KHÁI NIỆM VỀ PHÁ SẢN
1. Khái niệm phá sản
* Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: Dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản.
- Mất khả năng thanh toán nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, không trả được, không có lối thoát trừ khi có sự can thiệp của Toà án hoặc được sự giúp đỡ của các chủ nợ.
- Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là có trả được nợ hay không.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật về phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN KHÁI NIỆM VỀ PHÁ SẢN 1. Khái niệm phá sản * Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: Dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn - Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản. - Mất khả năng thanh toán nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, không trả được, không có lối thoát trừ khi có sự can thiệp của Toà án hoặc được sự giúp đỡ của các chủ nợ. - Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là có trả được nợ hay không. * Phá sả - thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thanh toán nợ đặc biệt - Phá sả - thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt Phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp được tiến hành sau khi Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và chính Toà án quyết định thủ tục phục hồi này. Hoạt động phục hồi doanh nghiệp nằm dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Toà án, của các chủ nợ, doanh nghiệp phải chịu những hậu quả pháp lý tồi tệ trong trường hợp doanh nghiệp phục hồi không thành công. - Tính đặc thù của thủ tục thanh toán nợ: + Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể; + Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền; + Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp; + Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Phân loại phá sản - Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản chia thành: Phá sản trung thực và phá sản gian trá. - Căn cứ vào cơ sở pháp lý làm phát sinh phá sản, chia thành: Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc. - Dựa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật phá sản chia thành: Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã và phá sản cá nhân. 3. Phân biệt phá sản với giải thể - Lý do giải thể không đồng nhất đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản; - Phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lý cũng như cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó; - Phá sản và giải thể khác nhau về hậu quả; - Thái độ của Nhà nước đối với chủ sỡ hữu hay người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÁ SẢN Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản *. Các đối tượng làm đơn (nội dung đơn theo quy định của pháp luật) gửi đến Toà án có thẩm quyền. - Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản: + Chủ nợ không có bảo đảm và có bảo đảm một phần; + Người lao động. - Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản: Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. * Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản: - Thẩm quyền thuộc tòa án cấp tỉnh nơi DN, HTX đặt trụ sở chính; - Toà án phải xem xét và ra quyết định mở hoặckhông mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu * Hội nghị chủ nợ: giải quyết các nội dung sau: tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách đối tượng mắc nợ; chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ; thảo luận các nội dung do tổ quản lý tài sản và chủ doanh nghiệp nêu ra và ra nghị quyết… 2. Phục hồi hoạt động kinh doanh - Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ và yêu cầu chủ doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: + Triệu tập hội nghị chủ nợ; + Công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ; + Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là ba năm; + Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong những trường hợp pháp luật quy định. 3. Thanh lý tài sản, các khoản nợ Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau: - Doanh nghiệp, hợp tác xã đã áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng không có hiệu quả - Khi Hội nghị chủ nợ không thành. - Khi Hội nghị chủ nợ thành nhưng doanh nghiệp, không xây dựng được phương án phục hồi; Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên). - Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản khi: doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong. 4. Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản - Thẩm phán ra quyết định phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản hoặc trong các trường hợp đặc biệt như: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp tạm ứng án phí nhưng chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí; doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. III. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN - Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ một công cụ để thực hiện việc đòi nợ. - Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng phá sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thương trường một cách có trật tự. - Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người lao động. - Pháp luật phá sản góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b_ai_4_7845.ppt