CHƯƠNG VII
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
7.1 NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC DAĐT
7.1.1 Mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư:
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là một
nội dung quan trọng và phức tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu
quả của một dự án đầu tư trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân
tích đầy đủ, toàn diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nên
kinh tế quốc gia và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
10 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương VII: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ lấy phần
giá trị gia tăng thêm do kết quả sử dụng tốt hơn năng lực sẵn có.
7.3.3 Đánh giá các đóng góp của dự án đối với các mục tiêu khác:
Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu tăng thu nhập
quốc dân (mục tiêu phát triển) đã được xem thông qua tiêu chuẩn cơ bản giá trị gia
tăng tuyệt đối và tương đối. Ngoài mục tiêu tăng thu nhập quốc dân, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội còn đặt ra nhiều mục tiêu khác vì vậy cần phải xem xét một cách
KTĐT&QTDA 7/10
Chương VII: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư
toàn diện sự đóng góp của dự án. Thông thường người ta quan tâm đến những
đóng góp sau đây của dự án đầu tư:
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết công ăn việc làm;
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phân phối thu nhập
+ Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán
7.3.3.1 Phân tích sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết
công ăn việc làm:
Mục tiêu giải quyết công ăn việc làm là một mục tiêu phát triển kinh tế trong
chiến lược phát triển của đất nước. Một phần đóng góp của dự án vào việc thực hiện
mục tiêu này đã được xem xét thông qua chỉ tiêu cơ bản giá trị gia tăng trong phần
phân tích hiệu quả sự đóng góp của dự án cần được phân tích một cách chu đáo để
khả khẳng định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Khi đánh giá dự án đầu tư từ giác độ công ăn việc làm, phái xem xét sự tác
động của nó đối với cả lao động lành nghề và không lành nghề, cũng như đối với số
lao động làm việc trực tiếp và số lao đông làm việc gián tiếp là những chỗ làm việc
mới được tạo ra trong các dự án khác có liên quan tới dự án đang xem xét. Cần chú
ý là khi đánh giá tác động việc làm của dự án sẽ không tính lao động dự án thuê từ
nước ngoài.
7.3.3.2 Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối
thu nhập:
Ngoài các công cụ tài chính là chủ yếu, các dự án đầu tư cũng là những công
cụ quan trọng thực hiện mục tiêu phân phối. Đánh giá sự đóng góp của dự án vào
việc thực hiện mục tiêu phân phối là xác định những tác động của dự án đến quá
trình điều tiết thu nhập theo những nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ.
Giá trị gia tăng được tạo ra trong các dự án khác nhau được phân phối khác
nhau giữa các nhóm dân cư trong xã hội cũng như giữa các vùng lãnh thổ của đất
nước. Sự phân phối nào được đánh giá có ý nghĩa tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
7.3.3.3 Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường:
Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường sinh thái nói riêng không chỉ là mục
tiêu trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia ma còn là mục tiêu lớn của toàn
thế giới.
Đã đến lúc mọi người đều hiểu rằng không thể tách biệt mục tiêu phát triển kinh
tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Đứng trên quan điểm kinh tế quốc dân và lợi ích
lâu dài, hai mục tiêu này là một. Vì vậy, vấn đề không phải là lựa chọn phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường mà là tìm cách phát triển kinh tế một cách phù hợp, hài hoà
KTĐT&QTDA 8/10
Chương VII: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư
để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, có như vậy nền kinh tế
mới phát triển lâu bền, đảm bảo thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,
giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn thể, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường là nhằm mục đích đó.
Tác động của dự án đến môi trường có thể là tác động tích cực hoặc tác đọng
tiêu cực, tác động đến môi trường sinh thái và môi trường văn hoá xã hội, tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp, tác động trước mắt và tác động lâu dài, tác động có
thể lượng hoá được và tác động không thể lượng hoá được.
Điều đặc biệt quan tâm đối với các nhà phân tích dự án là những tác động tiêu
cực hay những hậu quả đối với môi trường mà dự án sẽ tạo ra. Những tác động tiêu
cực đối với môi trường có thể là:
+ Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân bằng sinh thái, thậm chí có thể gây
ra những tai biến như lũ lụt (do khai thác rừng không phù hợp), làm khô cạn nguồn
nước (nhất là nước ngầm), tiêu diệt các sinh vật (dùng thuốc trừ sâu...)
+ Gây ô nhiễm môi trường: đây là ảnh hưởng tiêu cực thường gặp nhất, đặc
biệt với các dự án công nghiệp: làm bẩn nhiễm độc không khí, các nguồn nước, đất
đai, tiếng ồn, bụi... Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng các thiết bị chuyên
dùng và Nhà nước quy định mức độ cho phép. Những dự án nào vi phạm quy định
này bị loại bỏ.
+ Gây ảnh hưởng đến các cảnh quan môi trường thiên nhiên, làm giảm tiềm
năng của ngành du lịch cũng như việc mở rộng các khu nghỉ ngơi an dưỡng.
+ Ảnh hưởng đến những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.
Quá trình phân tích ảnh hưởng của dự án đến môi trường bao gồm:
+ Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai
đoạn của dự án và dưới bát kỳ hình thức tác động nào. Dù đó là hình thức trực tiếp
hay thứ sinh...
+ Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực có thể dẫn đến
loại bỏ dự án (vượt quá mức xã hội có thể chấp nhận được)
+ Đề xuất các giải pháp khắc phục chú ý đến giải pháp công nghệ. Tính toán
các chi phí cho việc thực hiện các giải pháp đó. Những chi phí này được gọi là chi
phí bảo vệ môi trường. Chúng được tính đến khi phân tích hiệu quả tài chính hoặc
hiệu quả kinh tế quốc dân. Nếu chi phí này quá lớn cần nghiên cứu lại địa điểm xây
dựng dự án. Trong trường hợp dự án chỉ có hiệu quả khi không tính đến những chi
phí bảo vệ môi trường thì loại bỏ dự án hoặc đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho việc bảo
vệ môi trường.
7.3.3.4 Ảnh hưởng của dự án đến các mục tiêu khác:
KTĐT&QTDA 9/10
Chương VII: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư
Tuỳ theo điều kiện đánh giá dự án, người phân tích có thể xem xét thêm khía
cạnh đóng góp sau đây của dự án:
a) Những quan hệ đến kết cấu hạ tầng:
Đối với bất kỳ một dự án nào cũng đều đòi hỏi những cơ sở hạ tầng nhất định
như: điện, nước, giao thông, trường học, bệnh viện... Đối với dự án mới được xây
dựng tại địa điểm đã có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết thì chỉ chịu chi phí khả biến của
dịch vụ hạ tầng. Các chi phí này được đưa vào chi phí vận hành. Trường hợp này
không cần đánh giá tác động của dự án đến kết cấu hạ tầng vì nó được thừa hưởng
kết cấu hạ tầng có sẵn. Đối với dự án được xây dựng tại địa điểm không có kết cấu
hạ tầng hoặc năng lực của kết cấu hạ tầng hiện tại không đáp ứng được cho dự án
thì dự án cần bổ sung vốn đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng. Những kết cấu
hạ tầng mà dự án bỏ vốn xây dựng không chỉ dùng riêng cho dự án mà có thể có
những dự án khác được dùng. Trường hợp này cần xem xét ảnh hưởng của dự án
đến kết cấu hạ tầng. Để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến kết cấu hạ tầng trong
trường hợp này được ta sử dụng phương pháp tổ hợp công nghiệp.
Nếu kết cấu hạ tầng được dùng riêng cho dự án thì những công trình kết cấu
hạ tầng được tính toán như một bộ phận của dự án. Chi phí và thu nhập của chúng
hợp thanh một phần của nội dung phân tích cơ bản như đã trình bày.
b) Phân tích ảnh hưởng của dự án đến chính sách cơ cấu kinh tế:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn là một trong những vấn đề chiến lược trong
phát triển kinh tế đất nước. Xây dựng và thực hiện các dự án có nhiệm vụ thực hiện
chiến lược này.
Phân tích ảnh hưởng của dự án đến chính sách cơ cấu kinh tế là xác định
ngành mà dự án hoạt động, trình độ kỹ thuật mà dự án sử dụng, loại hình sở hữu
cũng như vùng hoặc địa phương mà dự án xây dựng.
Những dự án nào được xây dựng tại vùng được xác định là vùng chiến lược thì
được đánh giá cao hơn những dự án đặt tại vùng khác.
Những dự án nào tham gia vào các ngành được xác định là ngành mũi nhọn
hoặc ngành mà Nhà nước đang khuyến khích thì được đánh giá cao hơn trong
những ngành khác.
Những dự án nào mà sử dụng kỹ thuật tiên tiến và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
ngành khác thì được đánh giá cao hơn.
KTĐT&QTDA 10/10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_tri_du_an_dau_tu_chuong_vii_phan_tich_hieu_qu.pdf