I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
II. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
77 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật về bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ sáu tháng đến ba năm.* Mặt khách quan - Thể hiện bằng hành vi lợi dụng việc nhập khẩu bằng bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam.- Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng. * Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186)1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:A) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;B) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;C) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.* Mặt khách quan- Hành vi đưa đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.- Hành vi đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người.- Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người - Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi kể trên làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.* Chủ thể là bất kỳ người nào có NLTNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:A) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh;B) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;C) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.* Mặt khách quan - Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh. - Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch. * Mặt khách quan - Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật được hiểu là bất kỳ hành vi nào ngoài những hành vi kể trên vi phạm các quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch động vật, thực vật như cố tình giết, mổ, bán các loại sản phẩm động vật, thực vật bị dịch bệnh. - Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi kể trên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.7. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188)1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:A) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;B) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;C) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;D) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;Đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.* Mặt khách quan - Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản.- Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.- Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ.* Mặt khách quan - Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ.- Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi kể trên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này.* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.8. Tội huỷ hoại rừng (Điều 189)1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.* Mặt khách quan - Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng như đốt, phá rừng để làm nương rẫy- Hành vi khác huỷ hoại rừng được hiểu là ngoài hành vi đốt, phá rừng trái phép như khai thác khoáng sản trái phép, xây dựng các công trình trái phép trong rừngTội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190)1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.* Mặt khách quan- Săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.- Vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định hoặc chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn.* Mặt chủ quan là cố ý. 10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.* Mặt khách quan thể hiện qua hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý, động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a)1. Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.* Mặt khách quan - Hành vi nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại. - Hành vi phát tán các loài ngoại lai xâm hại* Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.* Mặt chủ quan là cố ý. CÁM ƠN HẸN GẶP LẠI CÁC Đ/C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_lua_t_bvmt_8387.ppt