hợp đồng tài chính tương lai & sau đó mua lại theo giá thị trường một hợp đồng tương tự” - Hạn chế sụt giảm thu nhập dự tính từ các khoản tín dụng & từ hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế trường “mua hợp đồng tài chính tương lai & sau đó bán lại theo giá thị trường một hợp đồng tương tự” 14 SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHỐNG THẾ ĐOẢN BẢO VỆ NGÂN HÀNG Qui trình thực hiện • Thời điểm hiện tại: bán hợp đồng trên thị trường tương lai cho các nhà đầu tư • Thời điểm tương lai: ngân hàng mua một hợp đồng với giá tương tự tại sở giao dịch • Kết quả: khi lãi suất tăng, giá giảm ngân hàng sẽ tạo thêm được lợi nhuận trên thị trường tương lai & bù đắp một phần hay toàn bộ tổn thất về giá trị cho danh mục đầu tư mà ngân hàng nắm giữ 15 SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHỐNG THẾ TRƯỜNG BẢO VỆ NGÂN HÀNG Qui trình thực hiện • Thời điểm hiện tại: ngân hàng mua hợp đồng trên thị trường tương lai của các nhà đầu tư • Thời điểm tương lai: ngân hàng sẽ bán hợp đồng có qui mô tương tự cho các nhà đầu tư • Kết quả: khi lãi suất giảm, ngân hàng tạo thêm được lợi nhuận & sẽ bù đắp được một phần hay toàn bộ tổn thất về thu nhập của ngân hàng do lãi suất giảm 16 RỦI RO CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Rủi ro cơ bản xảy ra do có sự tồn tại chênh lệch giữa lãi suất (hoặc giá) của hợp đồng với lãi suất (hoặc giá) trên thị trường • Biển hiện: “chênh lệch cơ bản” = lãi suất (hay giá cả) trên thị trường giao ngay – lãi suất (hay giá cả) trên thị trường tương lai 17 RỦI RO CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Ví dụ 1: Một trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm mệnh giá 100$ được bán trên thị trường giao ngay giá 95$, trong khi đó hợp đồng tương lai 6 tháng đối với trái phiếu này hiện bán vơi giá 87$. Vậy chênh lệch cơ bản = 95$ – 87$ = 8$ 18 RỦI RO CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Chênh lệch cơ bản có quan hệ đến mức tổn thất rủi ro thực tế ngân hàng phải chấp nhận • Công thức thể hiện quan hệ (Thu nhập dự tính của ngân hàng từ việc kết hợp nghiệp vụ trên thị trường giao ngay với thị trường tương lai) = (Thu nhập trên thị trường giao ngay) ± (Thu nhập hay tổn thất từ việc mua bán các hợp đồng tương lai) – (Chênh lệch cơ bản giữa thị trường giao ngay & thị trường tương lai tại thời điểm kết thúc vị thế) – (Chênh lệch cơ bản giữa thị trường giao ngay & thị trường tương lai tại thời điểm xuất hiện vị thế) 19 RỦI RO CƠ BẢN KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Ý nghĩa nghiên cứu rủi ro cơ bản - Hợp đồng tài chính tương lai chỉ có thể giảm rủi ro tổng thể của lãi suất đối với ngân hàng - Nhưng không thể loại bỏ rủi ro lãi suất đối với ngân hàng 20 ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KỲ HẠN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • (Thay đổi về giá của hợp đồng tương lai)/(Giá ban đầu của hợp đồng tương lai) = – (Kỳ hạn hoàn vốn của chứng khoán cơ bản được ghi trong hợp đồng) * (Thay đổi dự tính trong lãi suất)/(1 + Lãi suất ban đầu) • (Thay đổi trong giá trị của hợp đồng tương lai) = – (Kỳ hạn hoàn vốn của chứng khoán cơ bản được ghi trong hợp đồng) * (Giá ban đầu của hợp đồng tương lai) * (Thay đổi dự tính trong lãi suất)/(1 + Lãi suất ban đầu) 21 ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KỲ HẠN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Ví dụ 2: Hợp đồng tương lai đối với trái phiếu Kho bạc mệnh giá 100.000$ được bán tại mức giá ban đầu là 99.700$, nếu kỳ hạn hoàn vốn của trái phiếu là 9 năm & sau đó lãi suất của trái phiếu tăng từ 7% lên 8%. Giá trị của hợp đồng tương lai sẽ thay đổi ở mức 8.358,98$ • Cách tính: Thay đổi giá trị thị trường của hợp đồng tương lai = – (9năm) * (99.700$) * (0,01)/(1+0,07) = – (8.358,98$) 22 KHẢ NĂNG BẢO VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Nghiệp vụ phòng chống thế đoản - Các bước: (1) Bán hợp đồng tài chính tương lai ở mức giá F0, (2) Nếu lãi suất tăng NH sẽ mua hợp đồng có qui mô tương tự ở mức giá Fn - Kết quả + Tạo ra khoản lợi nhuận = Fn – F0 + Lợi nhuận ròng của NH = (Fn – F0) – Thuế & Phí hoa hồng trả cho môi giới để thực hiện giao dịch 23 KHẢ NĂNG BẢO VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI • Nghiệp vụ phòng chống thế trường - Các bước: (1) Mua hợp đồng tương lai ở mức giá F0, (2) Nếu lãi suất giảm NH sẽ bán hợp đồng tương qui mô tương tự ở mức giá Ft - Kết quả + Tạo ra khoản lợi nhuận = Ft – F0 + Lợi nhuận ròng của NH = (Ft – F0) – Thuế & Phí hoa hồng trả cho nhà môi giới để thực hiện giao dịch 24 SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI CẦN THIẾT • Là số lượng hợp đồng đảm bảo mục tiêu rủi ro muốn giảm • Công thức xác định (Số lượng hợp đồng tương lai cần thiết) = (DA – Tổng nợ/Tổng tài sản * DL * Tổng tài sản)/(Kỳ hạn hoàn vốn chứng khoán cơ sở của hợp đồng * Giá của mỗi hợp đồng tương lai) 25 SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI CẦN THIẾT • Ví dụ 3: Một NH có kỳ hạn hoàn vốn tài sản trung bình là 4 năm, kỳ hạn hoàn trả nợ trung bình là 2 năm, tổng tài sản là 500tr.$ & tổng nợ là 460tr.$. Giả định NH bán hợp đồng tương lai trái phiếu kỳ hạn 9 năm với giá hiện tại của mỗi trái phiếu có mệnh giá 100.000$ là 99.700$. Sô lượng hợp đồng tương lai cần thiết theo số liệu naỳ sẽ là = (4 – 460/500 * 2 * 500)/(9 * 99.700) = 1.200 26 HỢP ĐỒNG QUYỀN LÃI SUẤT • Cũng là một công cụ phòng chống rủi ro lãi suất • Cho phép người nắm chứng khoán (1) bán chứng khoán cho 1 nhà đầu tư khác tại mức giá định trước vào ngày đáo hạn hợp đồng (2) mua chứng khoán từ 1 nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng • Điều kiện (1) với hợp đồng quyền bán, người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền (2) với hợp đồng quyền mua, người bán phải sẵn sàng bán chứng khoán cho người mua khi bên mua thực hiện quyền 27 BÀI TẬP • 8-5 Hộp kiểm tra khái niệm trang 312 • 8-6 Hộp kiểm tra khái niệm trang 312 28 HỢP ĐỒNG QUYỀN LÃI SUẤT BÁN • Thực hiện khi lãi suất tăng • Người mua quyền bán có quyền bán chứng khoán, cho vay hay bán các hợp đồng tương lai cho người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng hết hiệu lực • Chi phí mua quyền gọi là “Quyền phí” • Kết quả đem lại thu nhập cho người mua quyền bán • Cách tính lợi nhuận của người mua quyền bán (Lợi nhuận trước thuế) = (Giá giao dịch theo hợp đồng quyền) – Giá thị trường của chứng khoán) – (Quyền phí) 29 HỢP ĐỒNG QUYỀN LÃI SUẤT BÁN • Ví dụ 4: NH thực hiện quyền bán với các hợp đồng tương lai cho đồng Đôla châu Âu tại mức giá 960.000$ cho hợp đồng có mệnh giá 1.000.000$. Quyền phí 5000$. Khi lãi suất tăng theo dự tính từ 6,5% lên 7%, giá trị thị trường của hợp đồng giảm xuống còn 940.000$. Lợi nhuận trước thuế NH từ hợp đồng quyền bán này là 15.000$ • Cách tính: Lợi nhuận trước thuế = 960.000$ – 940.000$ – 5000$ = 15.000$ 30 HỢP ĐỒNG QUYỀN LÃI SUẤT MUA • Thực hiện khi lãi suất giảm • Người mua nhận được quyền mua chứng khoán, cho vay hay mua hợp đồng tương lai từ người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng quyền hết hiệu lực. • Chi phí mua quyền gọi là “Quyền phí” • Kết quả đem lại thu nhập cho người mua quyền mua • Cách tính lợi nhuận của người mua quyền mua (Lợi nhuận trước thuế) = (Giá thị trường của chứng khoán) – (Giá giao dịch theo hợp đồng) – (Quyền phí) 31 HỢP ĐỒNG QUYỀN LÃI SUẤT MUA • Ví dụ 5: NH thực hiện quyền mua trái phiếu Kho bạc tại mức giá thỏa thuận là 95.000$ cho mỗi trái phiếu có mệnh giá 100.000$. Quyền phí 500$. Khi lãi suất giảm theo dự tính, giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên ở mức 97.000$. Lợi nhuận trước thuế NH từ hợp đồng quyền bán này là 15.000$ • Cách tính: Lợi nhuận trước thuế = 97.000$ – 95.000$ – 500$ = 1500$ 32 HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI LÃI SUẤT • Mục đích thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một tổ chức giúp các tổ chức giảm chi phí vay vốn • Phương pháp: các bên tham gia hợp đồng trao đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố định thành thả nổi hay ngược lại, lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định để phù hợp hơn với kỳ hạn của tài sản & nợ 33 • Áp dụng thực tế - Thường được sử dụng để khắc phục vấn đề không cân xứng về kỳ hạn của tài sản & nợ - Mong muốn giảm chi phí huy động vốn của những ngân hàng được xếp hạng tín dụng ở mức cao (AAA) - Mong muốn cải thiện kỳ hạn cơ cấu nguồn vốn của những ngân hàng được xếp hạng tín dụng ở mức thấp (BBB) HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI LÃI SUẤT 34 HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI LÃI SUẤT • Hạn chế của hợp đồng trao đổi lãi suất là phải đối mặt với một số vấn đề - Chi phí môi giới cao - Có thể xảy ra các rủi ro + Rủi ro tín dụng + rủi ro cơ bản + Rủi ro lãi suất 35 HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI LÃI SUẤT • Ví dụ 6: Hộp ví dụ về giao dịch trao đổi trang 322 – 323 36 SỬ DỤNG TRẦN, SÀN & KẾT HỢP LÃI SUẤT HẠN CHẾ RỦI RO • Phương pháp phòng chống rủi ro lãi suất quen thuộc, thường xuyên của các NH • Các loại của phương pháp - Trần lãi suất - Sàn lãi suất - Khoảng trần – sàn lãi suất 37 PHƯƠNG PHÁP TRẦN LÃI SUẤT • Sử dụng khi lãi suất thị trường tăng • Nội dung: người vay được tổ chức cho vay đảm bảo không tăng lãi suất tín dụng vượt quá trần • Cách thực hiện - Cam kết không vượt trần lãi suất của tổ chức cho vay - Người vay mua hợp đồng trần lãi suất của bên thứ 3 với cam kết thanh toán cho bất kỳ khoản lãi nào vượt trần 38 PHƯƠNG PHÁP TRẦN LÃI SUẤT • Ví dụ 7: NH mua hợp đồng lãi suất trần 11% từ một tổ chức tài chính khác cho khoản tín dụng 100tr.$ kỳ hạn 1 năm. Giả sử lãi suất thị trường tăng lên 12%. Lúc đó, tổ chức tài chính bán hợp đồng sẽ phải thanh toán cho NH mua 1% chi phí lãi tăng lên. Số tiền NH nhận được từ hợp đồng trần lãi suất này = (12% – 11%) * 100tr.$ = 1tr.$ • Kết quả: giảm được rủi ro do biến động lãi suất cho NH 39 PHƯƠNG PHÁP SÀN LÃI SUẤT • Sử dụng khi lãi suất thị trường giảm • Nội dung: NH cam kết sẽ thanh toán cho khách hàng phần chênh lệch giữa sàn lãi suất & lãi suất thực tế • Cách thực hiện - Ngân hàng bán hợp đồng sàn lãi suất cho khách hàng - Cam kết không giảm lãi suất tín dụng xuống thấp hơn mức lãi suất sàn 40 PHƯƠNG PHÁP SÀN LÃI SUẤT • Ví dụ: NH cấp một khoản tín dụng trị giá 10tr.$, lãi suất thả nổi, thời hạn 1 năm cho một công ty với điều khoản về sàn lãi suất là 7%. Sau đó, lãi suất thị trường giảm xuống ở mức 6%, công ty sẽ phải thanh toán phần chênh lệch do lãi suất giảm này. Bao gồm (1) tiền trả lãi = 6% * 10tr.$ = 600.000$ cộng với (2) chênh lệch lãi = (7% - 6%) * 10tr.$ = 100.000$. Tổng cộng = 700.000$ • Kết quả: cũng giảm được rủi ro do biến động lãi suất cho NH 41 PHƯƠNG PHÁP KHOẢNG TRẦN – SÀN LÃI SUẤT • Phương pháp kết hợp trần sàn lãi suất thành khoảng nhằm tăng thu nhập cho NH nhờ tăng được thu phí • Đặc điểm của phương pháp khoảng trần – sàn là áp dụng cho khoảng thời linh hoạt từ hàng tuần cho đến 10 năm • Ký hợp đồng khoảng phải đảm bảo khi lãi suất thị trường vượt trần NH sẽ thanh toán phần phí tăng thêm chênh lệch cho khách hàng. Khi lãi suất thị trường giảm dưới sàn, khách hàng có trách nhiệm thanh toán phần phí tăng chênh lệch cho NH do lãi suất giảm 42 BÀI TẬP • 8-16 Hộp kiểm tra khái niệm trang 326

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_nang_cao_chuyen_de_6.pdf
Tài liệu liên quan