BÀI GIẢNG: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC THCS
PHẦN A: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 6
I. KHÁI QUÁT VỀ SINH HỌC 6
1. VỊ TRÍ:
Chương trình sinh học bậc trung học cơ sở bao gồm các bộ môn sinh học là : Thực vật học, động vật học, giải phẫu sinh lý và vệ sinh cơ thể người, di truyền học, sinh thái và môi trường.
Các bộ môn được phân bố ở các lớp như sau;
- Thực vật học : Lớp 6
- Động vật học: Lớp 7
- Giải phẫu sinh lý và vệ sinh cơ thể người: Lớp 8
- Di truyền học, sinh thái và môi trường : Lớp 9.
Như vậy bộ môn Thực vật học là mở đầu chương trình sinh học ở trường Trung học cơ sở, giúp cho học sinh làm quen với môn sinh học. Thực vật học cung cấp những kiến thức cơ sở về cơ thể sống nói chung và thực vật nói riêng nhằm giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức của các môn học khác.
79 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học sinh học ở trường THCS - Nguyễn Thị Làn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức về mối liên quan giữa cơ thể con người với môi trường sống, với các vùng miền địa lí khác nhau.
Các kiến thức phải đảm bảo: Tính cơ bản và hệ thống. tính hiện đại và sát thực tiễn Việt nam
b. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh :
Bộ môn CTNVVS cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng của bộ môn đó là:
- Kỹ năng quan sát và mô tả đặc điểm hình thái cấu tạo của các cơ quan và hệ cơ quan cơ thể người. - Kỹ năng làm thí nghiệm nghiên cứu các hoạt động sinh lí của các cơ quan
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất.
- Kĩ năng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bản thân và mọi người xung quanh.
Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Nó có tác dụng khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh, còn có ý nghĩa giáo dục nhân cách cho học sinh.
Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh được thể hiện hầu hết trong các chương, các bài của chương trình sinh học lớp 8. Người giáo viên cần xác định rõ ở từng bài, từng chương cần rèn luyện những kỹ năng gì, mức độ đến đâu. Việc rèn luyện kỹ năng tiến hành dần dần từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu và có hiệu quả cao.
Giảng dạy CTNVVS góp phần rèn luyện phát triển năng lực tư duy cho học sinh, bồi dưỡng trí thông minh cho các em. Qua việc tổ cho học sinh lĩnh hội tri thức mới từ việc quan sát thảo luận đến việc làm thực hành hay làm thí nghiệm, người giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy tích cực như phân tích, so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá. Phát triển cho học sinh óc phán đoán, khả năng đưa ra giả thiết khoa học, khả năng lập luận giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến cơ thể con người trên cơ sở khoa học để rút ra tri thức mới.
c. Nhiệm vụ giáo dục :
* Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng :
Quan điểm duy vật biện chứng được thể hiện trong nội dung kiến thức của các chương, các bài trong chương trình CTNVVS. Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý làm sáng tỏ những nội dung của thế giới quan duy vật biện chứng như sau:
- Quan điểm vật chất : Cơ thể con người được cấu tạo từ vật chất đó là các tế bào, mô và các cơ quan. Vật chất luôn luôn tồn tại khách quan, có thể nhìn thấy được, sờ mó, cầm nắm được.
- Quan điểm thống nhất : Cơ thể người là một toàn bộ thống nhất. Sự thống nhất được thể hiện ở sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, sự thống nhất trong hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể, thiếu một cơ quan thì cơ thể không tồn tại được. Cơ thể người còn thống nhất cao với môi trường sống . Sự thống nhất với môi trường được đảm bảo nhờ có hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Quan điểm phát triển và tiến hoá : Toàn thể giới động vật có một lịch sử phát triển lâu dài, tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa phân hoá đến phân hoá và chuyên hoá ngày càng cao chức năng của các cơ quan trong đó con người là động vật tiến hoá nhất.
* Giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh, giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
* Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, lao động sản xuất và hướng nghiệp :
Việc rèn luyện các kỹ năng bộ môn góp phần giáo dục các đức tính cần thiết của người lao động như kiên trì, chịu khó, trung thực sáng tạo...
Việc giảng dạy lý thuyết phải gắn liền với thực tiến sản xuất ở địa phương, giáo viên cho học sinh tập dượt ứng dụng kiến thức vào thực tiễn như tham gia diệt chuột, tiêu diệt ruỗi muỗi, tham gia phòng chống dịch cúm , bệnh tật ... do địa phương tổ chức. Tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở y tế, các trạm vệ sinh phòng bệnh, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
2. NỘI DUNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CTN VÀ VS Ở TRƯỜNG THCS:
2.1.Cấu trúc chương trình và SGK Sinh học lớp 8
* Đặc điểm chung:
Cấu trúc chương trình môn học thể hiện tính logic của cấu trúc nội dung, tính hệ thống của các kiến thức, các khái niệm, trong đó khái niệm trước tạo điều kiện cho việc hình thành và nắm vững khái niệm sau. Hệ thống các kiến thức được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ cụ thể đến trừu tượng, và theo nguyên tắc đi từ tổng hợp sơ bộ, khái quát đến phân tích và cuối cùng tổng hợp ở mức cao hơn, đồng thời đảm bảo tính vừa sức, hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh
* Cấu trúc chương trình cụ thể như sau:
- Bài mở đầu xác định rõ mục đích, ý nghĩa môn họccơ thể người và vệ sinh.
- Chương I: Giới thiệu một cách khái quát về cơ thể người, nêu rõ đơn vị cấu tạo nên mọi cơ quan trong cơ thể người là tế bào, mô. Chức năng sinh lí cơ bản của hệ thần kinh có liên quan đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là phản xạ.
- Các chương tiếp theo đi sâu phân tích cấu tạo và chức năng sinh lí của từng hệ cơ quan, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp vệ sinh tương ứng:
- Chương II: Giới thiệu hệ vận động(hệ cơ xương) trước tiên vì mọi hoạt động sống được biểu hiện ra ngoài bằng sự vận động. Đây cũng là hệ cơ quan dễ quan sát nhất, dễ nhận biết hơn các hệ cơ quan khác, đồng thời hoạt động của hệ này cũng liên quan chặt chẽ với tất cả hệ cơ quan khác trong cơ thể và chịu sự chi phối của các cơ quan đó.
- Các nội dung về hệ tuần hoàn, hô hấp ,tiêu hoá, da và hệ bài tiết được lần lượt trình bày ở các chương III, IV, V, VII, VIII .
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trên nhằm thực hiện một quá trình sống cơ bản là quá trình trao đổi chất và năng lượng. Thực chất của quá trình này diễn ra trong tế bào ( sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hoá và dị hoá)và được biểu hiện ra bằng sự trao đổi chất giữa tế bào với nước mô và máu, quá trình này chỉ có thể thực hiện được nhờ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngơài. Tất cả được giới thiệu trong chương VI( Trao đổi chất và năng lượng).
- Chương X trình bày ảnh hưởng của các tuyến nội tiết đến hoạt động của các tế bào và các cơ quan bằng con đường máu nhờ các hoocmon tuyến nội tiết tiết ra.
- Chương XI : môn học dành một thời gian thích đáng để trình bày sự sinh sản và phát triển của cơ thể người, tạo điều kiện cơ sở khoa học để học sinh hiểu được vấn đề kế hoach hoá gia đình, đảm bảo sức khoẻ sinh sản . Trong chương này cũng đề cập đến một số bệnh phổ biến có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đặc biệt các bệnh lây lan qua đường sinh dục.
* Mỗi chương lại được cấu trúc như sau:
Đầu tiên là nêu ý nghĩa vai trò của hệ cơ quan đối với cơ thể, sau đó đi sâu nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan trong hệ cơ quan. Cuối cùng nêu lên các biện pháp vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cơ thể .
2.2. Nội dung kiến thức trong chương trình:
-Nội dung chủ yếu của chương trình CTN và VS ở THCS bao gồm các kiến thức về cấu tạo và hoạt động sinh lí (các hiện tượng và các quá trình sinh lí ) của cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể người. Trên cơ sở đó đề cập đến các kiến thức vệ sinh cùng các biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
-Bên cạnh các kiến thức mang tính chuyên khoa nói trên , chương trình còn có các kiến thức mang tính chất đại cương chung cho sinh giới như kiến thức tế bào , mô, trao đổi chất sinh trưởng, sinh sản , cảm ứng và phản xạ
- Ngoài ra còn có :
+ Các kiến thức hỗ trợ mang tính liên môn(kiến thức vật lí, hoá học..) học sinh phải công nhận như một tiên đề để có thể hiểu được chức năng sinh lí của các cơ quan và hệ cơ quan .
+ Các kiến thức về lịch sử khoa học
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của bộ môn.
+ Tích hợp nội dung giáo dục dân số, đặc biệt là vấn đề đảm bảo sức khoẻ sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên.
- Nếu xét về đơn vị kiến thức thì chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm . Trong đó các khái niệm chuyên khoa chiếm phần lớn nội dung và nằm trong từng chương bên cạnh các khái niệm đại cương có liên quan đến nhiều chương hoặc toàn bộ chương trình.
a. Khái niệm hình thái- giải phẫu: phản ánh các đặc điểm hình thái , cấu tạo các cơ quan , hệ cơ quan.Nắm vững các khái niệm HT- GP cuả các cơ quan và hệ cơ quan tạo điều kiện cho việc hiểu rõ chức năng sinh lí của chúng, ngoài ra còn cung cấp những dẫn chứng cho việc khẳng định nguồn gốc và sự tiến hoá của con người.
b. Khái niệm sinh lí
Các khái niệm sinh lí phản ánh những hoạt động đặc trưng của các cơ quan , hệ cơ quan cũng như cơ thể , thể hiện ở chức năng sinh lí của chúng.
Các khái niệm sinh lí bao gồm các hiện tượng sinh lí và các quá trình sinh lí .
- Các hiện tượng sinh lí mới cho thấy mặt biểu hiện bên ngoài của các hoạt động sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan mới thấy được khâu đầu và khâu cuối của các hoạt động đó.
- Quá trình sinh lí đi sâu vào cơ chế bên trong của các hiện tượng sinh lí tìm hiểu sự tương tác của các cấu trúc tham gia vào quá trình .Chẳng hạn như: quá trình đông máu, quá trình tiêu hoá thức ăn...
Các khái niệm HT- GP cùng các khái niệm sinh lí tạo nên nội dung cơ bản của môn học. Các khái niệm sinh lí sẽ được lĩnh hội sâu sắc , vững chắc , hiểu rõ được mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng, các quá trình sinh lí nếu vạch rõ được cấu trúc tham gia vào các quá trình mà hiện tượng là mặt bên ngoài của các quá trình đó.
c.Các khái niệm vệ sinh, y học
Gồm các kiến thức về các bệnh, phản ánh các dấu hiệu đặc trưng của bệnh ( nguyên nhân, triệu chứng, con đường xâm nhiễm...) từ đó đề ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
Ngoài các khái niệm trên , trong chương trình tuy không đề cấp tới các quy luật sinh lí cụ thể song cũng có những quá trình mang tính quy luật nư quá trình tự điều chỉnh các hoạt động sinh lí để đảm bảo ổn định, cân bằng hoạt động sống của cơ thể., các hoạt động mang tính chu kì ( hoạt động của tim, hoạt động của buồng trứng, hoạt động ngày- đêm..) cần chú ý khai thác trong quá trình giảng dạy.
Sự phân chia các khái niệm như trên chỉ mang tính chất tương đối, thực ra giữa chúng có mối tương quan chặt chẽ.
II. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHÁI NIỆM VÀ KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
1. Sự hình thành khái niệm
1.1. Sự hình thành khái niệm cụ thể
VD1: Hình thành khái niệm phản xạ
Đây là loại khái niệm sinh lí phản ánh hoạt động của hệ thần kinh.
Việc hình thành khái niệm PX theo các bước hình thành một KN cụ thể
- Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức
- Bước 2: Tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm để nhận biết hiện tượng PX
- Bước 3: GV tổ chức cho HS phân tích các dấu hiệu chung và dấu hiệu bản chất của KN PX
GV phân tích các yếu tố tham gia vào TN bằng cách loại trừ dần từng khâu để thấy rõ vai trò của mỗi khâu trong sự hình thành phản xạ. Qua đó giúp HS rút ra kết luận về ĐK xảy ra phản xạ là phải có cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích, dây TK dẫn truyền kích thích từ trung ương TK và từ TƯ TK tới cơ quan trả lời, trung ương thần kinh là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin. Nếu thiếu một khâu phản xạ sẽ ko xảy ra.
- Bước 4: Nêu định nghĩa phản xạ
Bằng suy lí quy nạp, GV yêu cầu HS nêu định nghĩa phản xạ. HS khác trao đổi bổ sung, GV nhận xét và phát biểu định nghĩa chính xác về phản xạ
- Bước 5: Vận dụng khái niệm
Yêu cầu HS lấy ví dụ về phản xạ để củng cố, vận dụng KN vừa hình thành
VD2: Hình thành khái niệm về quá trình sinh lí
Quá trình sinh lí cũng thuộc loại KN sinh lí, nó phản ánh một chuỗi các sự kiện hiện tượng liên tiếp xảy ra theo một trình tự chặt chẽ, mang tính định hướng rõ rệt do sự vận động và tương tác của các thành phần cấu trúc tham gia vào quá trình.
Hình thành khái niệm về quá trình sinh lí được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Mô tả diễn biến của QT
Bước 2: Phân tích cơ chế của QT
Bước 3: Nêu ý nghĩa của QT
VD: dạy về quá trình đông máu:
Bước 1: mô tả quá trình đông máu
Mô tả: Khi bị một vết thương, máu chảy ra. Lúc đầu máu ở dạng lỏng, dần dần máu đặc lại, biến thành cục máu bịt kín vết thương, làm cho máu ko tiếp tục chảy ra được. Quá trình biến máu loãng trong mạch chảy ra thành cục máu gọi là sự đông máu.
Để HS mô tả được quá trình đông máu, GV phải có câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Có thể cho HS thảo luận nhóm đôi: Ở người bình thường, khi bị một vết thương nhỏ ở tay gây chảy máu, quan sát máu lúc đầu và sau một thời gian ngắn thấy có hiện tượng gì?
Bước 2: Phân tích cơ chế đông máu
Sau khi HS mô tả được sự đông máu, GV có thể đặt câu hỏi: Vì sao có hiện tượng trên?
Để giải thích được hiện tượng tượng trên HS cần trả lời được các câu hỏi:
- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? Vai trò của mỗi yếu tố đó?
- Các yếu tố đó tác động như thế nào để tạo thành cục máu đông?
Sau đó dùng sơ đồ SGK cho HS trình bày cơ chế của quá trình đông máu.
Có thể tổ chức hoạt động này theo nhóm nhỏ.
Bước 3: Nêu ý nghĩa của QT đông máu
GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để nêu được ý nghĩa của quá trình đông máu và ứng dụng những hiểu biết về đông máu trong y học và trong thực tiễn đời sống.
- Sự đông máu khi bị thương có vai trò gì đối với cơ thể?
- Ứng dụng cơ chế đông máu trong y học và trong đời sống con người như thế nào?
1.2. Sự hình thành khái niệm trừu tượng:
- Bước 2,3 được tiến hành không giống như hình thành KN cụ thể. Ở đây, HS không thể nhận biết các dấu hiệu của KN bằng quan sát tài liệu trực quan mà phải thông qua lời dẫn dắt của GV. HS có thể dựa vào một hiện tượng khác gần gũi với vốn kinh nghiệm cảm tính của các em để dẫn tới khái niệm cụ thể( Kn cụ thể được coi là điểm tựa trực quan gián tiếp của Kn trừu tượng) và những Kn trừu tượng khác đã học để HT Kn mới.
- Như vậy, để nhận ra các dấu hiệu bản chất, HS phải tiến hành các thao tác tư duy: phân tích các mối liên hệ bản chất dựa vào những khái niệm liên quan đã biết để hình thành Kn mới. Kiến thức mới được lĩnh hội không bằng con đường nhận thức cảm tính mà bằng con đường nhận thức lí tính.
VD: Hình thành khái niệm “Đồng hóa” ở chương VI “Trao đổi chất và năng lượng”
Muốn hình thành KN này cho HS, GV không thể dùng các thí nghiệm để dẫn dắt trực tiếp tới khái niệm mà chỉ có thể bằng con đường sử dụng những khái niệm đã có ở các chương trước về cấu tạo tế bào với sự có mặt của các bào quan và chức năng của chúng, về máu và sự tuần hoàn, về sự tạo thành các chất dinh dưỡng trong cơ quan tiêu hóa... hoặc các chương Sinh học ở lớp trước (như KN quang hợp ở cây xanh) để dẫn dắt tới khái niệm đồng hóa với định nghĩa : “ Đồng hóa là quá trình tổng hợp những thành phần chất riêng của các tế bào của cơ thể từ những thành phần đơn giản do máu mang tới, đã được tế bào tiếp nhận, đồng thời tích lũy năng lượng trong các sản phẩm được tổng hợp nên”. Sau đó lấy một số VD: tổng hợp Protein từ các axit amin do máu đưa tới, glycogen từ glucozo trong máu, và năng lượng được tích lũy trong các sản phẩm này. Sau đó có thể cho HS phân biệt khái niệm đồng hóa với một số khái niệm khác để hiểu rõ bản chất KN, như phân biệt “đồng hóa” với ‘tiêu hóa” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
2. Phát triển một số khái niệm cơ bản của chương trình
2.1. Khái niệm phản xạ
Kn phản xạ bắt đầu được hình thành trong chương I (Giới thiệu chung về cơ thể người). Ở đây HS mới được biết “PX là gì?” qua quan sát thí nghiệm PX trên ếch khi kích thích các cơ quan thụ cảm ngoài.
Kn được củng cố, mở rộng và nâng cao dần qua các chương sau:
- Chương II, Kn PX được củng cố khi đề cập tới nguyên nhân co cơ qua PX đầu gối
- Chương III, IV: HS được biết PX ko chỉ xảy ra khi kích thích các cơ quan thụ cảm ngoài mà còn xảy ra khi KT các cơ quan thụ cảm bên trong cơ thể do các KT bên trong cơ thể (vai trò điều hòa hoạt động của các cơ quan tim, phổi bằng cơ chế phản xạ). Xuất hiện thêm một số yếu tố mới trong KN PX như: PX tăng cường, PX kìm hãm. Chương IV trình bày sâu về cơ sở vật chất của các hiện tượng hưng phấn và ức chế khi giới thiệu các trung khu hít vào và thở ra cùng quá trình hưng phấn và ức chế của các trung khu này trong phản xạ tự điều hòa hô hấp (sự hít vào gây nên sự thở ra và đồng thời cũng là PX của sự thở ra)
- Tất cả cả các PX được trình bày cho tới đây đều thuộc loại PX không điều kiện.
- PX có điều kiện xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình là ở chương V (tiêu hóa) khi nói về ảnh hưởng của thần kinh lên sự tiết dịch tiêu hóa- bài 27- Tiêu hóa ở dạ dày
Mặt biểu hiện mới này của PX lại được củng cố trong phần ảnh hưởng của thần kinh lên sự điều hòa thân nhiệt ở chương VI(trao đổi chất và năng lượng), khi trình bày các phản xạ có điều kiện chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng chống nóng hoặc chống lạnh.
- Chương IX (thần kinh và giác quan) đi sâu vào cơ chế bên trong của PX có ĐK khi đã nghiên cứu các bộ phận của hệ TK, cấu tạo của bán cầu não lớn và sự phân vùng của vỏ não. Riêng đối với con người, tiếng nói được coi là tác nhân kích thích có điều kiện của các phản xạ có điều kiện với ngôn ngữ. Phải đến lúc này KN PX mới được hình thành một cách trọn vẹn (so với yêu cầu của cấp học)
Trong quá trình phát triển của Kn PX, mỗi bước lại xuất hiện thêm một số yếu tố mới của KN, GV cần hiểu rõ để xây dựng khái niệm được vững chắc.
2.2. Khái niệm Trao đổi chất (SV tham khảo trong GT PPDH Sinh học THCS)
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 8
III.1. Phương pháp dạy học các bài nghiên cứu kiến thức mới
1. Phương pháp dạy các kiến thức hình thái - giải phẫu
a- Yêu cầu cần đạt:
Xác định được vị trí, hình dạng, mô tả được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của các cơ quan và hệ cơ quan trọng cơ thể, làm cơ sở cho việc chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan đó, từ đó thấy được mối liên hệ thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của chúng.
Phân tích được đặc điểm cấu tạo của một số cơ quan, hệ cơ quan của người so với động vật, đặc biệt là lớp Thú để thấy rõ nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người; đồng thời hiểu rõ những sai khác về chất của con người so với động vật là kết quả của quá trình lịch sử tiến hóa lâu dài trong quá trình lao động và các mối quan hệ của xã hội.
Cần rèn luyện và phát triển các kĩ năng: quan sát, nhận biết, mổ xẻ và các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. Quan đó hình thành ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh cho cơ thể.
b- Phương pháp dạy học
Phương pháp được ưu tiên sử dụng là các phương pháp trực quan kiểu tìm tòi, nghiên cứu. PTTQ đóng vai trò là “nguồn” dẫn tới tri thức mới cho HS, vì vậy nếu sử dụng kiểu GTMH thì sẽ không hiệu quả. HS trực tiếp tri giác PTTQ tìm tòi, nghiên cứu tự lực tìm ra tri thức thông qua sự hướng dẫn, tổ chức của GV.
Tuy nhiên, một số kiến thức về cấu tạo các cơ quan và hệ cơ quan đã được học trong phần động vật lớp 7. Do tính chất kế thừa của các kiến thức giải phẫu mà GV có thể vận dụng phương pháp thuyết trình mô tả; phương pháp đàm thoại và phương pháp giải thích minh họa, nhằm tiết kiệm thời gian.
Phương pháp giải thích minh họa kết hợp mô hình, sơ đồ, tranh vẽ cũng được sử dụng để trình bày các kiến thức khó, phức tạp mà trình độ các em chưa đủ để nghiên cứu.
* Bài tập: Mỗi nhóm SV chọn 1 bài hoặc một mục kiến thức hình thái, giải phẫu trong chương trình SH8 và soạn giáo án tiến trình dạy học kiến thức đó.
2. Phương pháp dạy các kiến thức sinh lí, sinh thái
a- Yêu cầu cần đạt
Xác định được chức năng sinh lí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể liên quan với các cấu trúc của chúng.
Giải thích được những thay đổi trong hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan cũng như toàn cơ thể dưới tác động của các yếu tố môi trường.
Xác định rõ vai trò của thần kinh - thể dịch trong việc đảm bảo sự cân bằng các hoạt động sinh lí của cơ thể.
Rèn luyện các kĩ năng tổ chức các thí nghiệm đơn giản, rèn luyện các thao tác tư duy, như: phân tích, so sánh, đối chiếu trong quan sát kết quả thí nghiệm để tìm ra kết quả,
b- Phương pháp dạy học
Ưu tiên sử dụng các phương pháp thí nghiệm. Thí nghiệm cho phép chúng ta đi sâu nghiên cứu các hiện tượng, các quá trinh sinh lí trong điều kiện nhân tạo được khống chế. Đối tượng thí nghiệm có thể là các động vật hoặc chính cơ thể của các em.
Thí nghiệm được sử dụng tùy theo các mục đích khác nhau:
+ Thí nghiệm đóng vai trò là nguồn dẫn tới tri thức cho HS: Biểu diễn thí nghiệm tìm tòi (do GV biểu diễn) hoặc thực hành thí nghiệm nghiên cứu (do HS tiến hành). Ví dụ: Bài Tủy sống (SGK trg. 34)
+ Sử dụng thí nghiệm như một biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức, tức là dùng để đặt vấn đề, tạo mâu thuẫn, hứng thú học tập để chuẩn bị cho một vấn đề mới.
+ Sử dụng trong củng cố- hoàn thiện kiến thức
+ Trong kiểm tra- đánh giá
Thí nghiệm có thể được sử dụng trong phương pháp trực quan (GV biểu diễn TN, HS quan sát) hoặc trong nhóm PP thực hành (HS thực hành thí nghiệm).
* Bài tập: Mỗi nhóm SV chọn 1 bài hoặc một mục kiến thức sinh lí, sinh thái trong chương trình SH8 và soạn giáo án tiến trình dạy học kiến thức đó.
3. Phương pháp dạy các kiến thức ứng dụng
Bao gồm: Các kiến thức về vệ sinh, rèn luyện cơ thể để bảo vệ và tăng cường sức khỏe; Học tập một cách khoa học để đạt hiệu quả cao (tư thế, đúng giờ giấc, trí nhớ,)
a.Yêu cầu cần đạt:
Phân tích được cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, rèn luyện tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng lao động, học tập; cơ sở khoa học của những phương pháp cấp cứu (gãy xương, ngạt thở,), của các biện pháp tăng cường sức khỏe sinh sản vị thành niên,
Chú ý rèn luyện các kĩ năng: thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe, vận dụng kiến thức sinh lí người vào đời sống thực tế, lao động, học tập. Rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp.
Hình thành thái độ tự giác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống. Chống mê tín dị đoan về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tật. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách phòng chống ma túy, và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
b- Phương pháp dạy học
Ưu tiên sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi, PP thảo luận, PP thực hành. GV cần khai thác triệt để vốn tri thức đã có, vốn sống và kinh nghiệm mà HS đã được tích lũy để các em tự tìm ra các biện pháp vệ sinh, phương pháp xử lí các tình huống (hô hấp nhân tạo, băng bó,), giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng (tránh thai, hô hấp nhân tao...), của các hiện tượng thực tế.
* Bài tập: Mỗi nhóm SV chọn 1 bài hoặc một mục kiến thức ứng dụng trong chương trình SH8 và soạn giáo án tiến trình dạy học kiến thức đó.
III.2. Phương pháp dạy các bài ôn tập tổng kết
Thuộc loại bài này có : ôn tập học kì , ôn tập tổng kết chương, tổng kết một vấn đề lớn trong chương trình liên quan đến nhiều chương. Trong đó dạng bài ôn tập học kì I, II đã được quy định trong chương trình và được biên soạn trong SGK, đã được hướng dẫn cụ thể PP và cách tổ chức các hoạt động học tập . Trong phần này GV cần chú ý đến loại bài ôn tập tổng kết chương và tổng kết một vấn đề lớn trong chương trình .
1.Bài ôn tập, tổng kết chương:
a. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức:
- Xác định rõ được mối quan hệ giữa các cơ quan trong một hệ để thực hiện chức năng chung của hệ cơ quan đó trong cơ thể, trong đó nêu rõ được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan chủ yếu trong một hệ.
- Xác định được vị trí quan trọng của hệ cơ quan đó trong việc thực hiện một mặt của QT trao đổi chất
* Kĩ năng:
Phát triển năng lực tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức, kĩ năng biểu đạt bằng sơ đồ , bảng hệ thống...
b. Phương pháp dạy học
Đối với loại bài này, vừa có tính chất củng cố, vừa mang tính chất kiểm tra các kiến thức đã học, trên cơ sở đó mà hệ thống hóa các kiến thức cơ bản từng chương nên có thể và cần sử dụng phương pháp đàm thoại kiểm tra củng cố và đàm thoại ôn tập, tổng kết (đàm thoại khái quát). Như vậy đòi hỏi HS phải kết hợp việc tái hiện các kiến thức đã học với việc mở rộng và đào sâu hơn kiến thức, biết vận dụng kiến thức để giải thích những hiện tượng thực tế một cách khoa học; xác định được mối quan hệ cấu tạo phù hợp với chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan.
c. Chuẩn bị của HS:
Để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập, tổng kết chương (hoặc 1 số chương có liên quan), GV cho HS ôn tập, hướng vào nội dung chủ yếu của các bài trong chương bằng hệ thống câu hỏi ôn tập cuối chương. Trong giờ tổng kết, GV tổ chức cho HS vận dụng những kiến thức đã chuẩn bị để làm những bài tập hoặc câu hỏi tổng hợp hơn. Cách làm này kiểm tra được mức độ nắm vững và khả năng vận dụng kiến thức của HS, phát triển ở HS khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Trong bài tổng kết, GV có thể sử dụng một số phương tiện trực quan hoặc phiếu học tập, bảng hệ thống kiến thức, sơ đồ ...
*Bài tập: mỗi nhóm SV chọn một bài ôn tập chương trong SH 8 và soạn giáo án bài ôn tập đó.
2. Tổng kết một vấn đề lớn liên quan đến toàn bộ các hệ cơ quan: Sự trao đổi chất
a. Yêu cầu cần đạt:
- HS hệ thống hóa được những hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan liên quan đến một quá trình sống cơ bản của tế bào và cơ thể đó là Trao đổi chất mà bản chất là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở từng tế bào.
- Thấy rõ cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn thông qua mối liên hệ giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường
b. PP tổng kết:
- PP chủ yếu là hỏi- đáp gợi mở kết hợp thảo luận nhóm, sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan với sự trao đổi chất ở cấp độ tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phuong_phap_day_hoc_sinh_hoc_o_truong_thcs_nguyen.doc