Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2

Tài liệu gồm 4 chương cơ cấu cho 2 tín chỉ (30 tiết). Ở mỗi chương, mục đều có câu

hỏi, bài tập đánh giá. Cụ thể:

Chương 1 : Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học (2; 2)

Chương 2 : Thực hành giải các dạng toán điển hình (4 ; 2)

Chương 3: Một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học. (8; 6)

Chương 4 : Đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học (4 ; 2

pdf74 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
× = = × = Ta có ABE ABC 2S S 3 = ; AMN MNE MED DEBS S ;S S= = Do đó MNE MED AMN DEB ABE 1S S S S S 2 + = + = Vậy: 2MNED ABE ABC ABC 1 1 2 1 1S S S S 45 15(cm ) 2 2 3 3 3 = = × = = × = Ví dụ 4: Cho hình bình hành ABCD (Hình vẽ) có AB = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So sánh diện tích hình tam giác KDC với tổng diện tích của hình tam giác AKD và hình tam giác KBC. (Hình vẽ) Trang 53 ED B C O M N A Bài giải Diện tích hình bình hành ABCD là: 12 x 6 = 72 (cm 2 ) Diện tích hình tam giác KDC là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm 2 ) Tổng diện tích của hình tam giác AKD và tam giác KBC là: 72 – 36 = 36 (cm 2 ) Vậy diện tích tam giác KDC bằng tổng diện tích hai hình tam giác AKD và KBC. Ví dụ 5: Một hình thang có chiều cao 10 cm và diện tích là 110 cm 2 . Tính độ dài mỗi cạnh đáy của hình thang đó, biết rằng đáy lớn hơn đáy bé là 10 cm. (hinh vẽ ) Bài giải: Tổng độ dài hai đáy của hình thang là: 110 x 2 : 10 = 22 (cm) Độ dài đáy bé của hình thang là: (22 – 10) : 2 = 6 (cm) Độ dài đáy lớn của hình thang là: 6 + 10 = 16 (cm) Đáp số: Đáy bé: 6 cm ; đáy lớn: 16 cm Ví dụ 6 : Diện tích của hình tứ giác ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC là 13,6 cm 2 . Tính diện tích của hình tứ giác ABCD, biết tỉ số diện tích của hình tam giác BEC và diện tích hình tứ giác ABED là 2/3. (Hình vẽ) Trang 54 A B CD K H B A D C H D E C B A 10cm 10cm Bài giải Ta có sơ đồ: Diện tích hình tam giác BEC : Diện tích hình tứ giác ABED: Diện tích hình tam giác BEC là: 13,6 x (3 – 2 ) x 2 = 27,2 (cm 2 ) Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm 2 ) Diện tích hình tứ giác ABCD là: 27,2 + 40,8 = 68 (cm 2 ) Đáp số: 68 cm 2 Cách khác: Vì diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của hình tam giác BEC và diện tích hình tứ giác ABED nên theo sơ đồ diện tích hình tứ giác ABCD là: 13,6 x (2 + 3) = 68 (cm 2 ) Bài tập: 1/ Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m. a/ Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang. b/ Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang. Gợi ý: a/ Tính cạnh hình vuông (lấy chu vi chia cho 4) Tính diện tích hình vuông ( theo công thức tính diện tích) Tính chiều cao hình thang (lấy diện tích chia cho trung bình cộng hai đáy) b/ Tính tổng hai đáy hình thang (lấy trung bình cộng hai đáy nhân 2) Tính đáy bé hình thang (lấy tổng hai đáy trừ đi hiệu hai đáy rồi chia cho 2) Tính đáy lớn hình thang (lấy đáy bé cộng với hiệu hai đáy) 2/ Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22,5m , chiều rộng 19,2m. Nếu bể chứa 414,72m 3 nước thì mực nước trong bể lên tới 4/5 chiều cao của bể. Hỏi chiều cao của bể là bao nhiêu mét ? Cách 1: Tính diện tích đáy bể (lấy chiều dài nhân với chiều rộng của đáy bể) Trang 55 13,6 cm Tính chiều cao nước trong bể (lấy thể tích bể chứa chia cho diện tích đáy bể) Tính chiều cao của bể (lấy chiều cao nước trong bể chia cho 4/5) Cách 2 Tính diện tích đáy bể (lấy chiều dài nhân với chiều rộng của đáy bể) Tính thể tích của bể (lấy thể tích nước trong bể chia cho 4/5) Tính chiều cao của bể (lấy thể tích của bể chia cho diện tích đáy bể) 3/ Cho hình tam giác ABC vuông tại B, có: AD = 8cm; DB = 4cm. DE song song BC và BC = 15cm. (Hình 1) a/ So sánh diện tích hình tam giác BDE và CDE. b/ Tính diện tích hình tam giác ADE. 4/ Cho hình thang ABCD có chiều cao 5cm và diện tích bằng 37,5cm 2 . Nếu kéo dài đáy bé AB một đoạn BE = 7cm ta được một hình bình hành AECD. Tính độ dài các cạnh đáy của hình thang ABCD. 5/ Cho hình thang vuông ABCD, có chiều cao 40cm, đáy bé AB = 30cm, đáy lớn CD = 60cm. Hai đường chéo cắt nhau tại O. Tính diện tích các hình tam giác: AOD, AOB, BOC, COD. 6/ Cho hình tứ giác ABCD. Gọi M, P,N,Q lần lượt là các điểm trên AB, BC, CD, DA sao cho: AB = 4AM; BC = 4PC; CD = 4CN; DA = 4AQ và O là giao điểm của MN và PQ. Tính diện tích tứ giác ABCD, biết tổng diện tích hai tứ giác AMOQ và PONC bằng 499 cm 2 . 7/ Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M là điểm bất kỳ trên BC. Vẽ lần lượt BI, CK, DH vuông góc với AM. So sánh: BI + CK và DH. Trang 56 A B C E D 15cm 8cm 4cm (Hình 1) 3.10 Một số phương pháp khác • Phương pháp ứng dụng nguyên lý Dirichlet Nếu chỉ có n chiếc lồng mà phải nhốt n + 1 con chim vào các lồng đó thì sẽ có ít nhất 2 con chim được nhốt chung trong 1 lồng. Ví dụ 1: Có 3 đôi tất khác nhau cất trong tủ. Một người không nhìn thấy lấy ra 1 số chiếc tất. Hỏi anh ta phải lấy ra ít nhất mấy chiếc để ít nhất có 2 chiếc cùng một đôi ? Nếu lấy ra 3 chiếc ? Nếu lấy ra 4 chiếc ? Gợi ý: 1/ Có 2 viên bi đỏ, 2 viên bi xanh và 2 viên bi vàng. Hỏi phải lấy ra ít nhất mấy viên để ít nhất có 2 viên cùng màu? 2/ Có 3 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh và 4 viên bi vàng. Hỏi phải lấy ra ít nhất mấy viên để ít nhất có 2 viên cùng màu? 3 viên khác màu nhau? Ví dụ 2: Một trường tiểu học có 1200 học sinh.Chứng tỏ rằng có ít nhất 4 bạn cùng một ngày sinh. Một năm có 365 ngày hoặc 366 ngày Vì 1200 : 366 = 3 (dư 102), nên theo nguyên lý Diricle có ít nhất 4 bạn có cùng một ngày sinh. Ví dụ 3: Chúng minh rằng trong 3 số tự nhiên bất kỳ, bao giờ cũng có thể tìm được 2 số sao cho tổng của chúng chia hết cho 2. Số tự nhiên gồm có số chẵn và số lẻ, nên theo nguyên lý Diricle trong 3 số tự nhiên bất kỳ, chắc chắn có ít nhất 2 số chẵn hoặc 2 số lẻ. Tổng của 2 số nầy là một số chẵn nên chia hết cho 2. • Phương pháp lập bảng Các bài toán giải bằng phương pháp lập bảng thường xuất hiện hai nhóm đối tượng. Khi giải ta thiết lập một bảng gồm các hàng và các cột. Các cột ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ hai. Trang 57 Dựa vào điều kiện của đề bài, ta loại bỏ dần các ô (là giao của mỗi hàng và mỗi cột). Những ô còn lại (không bị loại bỏ) là kết quả của bài toán. Ví dụ 1: Ba bạn Cúc, Hồng, Mai mỗi bạn hái một bông hoa Cúc, Hồng, Mai. Biết Cúc không hái hoa Mai và trong các bạn không có ai hái loại hoa trùng tên của mình. Hỏi từng bạn hái hoa gì ? Lập bảng: 0 X (1) 0 Ví dụ 2: Cô giáo trả bài kiểm tra, 4 bạn A, B, C, D ngồi cùng bàn đều đạt điểm 8 trở lên. Giờ ra chơi T hỏi điểm của 4 bạn. A trả lời : C không đạt điểm 10, mình và D không đạt điểm 9 còn B không đạt điểm 8 B thì nói: mình không đạt điểm 10, C không đạt điểm 9 còn A và D đều không đạt điểm 8 Bạn hãy cho biết mỗi người đã đạt điểm mấy ? A B C D 10 X 0 0 X 9 0 X 0 0 8 0 0 X 0 • Phương pháp biểu đồ Ven Trong khi giải một số bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả nầy ta đi đến lời giải Trang 58 Bạn hoa Cúc Hồng Mai Cúc Hồng Mai 0 0 X (2) X (3) 0 0 Bạn Điểm một cách tường minh và thuận lợi. Những đường cong như thế ta sẽ gọi là biểu đồ Ven. Phương pháp giải dùng biểu đồ Ven gọi là phương pháp biểu đồ Ven. Ví dụ 1: Lớp A có 30 học sinh tham gia thi môn toán và môn văn, trong đó có 25 em thi toán và 18 em thi môn văn. Hỏi có bao nhiêu em thi cả hai môn toán và văn ? Bài giải: Số học sinh chỉ thi môn văn: 30 – 25 = 5 (học sinh) Số học sinh chỉ thi môn toán: 30 – 18 = 12 (học sinh) Số học sinh thi cả 2 môn văn và toán: 30 – (5 + 12) = 13 (học sinh) Trả lời: Có 13 học sinh tham gia thi cả 2 môn văn và toán. Cách khác: Theo sơ đồ, ta có: Số học sinh thi cả hai môn toán và văn: (25 + 18) – 30 = 13 (học sinh) Gợi ý: Lớp A có 25 em thi môn toán và 18 em thi môn văn, trong đó có13 em thi cả toán và văn. Hỏi lớp A có bao nhiêu em ? Ví dụ 2: Một trường tiểu học có 100 học sinh đăng ký dự thi văn nghệ. Mỗi em được đăng ký một hoặc hai trong ba môn: hát, múa, kể chuyện. Kết quả có 30 em chỉ thi kể chuyện , 45 em thi hát và 53 em thi múa. Hỏi có bao nhiêu em đăng ký thi cả hai môn hát và múa ? Trang 59 Hát:45 Múa53 Kể chuyện 30 Tất cả:100 ?Toán: 25 Văn: 18 Tất cả: 30 Bài giải: Số học sinh đăng ký thi hát hoặc múa: 100 – 30 = 70 (học sinh) Số học sinh đăng ký thi cả hai môn hát và múa: (45 + 53) – 70 = 28 (học sinh) Trả lời: Có 28 học sinh tham gia thi cả hai môn hát và múa. Ví dụ 3: Có bao nhiêu số có ba chữ số là số chẵn hoặc chia hết cho 3 ? Bài giải: Số các số chẵn có ba chữ số là: (998 – 100) : 2 + 1 = 450 (số) Số các số có ba chữ số chia hết cho 3 là: (999 – 102) : 3 + 1 = 300 (số) Trong các số có ba chữ số chia hết cho 3 có 1 nửa là số lẻ và 1 nửa là số chẵn nên các số chẵn có ba chữ số chia hết cho 3 có tất cả là: 300 : 2 = 150 (số) Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, số các số chẵn không chia hết cho 3 là: 450 – 150 = 300 (số) Số các số có ba chữ số là số chẵn hoặc chia hết cho 3 là: 300 + 300 = 600 (số) Vậy có 600 số có ba chữ số là số chẵn hoặc chia hết cho 3 Bài tập: 1/ Bốn bạn A, B, C, D đạt bốn giải: 1, 2, 3, khuyến khích. Biết : A không đạt giải 1 nhưng không phải giải khuyến khích B đạt giải 2 và C không đạt giải khuyến khích. Hỏi mỗi bạn đạt giải gì ? 2/ Trong một kỳ thi, các thí sinh được đánh số báo danh từ 1 đến 1000. hỏi có bao nhiêu thí sinh mang số báo danh là số lẻ hoặc chia hết cho 9 ? Trang 60 Số chẵn có ba chữ số (450) Số có ba chữ số chia hết cho 3 (300) Số chẵn có ba chữ số chia hết cho 3 ( 150 ) Chương 4 : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TOÁN Ở TIỂU HỌC 4.1. Khái niệm cơ bản và chức năng của đánh giá kết quả học tập toán. 4.1.1 Các khái niệm cơ bản về đánh giá kết quả học tập. • Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. • Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra. Trong một chừng mực, đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà trường. Chú ý: Điều quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra đánh giá các kết quả học tập của quá trình dạy học là phải làm rõ các tiêu chí đánh giá và phải thực hiện quá trình ấy một cách hệ thống và liên tục. Việc đánh giá thiếu chuẩn bị hay tùy tiện có thể sẽ không đáng tin cậy, thiếu công bằng và vô căn cứ. 4.1.2 Chức năng của đánh giá kết quả học tập. 1/ Chức năng quản lý: Thể hiện qua hai phương diện - Xếp loại hoặc tuyển chọn người học - Duy trì và phát triển chuẩn chất lượng Nhằm phân loại người học qua việc đánh giá kết quả học tập. 2/ Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhằm giúp giáo viên nắm bắt kịp thời quá trình dạy học có phù hợp, có đáp ứng được mục tiêu dạy học cũng như kết quả học tập của học sinh phản ảnh việc giảng dạy đáng tin cậy đến mức nào. Qua đó tự đưa ra những phán đoán về người học và quyết định điều chỉnh hoặc cải tiến hoạt động dạy học. 3/ Chức năng giáo dục và phát triển người học. Trang 61 Nhằm góp phần hình thành động cơ học tập và phát triển nhân cách người học. 4.2 Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập (7 nguyên tắc) 1/ Nguyên tắc khách quan. 2/ Nguyên tắc công bằng 3/ Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện 4/ Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống 5/ Nguyên tắc bảo đảm tính công khai 6/ Nguyên tắc bảo đảm tính giáo dục 7/ Nguyên tắc bảo đảm tính phát triển Lưu ý: Theo qui định đánh giá học sinh tiểu học (gồm 4 chương, 20 điều ; ban hành theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/ 8/ 2014 của Bộ trưởng BGD&ĐT) về nguyên tắc đánh giá (Điều 4): 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên,khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. 2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh nầy với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. 4.3 Các hình thức kiểm tra đánh giá 4.3.1 Kiểm tra. • Kiểm tra thường xuyên. Là tiến trình thu thập thông tin về việc học tập của học sinh một cách liên tục trong lớp học. Các hình thức kiểm tra thường xuyên dùng để đánh giá những phương diện cụ thể hay những phần của chương trình học. Kết quả của kiểu kiểm tra nầy được dùng để theo dõi sự tiến bộ của người học trong suốt tiến trình giảng dạy và cung Trang 62 cấp những phản hồi liên tục cho học sinh và giáo viên, nhằm giúp giáo viên có những biện pháp điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy, cũng như giúp học sinh nhận ra những tiến bộ và chưa tiến bộ của bản thân để từ đó tự điều chỉnh và phát triển. Có thể kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức: vấn đáp, thực hành,làm bài tập thường ngày theo nhóm hay cá nhân trong giờ học. Trong quá trình kiểm tra thường xuyên, điều rất quan trọng đối với giáo viên là việc xác định và thực hiện các phương pháp sao cho hoạt động kiểm tra nầy thực sự tạo nên những tác động thích hợp đến quá trình học tập và phát triển của người học. • Kiểm tra định kỳ Là phương thức thu thập kết quả học tập của học sinh theo thời điểm. Mục đích giúp giáo viên biết mỗi học sinh đã tiếp thu được gì sau mỗi một đơn vị bài học hay sau mỗi phần học để có thể kịp thời bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phần chương trình kế tiếp. Ở tiểu học, các bài kiểm tra định kỳ (điểm số) bao gồm học kỳ 1 và cuối năm. 4.3.2 Đánh giá  Đánh giá bằng nhận xét Là đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước. Chú ý: 1/ Tác dụng của nhận xét đối với học sinh: • Động viên học sinh phấn đấu học tập thành công hơn • Hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập 2/ Để đưa ra được những nhận xét tốt, giáo viên cần: • Trong trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp, giáo viên cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí đã được xác lập để có thể hình dung rõ trong đầu các tiêu chí cần đánh giá. • Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá trong trường hợp nội dung quan sát hoặc kiểm tra rộng lớn và phức tạp, hoặc những bài tập lớn mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng để xếp loại học sinh. Trang 63 • Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của học sinh theo các tiêu chí đã định. • Thu thập thông tin đủ, phù hợp và tránh định kiến. • Trước khi bắt đầu đưa ra một nhận xét hay nhận định nào, cần xem xét: o Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được có thích hợp không ? o Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được đã đủ cho việc đưa ra những nhận xét về người học chưa ? o Đối với nhận xét dựa trên các tiêu chí học tập, phải xem xét xem những yếu tố nào khác ngoài bài thực hành hay kiểm tra có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của học sinh. o Khi viết một nhận xét nào đó nên cố gắng phát biểu rõ ràng những lý do đưa ra nhận xét ấy.  Đánh giá bằng điểm số Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm,đi kèm với mỗi mức điểm là phần miêu tả những tiêu chí tương ứng cho từng mức điểm. Như vậy,một thang điểm đầy đủ bao gồm các mức điểm và bảng tiêu chí những yêu cầu về kiến thức hay kỹ năng cho mỗi mức điểm- xem đây là căn cứ để giáo viên giải thích ý nghĩa của các điểm số, đồng thời để có thể cho những nhận xét cụ thể về bài làm của học sinh. Những hạn chế của điểm số: • Điểm số phản ảnh sự đánh giá mang tính trực giác • Điểm số có thể được xác định trên những bài kiểm tra thiếu tin cậy Do vậy,điểm số không giúp xác định cụ thể và đầy đủ khả năng của học sinh và cũng là cội nguồn sinh ra những áp lực không cần thiết cho mỗi học sinh. 4.4 Nội dung và cách thức đánh giá (Theo qui định Đánh giá học sinh tiểu học-ban hành theo Thông tư số 30/2014/ TT- BGD ĐT ngày 28 / 8 /2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo)  Nội dung đánh giá (Điều 5) Trang 64 Nội dung 1: Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Nội dung 2: Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh Nội dung 3: Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh  Đánh giá thường xuyên (Điều 6) Là đánh giá trong quá trình học tập,rèn luyện của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kỹ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện. Đánh giá thường xuyên nội dung 1: (Điều 7) • Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét,góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh. • Giáo viên đánh giá: 1. Trong quá trình dạy học,căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học,giáo viên tiến hành một số việc như sau: - Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu,vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm Trang 65 được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ 2. Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành 3. Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học,hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể,riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học,hoạt động giáo dục khác trong tháng 4. Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên 5. Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên • Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: - Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên - Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận,hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ • Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập,rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát,động viên các họat động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các Trang 66 hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư. Đánh giá thường xuyên nội dung 2: (Điều 8) • Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: 1. Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số công việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể,ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp,ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm,lớp; bố trí thời gian học tập,sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội qui lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc 2. Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng,ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẽ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận 3. Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp,làm việc trong nhóm,lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẽ kết quả học tập với bạn,với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn,giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập,trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết • Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên,khích lệ,giúp học sinh khắc phục khó khăn,phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. Trang 67 Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Đánh giá thường xuyên nội dung 3: (Điều 9) • Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập,rèn luyện,hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: 1. Chăm học, chăm làm,tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập,hoạt động giáo dục với bạn, giáo viên và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động,phong trào học tập,lao động và hoạt động nghệ thuật,thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh,làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng 2. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm,không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai 3. Trung thực, kỷ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối,không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa,giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc qui định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ,tôn trọng mọi người; quí trọng người lao động; nhường nhịn bạn 4. Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường,lớp,que hương,đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy cô giáo; yêu thương,giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể,hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình,thầy cô giáo,nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh,nhân vật nổi tiếng ở địa phương • Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động Trang 68 viên,khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn,phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động,ứng xử kịp thời để tiến bộ. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.  Đánh giá định kỳ kết quả học tập (Điều 10) 1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kỳ kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức,kỹ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học đối với các môn học: tiếng việt, toán, khoa học, lịch sử và địa lý, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ. 2. Để bài kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_day_hoc_toan_o_tieu_hoc_2.pdf