Nội dung
1. Định nghĩa hệ thống thông tin và phân loại
2. Chu trình phát triển hệ thống
3. Các phương pháp phát triển hệ thống
4. Tổng quan về phân tích thiết kế hệ thống hướng đối
tượng
5. Nguyên lý phát triển hệ thống và vai trò của đội dự án
64 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 1: Tổng quan về phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Lê Thị Tú Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Tổng quan về phân tích thiết kế HTTT
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Giảng viên: Lê Thị Tú Kiên
Bộ môn HTTT- CNTT – ĐHSPHN
Email: kienltt@hnue.edu.vn
Website:
Nội dung
1. Định nghĩa hệ thống thông tin và phân loại
2. Chu trình phát triển hệ thống
3. Các phương pháp phát triển hệ thống
4. Tổng quan về phân tích thiết kế hệ thống hướng đối
tượng
5. Nguyên lý phát triển hệ thống và vai trò của đội dự án
2
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
1. Định nghĩa hệ thống thông tin và phân loại
• Hệ thống thông tin – HTTT (Information System - IS) là
một tập các thành phần có liên quan, thực hiện chức năng
tập hợp, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin đầu ra.
3
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
1. Định nghĩa hệ thống thông tin và phân loại
• Các hệ thống thông tin
▫ HTTT tác vụ
(TPS -Transaction Processing
Systems)
▫ HTTT quản lý
(MIS –Management Information
Systems)
▫ Hệ hỗ trợ ra quyết định
(DSS – Dicision Support Systems)
▫ Hệ chuyên gia (Expert Systems)
4
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
1. Định nghĩa hệ thống thông tin và phân loại
5
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
2. Chu trình phát triển hệ thống HTTT
• Chu trình phát triển hệ thống (The systems
development life cycle – SDLC )
▫ Quá trình áp dụng cho các dự án phát triển hệ thống
thông tin, đảm bảo rằng các yêu cầu chức năng, yêu
cầu người sử dụng, các mục tiêu và mục đích chiến
lược đều được đáp ứng.
▫ Cung cấp một tiến trình được cấu trúc và chuẩn hóa
cho tất cả các pha của bất kỳ nỗ lực phát triển hệ thống
nào.
6
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
2. Chu trình phát triển hệ thống HTTT
• SDLC gồm 4 pha cơ bản
▫ Lên kế hoạch (planning)
▫ Phân tích (analysis)
▫ Thiết kế (design)
▫ Cài đặt (implementation)
7
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
2. Chu trình phát triển hệ thống HTTT
8
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
2. Chu trình phát triển hệ thống HTTT
▫ Lập kế hoạch – Tại sao phải xây dựng hệ thống?
▫ Phân tích – Làm gì? Là gì?
▫ Thiết kế - Làm như thế nào?
▫ Xây dựng và cài đặt
▫ Khai thác và bảo trì
9
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ1. Lập kế hoạch
• Hiểu tại sao hệ thống cần được xây dựng và xác định
đội dự án sẽ tiến hành xây dựng nó.
• Giai đoạn này gồm 2 bước:
▫ Khởi tạo dự án
▫ Quản lý dự án
10
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
B1. Khởi tạo dự án
• Xác định tính khả thi của dự án
▫ Tính khả thi về ý tưởng kỹ thuật (Can we build it?)
▫ Tính khả thi về kinh tế (Will it provide business value?)
▫ Tính khả thi về tổ chức (If we build it, will it be used?)
11
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
B2. Quản lý dự án
• Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ được quản lý
• Người quản lý dự án tạo ra kế hoạch dự án, xây dựng đội ngũ
nhân viên dự án, đặt các kỹ thuật vào đúng vị trí để giúp kiểm
soát đội dự án và chỉ đạo dự án trong suốt vòng đời phát triển
dự án
• Sản phẩm của quản lý dự án là kế hoạch dự án
12
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ2. Phân tích
• Mục đích: Tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng, phân
tích các chức năng và dữ liệu của tổ chức.
• Giai đoạn này gồm 3 bước:
▫ Xây dựng chiến lược phân tích để chỉ dẫn nguồn lực của đội
dự án. Chiến lược bao gồm phân tích hệ thống hiện hành (as –
is system) và các tồn tại của nó, từ đó đề cử các cách để thiết
kế một hệ thống mới (to-be system)
13
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ2. Phân tích
▫ Thu thập yêu cầu và phân tích thông tin sử dụng các mô hình
phân tích
▫ Kết hợp các phân tích, định nghĩa về hệ thống mới và các mô
hình vào một tài liệu gọi là đề xuất hệ thống (system
proposal). Các nhà bảo trợ (sponsor) dựa vào đề xuất hệ thống
để quyết định liệu dự án có được tiếp tục hay không
• Kết quả đề xuất hệ thống
14
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ3. Thiết kế
• Mục đích: quyết định hệ thống sẽ vận hành như thế
nào về phần cứng, phần mềm, kiến trúc mạng, giao
diện người dùng và các biểu mẫu, báo cáo, các
chương trình, file và cơ sở dữ liệu cụ thể sẽ được cần
đến.
• Giai đoạn thiết kế gồm 4 bước:
▫ Phát triển chiến lược thiết kế (mua, thuê hay tự làm?)
▫ Thiết kế kiến trúc hệ thống: phần cứng, phần mềm, kiến trúc
mạng, giao diện và các biểu mẫu báo cáo
15
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ3. Thiết kế
• Giai đoạn thiết kế gồm 4 bước (tiếp):
▫ Thiết kế tệp và cơ sở dữ liệu
▫ Thiết kế chương trình
• Kết quả
▫ Bản thiết kế kiến trúc
▫ Bản thiết kế giao diện
▫ Bản thiết kế csdl và tệp
▫ Bản thiết kế chương trình
16
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ4. Cài đặt
• Mục đích: tạo ra hệ thống thực sự, đây thường là giai
đoạn được chú ý nhiều nhất bởi vì nó thường dài nhất
và tốn kém nhất.
• Giai đoạn cài đặt gồm 3 bước:
▫ Xây dựng hệ thống, hệ thống được xây dựng và thử nghiệm
để đảm bảo hoạt động theo đúng thiết kế, đây là công việc
của hầu hết thành viên đội dự án (coder, tester)
▫ Cài đặt hệ thống, chuyển giao hệ thống cũ sang hệ thống
mới
▫ Đội phân tích thiết lập kế hoạch hỗ trợ cho hệ thống
17
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
GĐ4. Cài đặt
• Kết quả
▫ Hệ thống sẵn sàng để hoạt động
▫ Bản báo cáo về kết quả thử nghiệm hệ thống
▫ Kế hoạch chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới
▫ Tài liệu hướng dẫn sử dụng
18
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Tiến trình và sản phẩm chuyển giao
19
Process Product
Planning
Analysis
Design
Implementation
Project Plan
System Proposal
System
Specification
New System and
Maintenance Plan
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3. Các phương pháp phát triển hệ thống
• Khái niệm về phương pháp phát triển hệ thống
• Thiết kế cấu trúc
• Phát triển ứng dụng nhanh
• Phát triển linh hoạt
• Lựa chọn phương pháp phát triển thích hợp
20
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3.1. Khái niệm về phương pháp phát triển hệ thống
• Một cách tiếp cận hình thức để cài đặt SDLC (nghĩa là
một chuỗi các bước thực hiện và kết quả chuyển giao).
• Dựa trên tiến trình phát triển hệ thống tập trung nhiều
vào dữ liệu hay xử lý nghiệp vụ, ta có thể chia các
PPPT hệ thống thành 3 nhóm:
▫ Thiết kế cấu trúc (Structured Design )
▫ Phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development)
▫ Phát triển linh hoạt (Agile development)
21
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3.2. Thiết kế cấu trúc
• Chọn cách tiếp cận step – by – step để hiện thực vòng
đời phát triển hệ thống.
• Dự án sẽ chuyển từ bước này sang bước khác một
cách có phương pháp.
• Nhiều phương pháp lấy dữ liệu làm trung tâm và lấy
tiến trình làm trung tâm được phát triển dựa trên 2
phương pháp thiết kế kiến trúc cơ bản:
▫ phát triển thác nước (waterfall development)
▫ phát triển song song (parallel development)
22
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Waterfall Development Methodology
23
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Parallel development methodology
24
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3.3 Phát triển ứng dụng nhanh
(Rapid application development - RAD)
• Mục đích của nhóm phương pháp này là điều chỉnh
các bước của SDLC để một số phần của hệ thống
nhanh chóng được phát triển và đưa đến tay người sử
dụng, để người sử dụng có thể hiểu hệ thống tốt hơn
và gợi ý có những phiên bản chỉnh sửa tiếp theo của
hệ thống được đúng hơn với những gì họ mong
muốn.
25
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
• Hầu hết các phương pháp RAD khuyến cáo các nhà
phân tích sử dụng các công cụ, kỹ thuật đặc biệt để
tăng tốc hoạt động phân tích, thiết kế, cài đặt như:
CASE tools, joint application design (JAD)
sessions, fourth-generation /visual
programming languages, code generators.
26
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Phát triển ứng dụng nhanh
(Rapid application development - RAD)
Phased development methodology
(Phương pháp phát triển dựa trên giai đoạn)
27
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Prototyping-based Methodology
28
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Throwaway Prototyping mothodology
29
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3.4 Phát triển ứng dụng linh hoạt
(Mô hình phát triển ứng dụng linh hoạt)
• Mục đích của nhóm phương pháp này là tập trung
vào việc tinh giản hợp lý SDLC bằng cách loại bỏ
phần lớn các mô hình và tài liệu ở mức cao cũng như
thời gian dành cho việc tạo những mô hình và tài liệu
này. Thay vào đó nhóm phương pháp này tập trung
vào việc phát triển ứng dụng lặp đi lặp lại.
• Một số phương pháp phát triển ứng dụng linh hoạt:
Lập trình cực hạn (eXtreme Programming - XP),
Scrum, phát triển hệ thống động (DSDM), TDD,
BDD
30
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
eXtreme Programming
31
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Lựa chọn phương pháp phát triển
ứng dụng
• Việc lựa chọn phương pháp là không đơn giản và
phải cân nhắc dựa trên nhiều tiêu chí
▫ Sự rõ ràng của các yêu cầu người dùng - Clarity of User
Requirements
▫ Sự tương đồng về mặt công nghệ - Familiarity with
Technology
▫ Sự phức tạp của hệ thống - System Complexity
▫ Độ tin cậy của hệ thống - System Reliability
▫ Kế hoạch về thời gian - Time Schedules
▫ Kế hoạch sản phẩm - Schedule Visibility
32
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
3.5 Lựa chọn phương pháp PTPM phù hợp
Criteria for Selecting a Methodology
33
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4. Phân tích thiết kế hệ thống hướng
đối tượng
• Đặc điểm PTTK hướng đối tượng
• Các tính chất cơ bản của hệ thống hướng đối tượng
• Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML
• Tiến trình thống nhất (The unified process)
34
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.1. Đặc điểm PTTK hướng đối tượng
• Cách tiếp cận hướng đối tượng phù hợp nhất với
nhóm phương pháp phát triển ứng dụng nhanh
• Vì sao không sử dụng các phương pháp thiết kế kiến
trúc ?
• Theo người sáng tạo ra ngôn ngữ mô hình hóa thống
nhất UML thì bất kỳ cách tiếp cận hướng đối tượng
hiện đại nào để phát triển HTTT cũng phải là: hướng
ca sử dụng (use-case driven), lấy kiến trúc làm trung
tâm (architecture-centric), lặp và tăng dần (iterative
and incremental)
35
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Hướng ca sử dụng
• Một use-case mô tả cách người sử dụng tương tác với
hệ thống để thực hiện một số hoạt động.
• Use –case được sử dụng để chỉ định và truyền đạt lại
các yêu cầu hệ thống cho các lập trình viên.
• Use –case tập trung vào 1 hành động tại một thời
điểm, do đó mô hình hóa hành động trở nên đơn giản.
36
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Lấy kiến trúc làm trung tâm
• Các cách tiếp cận PTTK hệ thống hướng đối tượng
hiện đại nên hỗ trợ ít nhất ba khung nhìn kiến trúc
riêng biệt:
▫ Khung nhìn chức năng,
▫ Khung nhìn tĩnh (cấu trúc)
▫ Khung nhìn động (hành vi)
37
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Lặp và tăng dần
38
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.2. Các tính chất cơ bản của hệ thống
hướng đối tượng
• Các lớp và đối tượng (Classes and Objects)
• Phương thức và thông điệp (Methods and Messages)
• Bao đóng và che dấu thông tin (Encapsulation and
Information Hiding)
• Thừa kế (Inheritance)
• Đa hình và liên kết động (Polymorphism and
Dynamic Binding)
39
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.3. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
UML
• UML 2.0 định nghĩa 14 kỹ thuật sơ đồ hóa được sử
dụng để mô hình hóa hệ thống
1. Class diagram: Minh họa mối quan hệ giữa các lớp được mô
hình hóa trong hệ thống (phân tích, thiết kế)
2. Object diagram: Minh họa mối quan hệ giữa các đối tượng
trong hệ thống (phân tích, thiết kế)
3. Package diagram: Nhóm các phần tử UML khác lại với nhau
để thành một cấu trúc ở mức độ cao hơn (phân tích, thiết kế,
cài đặt)
4. Deloyment diagram: Chỉ ra kiến trúc vật lý của hệ thống, chỉ
ra các thành phần phần mềm được triển khai trên các thiết bị
vật lý (thiết kế vật lý, cài đặt)
40
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.3. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
UML
5. Component diagram: Minh họa mối quan hệ vật lý giữa các
thành phần phần mềm (thiết kế vật lý, cài đặt)
6. Composite Structure diagram: Mô tả cấu trúc bên trong của
một lớp (phân tích, thiết kế)
7. Activity diagram: Minh họa tiến trình nghiệp vụ (phân tích,
thiết kế)
8. Sequence diagram: Minh họa hoạt động theo trật tự thời gian
(phân tích, thiết kế)
9. Communication diagram: Minh họa giao tiếp của các đối
tượng có hợp tác trong một hoạt động (phân tích, thiết kế)
10. Interaction Overview diagram: Minh họa cách nhìn tổng
quan về luồng kiểm soát một tiến trình (phân tích, thiết kế)
41
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.3. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
UML
11. Timing diagram: Minh họa sự tương tác diễn ra trong một
tập các đối tượng và thay đổi trạng thái trong đó họ đi qua
cùng một trục thời gian (phân tích, thiết kế)
12. Behavioral State Machine diagram: Kiểm tra hành vi của
một lớp (phân tích, thiết kế)
13. Protocol State Machine diagram: Thể hiện các phụ thuộc của
các giao diện khác nhau trong một lớp (phân tích, thiết kế)
14. Use-Case diagram: Nắm bắt các yêu cầu nghiệp vụ, Minh
họa giao tác giữa hệ thống và môi trường (phân tích)
42
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Sử dụng UML để phân tích thiết kế hệ
thống hướng đối tượng
43
Mô hình chức năng
Mô hình cấu trúc
Mô hình thời gian
Hệ thống phản ứng với cái gì
Thứ tự giữa các hành động trong hệ thống
Biểu đồ ca sử dụng
Biểu đồ lớp và đối tượng
Biểu đồ tuần tự
Biểu đồ tương tác
Biểu đồ trạng thái
Biểu đồ hoạt động
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
4.5. Tiến trình thống nhất
• Tiến trình thống nhất (The unified process) là một
phương pháp cụ thể chỉ ra khi nào và làm cách nào để
sử dụng các kỹ thuật UML khác nhau trong phân tích
thiết kế hướng đối tượng.
• UML cung cấp các hỗ trợ về mặt cấu trúc còn tiến
trình thống nhất cung cấp hỗ trợ về mặt hành vi cho
phương pháp PTTK hướng đối tượng
45
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
The unified process
• Inception: mục đích của giai đoạn này là nhằm đạt được
sự đồng ý về các mục tiêu của dự án trong quá trình phát
triển. Các hoạt động chính là xác định yêu cầu kinh
doanh và đánh giá sự rũi ro, thiết lập các phương án và
phạm vi của dự án.
46
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
The unified process
• Elaboration: tạo ra một nền tảng kiến trúc hệ thống, cung cấp một cơ sở
đầu vào ổn định cho giai đoạn thiết kế và cài đặt.
• Các hoạt động chính là đánh giá các rũi ro của hệ thống, xác định một kiến
trúc ổn định, xây dựng được một bản mẫu, xác định các thành phần tái sử
dụng, thiết lập các kế hoạch cho các chu trình của giai đoạn construction.
47
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
The unified process
• Construction: mục đích của giai đoạn này là chọn lọc lại các yêu cầu và
hoàn thành việc cài đặt hệthống dựa trên kiến trúc của giai đoạn trước
• bao gồm các hoạt động chính là: quản lý và kiểm soát tài nguyên và tối ưu
quá trình, hoàn thành việc phát triển các thành phần và kiểm tra dựa trên
các tiêu chuẩn đánh giá đã xác định, đánh giá sản phẩm hoàn thành dựa
trên các tiêu chuẩn ban đầu về mục đích và tầm nhìn hệthống
48
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
The unified process
• Transition: mục đích của giai đoạn này là đảm bao sản phẩm sẵn
sàng tốt nhất để được sử dụng.
• Hoạt động chính của giai đoạn này có thể nhiều chu trình con bao
gồm: kiểm tra và đánh giá sản phẩm chuẩn bị cài đặt, điều chỉnh
sản phẩm dựa trên các phản hồi sử dụng, cài đặt và huấn luyện sử
dụng, bảo hành bảo trì hệ thống.
49
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5. Nguyên lý phát triển hệ thống và vai trò
của đội dự án
• Các nguyên lý khi phát triển hệ thống
• Các hoạt động xuyên suốt quá trình phát triển hệ
thống
• Các vai trò và kỹ năng của đội dự án
50
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.1. Các nguyên lý phát triển hệ thống
• Để người sử dụng tham gia vào quá trình PT hệ thống
• Sử dụng cách tiếp cận giải quyết vấn đề
• Thiết lập các giai đoạn và hoạt động
• Tài liệu hóa suốt quá trình phát triển
• Thiết lập các chuẩn về tính nhất quán
51
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.1. Các nguyên lý phát triển hệ thống
• Quản lý quá trình và dự án
• Cân đối hệ thống với vốn đầu tư
• Không né tránh việc hủy bỏ hoặc sửa phạm vi
• Chia để trị
• Thiết kế hệ thống để có thể phát triển và thay đổi
52
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.2. Các hoạt động xuyên suốt quá
trình phát triển hệ thống
• Tìm hiểu thực tế
• Tài liệu hóa và trình bày
• Phân tích tính khả thi
• Quản lý dự án và quy trình
53
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.3. Các vai trò của đội dự án
• Phân tích nghiệp vụ - Business analyst :
▫ Phân tích các khía cạnh nghiệp vụ chính của hệ thống
▫ Chỉ ra hệ thống sẽ cung cấp các giá trị nghiệp vụ như thế nào
▫ Thiết kế các chính sách và tiến trình nghiệp vụ mới
• Phân tích hệ thống - System analyst:
▫ Chỉ ra làm thế nào kỹ thuật có thể cải tiến các tiến trình
nghiệp vụ
▫ Thiết kế các tiến trình nghiệp vụ mới
▫ Thiết kế hệ thống thông tin
▫ Đảm bảo hệ thống thỏa mãn các tiêu chuẩn hệ thống thông tin
54
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.3. Các vai trò của đội dự án
• Phân tích cơ sở hạ tầng - Infrastructure analyst:
▫ Đảm bảo hệ thống thỏa mãn các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng
▫ Chỉ ra các thay đổi về cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ hệ
thống
• Phân tích, quản lý sự thay đổi - Change management
analyst
▫ Phát triển và thực thi một kế hoạch quản lý thay đổi
▫ Phát triển và thực thi một kế hoạch đào tạo NSD
55
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.5. Các kỹ năng chung của đội dự án
• Kỹ năng công nghệ - Technical skills
• Kỹ năng nghiệp vụ - Business skills
• Kỹ năng phân tích - Analytical skills
• Kỹ năng giao tiếp - Interpersonal skills
• Kỹ năng quản lý - Management skills
• Kỹ năng đạo đức - Ethical skills
56
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
5.6. Một số kỹ năng riêng dựa trên vai trò
của đội dự án
• Quản lý dự án - Project manager
▫ Quản lý đội phân tích, lập trình viên, người viết tài liệu kỹ
thuật, và các nhân sự khác của đội dự án
▫ Phát triển và giám sát kế hoạch dự án
▫ Chỉ định tài nguyên dự án
▫ Điểm liên lạc chính của dự án
57
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
58
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
PHỤ LỤC
1. Biểu đồ ca sử dụng
2. Biểu đồ lớp
3. Biểu đồ tuần tự
4. Biểu đồ cộng tác
5. Biểu đồ hoạt động
6. Biểu đồ máy trạng thái hành vi
59
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ ca sử dụng
60
Biểu đồ ca sử dụng hệ thống quản lý bán hàng
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ lớp
61
Biểu đồ lớp hệ thống quản lý thư viện
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ tuần tự
62
Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thanh toán mua hàng
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ cộng tác
• Biểu đồ cộng tác ca sử dụng thanh toán mua hàng
63
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ hoạt động
• Biểu đồ hoạt động cho ca sử dụng đăng ký môn học
64
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Biểu đồ máy trạng thái hành vi
65
Biểu đồ máy trạng thái cho lớp đối tượng khóa
học (course)
Lê Thị Tú Kiên - FIT - HNUE
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_chuong_1_ton.pdf