Định hình dự án một cách tổng thể trên tất cả các phương diện như
ngân sách, lịch trình thực hiện, qui mô, công nghệ-kỹ thuật, máy móc
thiết bị, địa bàn triển khai .
• Nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu dự án có hiện thực về mặt kỹ thuật hay
không?
• Phân tích kỹ thuật chính là nhằm đánh giá tính khả thi của một dự án
kinh doanh
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích và thẩm định dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH &
THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN
NỘI DUNG CHÍNH
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT1
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH2
PHÂN TÍCH KINH TẾ3
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN4
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
• Định hình dự án một cách tổng thể trên tất cả các phương diện như
ngân sách, lịch trình thực hiện, qui mô, công nghệ-kỹ thuật, máy móc
thiết bị, địa bàn triển khai ...
• Nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu dự án có hiện thực về mặt kỹ thuật hay
không?
• Phân tích kỹ thuật chính là nhằm đánh giá tính khả thi của một dự án
kinh doanh
Mục đích chung
Mục đích phân tích kỹ thuật (1)
• Giúp cho việc lựa chọn các giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất cho
tổ chức hoạt động dự án
• Làm cơ sở để đánh giá kế hoạch kinh doanh, nhu cầu các yếu tố đầu
vào, thị trường tiêu thụ, các giải pháp triển khai thực hiện dự án …
• Làm tiền đề cho phân tích tài chính và phân tích kinh tế
• Loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật để hạn chế rủi ro và
tránh tổn thất to lớn về kinh tế cho DN và XH
• Đưa ra những quyết định đúng đắn về mặt kỹ thuật để giúp dự án thực
hiện có hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chi phí và các nguồn lực
Mục đích phân tích kỹ thuật (2)
Mục đích cụ thể
Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ hợp lý và khả thi của hình thức đầu tư trong
DAKD
Nội dung: Phân tích theo 2 hình thức đầu tư cơ bản là đầu tư mới và đầu tư theo
chiều sâu:
Đầu tư mới: . Được áp dụng cho việc SXKD những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn
mới, không cho phép sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có
. Phân tích, đánh giá các nội dung có liên quan đến đầu tư mới: công
nghệ, máy móc thích hợp, chi phí cho việc mua sắm, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị, máy móc ...
Đầu tư theo chiều sâu: . Được áp dụng cho việc SXKD những sản phẩm, dịch vụ đã
và đang có mặt trên thị trường dựa vào những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của
DN
. DN tiến hành mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật
(máy móc, thiết bị, công nghệ, hạ tầng cơ sở ...) để tạo ra những sản phẩm phục vụ
có chất lượng cao hơn
Việc phân tích được tiến hành bằng cách so sánh hai hình thức đầu tư trên để thấy được tính hợp lý và khả thi của 1 trong 2 hình thức
đầu tư này
Nội dung phân tích kỹ thuật (1)
Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư
Mục đích:Đánh giá mức độ hợp lý và khả thi về công suất, công nghệ, máy móc
thiết bị của DAKD
Nội dung:
Phân tích việc lựa chọn công suất dự án
. Dựa vào các yếu tố như yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án, khả năng chiếm
lĩnh thị trường của dự án, khả năng cung ứng, khả năng tài chính, năng lực tổ chức điều hành dự án ...
. Phải phân tích theo cả 3 loại công suất: công suất thiết kế, công suất thực tế và công suất hoà vốn (tối
thiểu)
Phân tích việc lựa chọn công nghệ và máy móc thiết bị
. Phân tích dựa vào các tiêu chuẩn như: đảm bảo công suất DA, đảm phải chất lượng sản phẩm, chi phí
hợp lý, công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ...
. Cần chú ý đến việc chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo cán bộ và nhân viên kỹ thuật,
chống ô nhiễm môi trường, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng ...
Phân tích việc lựa chọn địa điểm kinh doanh
. Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh để phân tích như: gần nguồn
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, cơ sở hạ tầng thuận tiện, diện tích kinh doanh phù hợp, phừ
hợp quy hoạch chung, đảm bảo an toàn, an ninh ...
. Phân tích địa điểm kinh doanh trên các phương diện như: kinh tế, xã hội, tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
pháp luật ...
Phân tích lựa chọn C.Suất & C.Nghệ
Nội dung của phân tích kỹ thuật (2)
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Đánh giá hiệu quả của dự án trên cơ sở so sánh những lợi ích kinh tế
mà dự án mang lại với những chi phí kinh tế mà phải bỏ ra để có được
những lợi ích đó
• Thực chất là đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của DAKD
• Đánh giá lợi nhuận kinh tế mà dự án mang lại cho DN và các nhà đầu
tư trên quan điểm hạch toán kinh tế
• Cung cấp các thông tin cần thiết để các nhà đầu tư, các cấp có thẩm
quyền, các nhà QTKD ... đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá
trình đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, triển khai thực hiện dự án
Mục đích của phân tích tài chính
Mục đích chung
Mục đích cụ thể
Cùng một khoản tiền nhưng giá trị của nó phụ thuộc vào
thời điểm nhận được hay chi trả
giá trị tương lai và giá trị hiện tại.
Tương lai hoá: xác định giá trị ở một thời điểm bất kỳ trong tương
lai của một khoản tiền có ở hiện tại V(n) = V(0) x (1+r)n
Hiện tại hoá: xác định giá trị hiện tại của một khoản tiền có ở một
thời điểm bất kỳ trong tương lai V(0) = V(n) x 1/(1+r)n
Giá trị thời gian của tiền tệ
Ký hiệu:
V(n): giá trị của tiền ở thời điểm cuối năm thứ n
V(0): giá trị của tiền ở thời điểm đầu năm 0
r: lãi suất chọn
n: số năm (tuổi thọ của DA)
Phân tích theo thời gian hoà vốn
Phân tích theo tỷ lệ sinh lời
Phân tích theo điểm hoà vốn
Phân tích theo các tiêu chuẩn hiện giá
Phân tích theo mức an toàn vốn
Phân tích theo mức an toàn về khả năng trả nợ
Lưu ý:
• Trong phân tích tài chính, phải xác định giá cả của các dòng lợi ích và chi phí
xuất hiện ở các thời điểm (các năm) khác nhau.
• Giá cả của các lợi ích và chi phí phải là giá thực tế, tức là giá cả tại thời điểm dự
an nhận được (hay chi trả) khi bán (hay mua) các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
tham gia vào các dự án.
• Đối với các DAKD ngắn hạn, có thể sử dụng giá hiện hành còn đối với các DAKD
dài hạn, có thể sử dụng giá cố định.
Nội dung phân tích tài chính của DAKD
•Mục đích: đánh giá khả năng hoàn trả vốn đầu tư của dự án kinh
doanh, thời gian hòa vốn càng ngắn thì khả năng mang lại hiệu quả
kinh tế của dự án là cao và ngược lại.
• Phưong pháp tính: Xác định thời gian hòa vốn từ lợi nhuận thuần,
có tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ.
• Công thức tính:
Ti =
Trong đó:
Ti: Thời gian thu hồi vốn đầu tư
K: Tổng số vốn đầu tư
LR(pv): Lợi nhuận ròng có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Thời gian hoà vốn
Tiêu chuẩn 1: Giá trị hiện tại thuần (N.P.V: Net Present Value)
• Định nghĩa: Là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích với giá trị hiện tại
của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất thích hợp.
• Công thức xác định:
n Bt n Ct
N.P.V= Σ -------- - Σ ---------
t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t
Chú thích: Bt : Giá trị của dòng lợi ích ở năm thứ t
Ct : Giá trị của dòng chi phí ở năm thứ t
r : Lãi suất chọn
n : Số năm ( tuổi thọ của Dự án )
• Tiêu chuẩn áp dụng:
- Trong phân tích và đánh giá DAKD, Dự án nào có NPV ≥ 0 sẽ được chấp thuận vì dự án có khả năng
hoàn trả đủ vốn đầu tư và lãi vay và ngược lại.
- NPV là chuẩn đánh giá tuyệt đối nên chủ yếu được sử dụng lựa chọn DAKD tối ưu trong số các DA
loại trừ nhau
Các tiêu chuẩn hiện giá
Tiêu chuẩn 2: Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
•Định nghĩa: Là mức lãi suất mà tại đó, giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng giá
trị hiện tại của dòng chi phí, hay tại đó NPV = 0
Hệ số hoàn vốn nội bộ là lãi suất r* thoả mãn phương trình:
n Bt - Ct
Σ --------- = 0
t=1 (1+ r* )t
Phương pháp nội suy: r* = r1 + ( r2 – r1 ) x
Trong đó: r1 : Là lãi suất nhỏ hơn
r2 : Là lãi suất lớn hơn
NPV(r1) > 0
NPV(r2) < 0
•Nguyên tắc áp dụng: Trong phân tích và đánh giá DAKD, chấp nhận các DA có
IRR > chi phí cơ hội của vốn ( ví dụ như lãi đi vay ) vì khi đó DA có mức lãi cao
hơn lãi suất thực tế phải trả cho việc sử dụng vốn trong DA và ngược lại.
IRR là tiêu chuẩn đánh giá tương đối nên chủ yếu được sử dụng trong việc so
sánh và xếp hạng các DA độc lập. DA có IRR cao hơn được xếp hạng cao hơn.
Tiêu chuẩn hiện giá
• Định nghĩa: Là tỷ lệ nhận được khi chia tổng giá trị hiện tại của
dòng lợi ích thuần (khi dòng này nhận giá trị dương) cho giá trị
hiện tại của vốn đầu tư ban đầu (được tính bằng tổng giá trị
hiện tại của dòng lợi ích thuần khi dòng này nhận giá trị âm)
• Công thức xác định:
n Nt n Kt
N/K = Σ --------- Σ ---------
t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t
Trong đó:
Nt: Giá trị của dòng lợi ích thuần trong những năm dòng này nhận giá trị dương ( ≥ 0 )
Kt:Giá trị của dòng lợi ích thuần trong những năm dòng này nhận giá trị âm (< 0 )
Nguyên tắc áp dụng:
- Trong phân tích và đánh giá DAKD chấp nhận những dự án có N/K ≥ 1 Vì khi đó lợi ích thuần của dự án
có thể bù đắp giá trị vốn đầu tư ban đầu và ngược lại
- Là tiêu chuẩn đánh giá tương đối nên chủ yếu được sử dụng để xếp hạng ưu tiên các dự án độc lập, theo
nguyên tắc dự án nào có N/K lớn hơn sẽ được xếp hạng ưu tiên cao hơn.
Tỷ lệ Lợi ích/Chi phí
PHÂN TÍCH KINH TẾ
Là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ
thống giữa những chi phí và lợi ích của của
dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh
tế và toàn bộ xã hội
• Đánh giá hiệu quả của DAKD dưới giác độ nền kinh tế và xã hội,
trên cơ sở so sánh những lợi ích kinh tế - xã hội mà DA mang lại
với những chi phí kinh tế - xã hội mà nền kinh tế và xã hội phải
bỏ ra để có được những lợi ích đó.
• Thực chất là nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
DAKD.
• Phân tích lợi nhuận tài chính trong phân tích tài chính và lợi
nhuận xã hội trong phân tích kinh tế.
Mục đích của phân tích kinh tế
Định giá kinh tế
+ Định giá kinh tế là gì?
+ Tại sao phải Định giá kinh tế?
+ Phương pháp định giá kinh tế đối với một số sản phẩm hàng hoá dịch vụ tham gia
dự án.
- Đối với các sản phẩm và dịch vụ đầu ra
- Đối với các sản phẩm và dịch vụ đầu vào
Xác định các lợi ích kinh tế xã hội của DAKD
+ Mức gia tăng thu nhập quốc dân
+ Mức đóng góp vào việc gia tăng ngân sách
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
+ Mức đóng góp vào việc cải thiện cán cân thanh toán
+ Mức đóng góp vào việc cải thiện môi trường
+ Mức đóng góp vào việc tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao năng lực của
nhà
QTKD
Nội dung của phân tích kinh tế
THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN
NỘI DUNG CHÍNH
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Thẩm quyền quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
Thủ tướng chính phủ đối với các dự án thuộc nhóm A.
Bộ trưởng và thủ trưởng các cở quan ngang bộ (chủ tịch
UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương) các dự
án thuộc nhóm B & C.
Bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư các DA ODA có mức
vốn < 1,5 triệu USD.
Các tổng cục và các cục trực thuộc các bộ các dự án
thuộc nhóm C.
HDQT các công ty 91 Các dự án thuộc nhóm B có mức
vốn < 50% (mức vốn)
HDQT các công ty 90 các DA thuộc nhóm C
Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước
Thẩm quyền quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
Bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư các dự án thuộc nhóm A
(sau khi được thủ tướng chính phủ cho phép).
Chủ tịch UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương
các dự án thuộc dự án B (sau khi có ý kiến của bộ
trưởng quản lý ngành).
Sở kế hoạch đầu tư các DA thuộc nhóm C (sau khi
được UBND tỉnh, thành phố cho phép đầu tư.
Đối với các dự án trong nước
(không sử dụng vốn nước ngoài)
Quy định về thẩm định dự án
Đối với mọi dự án thuộc mọi nguồn vốn và thành phần
kinh tế đều phải thẩm định về:
- Quy hoạch xây dựng
- Các phương án kiến trúc
- Công nghệ - kỹ thuật
- Sử dụng đất đai, tài nguyên
- Bảo vệ môi trường sinh thái
- Phòng chống cháy nổ
- Các khía cạnh xã hội khác
Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, phải thẩm định
về:
- Phương án tài chính
- Hiệu quả kinh tế - tài chính
Các yêu cầu thẩm định
Quy định về thẩm định dự án
Chủ đầu tư lập DA tiền khả thi (nếu có) và dự án khả thi
Chủ đẩu tư trình DA lên các cấp có thẩm quyền đầu tư
xét duyệt
Các cấp có thẩm quyền thông qua DA tiền khả thi bằng
văn bản
Bộ KH và đầu tư thẩm định và trình thủ tướng chính phủ
xem xét, quyết định đối với các DA nhóm A. Các DA
thuộc nhóm B&C sẽ do cấp có thẩm quyền khác thẩm
định theo quy định
Thủ tục thẩm đinh
Quy định về thẩm định dự án
Nhóm A không quá 45 ngày
Nhóm B không quá 30 ngày
Nhóm C không quá 20 ngày
Thời gian thẩm định
Quy định về thẩm định dự án
Tên dự án – chủ đầu tư
Mục tiêu, quy mô dự kiến
Khu vực, địa điểm – địa bàn triển khai dự án
Các yêu cầu và hướng nghiên cứu khi lập dự án khả thi
Chương trình sản xuất kinh doanh, cung cấp đầu vào, công nghệ, môi trường
Hướng giải quyết vốn đầu tư
Các điều cấm
Trách nhiệm của các ngành và chủ đẩu tư
Nội dung quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
Nội dung quyết định
(thông qua nghiên cứu tiền khả thi)
Quy định về thẩm định dự án
Tên dự án – chủ đầu tư
Hình thức đầu tư
Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Địa điểm và diện tích sử dụng đất
Mục tiêu đầu tư và công suất DA (đối với các SP chính)
Khối lượng các hạng mục đầu tư chủ yếu
Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, các điều kiện huy động vốn
Phương thúc tổ đầu tư (VD: đấu thầu)
Thời hạn và các mức xây dựng
Các ưu đãi và các quy định khác
Các điều cấm
Các điều khoản thi hành
Nội dung quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
Nội dung quyết định đầu tư
Quy định về thẩm định dự án
Chủ đầu tư trình bày rõ lý do, nội dung dự định thay đổi
Tiến hành thẩm định lại để quyết định đầu tư hoặc cấp phép đầu tư mới
Các cấp thẩm định chấp thuận bằng văn bản
Đình chỉ hoặc huỷ bỏ dự án trong các trường hợp sau
- Không triển khai dự án sau 12 tháng từ ngày có quyết định đầu tư hoặc cấp
phép
- Thay đổi mục tiêu DA mà không được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn
bản
- Kéo dài việc thực hiện DA quá 12 tháng so với mốc tiến độ
Nội dung quyết định đầu tư và cho phép đầu tư
Thay đổi nội dung dự án
Hình ảnh minh hoạ: Nhà máy VEDAN
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN
Thẩm định theo trình tự
Thẩm định phải theo trình tự lô gíc biện chứng từ tổng
quát đến chi tiết, từ khâu trước làm quyết định cho khâu
sau.
Thẩm định tổng quát: là dựa vào các nội dung cần thẩm
định (theo quy định đối với các cấp) để xem xét tổng
quát, phát hiện các vấn đề hợp lý hoặc chưa hợp lý cần
phải nghiên cứu sâu thêm hoặc điều chỉnh lại cho hợp lý.
Thẩm định chi tiết: là thẩm định theo từng nội dung cần
thẩm định, phải có ý kiến nhận xét kết luận đồng ý hay
không đồng ý & những mục cần bổ sung sửa đổi…
Phương pháp so sánh chỉ tiêu
Là phương pháp so sánh các chỉ tiêu định lượng được
xác lập trong các nội dung của DA với các tiêu chuẩn đã
được ban hành (gồm các chỉ tiêu chuẩn, hạn mức, định
mức …)
Các tiêu chuẩn được sử dụng làm vật quy chiếu:
- Các định mức, hạn mức, chuẩn mực được áp dụng ở
Việt Nam.
- Các chỉ tiêu tiên tiến của các ngành
- Các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp có dự án và chưa
có dự án
- Các chỉ tiêu của DA tương tự
- Có thể tham khảo các chỉ tiêu ở nước ngoài
* Sử dụng đối với thẩm định tổng quát và chi tiết.
KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN
Thẩm định các văn bản pháp lý
Mục đích: Nhằm đánh giá tính chất pháp lý (hợp pháp)
của DA theo pháp luật và quy định của nhà nước.
Nội dung:
- Mức độ đầy dủ của hồ sơ trình duyệt, mức độ hợp lệ
của các hồ sơ này.
- Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư (đối với
các DN nhà nước, các TP kinh tế khác, các công ty nước
ngoài).
Thẩm định mục tiêu Dự án
Mục đích: nhằm đáp ứng mức độ phù hợp của mục tiêu
dụ án so với mục tiêu chung của nhà nước, địa phương,
vùng kinh tế, lãnh thổ và doanh nghiệp.
Nội dung: đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu dự án
so với
- Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước,
vùng kinh tế, phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề
…
- Ngành nghề nhà nước cho phép (hoặc không cho phép)
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thuộc diện ưu tiên hay không ưu tiên.
- Sản phẩm theo thứ tự ưu tiên (xuất khẩu, thay thế nhập
khẩu, tiêu dùng trong nước).
Thẩm định thị trường dự án
Mục đích: Nhằm đánh giá, xem xét các mức độ khả thi
va phù hợp của thị trường dự án.
Nội dung:
- Kiểm tra các tính toán về nhu cầu thị trường (hiện tại,
tương lai, thị phần, mức độ cạnh tranh …)
- Xem xét các vùng thị trường.
Thẩm định về Công nghệ - Kỹ thuật
Mục đích: nhằm xem xét và đánh giá mức độ phù hợp
của phương án Công nghệ - Kỹ thuật của dự án so với
các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quốc tế với yêu
cầu phát triển Khoa học – Kỹ thuật của đất nước.
Nội dung:
- Kiểm tra các phép tính toán
- Những phương án nhập khẩu công nghệ, vật tư, thiết bị
- Tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất sản phẩm
- Địa điểm hay địa bàn triển khai dự án
- Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị của dự án đối với
điều kiện Việt Nam
- Phải sử dụng các chuyên gia thuộc các chuyên ngành Kỹ
thuật để tư vấn thẩm định
Thẩm định Tài chính dự án
Mục đích: Nhằm đánh giá tính khả thi của phương án
tài chính, hiệu quả Kinh tế - Tài chính của DA
Nội dung:
- Kiểm tra các phép tính toán và phần vốn
- Kiểm tra tổng số, cơ cấu vốn đầu tư
- Kiểm tra độ an toàn về tài chính
- Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả Kinh tế - Tài chính
Thẩm định Hiệu quả Kinh tế - Xã hội
Mục đích: Nhằm xem xét và đánh giá mức đóng góp các
lợi ích Kinh tế - Xã hội của các DA cho ngành kinh tế.
Nội dung:
- Xác định phần giá trị tăng thu nhập quốc dân.
- Xácđịnh tỷ lệ giá trị phần tăng trên tổng vốn đầu tư
- Số công ăn việc làm mới và thu nhập cho từng lao động
- Mức và tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu khác (góp phần phát triển các ngành, thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát
triển địa phương …)
- Tăng năng suất lao động và nâng cao dân trí.
Thẩm định về Bảo vệ Môi trường Sinh thái
Mục đích: Nhằm xem xét và đánh giá mức độ ảnh
hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) của DA đến môi trường
sinh thái.
Nội dung:
- Xem xét, đánh giá ảnh hưởng làm thay đổi môi trường
sinh thái
- Gây ô nhiễm môi trường, mức độ gây ô nhiễm
- Biện pháp xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường
- Kết quả sau khi xử lý ô nhiễm môi trường
HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich.pdf