Bài giảng Quản trị mạng: Công cụ MMC

MMC (Microsoft Management Console) là một bộ khung dành cho các công cụ quản trị mạng windows 2000, bộ khung này đưa ra một giao diện thống nhất cho các công cụ của Microsoft và các hãng khác. MMC không thay thế các ứng dụng quản trị; nó chỉ tích hợp chúng vào trong một giao diện duy nhất mà thôi. Không có một chức năng có sẵn nào trong MMC cả, mà nó chỉ sử dụng các công cụ thành phần sẵn có gọi là Snap-in (phần ghép thêm) để thực hiện tất cả mọi việc. MMC chỉ cung cấp một giao diện người dùng, nó không thay đổi gì đối với cách làm việc của các Snap-in.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị mạng: Công cụ MMC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 Công cụ MMC 6.1. giới thiệu công cụ MMC MMC (Microsoft Management Console) là một bộ khung dành cho các công cụ quản trị mạng windows 2000, bộ khung này đưa ra một giao diện thống nhất cho các công cụ của Microsoft và các hãng khác. MMC không thay thế các ứng dụng quản trị; nó chỉ tích hợp chúng vào trong một giao diện duy nhất mà thôi. Không có một chức năng có sẵn nào trong MMC cả, mà nó chỉ sử dụng các công cụ thành phần sẵn có gọi là Snap-in (phần ghép thêm) để thực hiện tất cả mọi việc. MMC chỉ cung cấp một giao diện người dùng, nó không thay đổi gì đối với cách làm việc của các Snap-in. 6.1.1. Những lợi ích của MMC Ta chỉ cần tìm hiểu một giao diện duy nhất để điều khiển tất cả các công cụ quản trị mạng. Ta có thể xây dựng các cửa sổ điều khiển (console) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản trị mạng của riêng mình. Bằng cách tuỳ biến các cửa sổ điều khiển MMC, các quản trị viên có thể uỷ thác công việc lại cho các nhân viên cấp dưới mà không cần phải cho họ quyền truy cập đến tất cả các chức năng và không làm họ rối trí bởi một công cụ quá lớn. 6.1.2. Các thuật ngữ dùng trong MMC Console: Một console (cửa sổ điều khiển), là một hoặc nhiều công cụ quản trị trong một bộ khung (Framework) MMC. Các công cụ quản trị được xây dựng sẵn như: Active Directory Users and Computers chẳng hạn, chính là các file console. Ta cũng có thể tạo ra các file console của riêng mình mà không cần một công cụ lập trình nào cả. Các file console có phần đuôi là .MSC (Microsoft Saved Console). Snap-in: Là phần ghép thêm hay phần bổ sung mà Microsoft dùng để gọi các công cụ quản trị có thể được đưa vào một console. Ví dụ các công cụ quản trị DHCP, Disk Defragmenter là snap-in. Các snap-in có thể được tạo ra bởi Microsoft hoặc bởi các nhà chế tạo phần mềm khác. Trong một số trường hợp, một snap-in có thể chứa các thành phần gọi là node (đốt, mấu), hoặc container (khoang chứa), hoặc thậm chí cả leaf (lá). Mặc dù ta có thể nạp nhiều snap-in vào một console duy nhất, song hầu hết các công cụ quản trị có sẵn trong Windows 2000 đều chỉ chứa một snap-in duy nhất. Extension: Một extension (phần mở rộng) về cơ bản là một snap-in, nhưng lại không thể tự mình nằm trên console, phải lệ thuộc vào một snap-in độc lập. Nó dùng để thêm một số chức năng vào cho một snap-in. Một số snap-in hoạt động theo cả hai cách. Ví dụ, Event Viewer là một snap-in độc lập, nhưng nó được thực hiện như một extension đối với snap-in Computer Management. Các extension chỉ có tính tuỳ chọn, tức là ta có thể nạp chúng hoặc không vào snap-in. Các quản trị viên có thể tạo ra những file MSC mới bằng cách tuỳ biến một file MSC có sẵn, hoặc tạo ra một file như vậy từ một console để trống. File chương trình MMC.EXE cộng với các snap-in được qui định tạo ra một giao diện cho công cụ. Ngoài ra, ta có thể mở đồng thời nhiều công cụ, nhưng mỗi console sẽ chạy một bản MMC riêng. User mode và Author mode: Theo mặc định, các công cụ console được tạo sẵn của Windows 2000 được mở ra trong chế độ User mode (chế độ dành cho người dùng), ở chế độ này ta không thể thực hiện các thay đổi đối với console. Để tạo ra hoặc tuỳ biến một console, ta phải dùng chế độ Author mode (chế độ dành cho tác giả) như hình 6.1. Gốc Console Cửa sổ MMC chính Cửa sổ Console Hình 6.1. Cửa sổ Console ở chế độ Author mode Trong chế độ Author mode sẽ có thêm cửa sổ MMC chính với đủ các chức năng, cửa sổ này dùng để thêm bớt các Snap-in vào colsole. Còn trong chế độ User mode thì hoặc chỉ có cửa sổ Console, hoặc nếu có cửa sổ MMC chính thì cũng bị ẩn đi các chức năng chỉnh sửa. 6.1.3. Cửa sổ điều khiển Computer Management Computer Management là công cụ chính để quản trị một server duy nhất (tại chỗ hoặc ở xa). Hình 6.2. Cửa sổ Console Computer Management Khi vừa khởi động xong, trọng tâm của cửa sổ là máy tại chỗ (Local) như hình 6.2. Nếu muốn chuyển trọng tâm sang máy tính khác trên mạng (máy tính ở xa), ta nhấn chuột phải tại gốc Console, rồi chọn Connect to another computer để hiện ra cửa sổ Select Computer, sau đó chọn máy tính mong muốn từ cửa sổ này. Có ba node chính trong cửa sổ này là: System Tools, Storage, Services and Applications.  Trong node System Tools ta có thể thực hiện các tác vụ sau: Event Viewer: Xem các sự cố và quản lý Event Logs. System Information: Xem thông tin chi tiết về các tài nguyên phần cứng, thông tin cấu hình các thành phần hệ thống, và các thành phần phần mềm. Performance Logs and Alerts: Thiết lập các bản ghi chép về hiệu năng hoạt động và cách cảnh báo. Shared Folders: Xem, tạo và quản lý các thư mục dùng chung; xem các phiên truy cập (session) và các tập tin được mở; cắt đứt các phiên truy cập. Device Manager: theo dõi và quản lý những thông tin về phần cứng và các driver (trình điều khiển thiết bị), và giải quyết các xung đột về tài nguyên máy. Local Users and Groups: Tạo ra và quản lý người dùng và nhóm tại chỗ. ‚ Node Storage có các tuỳ chọn để quản lý các thiết bị lưu trữ ở máy tại chỗ và ở xa. ƒ Node Services and Application bao gồm các thiết định về điện thoại, cấu hình của các dịch vụ. 6.1.4. Các công cụ MMC khác Tất cả các công cụ quản trị mà ta đã thấy trong nhóm chương trình Administrative Tools đều được ghi bởi một file .MSC như bảng sau đây: File .MSC Tên thường gọi MSINFO32.MSC System Information COMPMGMT.MSC Computer Management Dcpol.msc Domain Controller Security Policy Devmgmt.msc Device Manager Dfrg.msc Disk Defragmenter Dfsgui.MSC Distributed File System Diskmgmt.MSC Disk Management dompol.MSC Domain Security Policy domain.MSC Active Directory Domains and Trusts Dsa.MSC Active Directory Users and Computers dssite.MSC Active Directory Sites and Services Eventvwr.MSC Event Viewer faxserv.MSC Fax Service Management fsmgmt.MSC Shared Folders gpedit.MSC Group Policy lusrmgr.MSC Local User Manager ntmsmgr.MSC Removable Storage Manager Perfmon.MSC Performance Monitor rrasmgmt.MSC Routing and Remote Access secpol.MSC Local Security Policy services.MSC Services Configuration tapimgmt.MSC Telephony comexp.MSC Component Services dhcpmgmt.MSC DHCP dnsmgmt.MSC DNS Iis.MSC Internet Information Services Hầu hết các công cụ này đều nằm trong trong thư mục winnt\system32, vì vậy nằm trong đường dẫn truy tìm (search path) mặc định. Trước đây ta thấy các công cụ này thường chỉ được khởi động thông qua nhóm chương trình Administrative Tools. Bây giờ, khi đã biết tên file cảu các công cụ và nơi chứa các file này, ta có thể tạo ra Shortcut để khởi động chúng, hoặc khởi động từ hộp thoại Start/Run, nhưng phải gõ vào đầy đủ cả tên file và phần đuôi. 6.2. Tạo ra các công cụ MMC cho riêng mình Nếu các công cụ MMC có sẵn không phù hợp với nhu cầu của ta, ta có thể tạo ra một công cụ được tuỳ biến theo ý mình, có các thành phần thường được dùng nhất. Việc tạo ra các công cụ quản trị riêng cho mình được thực hiện một cách dễ dàng nhờ sử dụng bộ khung MMC và các Snap-in được Microsoft và các hãng phần mềm khác cung cấp. Việc tạo ra các công cụ MMC với một số tác vụ hạn chế, rồi trao cho nhóm điều hành viên nào đó, cũng chính là cách trao bớt quyền quản trị hệ thống cho các đối tượng khác. 6.2.1. Xây dựng một console đơn giản Trước hết mở một MMC trống trong chế độ Author mode, bằng cách thực hiện chương trình MMC.EXE từ hộp thoại Run (chọn Start/Run) để hiện ra cửa sổ như hình 6.3. Hình 6.3. Cửa sổ Console trống Từ đây ta có mở các file .MSC có sẵn (cũng giống như cách mở các file .DOC của Word) để thêm vào các Snap-in, bằng cách chọn Console/Open từ cửa sổ MMC chính. Giả sử ta cần có một công cụ để quản lý và giải quyết những trục trặc về phần cứng. Để tạo nó ta thực hiện các bước sau: 1. Đổi tên Console Root thành Hardware Tools, như cách đổi tên một thư mục. 2. Bây giờ ta có thể đưa vào các Snap-in ngay bên dưới Hardware Tools, nhưng nếu muốn gom các Snap-in vào thành từng nhóm để dễ tìm kiếm và thao tác, ta tạo thêm hai thư mục bên dưới Hardware Tools là: Disk Tools và Other Tools bằng cách sau: - Chọn Console/Add/Remove Snap-in từ cửa sổ MMC chính để hiện ra cửa sổ như hình 6.4, Trong đó ý nghĩa của các mục như sau: + Snap-ins added to: để chọn nơi đưa Snap-ins hoặc các thư mục con vào. + Add: để chọn Snap-ins hoặc thư mục mới cần đưa vào + Remove: để loại bỏ Snap-ins hoặc thư mục đã được đưa vào + About: để xem thông tin về Snap-ins + Standalone: chỉ hiện tên Snap-in + Extensions: để xem/ chọn/bỏ chọn các extension (phần mở rộng) vào Snap-in Hình 6.4. Cửa sổ thêm/loại bỏ các Snap-in hoặc thư mục - Nhấn nút Add, màn hình sẽ hiện ra cửa sổ cho phép ta chọn các Snap-in cần thêm vào như hình 6.5. Nếu muốn thêm vào các thư mục con mới, thì ta chọn biểu tượng có tên là Folder, rồi nhấn Add (ở đây ta nhấn hai lần Add vì cần tạo ra hai thư mục con). Hình 6.5. Cửa sổ chọn Snap-in hoặc thư mục cần thêm vào - Các thư mục mới tạo luôn có tên mặc định là New Folder, để đổi thành các tên mong muốn ta phải đóng cửa sổ hình 6.5 (nhấn Close), đóng cửa sổ hình 6.4 (nhấn OK) để chuyển ra cửa sổ hình 6.3, rồi đổi các tên thư mục mới thành: Disk Tools và Other Tools như hình 6.6. Hình 6.6. Cửa sổ Console khi đã tạo ra hai thư mục mới 3. Đưa các Snap-in vào các thư mục tương ứng bằng cách thực hiện các thao tác tương tự như bước 2, chỉ khác là không chọn tạo thư mục mới mà là chọn các Snap-in cần đưa vào. ở đây ta cần chú ý là một số công cụ sẽ yêu cầu ta chọn một máy nào đó để tác động mặc định khi ta khởi động snap-in, thông qua một cửa sổ được hiện ra như hình 6.7. Hình 6.7. Cửa sổ chọn máy để Snap-in tác động vào Trong khi bổ sung các Snap-in tại cửa sổ hình 6.4, ta có thể kiểm tra các extension có thể được dùng cho chúng, bằng cách nhấn vào mục Extension để hiện ra cửa sổ như hình 6.8 với ý nghĩa của các mục như sau: + Snap-in that can be extended: chọn snap-in để kiểm tra extension + Add all extension: chọn tất cả các extension của snap-in được chọn. Nếu chỉ muốn chọn một số extension cho snap-in thì ta phải bỏ đánh dấu chọn mục này. + Available extensions: chọn/bỏ chọn các extension của snap-in. Hình 6.8. Cửa sổ chọn/bỏ chọn các extension Kết quả cuối cùng của console này được thể hiện trên hình 6.9. Hình 6.9. Cửa sổ console Hardware sau khi hoàn tất Để ghi lại console này thành một file .MSC, ta chọn Console/Save, rồi đặt cho nó một tên file mới và nhấn nút Save. 6.2.2. Hoàn chỉnh console Từ cửa sổ hình 6.9 ta chọn Console/Options để hiện ra cửa sổ như hình 6.10. Hình 6.10. Cửa sổ console Hardware sau khi hoàn tất Tại đây ta có thể đổi tên console từ Console1 thành Basic Admin Tool (đây không phải là tên file). Nếu muốn đổi biểu tượng khác thì nhấn chuột tại nút Change icon. Tên và biểu tượng này sẽ được hiện trên thanh tiêu đề. Mục Console mode dùng để chọn chế độ cho Console là Author mode hoặc User mode, ở đây ta chọn User mode. Chú ý: Một console đang ở chế độ Console mode có thể mở ở chế độ Author mode để chỉnh sửa lại bằng cách thêm tuỳ chọn /a vào cuối tên file console khi được gọi thực hiện từ hộp thoại Run, ví dụ: quan_tri.msc /a, hoặc mở nó từ cửa sổ MMC chính, bằng cách chọn Console/Open. Câu hỏi và bài tập 1. Công cụ MMC là gì ? Nêu những lợi ích của MMC. 2. Giải thích các thuật ngữ dùng trong MMC gồm: Console, Snap-in Extension, User mode và Author mode. 3. Thực hành xây dựng một console theo ý mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docch_ii6_0861.doc