Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 4: Các tổ chức quốc tế

CHƯƠNG 4: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

1. Hệ thống Liên hiệp quốc

a) Mục tiêu:

Mục tiêu hoạt động chung:

Liên hiệp quốc (UN – United Nations) thành

lập 24/10/1945 với các mục đích (điều lệ):

●Giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế;

●Hợp tác giải quyết các vấn đề chính trị, kinh

tế, xã hội;

●Tạo điều kiện thuận lợi, ổn định cho phát

triển quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các

quốc gia

pdf70 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 4: Các tổ chức quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp tín dụng Tín dụng trực tiếp từ vốn của IFC, Đồng cung cấp tín dụng, qua trung gian, cho doanh nghiệp, Tài trợ chính quyền địa phương, Cơ cấu tín dụng, đầu tư: khu vực công nghiệp, dịch vụ ●Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn: Bảo hiểm rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi luất Bảo hiểm 1 phần rủi ro tín dụng Phát hành công cụ vay Dịch vụ đánh giá rủi ro, khả năng xã hội, môi trường của dự án Tư vấn dịch vụ bảo hiểm dự án, các biện pháp phòng ngừa lừa đảo, tham nhũng trong đầu tư Tất cả sản phẩm, dịch vụ nêu trên của IFC trên cơ sở thương mại ●Hỗ trợ kỹ thuật: Không mang tính thương mại, tài trợ bằng đóng góp của IFC và các nhà tài trợ Hỗ trợ trong nhiều vấn đề ở cấp quốc gia, khu vực, toàn cầu -Giảm khí nhà kính, dịch vụ tư vấn về kinh doanh bền vững, về môi trường, vấn đề môi trường trong đầu tư, -Hỗ trợ doanh nhân là phụ nữ, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo bền vững cho thị trường tài chính, phát triển các quỹ đầu tư, tín thác, ●Thông qua hoạt động, IFC đóng vai trò quan trọng xúc tiến đầu tư tư nhân, đặc biệt là hình thành, phát triển thị trường chứng khoán tại nhiều nước ĐPT 3.4 Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương – MIGA) ●Thành lập 1988 nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các nước ĐPT (182 thành viên) ●Bảo hiểm đầu tư trước các rủi ro phi thương mại như: Tịch thu hoặc quốc hữu hoá tài sản Rủi ro chiến tranh và các hành động quân sự Biến cố chính trị dẫn tới thay đổi tình hình kinh tế, xã hội; Khó khăn trong chuyển lợi nhuận về nước do thay đổi chính sách ngoại hối Rủi ro không thực thi hợp đồng do các quyết định của Chính phủ sở tại ●Tư vấn cho các cơ quan chính phủ trong hoạch định và thực hiện chính sách, biện pháp điều tiết đầu tư nước ngoài. ●Tổ chức gặp gỡ và thảo luận, đàm phán giữa giới doanh nghiệp quốc tế và Chính phủ các quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài, ●Cung cấp dịch vụ hỗ trợ về thông tin. 3.5 Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID – International Center for settlement of investment dispute) Thành lập 1966, nhằm giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. 4. Các ngân hàng phát triển khu vực ● Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ (Inter- American Development – IADB) - 1959; ● Ngân hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank – AFDB) – 1963; ● Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development Bank – ADB). ● Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (European Bank for Reconstruction and Development – EBRD) ● Ngân hàng Phát triển Caribê (Carribean Development Bank - CDB). ● Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (Islamic Development Bank - IDB): Đặc tính chung: ● Đều có mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động tương tự Ngân hàng thế giới ● Hoạt động ở phạm vi khu vực 5. Các cơ quan và tổ chức chuyên trách của Liên hiệp quốc: a) Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD – United Nations Conference on Trade and Development) ●Thành lập 1964, mục đích bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của các nước ĐPT trong thương mại quốc tế. ●Kết quả: Thông qua Hệ thống thuế quan ưu đãi chung (GSP) và được các nước phát triển thực hiện từ những năm 1970. Cung cấp viện trợ phát triển ● Chức năng: Hỗ trợ phát triển thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế của các nước ĐPT. Soạn thảo các khuyên cáo, nguyên tắc, điều kiện pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế (không bắt buộc). Tiến hành đối thoại đa phương về các vấn đề toàn cầu hoá và phát triển, thương mại quốc tế, đầu tư và dịch vụ. Phối hợp với các cơ quan và tổ chức khác của UN trong lĩnh vực phát triển kinh tế, mở rộng thương mại. Thực hiện chức năng thông tin và phân tích với nhiều ấn phẩm thông tin thống kê và phân tích: UNCTAD Bulletin, Trade and Development Report, Transnational Corporations, World Investment Report, Handbook of International Trade and Development Statistics, UNCTAD Commodity Yearbook, Monthly Commodity Price Bulletin, Advanced Technology Assessment System Bulletin. b) Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP – UN Development Program): ●Mục tiêu: hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư cho các nước ĐPT trong các lĩnh vực quan trọng: Đấu tranh chống đói nghèo Hợp tác kỹ thuật giữa các nước ĐPT Bảo vệ môi trường Sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên Phát triển năng lực quản lý, tiềm năng con người Chuyển giao, thích ứng công nghệ cho các nước ĐPT An ninh lương thực, đấu tranh chống AIDS. ●Việt Nam là thành viên của UNDP c) Trung tâm thương mại quốc tế (ITC – International Trade Center) ●Cơ quan hợp tác giữa GATT-WTO và UNCTAD, thành lập 1964, với nhiệm vụ chủ yếu là xúc tiến thương mại: Phát triển sản phẩm và thị trường: hỗ trợ tư vấn về sản phẩm và thị trường, tiếp thị. Thông tin thương mại: cung cấp các thông tin về thương mại của các quốc gia, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thị trường Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại Hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại. d) Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO – UN Industrial Development Organization) ● 1966, mục tiêu hỗ trợ công nghiệp hoá của các nước ĐPT, thu hút các nguồn lực bên trong và bên ngoài. ● Nội dung hoạt động chủ yếu sau đây: Soạn thảo các khuyến cáo và trợ giúp các nước ĐPT trong chuẩn bị các chương trình công nghiệp hoá Hỗ trợ điều hành, quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu tiền dự án Giúp đỡ kỹ thuật cho các dự án. Chức năng thông tin: - Thu thập, phân tích, phổ biến thông tin, công bố các báo cáo phân tích. - Ngân hàng dữ liệu về công nghiệp và công nghệ có khả năng cung cấp thông tin mang tính khoa học kỹ thuật cho các nước ĐPT. e) Tổ chức nông lương của Liên hiệp quốc (FAO – Food and Agreculture Organization) ●Hỗ trợ các nước ĐPT trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp: Giúp đỡ vật chất và kỹ thuật, cung cấp lương thực, Tư vấn kỹ thuật, đào tạo nhân lực, soạn thảo các khuyến nghị cho các thành viên f) Tổ chức lao động quốc tế (ILO – International Labour Organization) ●Hợp tác quốc tế trong cải thiện điều kiện sống và làm việc, bảo đảm việc làm, đào tạo nghề nghiệp ●Công ước và Khuyến nghị về các vấn đề lao động: lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, lao động phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền con người, quyền người lao động, quyền lợi cho người di cư ●Các công ước của ILO không là bắt buộc, nhưng việc thực thi nhiều công ước trên thực tế phải tuân thủ. ●Thống kê về lao động, di cư g) Các tổ chức khác của UN: Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO – International Civil Aviation Organization) Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO – International Maritime Organization). Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO – World Intellectual Property Organization) Tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization) 6. Một số tổ chức quốc tế khác (không thuộc hệ thống Liên hiệp quốc) Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) ● ICC là tổ chức phi chính phủ, thành lập 1919. Thành viên gồm hàng nghìn công ty và các hiệp hội doanh nghiệp ●Mục tiêu cơ bản: Hỗ trợ phát triển kinh doanh, mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế. Bảo đảm cơ sở kinh tế và pháp lý cho phát triển hài hoà và tự do thương mại. Bảo vệ hệ thống tư doanh Giải quyết tranh chấp thương mại qua hoà giải (Toà án trọng tài của ICC đảm nhiệm) ●Đóng góp : Soạn thảo “Những qui tắc thống nhất và thực hành tín dụng chứng từ” (The uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP) “Các qui tắc thống nhất cho chứng từ vận tải liên hợp”, “Qui tắc quốc tế về thuật ngữ thương mại” – INCOTERMS, các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế, sử dụng rộng rãi. Ấn phẩm khác: Từ điển thuật ngữ về tiêu thụ, quảng cáo; các bộ luật về trọng tài thương mại của các quốc gia; tuyển tập về các qui tắc, điều kiện quảng cáo của các quốc gia Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) ●Mục đích: Soạn thảo và phổ biến các qui tắc hải quan thống nhất; Hài hoà hoá, hoàn thiện hệ thống hải quan và luật hải quan giữa các quốc gia: ●Đạt được: Soạn thảo, thông qua Công ước Kyoto 1973 về đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải quan Soạn thảo và thông qua Công ước về Hệ thống hài hoà miêu tả và mã số hoá hàng hoá năm 1983 (HS – Harmonised System of tariff classification), và được hầu hết các quốc gia áp dụng từ năm 1988.  Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD – Organization for Economic Co-operation and Development) ●29 thành viên, phần lớn các nước phát triển ●Phân tích, đưa ra dự báo trong vòng 1,5 năm tình hình kinh tế của các nước thành viên (2 lần 1 năm). ●Là cơ quan nghiên cứu, phân tích lớn, uy tín. ●Soạn thảo khuyến nghị trong các lĩnh vực điều tiết vĩ mô, qui mô ngành, bao gồm thương mại quốc tế. ●Phối hợp chính sách hỗ trợ tài chính cho các nước ĐPT ●Công bố thường kỳ các ấn phẩm phân tích và thống kê có uy tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_he_kinh_te_quoc_te_chuong_4_cac_to_chuc_quoc.pdf