CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ HTTTQL
Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh
tế - xã hội
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin.
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt HTTT.
42 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích-Thiết kế-Cài đặt hệ thống thông tin - Chương 1: Thông tin và Hệ thống thông tin quản lý - Đặng Minh Ất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÌNH BÀY: PGS.TS. ĐẶNG MINH ẤT
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Phân tích - Thiết kế - Cài đặt
Hệ thống thông tin
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ HTTTQL
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
2
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh
tế - xã hội
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin.
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt HTTT.
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
3
Nội dung bài học
Thông tin.
Thông tin và dữ liệu.
Lượng hoá thông tin.
Thông tin kinh tế
Vai trò của thông tin trong đời sống kinh tế xã hội.
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
4
Thông tin
Thông tin là một thông báo nhận được làm tăng sự hiểu biết, làm
tăng tri thức, làm tăng kiến thức,... của đối tượng nhận tin về một vấn
đề nào đó
Thông tin là những vấn đề, sự kiện, công việc,... có liên quan đến
hoạt động của con người.
Xét từng thông tin thì giá trị của nó được đánh giá tùy theo yêu cầu
của người sử dụng.
Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm thông tin phản ánh các tri
thức, hiểu biết của chúng ta về một đối tượng nào đó.
Theo các quan điểm và định nghĩa ở trên thì thông tin có một điểm
chung, đó là tính chất phản ánh
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
5
Thông tin
Một số định nghĩa về thông tin:
Brilen: Thông tin là sự nghịch đối của độ bất định Entropia
Shenon: Thông tin là quá trình nhằm loại bỏ độ bất định.
Sluskov: Thông tin bao gồm cả những tri thức, hiểu biết mà con người sử
dụng để trao đổi lẫn nhau và cả những tri thức, hiểu biết tồn tại không phụ
thuộc vào con người.
Vật mang tin: Ngôn ngữ, chữ cái, chữ số, các ký hiệu, xung điện, điện từ,
Nội dung thông tin: Là khối lượng tri thức mà thông tin đó mang lại.
Hình thức truyền đạt và cảm nhận thông tin: Văn nói, văn viết. Qua các giác
quan của con người.
Đơn vị đo trong tin học: Bit, Byte, Kb,Mb,Gb,Tb
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
6
Lượng hoá thông tin
Đánh giá thông tin về lượng hay là đo thông tin trong những thông
báo hữu hạn của nó
Xét về lượng thì thông tin được coi như một tập hợp các thông báo,
các tin tức về hiện trạng của hệ thống, mà tập hợp này nhận một số
lượng hữu hạn các biến cố.
Năm 1948 Shenon đã đưa ra phương pháp đo lượng thông tin dựa
vào xác suất (P).
Đối với các thông báo càng bất ngờ, xác suất càng nhỏ thì lượng tin
càng nhiều. Đối với người đọc báo sự giật gân là những thông báo
bất ngờ, tức là chứa lượng thông tin lớn.
Khi đã nghiên cứu được số đo lượng thông tin, lý thuyết thông tin đã
chứng minh được rằng dữ liệu không thể trùng với thông tin.
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
7
Lượng hoá thông tin
Năm 1948 Shenon đã đưa ra phương pháp đo lượng thông tin dựa vào
xác suất (P). Theo Shenon độ bất định của hệ thống A nào đó bằng:
và chính đại lượng này Shenon gọi là Entropia. Vì 0≤ Pi ≤ 1 nên
log2Pi≤ 0 do đó Entropia (H) là một giá trị thực có giới hạn và luôn
luôn dương.
H(A) ≥ 0. Entropia bé nhất H(A)Min = 0, nếu như thông báo được biết
trước, tức là trạng thái của hệ thống đã được xác định, lúc đó ta có
H(A) = - 1log21 = 0. Ngược lại Entropia lớn nhất nếu tất cả các trạng
thái của hệ thống là đồng khả năng, tức :
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
8
Thông tin kinh tế
Thông tin kinh tế là các thông tin tồn tại và vận động trong các thiết
chế kinh tế, các tổ chức và các doanh nghiệp nhằm phản ánh tình
trạng kinh tế của các chủ thể đó.
Thông tin kinh tế có thể coi là huyết mạnh của các doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế.
Có nhiều phương pháp phân loại thông tin kinh tế khác nhau, trong
đó có hai phương pháp phân loại khá thông dụng.
Phương pháp thứ nhất là phân loại theo lĩnh vực hoạt động của thông tin,
ví dụ thông tin kinh tế trong sản xuất, thông tin kinh tế trong quản lý,...
Phương pháp thứ hai là phân loại theo nội dung mà nó phản ánh, ví dụ
thông tin kế hoạch, thông tin đầu tư, thông tin về lao động tiền lương,
thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp,...
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
9
Thông tin kinh tế (tiếp)
Ý nghĩa của thông tin kinh tế trong những năm gần đây đã tăng lên
một cách khủng khiếp do những nhân tố sau:
Quy mô sản xuất đã lớn lên chưa từng thấy với các mối liên hệ kinh tế
cực kỳ phức tạp, sự đa dạng sản xuất và tiêu dùng xã hội và các phương
tiện thoả mãn các nhu cầu đó cũng tăng đáng kể.
Cùng với tăng quy mô sản xuất và tăng độ phức tạp của các mối liên hệ
kinh tế thì vấn đề quản lý ngày càng phức tạp với những nhịp độ cao hơn.
Để giải quyết một cách tối ưu những nhiệm vụ quản lý phức tạp hơn cần
phải chế biến và phân tích một khối lượng thông tin cực kỳ to lớn. Song
khả năng của con người về chế biến thông tin thật hữu hạn.
Để giải quyết vấn đề chế biến thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại
đã chế tạo ra MTĐT
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
10
Thông tin kinh tế (tiếp)
Thông tin là một tài nguyên “nhân tạo”.
Trong mọi hoàn cảnh, thông tin luôn giữ vai trò quan trọng.
Giá trị của thông tin là giá trị của mối lợi thu được nhờ sự thay đổi
hành vi quyết định gây ra bởi thông tin trừ đi chi phí để nhận được
thông tin đó.
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
11
Vai trò của thông tin trong đời sống KTXH
Vai trò của thông tin
o Thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của một quá trình thành lập,
lựa chọn và ra quyết định để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống
này có thể là trong tự nhiên, trong xã hội hoặc trong tư duy.
o Quá trình thu thập thông tin, truyền tin, nhận tin, XLTT, lựa chọn quyết
định, truyền lại quyết định, tiếp tục thu nhận thông tin,... là một quá trình
liên tục tiếp diễn, một chu trình kín, vận động trong một hệ thống nhất
định
o Qua đó thấy rằng thông tin gắn liền với điều khiển một hệ thống nhất
định.
Nền kinh tế thông tin
Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin
trong đời sống kinh tế - xã hội
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
12
Vai trò của thông tin trong đời sống KTXH
Nền kinh tế thông tin
o Xu thế chung của các nền kinh tế phát triển trên thế giới là khu vực thông
tin càng ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, và như người ta đã nói, thế giới
đang thực hiện một sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền
kinh tế thông tin (tri thức).
o Trong nền kinh tế mới, khai thác các nguồn tài nguyên thông tin, các ý
tưởng sáng tạo, các nguồn tri thức, các loại “chất xám” là những yếu tố
chủ yếu để làm ra của cải, làm nên sự giàu có
o Trong nền kinh tế mới, đầu tư vào vốn con người là chìa khóa để phát
triển nhanh, để tạo nên năng lực cạnh tranh trong một thế giới của những
nền kinh tế năng động, uyển chuyển, với những ưu thế so sánh luôn luôn
biến động.
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
13
Khái niệm
XLTT kinh tế là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và
các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên
liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả.
Mỗi quy trình XLTT kinh tế đều bao gồm 4 công đoạn chính.
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
14
Nội dung bài học
Thu thập thông tin kinh tế.
Xử lý thông tin kinh tế
Lưu trữ thông tin kinh tế
Truyền đưa thông tin kinh tế
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
15
Thu thập thông tin kinh tế
Đây là công đoạn đầu tiên và có vai trò rất quan trọng trong quy trình
XLTT kinh tế vì chỉ có thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết
mới đảm bảo cho ta những dữ liệu chính xác, phản ánh toàn diện các
mặt hoạt động của một hiện tượng kinh tế - xã hội đang khảo sát.
Mục tiêu của quá trình thu thập thông tin phải được đặt ra rõ ràng và
cụ thể (bao nhiêu phiếu điều tra, bao nhiêu chỉ tiêu cần thu thập, bao
nhiêu chỉ tiêu cần xử lý,)
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
16
Xử lý thông tin kinh tế
Đây là công đoạn trung tâm và có vai trò quyết định của quy trình
XLTT kinh tế. XLTT kinh tế là quy trình bao gồm tất cả các công
việc như sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành
nhóm, tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu. Kết quả quá trình XLTT
kinh tế cho ta các bảng biểu số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá các
hiện trạng của cả quá trình kinh tế.
Lưu trữ thông tin kinh tế
Kết quả của quy trình XLTT kinh tế được lưu trữ để sử dụng lâu dài.
Người ta thường tổ chức lưu trữ thông kinh tế trên đĩa từ, trên băng
từ, trống từ, trên đĩa CD,...
Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
17
Truyền đưa thông tin kinh tế
Các kết quả XLTT kinh tế được truyền đạt đến các tổ chức có nhu
cầu sử dụng thông tin. Thông tin kết quả được truyền đạt nội bộ đến
các bộ phận bên trong của hệ thống quản lý để hướng dẫn thực hiện.
Còn thông tin kết quả của quy trình XLTT được gửi đến các cơ quan
và tổ chức bên ngoài hệ thống quản lý để thông báo
Quy trình XLTT kinh tế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản
lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Nó cung cấp thông tin cần thiết,
kịp thời và chính xác cho cán bộ lãnh đạo trong guồng máy quản lý
để họ có thể đưa ra các quyết sách kinh tế hiệu quả.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
18
Nội dung bài học
Những khái niệm chung.
Các tài nguyên của Hệ thống thông tin
Các bộ phận hợp thành của hệ thống thông tin
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
19
Những khái niệm chung
Hệ thống có thể được định nghĩa như một tập hợp các phần tử có
mối liên hệ ràng buộc tương tác lẫn nhau để thực hiện một mục đích
chung.
Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ qua
lại với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung (cùng thực hiện
một mục tiêu xác định nào đó) theo cách tiếp nhận các yếu tố vào,
sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức.
Các phần tử của hệ thống là các thành phần hợp thành tạo ra nó và
hiểu theo nghĩa rộng thì các phần tử có thể rất đa dạng
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
20
Những khái niệm chung
Quan điểm hệ thống xem xét sự vật trong một thể thống nhất toàn thể, trong các mối liên hệ
tương tác của các bộ phận từ lâu đã trở thành 1 luận điểm khoa học.
Các phần tử của hệ thống không phải được tập hợp một cách ngẫu nhiên rời rạc, mà giữa
chúng luôn tồn tại mối quan hệ ràng buộc tạo thành một cấu trúc hay tổ chức.
Giữa các thành phần của hệ thống luôn tồn tại mối liên hệ hai chiều. Nếu hệ thống có n thành
phần thì số lượng các mối liên hệ luôn luôn bằng n*(n-1) (Xem hình sau)
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
21
Những khái niệm chung
Khi xem xét một hệ thống người ta còn có thể đề cập đến các yếu tố
và các khái niệm khác liên quan đến hệ thống như:
Môi trường mà hệ thống tồn tại.
Hệ thống con của hệ thống
Hệ thống mở, nếu hệ thống có trao đổi với môi trường,
Quá trình hoạt động của hệ thống thể hiện ở hai mặt:
Sự tiến triển (phát triển): Các thành phần có thể phát sinh, tăng trưởng,
ràng buộc, suy thoái, mất đi.
Sự hoạt động: Các thành phần của hệ thống trong mối ràng buộc cùng
cộng tác với nhau nhằm thực hiện một mục đích chung nào đó.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
22
Những khái niệm chung
Quá trình tiến triển trong phân tích thiết kế hệ thống
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
23
Những khái niệm chung
Chu trình sống của hệ thống:
Xác định mục tiêu, lên kế hoạch
Xác định biện pháp thực hiện
Thực hiện
Kiểm soát thực hiện
Chu trình sống
Hệ thống kinh doanh:
Hệ thống kinh doanh là một hệ thống hoạt động nhằm mang lại lợi ích xã
hội hoặc mang lại lợi nhuận cho chính nó bao gồm:
Một là: Hệ quyết định hoặc hệ quản lý (chủ thể quản lý)
Hai là: Hệ tác nghiệp (đối tượng quản lý)
Ba là: HTTT là hệ trung gian của hai hệ thống trên
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
24
Những khái niệm chung
Hệ thống quản lý:
HTTT đóng vai trò trợ giúp cho các nhà quản lý thực hiện các chức năng
quản lý.Trên thực tế tồn tại ba mức quản lý sau đây
Thứ nhất là mức chiến lược
Thứ hai là quản lý mức chiến thuật
Cuối cùng là mức tác nghiệp
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
25
Những khái niệm chung
Hệ thống thông tin:
HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu đầu vào và xử lý chúng
thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra.
HTTT dùng các tài nguyên con người
phần cứng
phần mềm
tài nguyên dữ liệu
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
26
Các tài nguyên của hệ thống thông tin
Tài nguyên phần mềm:
Tài nguyên về phần mềm là tổng thể các chương trình hệ thống, chương
trình ứng dụng của HTTT quản lý.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
27
Các tài nguyên của hệ thống thông tin
Tài nguyên nhân lực:
Tài nguyên về nhân lực là chủ thể điều hành và sử dụng HTTT quản lý
Chia làm 2 nhóm:
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
28
Các tài nguyên của hệ thống thông tin
Tài nguyên dữ liệu:
Tài nguyên về dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu quản lý, các mô hình thông
qua các quyết định quản lý.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
29
Các tài nguyên của hệ thống thông tin
Tài nguyên phần cứng:
Tài nguyên về phần cứng của một hệ thống XLTT kinh tế là toàn bộ các
công cụ kỹ thuật thu thập, xử lý, truyền đạt và lưu trữ thông tin.
Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
30
Các bộ phận hợp thành của hệ thống thông tin
Các dữ liệu
Là thông tin được lưu trữ, duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện tại và
quá khứ của doanh nghiệp. Có thể tách các dữ liệu thành hai phần
Các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ cơ quan, doanh nghiệp
Các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh doanh/dịch vụ của doanh
nghiệp, cơ quan hay một tổ chức
Các xử lý
Gồm các chức năng, nhiệm vụ, các quy trình, quy tắc làm biến đổi thông
tin để có thể đạt được hai mục đích chính là
Sản sinh các thông tin theo thể thức quy định
Cung cấp thông tin trợ giúp ra quyết định
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
31
Nội dung bài học
Hệ thống thủ công.
Hệ thống thông tin tự động hoá từng phần
Hệ thống thông tin tự động hoá toàn phần
Các đặc trưng của hệ thống thông tin
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
32
Các hệ thống thủ công
HTTT thủ công: Là HTTT sử dụng phương pháp cảm quan với sự
trợ giúp của các công cụ thô sơ trong XLTT.Vì vậy loại HTTT này
xử lý chậm, không kịp thời, tốn phí rất nhiều thời gian, tiền bạc và
công sức.
Các hệ thống thông tin tự động hoá một phần
HTTT tự động hóa từng phần: Là HTTT có máy tính trợ giúp. Ở đây
MTĐT không tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình XLTT
mà chỉ ở một số khâu. Trong quá trình XLTT một số công đoạn còn
lại xử lý xen kẻ thủ công
Ưu điểm của HTTT loại này là dễ tiến hành, giá rẽ, còn nhược điểm:
về lâu dài hệ thống sẽ dư thừa dữ liệu, khó nâng cấp, xẩy ra mâu
thuẩn trong dữ liệu.
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
33
Các hệ thống thông tin tự động hoá toàn phần
HTTT tự động hóa toàn phần. MTĐT tham gia vào tất cả các công đoạn. Loại này
cho ta một HTTT thống nhất, CSDL sử dụng chung nên không sai lệch, không dư
thừa và ít trùng lặp, thông tin kết quả do hệ thống mang lại chính xác, kịp thời và
nhanh gọn
Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
34
Các đặc trưng của hệ thống thông tin
HTTT phải được thiết kế, tổ chức trong ngữ cảnh chung của nhiều
mặt kinh tế xã hội, tức là nó ứng dụng lý thuyết hệ thống
HTTT đạt được mục tiêu là ra các quyết định
HTTT phải dựa trên các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về XLTT.
HTTT có kết cấu mềm dẻo, phát triển được
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
35
Nội dung bài học
GĐ1: Khảo sát hiện trạng và xác lập hệ thống
GĐ2: Phân tích hệ thống.
GĐ3: Thiết kế hệ thống.
GĐ4: Xây dựng
GĐ5: Cài đặt hệ thống và chạy thử
GĐ6: Khai thác, bảo trì, hoàn thiện
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
36
GĐ1: Khảo sát hiện trạng và xác lập hệ thống
Là giai đoạn tìm hiểu quy trình hoạt động của hệ thống thực, các nhu
cầu thông tin chính làm cơ sở xác định các yêu cầu, phạm vi của
HTTT. Kết quả quá trình khảo sát chiếm khoảng 10-15% khối lượng
công việc xây dựng một HTTT.
Gồm các công việc chính sau:
Khảo sát sơ bộ : Tìm hiểu phê phán để đưa ra giải pháp, tìm hiểu và đánh
giá hiện trạng nhằm xác định tính khả thi của dự án.
Khảo sát chi tiêt: Xác định mục tiêu, phạm vi, khả năng của dự án
Lập dự án và kế hoạch.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
37
GĐ2: Phân tích hệ thống.
Giai đoạn này gồm phân tích về các chức năng xử lý, phân tích dữ
liệu, phân tích ngữ cảnh, phân tích luồng dữ liệu
Phân tích sâu hơn các chức năng, các dữ liệu của hoạt động cũ để
đưa ra mô tả hoạt động mới (giai đoạn thiết kế logic). Gồm các công
việc cơ bản sau:
Xây dựng sơ đồ phân rã chức năng (business function diagram).
Xây dựng sơ đồ ngữ cảnh (context diagram).
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu (data flow diagram).
Xây dựng được các mô hình dữ liệu (data model).
Mô hình thực thể liên kết (entities relationship –E-R).
Các mối quan hệ liên kết.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
38
GĐ3: Thiết kế hệ thống.
Là giai đoạn phát triển các bước phân tích ở giai đoạn trước thành các mô hình
logic và vật lý, thiết kế giao diện với người sử dụng
Giai đoạn này là quá trình chuyển từ các mô hình dữ liệu và chức năng thành
các thiết kế CSDL và thiết kế module.
Thiết kế hệ thống bao gồm các công việc sau:
Thiết kế tổng thể:
Xác định hệ thống máy tính
Xác lập vai trò của môi trường một cách tổng thể trong hệ thống
Thiết kế hệ thống chi tiết:
Phân chia hệ thống thành hai thành phần: hệ thống thủ công và hệ thống máy tính, hệ
thống máy tính con.
Phân tích việc sử dụng dữ liệu
Thiết kế các kiểm soát phục hồi
Thiết kế CSDL vật lý.
Thiết kế chương trình
Thiết kế thủ công, Thiết kế giao diện người – máy.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
39
GĐ4: Xây dựng
Là giai đoạn lập trình trên cơ sở các phân tích, thiết kế ở các giai
đoạn trước.
Giai đoạn này gồm các bước:
Thi công:
Trên cơ sở kết quả thiết kế tiến hành tích hợp, mã hoá các module
chương trình.
Xây dựng các Module, chương trình, các mẫu thử.
Viết các câu lệnh sản sinh CSDL.
Thực hiện các câu lệnh trên hệ quản trị CSDL.
Tạo các CSDL kiểm tra.
Kiểm thử chương trình.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
40
GĐ5: Cài đặt hệ thống và chạy thử
Cài đặt hệ thống, chạy thử
Viết các tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Chuyển đổi dữ liệu cũ.
Kiểm nghiệm, cài đặt.
GĐ6: Khai thác, bảo trì, hoàn thiện
Bảo trì hệ thống được tính từ khi hệ thống được chính thức đưa vào
hoạt động.
Công việc bảo trì gồm:
Theo dõi việc sử dụng hệ thống, nhận các thông báo lỗi.
Sửa đổi, nâng cấp phiên bản
Trợ giúp hiệu chỉnh các sai sót số liệu.
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
41
Sơ đồ 4 bước thực hiện các giai đoạn trên:
Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt Hệ
thống thông tin
25 October 2011Phân tích - Thiết kế - Hệ thống thông tin
42
Giải thích sơ đồ
Khối 1 (bước 1): Khảo sát mô tả, phát hiện hệ thống cũ làm việc như thế nào?.
Khối 2 (bước 2): Mô tả, tìm hiểu xem hệ thống cũ là gì? Đang làm gì? Lúc này
hệ thống chỉ xác định các yếu tố bản chất và loại bỏ các yếu tố vật lý.
Khối 3 (bước 3): Xác định hệ thống mới là gì? sẽ làm gì? Dựa trên khối 2 ta cần
bổ sung các yêu cầu mới cho hệ thống và khắc phục hoặc lược bỏ các nhược
điểm của hệ thống cũ. Sau khi đã nắm được bản chất của hệ thống thực, người
phân tích sẽ tự tưởng tượng xem để thực thi mục đích này nên làm như thế nào
và làm như thế nào thì hiệu quả nhất. Cộng thêm các yêu cầu cải tiến từ phía
người dùng, người phân tích xác định mục đích hoạt động của hệ thống mới (sẽ
là cái gì?)
Khối 4 (bước 4): Xác định hệ thống mới sẽ làm việc (hoạt động) như thế nào?
Cuối cùng khi đã hiểu rõ mọi nhu cầu, người phân tích sẽ làm công việc cuối
cùng là xây dựng mô hình của hệ thống mới. (Sẽ như thế nào).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phan_tich_thiet_ke_cai_dat_he_thong_thong_tin_chuo.pdf