Bài giảng Pháp luật - Hệ thống pháp luật

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ hiểu rõ

- Hình thức và cấu trúc của của hệthống phápluật

- Cách thức xác định ngành luật

- Khái quát về các ngành luật trong hệ thống phápluật Việt Nam

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật - Hệ thống pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ hiểu rõ - Hình thức và cấu trúc của của hệ thống pháp luật - Cách thức xác định ngành luật - Khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam NỘI DUNG 1. Khái niệm hệ thống pháp luật 2. Căn cứ phân định ngành luật 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ các bộ phận sau đây: Về mặt hình thức: hệ thống pháp luật XHCN được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật Về mặt cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Ngành luật: Ngành luật là hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: Đối tượng điều chỉnh: Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù. Phương pháp điều chỉnh: Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Cĩ hai phương pháp như sau: - Phương pháp bình đẳng thỏa thuận - Phương pháp quyền uy phục tùng CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Luật Hiến pháp Luật Hành chính Luật Hình sự Luật Tố tụng Hình sự Luật Dân sự Luật Tố tụng Dân sự Luật Hôn nhân gia đình Luật Lao động Luật Kinh tế Luật Đất đai Luật Tài chính Luật Ngân hàng Luật Hiến pháp Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân Đây là ngành luật quan trọng nhất của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các ngành luật khác. hóa xã hội. Luật Hành chính Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước trên các, lĩnh vực hành chính , chính trị kinh tế và văn hóa xã hội. Luật Tài chính Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước động viên, phân phối và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước cũng như đáp ứng các nhu cầu kinh tế khác. hình sự. Luật Hình sự Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội do các hành vi bị xem là tội phạm và hình phạt tương ứng đối với người phạm tội. Luật Tố tụng Hình sự Gồm những quy phạm Pháp luật quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự. Luật Dân sự Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc các quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối và tiêu dùng. Luật Tố tụng Dân sự Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ thủ tục phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Luật Hôn nhân và Gia đình Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do việc kết hôn, ly hôn giữa nam và nữ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái, các quy định về đỡ đầu và nuôi con nuôi nhằm mục đích bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng giữa nam và nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh. Luật Lao động Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động. Luật Đất đai Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong việc quản lý và sử dụng đất đai, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên đất đai. Luật Kinh tế Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế với nhau và giữa các đơn vị kinh tế với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế. Công pháp quốc tế Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm Pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế. Tư pháp quốc tế Gồm những nguyên tắc và những quy phạm Pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. CÂU HỎI 1.Cho biết hình thức và cấu trúc của hệ thống pháp luật ? 2.Chế định luật là gì? Cho ví dụ minh họa 3.Cho biết các căn cứ để phân định ngành luật? Căn cứ nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflevnu0033_06_4463.pdf
Tài liệu liên quan