Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH HỌC
1.1. Phong cách và phong cách học
1.1.1. Phong cách
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên):
- Phong cách: những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự
tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát). Ví dụ:
Phong cách lao động, phong cách lãnh đạo,.
- Phong cách: những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật,
biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một
thể loại (nói tổng quát). Ví dụ: Phong cách của một nhà văn, phong cách nghệ thuật,.
- Phong cách: dạng của ngôn ngữ sử dụng những yêu cầu chức năng điển hình
nào đó, khác với những dạng khác về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Ví dụ: Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính luận,.
Theo quan điểm của chúng tôi:
- Phong cách: là nét riêng của một đối tượng, có tính ổn định, lặp đi lặp lại, tạo
thành đặc trưng riêng, bản sắc riêng của đối tượng đó.
- Phong cách ngôn ngữ: là nét riêng về sử dụng ngôn ngữ của một chủ thể (một
cá nhân, một tầng lớp, một dân tộc, một thời đại, ) hoặc của một lĩnh vực giao tiếp
(hành chính, báo chí, khoa học, ).
1.1.2. Phong cách học
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Phong cách học”:
- Phan Ngọc: “Phong cách học là khoa học khảo sát các kiểu lựa chọn và tính
biểu cảm của các lựa chọn ấy”.
- Nguyễn Nguyên Trứ: Phong cách là “một khoa học về khả năng và hiệu lực của
ngôn ngữ trong hoạt động biểu đạt”.
- Phong cách học: “là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu các nguyên tắc
và quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn. sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ3
nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng và tình cảm nhất định trong những phong cách
chức năng ngôn ngữ nhất định”.
- Theo chúng tôi: “Trên những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa
học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao”.
Tóm lại: Phong cách học là một thuật ngữ dùng để chỉ một bộ môn khoa học
nghiên cứu về nghệ thuật diễn đạt.
77 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phong cách học tiếng Việt (Bậc đại học) - Phạm Thị Quyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa
khách thể được định danh với khách thể có tên gọi được chuyển sang dùng cho khách
thể được định danh.
- Phân loại: Có hai loại hoán dụ:
+ Hoán dụ từ vựng: là trường hợp đơn giản nhất của từ vựng, trong đó tên gọi của
một khách thể, thường là tên riêng được chuyển sang chỉ một khách thể khác.
Ví dụ: một đôi Adidas (một đôi giày hiệu Adidas), một rin (một quần jean)
+ Hoán dụ tu từ: là hoán dụ thực hiện mối liên hệ mới mẻ, bất ngờ giữa hai khách
thể.
53
Ví dụ: Hai chữ sáng lòng của tiếng Việt ta rất hay, trong lòng có sáng thì mắt mới
sáng. Mắt sáng nhờ lòng sáng, lòng càng sáng, mắt càng sáng thì càng nhìn rõ cái mới.
(Phạm Vĕn Đồng)
Mắt sáng có nghĩa là nhận thức mới thêm đúng đắn hơn. Lòng sáng có nghĩa là
tình cảm tốt đẹp, cao quý. Cái mới, cái bất ngờ, cái sâu sắc, trong cách diễn đạt còn ở
chỗ tác giả vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa mắt và tấm lòng, lòng có sáng thì mắt
mới sáng có nghĩa là tình cảm tốt đẹp, cao quý thì nhân thức xã hội mới có thể đúng
đắn, minh bạch.
Hoán dụ tu từ thường được cấu tạo dựa vào những mối liên hệ logic khách quan
sau:
- Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể:
Ví dụ: Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Truyện Kiều)
Đầu xanh (bộ phận) chỉ con người ở độ tuổi trẻ trung; má hồng chỉ người đàn bà
sống kiếp lầu xanh.
- Liên hệ giữa chủ thể và vật sở hữu:
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
Áo chàm (y phục) dùng để chỉ đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
- Liên hệ giữa công cụ lao động và bản thân sức lao động hoặc kết quả lao động:
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
Bàn tay (công cụ kì diệu của lao động) làm liên tưởng đến sự sáng tạo phi thường
của sức lao động.
- Liên hệ giữa số ít và số nhiều, giữa con số cụ thể với con số tổng quát (cải số)
54
Ví dụ: trĕm công ngàn việc, nĕm cha ba mẹ, ba chân bốn cẳng,
- Liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng. (cải dung)
Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo nhân dân (vật được chứa đựng).
- Liên hệ giữa hành động, tính chất và kết quả của hành động, tính chất.
Ví dụ: Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
(Ca dao)
- Liên hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
Ví dụ: Kháng chiến ba nghìn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn sĕn gân.
(Tố Hữu)
Bắp chân đầu gối vẫn sĕn gân (cụ thể) biểu thị tinh thần kháng chiến dẻo dai (trừu
tượng).
3.2.2. Biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa
3.2.2.1. Biện pháp tu từ từ vựng
- Khái niệm : Là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi
của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu)
có khả nĕng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong
ngữ cảnh.
- Các biện pháp cụ thể :
a. Biện pháp hòa hợp (hội tụ)
Là biện pháp tu từ trong đó những từ có cùng một điệu chung: cao quý, sang trọng,
hoặc giản dị, mộc mạc có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau để tạo nên sự cộng hưởng về
mặt ý nghĩa làm xuất hiện một nét nghĩa chung, tạo ra những liên tưởng có giá trị tu từ.
Ví dụ: Này em mở cửa ra
55
Một trời xanh vẫy đợi
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt trời và dòng sông
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa.
(Ngày em vào đội - Xuân Quỳnh)
- Cùng miêu tả thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt: trời xanh, mặt biển, dòng sông.
- Cùng miêu tả các sự vật vận động và đẹp: cánh buồm, bướm bay, con tàu.
- Cùng góp phần miêu tả nội dung kêu gọi, khích lệ con người đi đến những chân
trời mới tốt đẹp hơn: tiếng gọi, vẫy đợi, bến xa, đất nước, lời hát.
b. Biện pháp quy định
- Quy định là biện pháp tu từ trong đó từ ngữ có điệu tính tu từ cao hoặc thấp được
sử dụng trên cái nền cuả những từ ngữ trung hòa về màu sắc tu từ chung cho cả đoạn.
Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lênin kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Nhận xét: Phần lớn là những từ trung hòa về màu sắc biểu cảm, có những từ trong
giao tiếp khẩu ngữ “đây”, “kia”: không phù hợp với thơ nhưng cuối bài lại có một từ
Hán - Việt “sơn hà” mang sắc thái vĕn hóa cổ kính, thiêng liêng làm cho những từ đứng
xung quanh nó mang sắc thái giống như nó, đem lại sắc thái trang trọng, cổ kính cho
toàn bài thơ.
c. Tương phản
Là biện pháp tu từ từ vựng trong đó các từ ngữ có điệu tính tu từ trái ngược nhau-
một số có màu sắc cao quý, sang trọng; một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc- nằm
trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả nĕng gợi liên tưởng đến hình tượng nhân vật,
56
sự kiện, hiện tượng phức tạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng) có giá
trị tu từ nổi bật.
3.2.2.2. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
- Khái niệm: Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là những cách kết hợp có hiệu quả tu từ,
theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng (kể cả phương tiện tu từ) thuộc một cấp độ
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn.
- Có rất nhiều biện pháp tu từ ngữ nghĩa, có thể kể đến những biện pháp sau:
a. So sánh tu từ
- Khái niệm: Là phương thức tu từ đem sự vật này đối chiếu với một hay nhiều sự
vật khác khi các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.
Ví dụ: Gái có chồng như đeo gông vào cổ.
A B
A và B đều có một nét nghĩa giống nhau là mất tự do cả về thể xác lẫn tinh thần,
lấy hình ảnh trừu tượng để so sánh với hình ảnh cụ thể.
- So sánh tu từ và so sánh logic:
+ So sánh tu từ: A và B trong so sánh tu từ thường khác loại.
Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Thân em như quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
(Ca dao)
+ So sánh logic: A và B trong so sánh logic thường cùng loại.
Ví dụ: - Lan xinh đẹp như mẹ cô ấy.
- Cái hàng này cao bằng cái bàn lúa.
So sánh tu từ nhằm diễn đạt một cách cụ thể, biểu cảm.
57
- Cấu tạo của so sánh:
Một cấu trúc lí tưởng gồm 4 thành tố: cái so sánh, từ so sánh, vật được so sánh, cơ
sở được so sánh.
1.Cái được so sánh
2.Cơ sở so sánh 3.Từ so sánh 4.Yếu tố được đem
ra so sánh
Gái có chồng
Lòng ta
mất tự do
(vẫn) vững
như
như
gông đeo cổ
kiềng ba chân
- Phân loại so sánh:
+ Cĕn cứ vào cấu trúc và số lượng các yếu tố trong một so sánh tu từ:
So sánh chuẩn đủ 4 thành tố:
Ví dụ: Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
1 2 3 4
So sánh vắng cơ sở 2:
Ví dụ: Tình em như dải lụa đào tẩm hương.
1 3 4
So sánh vắng yếu tố 1, 3:
Ví dụ: Như cánh hạc bay.
3 4
So sánh vắng 2,3:
Ví dụ: Trĕng, vú mộng của muôn đời thi sĩ.
1 4
So sánh tuyệt đối: mức độ cao nhất, đẹp nhất của sự vật, hiện tượng.
So sánh hơn kém: nhằm xác lập mức độ nhiều ít của sự vật, hiện tượng.
+ Cĕn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (cĕn cứ vào phương
tiện đưa ra để so sánh):
So sánh với từ “là” (yếu tố thứ 3 là từ “là”)
Ví dụ: Quê hương là chùm khế ngọt.
. So sánh với cặp từ “bao nhiêubấy nhiêu”
58
Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
. So sánh tu từ với từ: như, tựa như, ví như, y như, hệt như, bằng
Ví dụ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Chức nĕng và tác dụng:
+ Vừa nhận thức và vừa biểu cảm - cảm xúc.
+ Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
- Sự pháp triển của thủ pháp so sánh từ ca dao đến thơ hiện đại.
+ Tìm nhiều so sánh trong ca dao, trong thơ hiện đại.
+ So sánh: cấu trúc, nội dung, ngữ nghĩa (A và B).
+ So sánh A và B: yếu tố B luôn luôn hiện diện trên bề mặt ngôn từ (yếu tố A có
thể thiếu).
b. Đồng nghĩa kép
- Là biện pháp tu từ, trong đó người ta dùng hai hay nhiều từ đồng nghĩa (hoặc gần
nghĩa) để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu đặc trưng của đối tượng
một cách đầy đủ nhất, vì mỗi từ đồng nghĩa chỉ diễn đạt một sắc thái ý nghĩa bổ sung
nào đó.
Ví dụ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh Hồ Chủ tịch, người
anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non
sông đất nước ta.
(Lê Duẩn)
- Đồng nghĩa và giải ngữ:
Cái buồn mùa thu lê thê, cái buồn mùa thu tê mê, cái buồn mùa thu não nề, nhưng
không day dứt đến mức làm cho người ta chán sống. Ấy là vì mùa thu buồn nhưng trời
thu lại đẹp, nhất là trĕng thu, đẹp đến nỗi làm cho người ta buồn mà vẫn cứ muốn sống
để hưởng cái bàng bạc trong khắp trời, cây, mây, nước - nếu chết đi uổng quá.
c. Tĕng cấp
59
- Khái niệm: Tĕng cấp là biện pháp tu từ sắp xếp các yếu tố tạo câu có quan hệ
đẳng lập với nhau theo một trình tĕng dần hay giảm dần về mặt ý nghĩa, nhằm gây ấn
tượng sâu sắc đối với người đọc, người nghe.
- Phân loại:
+ Tiệm tiến: mức độ tĕng dần về mặt ý nghĩa.
Ví dụ: Chao ôi dì Hảo khóc, dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ,
dì thổ ra nước mắt.
(Nam Cao)
+ Tiệm thoái: mức độ giảm dần về mặt ý nghĩa và màu sắc biểu cảm.
Ví dụ: Ai có súng dùng sung. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước.
(Hồ Chí Minh)
d. Phản ngữ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ trong đó người ta đặt ra trong cùng một chuỗi cú
đoạn những khái niệm, hình ảnh, ý nghĩa đối lập nhau được diễn tả bằng những đơn vị
lời nói khác nhau, nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: Gặp nhau anh nắm cổ tay
Khi xưa em trắng, sao rày em đen.
(Ca dao)
e. Lộng ngữ (chơi chữ)
- Khái niệm : Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm nĕng về ngữ
âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo ra một lượng nghĩa bổ sung,
đem đến cho người đọc, người nghe một bất ngờ thú vị.
- Phân loại :
+ Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm chữ viết :
Đồng âm :
Ví dụ: Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ĕn nhãn thì lồng sang đây.
60
Lồng: một hành động (chạy) cũng là tên một loại nhãn. Đồng âm một từ với một
hình vị.
Ví dụ: Trĕm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy gươm làm sạch.
Nước sử dụng đất nước
Dùng từ gần âm :
Ví dụ : Hái lộc hay hại lộc.
Chơi chữ bằng cách phiên âm tiếng nước ngoài:
Ví dụ: Trong trần ai, ai cũng ghét ai.
DT ĐT tên vị tổng thống Mĩ Aixenhao.
Chơi chữ bằng cách điệp âm.
Chơi chữ bằng cách chiết tự.
+ Chơi chữ bằng các phương tiện từ ngữ :
Dùng từ đồng nghĩa.
Ví dụ: (1) Đi tu phật bắt ĕn chay
Thịt chó ĕn được, thịt cầy thì không.
(2) Da trắng vỗ bì bạch.
Rừng sâu mưa lâm thâm.
(Câu đối của Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Vĕn Thâm)
Đồng nghĩa giữa từ Hán- Việt.
Đồng nghĩa giữa những từ thuần Việt với nhau.
Dùng từ trái nghĩa.
Ví dụ: Mỹ mà xấu.
.Dùng từ đa nghĩa.
Ví dụ: Còn trời, còn nước, còn non.
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
Dùng các từ cùng trường nghĩa.
Ví dụ: Thiếp từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn
nhờ bố đỏ. Chàng ở suối vàng có biết, vợ má hồng, con rĕng trắng, tím gan tím ruột với
61
trời xanh.
+ Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp:
Tách và ghép các yếu tố theo những quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Thay đổi quan hệ ngữ pháp trong câu.
Ví dụ: Ngũ phẩm sắc phong hàng cụ lớn.
Trĕm nĕm danh giá của bà to.
(Nguyễn Khuyến)
g. Nói lái
- Khái niệm: Nói lái là kiểu chơi chữ đặc biệt trong tiếng Việt, là phương thức
dùng lối đánh tráo phụ âm đầu, vần, thanh điệu giữa hai hay nhiều âm tiết để tạo nên
những thông tin bổ sung mới bất ngờ, hiểm hóc.
- Có những cách nói lái sau :
+ Giữ nguyên âm đầu, trao đổi phần vần và thanh điệu.
+ Giữ nguyên âm đầu, phần vần và thay đổi thanh điệu.
+ Giữ nguyên âm đầu, thanh điệu, trao đổi phần vần.
3.3. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ cú pháp
3.3.1. Phương tiện tu từ cú pháp
- Khái niệm: Phương tiện tu từ cú pháp là những kiểu câu ngoài thông tin cơ bản
ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, mang màu sắc tu từ.
- Phân loại:
+ Phương tiện tu từ cú pháp được hình thành từ phương thức rút gọn: tỉnh lược, im
lặng, câu đặc biệt.
+ Phương tiện tu từ cú pháp được hình thành từ phương thức mở rộng: điệp ngữ,
trùng điệp cú pháp, lặp liên từ, đề ngữ, giải ngữ, trường cú.
+ Phương tiện tu từ cú pháp được hình thành từ phương thức đảo trật tự thành
phần câu: đảo ngữ, phân cách (câu thơ vắt dòng).
3.3.1.1. Câu đặc biệt
- Khái niệm: Là loại câu không phân định được thành phần, thường chỉ gồm một
62
từ hoặc một cụm từ. Những câu này thường được dùng kèm với một ngữ điệu đặc biệt,
thể hiện màu sắc tu từ trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Phân loại:
+ Cĕn cứ vào bản chất từ loại của từ thành tố trung tâm trong câu:
Câu đặc biệt danh từ: Là câu có trung tâm cú pháp là danh từ hoặc cụm từ chính
phụ với thành tố chính là danh từ hoặc số từ. Có ý nghĩa tồn tại khái quát, nêu sự tồn tại
duy nhất, không kèm các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian, thời gian mà sự vật tồn tại.
Ví dụ: Bom tạ.
Câu đặc biệt vị từ: Là câu có trung tâm cú pháp chính là vị từ hoặc cụm từ chính
phụ với thành tố chính là vị từ. Đôi khi có kèm theo yếu tố không gian và thời gian mà
sự vật, sự việc tồn tại hoặc xảy ra.
Ví dụ: Gió.
Mưa.
Não nùng.
Hay: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Đòn gánh. Đòn càn. Như mưa vào đầu.
Như vào lưng. Như mưa vào chân nó.
(Bữa no đòn - Nguyễn Công Hoan)
3.3.1.2. Câu tỉnh lược thành phần
Là câu vốn có đầy đủ thành phần nhưng bị giản lược đi do ngữ cảnh hay hoàn cảnh
giao tiếp, có thể phục nguyên thành phần khi cần thiết.
Ví dụ: Chiều chiều ra đứng ngỏ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
(Ca dao)
3.3.1.3. Câu tồn tại
Câu tồn tại là một dạng của câu đặc biệt, miêu tả sự tồn tại với sự tham gia của các
động từ tồn tại như: có, còn, xuất hiện, hiện ra,Kiểu câu này khi sử dụng trong vĕn
chương có nhiều cách biến hóa, tạo hình ảnh, nhiều sắc thái tu từ.
Ví dụ: Trên bàn có lọ hoa.
63
Hay:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan.
(Nguyễn Du)
3.3.1.4. Câu đẳng thức
- Là loại câu có hai vế có thể thay thế, thay đổi vị trí cho nhau mà nội dung không
thay đổi. Kiểu câu này thường sử dụng hệ từ “là” để nối hai vế.
- Kết cấu: A là B, trong đó A và B có thể thay đổi vị trí cho nhau trong câu.
Ví dụ: Cha tôi đọc báo. (Câu đơn bình thường)
Người đọc báo là cha tôi. (Câu ĐT)
- Phạm vi sử dụng: Thường được sử dụng trong ngôn ngữ thơ, bộ phận đứng sau từ
“là” thường được nhấn mạnh. Các nhà vĕn, nhà thơ thường hay khai thác cách diễn đạt
này để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
Ví dụ:
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trĕng vành vạnh là tình của em
Thức là ngày, ngủ là đêm
Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa.
(Nguyễn Duy)
3.3.2. Biện pháp tu từ cú pháp
- Khái niệm: Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn vĕn và trong vĕn bản trọn
vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do
chúng cấu tạo nên.
- Các biện pháp tu từ cú pháp cơ bản:
3.3.2.1. Câu hỏi tu từ
- Khái niệm: Câu hỏi tu từ là câu về hình thức là câu hỏi mà thực chất là câu khẳng
định hay phủ định có cảm xúc. Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tĕng
64
cường tính diễn cảm của phát ngôn.
Ví dụ: Vì sao ngày một thanh tân?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?
Vì sao cuộc sống ta yêu?
Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?
(Tố Hữu)
- Phạm vi sử dụng: Câu hỏi tu từ thường được dùng trong các tác phẩm vĕn học,
trong ngữ cảnh của lời nói độc thoại, trong lời nói nửa trực tiếp
Ví dụ: Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
- Câu hỏi tu từ còn ở dạng đòi hỏi câu trả lời. Đó là dạng thường dùng trong lời nói
diễn giảng và lời nói chính luận, làm phương tiện hấp dẫn sự chú ý và khêu gợi trí tưởng
tượng của người nghe, nâng cao giọng điệu cảm xúc của phát ngôn.
Ví dụ: Một vấn đề nữa là: có nên gây ra những cuộc phê bình, luận chiến trong
lúc này không?
Chúng tôi trả lời: có. Điều ai cũng nhận thấy là
(Trường Chinh)
3.3.2.2. Đảo ngữ
- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần cú pháp
trong câu nhằm nhấn mạnh ý nghĩa thành phần được thay đổi vị trí, tĕng cường sức biểu
cảm nhưng không làm thay đổi nội dung thông báo cơ sở của câu.
- Các kiểu đảo ngữ:
+ Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ:
Ví dụ: (1) Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
(2) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
+ Đảo bổ ngữ lên trước chủ ngữ:
Ví dụ: (1) Lễ vật thần nào mang đến trước
Vui lòng vua gả nàng Mị Châu.
(2) Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
65
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
+ Đảo định ngữ lên trước chủ ngữ:
Ví dụ: Lưa thưa mưa biển ấm chân trời.
3.3.2.3. Sóng đôi (Tiểu đối)
- Khái niệm: Sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau
giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
- Phân loại: Sóng đôi đầy đủ và sóng đôi bộ phận.
+ Sóng đôi đầy đủ được trình bày dưới dạng các dãy trực tiếp của các cấu trúc
đồng nhất trong giới hạn của một ngữ cảnh nào đó.
Ví dụ: Vì lợi ích mười nĕm thì phải trồng cây.
Vì lợi ích trĕm nĕm thì phải trồng người .
(Hồ Chí Minh)
+ Sóng đôi bộ phận là sự lặp lại một vài đơn vị cú pháp tiếp theo nhau trong giới
hạn một câu.
Ví dụ: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh)
- Tác dụng: Sóng đôi có thể diễn đạt sự đối chiếu hoặc sự đối lập.
+ Sự đối chiếu:
Ví dụ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì
con bảo, người ĕn người làm chưa biết thì chủ bảo, các người giàu có thì mở lớp ở tư
gia dạy cho những người chưa biết chữ.
(Hồ Chí Minh)
+ Sự đối lập:
Ví dụ: Việc gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì ta
phải hết sức tránh.
(Hồ Chí Minh)
- Phạm vi sử dụng: Sóng đôi được dùng rộng rãi trong vĕn nghệ thuật, trong lời nói
66
chính luận và khoa học. Chức nĕng tu từ của nó rất đa dạng: làm cho câu vĕn, thơ giàu
hình ảnh, cân đối, nhịp nhàng, gợi lên một vẻ đẹp dựa vào sự cân đối, hài hòa, tĕng
cường giá trị giao tiếp và giá trị biểu cảm trong lời nói.
Ví dụ: (1) Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
(2) Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thắm đá, tơ chia rủ tằm.
(Nguyễn Du)
(3) Bác là người Ông. Bác là người Cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà
triết học. Hòa bình ta có thể vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng
bây giờ dựng tượng Người, ta sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh. Người du kích Hồ Chí
Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh. Vị tư lệnh. Người chỉ huy
(Chế Lan Viên)
3.3.2.4. Giải ngữ câu
- Khái niệm: Giải ngữ là một trong những thành phần phụ của câu, mở rộng nòng
cốt câu, có tính chất tự lập tương đối về mặt ngữ pháp (tức không phụ thuộc về cú pháp
vào yếu tố ngôn ngữ nào trong nòng cốt câu, mà có quan hệ cú pháp với toàn bộ câu).
- Vị trí: Có thể đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc có thể đứng sau, trước nòng cốt
câu.
- Cấu tạo: có thể là một từ, một cụm từ, một câu, một chuỗi câu. Giải ngữ, trên chữ
viết, được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu gạch ngang, ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.
- Tác dụng: có thể tạo ra những hiệu quả tu từ khác nhau: làm sáng tỏ thêm một
phương diện nào đó để người nghe hiểu rõ, bình phẩm về việc nói trong câu, làm rõ thái
độ, cách thức đi kèm khi câu được diễn đạt
Ví dụ: (1) Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
67
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)
(2) Bởi vìbởi vì(San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp), người
ta lừa dối anh.
(Nam Cao)
- Phạm vi: được sử dụng rất rộng rãi
3.4. Các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ vĕn bản
3.4.1. Các phương tiện tu từ vĕn bản
3.4.1.1. Rút gọn
a. Rút gọn phần Mở đầu
Nhiều truyện không có phần mở đầu. Việc lược bỏ phần mở đầu có tác dụng cá
biệt hóa tác phẩm, đem lại cho những đọc những ấn tượng về một cách viết độc đáo,
mới mẻ, đầy tính sáng tạo.
b. Rút gọn phần Kết thúc
Việc lược bỏ phần kết thúc đang là xu hướng của nền Vĕn học hậu hiện đại. Nó
nhằm phát huy vai trò đồng sáng tạo của người đọc trong quá trình tiếp nhận vĕn bản.
c. Rút gọn phần mở đầu và phần kết thúc
Việc rút gọn cả phần mở đầu và phần kết thúc nhằm làm cho người đọc tập trung
vào phần trọng tâm của truyện, tạo ra nét riêng trong phong cách tác giả. Đồng thời,
phát huy vai trò sáng tạo của bạn đọc.
d. Rút gọn phần Liên kết
Phần Liên kết là mảnh đoạn của Vĕn bản có chức nĕng cơ bản là đảm bảo mối
liên hệ giữa các mảnh đoạn riêng lẻ của vĕn bản.
Rút gọn phần Liên kết làm cho nhiêu tác phẩm trở nên đặc sắc hơn, hấp dẫn và
sáng tạo hơn.
3.4.1.2. Mở rộng
a. Mở rộng phần Mở đầu
Nhiều truyện mở đầu bằng một đoạn không đem lại thông tin cơ bản cho tác
68
phẩm mà chỉ đem lại thông bổ sung.
Việc mở đầu như vậy nhằm khơi gợi ở người đọc một sự tò mò, thích thú, một
tâm trạng chờ đợi.
b. Mở rộng phần Kết thúc
Việc thêm vào câu chuyện những đoạn kết thúc không ĕn nhập gì mấy với nội
dung được kể gọi là mở rộng phần kết thúc.
Mở rộng phần Kết thúc tạo cho câu chuyện có thêm những ý nghĩa bổ sung
như : tĕng ấn tượng về tính khách quan của câu chuyện, tạo điều kiện cho tác giả phát
biểu những quan điểm cá nhân,
c. Mở rộng phần Mở đầu và phần Kết thúc
Mở rộng phần Mở đầu và phần Kết thúc thường làm cho câu chuyện tĕng tính
khách quan, tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về tính chân thực tính hiện thực của
sự vật, hiện tượng được miêu tả.
Ngoài ra, còn làm khái quát hóa tính cách nhân vật, cung cấp thêm những thông
tin liên quan.
3.4.1.3. Đảo trật tự
a. Đảo một phần của phần chính lên trước Mở đầu
Việc đảo một phần, có thể là phần hấp dẫn nhất của câu chuyện lên trước phần
Mở đầu nhằm tạo ra sự tò mò, khơi gợi hứng thú cho người đọc.
b. Đảo Kết thúc lên trước Phần chính và mở rộng phần Liên kết
Đảo Kết thúc lên trước Phần chính và mở rộng phần Liên kết nhằm tạo ra dấu ấn
phong cách tác giả.
3.4.2. Các biện pháp tu từ vĕn bản
3.4.2.1. Quan hệ quy định
a. Phần mở đầu với toàn vĕn bản
Đoạn vĕn ở vị trí mở đầu có thể chi phối điệu tính của toàn bộ vĕn bản .
Ví dụ : Đoạn vĕn mở đầu trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp có một giọng điệu kể chuyện khách quan, chậm rãi, bình tĩnh. Điều này bao trùm
69
toàn bộ câu chuyện, bộc lộ cảm xúc chủ đạo của nhân vật.
Khi viết những dòng này tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc
mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha
tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc vì nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi
viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này tôi xin nói trước là sự
bênh vực của tôi đối với cha mình.
3.4.1.2. Phần kết thúc với toàn vĕn bản
Phần kết thúc bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với các phần khác của các phần
khác trong vĕn bản.
Ví dụ :
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung
Chập chùng, thác Lửa, thác Chông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
(Tố Hữu)
Sáu dòng thơ trên có thể chia làm hai đoạn, mỗi đoạn có cấu tạo khác nhau, diễn
tả nội dung thông báo khác nhau. Đoạn đầu gồm bốn dòng là đoạn tự sự, kể lại chuyến
đi bằng thuyền trên con đường trở ra Bắc. Đoạn cuối gồm hai dòng kết thúc là đoạn trữ
tình, trong đó tác giả tỏ rõ ý chí cách mạng, quyết tâm vượt qua thử thách hiểm nghèo
với tinh thần lạc quan, tin tưởng. Chính giọng điệu trữ tình này của đoạn cuối đã chi
phối điệu tính toàn bộ của đoạn thơ sáu dòng.
3.4.2.2. Quan hệ tương phản
Là biện pháp tu từ vĕn bản trong đó các mảnh đoạn có sự khác nhau về đặc trưng
tu từ học hoặc đặc trưng về phong cách. Sự tương phản này có thể về màu sắc biểu
cảm, về màu sắc phong cách hoặc về các hình thức giao tiếp.
a. Tương phản trong giọng điệu tường thuật
70
Sự thay đổi trong giọng điệu của người kể chuyện đối với những sự việc khác
nhau trong cùng một vĕn bản.
Ví dụ : Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao có những cảnh được miêu tả khác
nhau. Quan điểm của người kể chuyện cũng có những sự thay đổi nhất định. Bên cạnh
giọng điệu khách quan, có vẻ lạnh nhạt, thờ ơ của người kể chuyện là giọng nói của
nhân vật “tôi” đang quan sát trực tiếp. Kể về cái chết của lão Hạc như kể một câu
chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Tiếp theo một câu ngoại đề trữ tình: “Không! Cuộc
đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa
khác” là sự tường thuật xác định được ranh giới giữa hiện tại và quá khứ một cách rõ
ràng.
b. Tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phong_cach_hoc_tieng_viet_bac_dai_hoc_pham_thi_quy.pdf