Bài giảng Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp - Chương II, Bài 1: Quản trị cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin

Quản trị cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin

Nội dung chính

1) Phần cứng máy tính

2) Phần mềm

3) Hệ thống truyền thông và mạng máy tính

pdf71 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp - Chương II, Bài 1: Quản trị cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều chi nhánh sẽ trở nên dễ dàng, đồng nhất và tiết kiệm  Việc hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành dễ dàng từ trụ sở chính của DN. 54 b) Phân loại theo quy mô mạng  Mạng đô thị MAN(Metropolitan Area Network): Hệ thống mạng được thiết lập cho một thành phố  Mạng cá nhân PAN (Personal Area Network): Mạng được thiết kế dùng cho cá nhân người sử dụng. 55 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng dạng sao:  Các nút nối với nhau qua một máy trung tâm. Mỗi nút mạng có một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ kiểm soát liên kết và truy cập DL.  Ưu điểm: Một nút mạng hỏng không ảnh hưởng đến toàn bộ mạng. Dễ dàng bổ sung hay loại bớt MT, dễ dàng theo dõi và giải quyết sự cố  Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều cáp hơn các cấu trúc liên kết mạng khác. Nếu máy chủ kết nối mạng hỏng thì toàn bộ mạng không làm việc được. 56 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng dạng vòng:  Mỗi nút được kết nối với hai nút khác để tạo ra một vòng khép kín. Thông điệp được gửi vòng quanh và mỗi nút sẽ đọc thông điệp để xác định địa chỉ nó được gửi tới.  Ưu điểm: Có thể mở rộng trong một khu vực rộng lớn hơn các dạng mạng khác. Tất cả các máy đều có quyền truy cập như nhau.  Nhược điểm: Khi một máy có sự cố thì ảnh hưởng đến toàn mạng. Chi phí thực hiện cao, phức tạp. 57 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng bus:  Các nút liên kết với một cáp trung tâm được gọi bus. Mạng bus có hai nút là điểm đầu, điểm cuối.  Ưu điểm: Một nút mạng hỏng thì toàn bộ mạng vẫn hoạt động bình thường. Là mô hình đòi hỏi chi phí thấp, phù hợp với điều kiện DN cần nhanh chóng thiết lập mạng tạm thời.  Nhược điểm: Khó mở rộng do khả năng truyền tính hiệu sẽ bị yếu đi, khó quản trị và tìm ra lỗi, giới hạn chiều dài cáp và số lượng máy tính 58 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng hình lưới:  Cấu hình mạng này có rất nhiều kết nối lặp tồn tại giữa các nút. Mỗi nút mạng liên kết với tất cả các nút khác trên mạng. Cấu hình mạng dạng cây:  Cấu hình mạng này là sự kết hợp giữa các nhóm cấu hình dạng sao và cấu hình mạng bus. 59 3.3. Giao thức mạng  Giao thức mạng – Protocol: là một tập hợp các quy tắc và trình tự chuẩn tắc để truyền DL qua mạng từ đó các máy tính hay thiết bị có thể trao đổi thông tin với nhau.  Giao thức mạng thường xác định:  Lỗi đường truyền  Phương pháp nén dữ liệu được sử dụng  Cách đánh dấu cuối mỗi thông điệp  Cách thức mà các thiết bị xác nhận xác nhận đã đủ thông điệp.  Ví dụ:  TCP/IP – phương thức truyền dẫn Internet  FTP: cho phép trao đổi tập tin qua Internet  SMTP: cho phép gửi các thông điệp thư điện tử qua Internet  POP3 : cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet. 60 Giao thức mạng TCP/IP Internet sử dụng hai giao thức chính:  Giao thức điều khiển truyền DL – TCP (Transmission control protocol)  Truyền dữ liệu không lỗi (do có cơ chế sửa lỗi/truyền lại)  Truyền các gói dữ liệu theo đúng thứ tự  Truyền lại các gói dữ liệu mất trên đường truyền  Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp  Cơ chế hạn chế tắc nghẽn đường truyền  Giao thức Internet IP:  Ấn định địa chỉ chính xác cho mỗi gói DL khi được truyền qua Internet  Đảm bảo DL sẽ đến nơi cần nhận. 61 Giao thức truyền siêu văn bản HTTP  HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải siêu văn bản) là một trong những giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa Máy cung cấp dịch vụ (Web server) và Máy sử dụng dịch vụ (Web client) .  HTTP là giao thức Client/Server dùng cho World Wide Web-WWW  HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP. 62 Giao thức truyền tập tin FTP  FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin) được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet hoặc intranet).  FTP là một giao thức Client/Server . 63 Giao thức truyền tập tin FTP  FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin) được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet hoặc intranet).  FTP là một giao thức Client/Server . 64 3.4. Quản trị mạng máy tính  Quản trị mạng là thực hiện việc điều phối, kiểm soát, chỉ huy và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo hệ thống mạng hoạt động hiệu quả, an toàn, đảm bảo sự tin cậy và chất lượng cho hệ thống.  Quản trị mạng được phân chia thành:  Quản trị cấu hình và tài nguyên mạng  Quản trị người dùng và dịch vụ mạng  Quản trị an ninh, an toàn mạng  Quản trị hiệu năng và hoạt động mạng 65 Phân loại quản trị mạng  Quản trị cấu hình và tài nguyên mạng: bao gồm các công tác quản lý kiểm soát cấu hình, quản lý các tài nguyên cấp phát cho các đối tượng sử dụng khác nhau.  Quản trị người dùng và dịch vụ mạng: Bao gồm các công tác quản lý NSD trên HT mạng và đảm bảo dịch vụ cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo.  Quản trị an ninh, an toàn mạng:  Quản lý, giám sát HT mạng, đảm bảo phòng tránh các truy cập trái phép (phá hoại, đánh cắp thông tin).  Phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của virus máy tính 66 Phân loại quản trị mạng  Quản trị hiệu năng và hoạt động mạng:  Giám sát hoạt động HT mạng, đảm bảo các thiết bị, HT và dịch vụ mạng hoạt động hiệu quả.  Công tác quản lý, giám sát hoạt động mạng cho phép người quản trị tổng hợp, dự báo sự phát triển mạng, dịch vụ. Từ đó chỉ ra được các điểm mạnh, yếu của HT mạng.  Hỗ trợ khai thác HT mạng với hiệu suất cao. 67 Công việc của nhà quản trị mạng Thiết kế HT mạng cần đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng của DN trong thời điểm hiện tại và tương lai gần. Việc thiết kế HT cần một người quản trị có kinh nghiệm từ hạ tầng mạng cho tới các máy chủ phục vụ cho các ứng dụng. Quản trị hay nâng cấp một hệ thống đang chạy là công việc chính của nhà quản trị. Người quản trị phải biết cách nắm bắt toàn bộ hệ thống một cách chi tiết ⇒ có khả năng phán đoán những lỗi xảy ra. Phân tích, tổng hợp HT mạng để đưa ra những chính sách hợp lý và hiệu quả nhất cho các ứng dụng. 68 Công việc của nhà quản trị mạng Chính sách bảo mật cần được thiết lập một cách chặt chẽ và hợp lý. Đảm bảo dữ liệu không bị mất đi cũng như bị truy cập trái phép. Đảm bảo các ứng dụng luôn luôn chạy trơn tru và hiệu quả, đạt hiệu suất sử dụng cao. Khắc phục những sự cố khi xảy ra. Người quản trị mạng cần phải có những chính sách dự phòng từ nguồn điện, cho tới hệ thống mạng và các ứng dụng cũng như an toàn dữ liệu để giảm tối thiểu những thiệt hại khi xảy ra sự cố với HT. 69 Yêu cầu đối với nhà quản trị mạng Cần nắm bắt CN hiện tại để đáp ứng được các ứng dụng trong DN. Do đó nhà quản trị mạng phải luôn luôn học tập và nghiên cứu các CN mới để ứng dụng trong những môi trường cụ thể. Khả năng tổng hợp tốt vấn đề, có cái nhìn tổng thể cho cả hệ thống để quản lý tốt những ứng dụng, phát hiện lỗi có thể xảy ra với hệ thống và cách khắc phục những sự cố. Khả năng làm việc nhóm tốt, mỗi người làm một vấn đề, kết hợp với nhau để tạo ra một bộ máy làm việc trơn tru,không chồng chéo, hạn chế mặt yếu, phát huy mặt mạnh của mỗi người để đáp ứng công việc tốt hơn. 70 Câu hỏi 1. Trình bày sơ lược các thiết bị nhập/xuất DL, các thiết bị xử lý và thiết bị lưu trữ. Cho biết thiết bị nào là quan trọng nhất trong cấu trúc máy tính. 2. Khi lựa chọn phần cứng cho hệ thống máy tính của DN, cần lưu ý những điểm gì? Các loại máy tính dùng trong DN. 3. Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm và nêu chức năng của các loại phần mềm đó. 4. Các tiêu chí lựa chọn phần mềm cho DN. 5. Hệ thống truyền thông và mạng máy tính là gì? Nêu cách phân loại mạng máy tính. Trình bày các giao thức mạng? 6. Quản trị mạng là gì? Các công việc của nhà quản trị mạng? Những yêu cầu cần thiết của nhà quản trị mạng. 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_he_thong_thong_tin_doanh_nghiep_chuong_ii.pdf