Nồng độ iốt trong nước tiểu phản ánh tình trạng đủ, thiếu, hay thừa iốt của cơ thể. Với một lượng iốt tối ưu, đầy đủ cho cơ thể thì nồng độ iốt niệu phải đạt từ
10 g/dl trở lên.
Các mức iốt sau được đưa ra để đánh giá mức độ thiếu iốt:
Thiếu nặng: iốt nước tiểu dưới 2 g/dl
Thiếu vừa: iốt nước tiểu 2- 4,9 g/dl
Thiếu nhẹ: iốt nước tiểu 5-9,9 g/dl
12 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG CHỐNG CÁC RỐI LOẠN DO THIẾU IỐT Vài nét về lịch sử Năm 1811, lần đầu tiên De Courois phát hiện ra iốt từ cây rong biển. Năm 1820, lần đầu tiên Coinder một thầy thuốc người Thụy sỹ đã điều trị thành công cho các bệnh nhân mắc bệnh bướu giáp với iốt. Năm 1822, phân tích iốt thực phẩm (như thịt, hải sản, rau xanh, nước): iốt phân bố ở mọi nơi trong tự nhiên nhưng hàm lượng khác nhau. Thập kỷ 50 và 60: phòng chống thiếu iốt trên cộng đồng thông qua các chiến lược tăng cường iốt vào thực phẩm. Ủy ban phòng chống các rối loạn do thiếu iốt quốc tế (ICCIDD) cũng đã được thành lập. Ở nước ta, vào những năm 70 đã có các hoạt động chống bướu cổ. Năm 1999, Chính phủ đã có Nghị định về muối iốt Vai trò của Iốt trong cơ thể (1) Iốt là vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể. Thiếu iốt dẫn đến thiếu hóc môn giáp trạng, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Ngoài bướu cổ, thiếu iốt gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác, gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Vai trò của Iốt trong cơ thể (2) Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu iốt là ảnh hưởng phát triển của bào thai. Thiếu iốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, Thiếu iốt ở người lớn gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, không linh hoạt và thiếu năng lượng, giảm khả năng lao động. Thiếu iốt làm giảm sức khỏe, giảm năng suất lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc sống ở vùng thiếu iốt cũng nhỏ bé, cho ít sữa, ít thịt, trứng và lông, giảm khả năng sinh sản. Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng Nạn đói “tiềm ẩn” có ý nghĩa toàn cầu. Trên thế giới hiện có hơn một trăm nước có vấn đề thiếu iốt, khoảng một tỷ rưỡi người sống trong vùng thiếu iốt và có nguy cơ bị các rối loạn do thiếu iốt, trong đó có hơn 11 triệu người bị chứng đần độn do thiếu iốt (WHO) Việt nam là một nước nằm trong vùng thiếu iốt: Điều tra 1992 Điều tra 2000 Điều tra 2005 Nguyên nhân thiếu Iốt Nguồn iốt Nhu cầu iốt: Đánh giá lâm sàng các rối loạn do thiếu iốt Thiếu iốt gây bướu cổ. Bướu cổ có nhiều mức độ khác nhau: Bướu cổ không nhìn thấy rõ khi cổ ở vị trí bình thường nhưng thầy thuốc có kinh nghiệm có thể sờ thấy khi khám là bướu cổ độ 1. Bướu cổ nhìn thấy khi cổ ở vị trí bình thường là bướu cổ độ 2. Bướu cổ to là bướu cổ độ 3. Trẻ mới sinh đến 4 tháng tuổi nếu có dấu hiệu: khó bú, khó nuốt, ít cử động, cơ nhẽo, rốn lồi, thóp rộng, lưỡi dày, tóc mọc thưa cần đưa tới khám tại các cơ sở y tế. Đây là các dấu hiệu thiểu năng tuyến giáp sơ sinh. Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ nhỏ: trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, chậm chạp, hay ngủ nhiều, hay quên, học kém. Bệnh đần độn. Đánh gía ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng Dựa vào tỷ lệ bướu cổ ở lứa tuổi học sinh (8-11 tuổi), có thể đánh gía mức độ thiếu iốt của cộng đồng như sau: Thiếu mức nhẹ: tỷ lệ bướu cổ từ 5 đến 19,9% Thiếu mức vừa: tỷ lệ bướu cổ từ 5 đến 19,9% Thiếu mức nặng: tỷ lệ bướu cổ từ 30% trở lên Xét nghiệm mức iốt trong nước tiểu Nồng độ iốt trong nước tiểu phản ánh tình trạng đủ, thiếu, hay thừa iốt của cơ thể. Với một lượng iốt tối ưu, đầy đủ cho cơ thể thì nồng độ iốt niệu phải đạt từ 10 g/dl trở lên. Các mức iốt sau được đưa ra để đánh giá mức độ thiếu iốt: Thiếu nặng: iốt nước tiểu dưới 2 g/dl Thiếu vừa: iốt nước tiểu 2- 4,9 g/dl Thiếu nhẹ: iốt nước tiểu 5-9,9 g/dl Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt Sử dụng muối iốt: Mục tiêu phủ muối iốt toàn quốc (90% hộ gia đình dùng muối) trên toàn quốc. Ngoài muối, hiện nay chương trình còn áp dụng đưa iốt vào bột gia vị và đang nghiên cứu đưa vào các thực phẩm khác. Một số lưu ý khi sử dụng muối iốt Muối iốt chỉ có tác dụng phòng bệnh khi có đủ lượng iốt. Dùng dưới 6 gam muối/ngày (WHO). Bảo quản: muối iốt phải được đựng trong túi nhựa hàn kín. Các phương pháp khác bổ sung iốt. The End Xin cảm ơn sự chú ý theo dõicủa quý vị !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pc_lot_kem_b_d_7764.ppt