Bài giảng Phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản (Fundamential analysis): dựa vào việc nghiên cứu các dữ liệu về nền kinh tế, ngành kinh tế, và từng công ty để tìm ra giá trị nội tại (intrinsic value) của khoản đầu tư.

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis): nghiên cứu các dữ liệu của thị trường quá khứ như là giá và khối lượng giao dịch của các giao dịch quá khứ và từ đó đưa ra các khuynh hướng thay đổi về giá trong tương lai.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích kỹ thuật ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Lợi nhuận và rủi ro Tổng quan về phân tích kỹ thuật 1 Lý thuyết Dow 2 Các chỉ số phân tích kỹ thuật 3 ThS. Đào Ngọc Minh Các mô hình giá 4 Lý thuyết Elliot 5 www.themegallery.com Tổng quan về phân tích kỹ thuật Khái niệm Các giả định trong phân tích kỹ thuật Ứng dụng của Phân tích kỹ thuật Lợi thế và thách thức của phân tích kỹ thuật Đồ thị và các dạng đồ thị Tổng quan về Phân tích kỹ thuật ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Khái niệm Phân tích cơ bản (Fundamential analysis): dựa vào việc nghiên cứu các dữ liệu về nền kinh tế, ngành kinh tế, và từng công ty để tìm ra giá trị nội tại (intrinsic value) của khoản đầu tư. Phân tích kỹ thuật (Technical analysis): nghiên cứu các dữ liệu của thị trường quá khứ như là giá và khối lượng giao dịch của các giao dịch quá khứ và từ đó đưa ra các khuynh hướng thay đổi về giá trong tương lai. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các giả định cơ bản trong phân tích kỹ thuật Giá trị thị trường của bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều được xác lập thông qua cung cầu của thị trường. Cung cầu của thị trường được xác lập dựa trên một hệ thống các yếu tố hợp lý hoặc đôi khi phi lý. Và thị trường sẽ cân đối các trọng số này liên tục và tự động. Loại bỏ những dao động bất thường, giá cả của một chứng khoán đơn lẻ hay toàn bộ giá cả của thị trường có xu thế thay đổi theo một khuynh hướng (trend), và nó tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi trong khuynh hướng đang thịnh hành là do sự thay đổi trong mối quan hệ cung cầu. Và sự thay đổi của quan hệ cung cầu sẽ được nhận diện sớm hay muộn thông qua các phản ứng của chính thị trường. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các ứng dụng trong phân tích kỹ thuật Xác định chiến lược kinh doanh cho ngắn hạn, trung và dài hạn Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua CP vào và bán CP ra hợp lý Xác định các khoảng giao động của giá để xác định thời điểm nên hay chưa nên tham gia vào thị trường ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các lợi thế trong phân tích kỹ thuật Nhà phân tích kỹ thuật tin rằng, với thông tin thị trường tốt, khả năng phân tích tốt họ có thể tìm kiếm được mức lợi nhuận cao hơn mức bình quân của thị trường. Nhà phân tích kỹ thuật có thể nhanh chóng ra quyết định kinh doanh trong những khoảng thời gian biến động lớn trên thị trường. Không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào các báo cáo tài chính. Họ cho rằng các báo cáo kế toán có những vấn đề nhỏ sau: Thiếu các thông tin về các hoạt động liên quan đến chuỗi sản phẩm và khách hàng. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán khác nhau nên dẫn đến các bản phân tích báo cáo tài chính có thể có kết quả khác nhau. Rất nhiều các yếu tố tâm lý và phi định lượng không được đưa vào các bản báo cáo như huấn luyện nhân viên, độ trung thành của nhân viên, tâm lý chung của khách hàng về ngành kinh doanh đó. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các thách thức trong phân tích kỹ thuật Một trong những thách thức lớn nhất đối với phân tích kỹ thuật chính là lý thuyết thị trường hiệu quả (the efficient market hypothesis) và lý thuyết thị trường ngẫu nhiên (the random walk theory). Theo lý thuyết này sự thay đổi giá cả trên thị trường là độc lập, và giá quá khứ không phải là các nhân tố hợp lý để tiên đoán giá tương lai. Sự di chuyển của giá là ngẫu nhiên và không dự đoán được. Các mô hình giá cả của quá khứ có thể không lặp lại. Rất nhiều các mô hình giá cả trở thành các mô hình tự thoả mãn (self-fulfilling prophecies) bởi bản thân các nhà đầu tư. Một mô hình dự báo thành công sẽ được nhiều nhà đầu tư khác tuân theo dẫn đến giá cả thay đổi nhanh hơn mong đợi ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các biểu đồ chính thường dùng trong phân tích kỹ thuật Bar chart: được gọi là biểu đồ bar chart vì sự thay đổi của giá CK mỗi ngày được biểu thị trên một thanh dọc. Trong đó, dấu gạch ở phía bên phải thanh dọc là giá đóng cửa và dấu gạch ở phía trái của thanh là giá mở cửa. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các biểu đồ chính thường dùng trong phân tích kỹ thuật Line chart: chỉ có duy nhất gía đóng cửa của CK được biểu thị trên biểu đồ. Nhiều nhà phân tích cho rằng giá đóng cửa của CK là chỉ số quan trọng nhất đối với giá CK trong một ngày giao dịch ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các biểu đồ chính thường dùng trong phân tích kỹ thuật Candle stick chart: Là kiểu bar chart xuất phát từ Nhật. Nó biểu thị giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất của CK. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Lý thuyết Dow Giả định Các khuynh hướng của thị trường Lý thuyết Dow ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com DOW theory Dow mô tả giá của chứng khoán di chuyển như sự di chuyển của nước biển. Theo Dow có 3 loại di chuyển của giá chứng khoán: Khuynh hướng chính như là nước thuỷ triều trên đại dương. Khuynh hướng trung gian như những con sóng. Khuynh hướng ngắn hạn như những gợn sóng lăn tăn. Những nhà đầu tư luôn có gắng nhận ra hướng đi của khuynh hướng giá chính. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các khuynh hướng chính của thị trường Khuynh hướng giá (trend): đơn giản là hướng di chuyển của thị trường. Có ba loại khuynh hướng giá chủ yếu: Up trend. Down trend. Side-way trend. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các khuynh hướng chính của thị trường Như trong lý thuyết Dow ta đã biết. Mỗi một khuynh hướng sẽ có 3 mức chính: Major: thường được xác định trong khoảng thời gian 3 tháng. Intermediate: thường có thời gian khoảng từ 3 tuần đến vài tháng. Short-term: khoảng dưới 3 tuần. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Đường hỗ trợ và kháng cự Điểm hỗ trợ (Support point): được hình thành khi khối lượng mua là đáng kể để vượt qua áp lực bán. Điểm kháng cự (Resistance point): khi áp lực bán lớn hơn áp lực mua và giá có khuynh hướng quay lại các mức thấp hơn. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các chỉ số phân tích kỹ thuật cơ bản Moving Average Bollinger bands MACD – MACD Histogram Relative Strength Index Money Flow Index Các chỉ số Cơ bản ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Đường trung bình động Khi giá đóng cửa di chuyển lên trên đường trung bình động, đó là dấu hiệu của mua vào. Dấu hiệu bán ra khi mà giá đóng cửa di chuyển xuống dưới đường trung bình động. Đường trung bình ngắn hạn đưa ra dấu hiệu sớm của khuynh hướng giá nhưng đôi khi đưa ra dấu hiệu giả; đường trung bình dài hạn thì chính xác hơn. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Bollinger Bands Bollinger bands được sử dụng như hai đường mục tiêu của giá (targeted price). Bao gồm 1 đường trung bình động ở giữa (thường là đường 20 ngày) và 2 đường độ lệch chuẩn ở hai bên của đường trung bình động. Trong khuynh hướng lên giá mạnh, giá sẽ giao động giữa đường upper và trung bình động, và khi giá cắt đường trung bình động là một dấu hiệu của đảo chiều. Những điểm khi giá cắt đường Lower chỉ ra giá đã chạm đáy của thị trường, là dấu hiệu của mua vào. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com MACD Chỉ tiêu đơn giản và có mức độ tin cậy cao Đường MACD xác định bằng cách lấy trung bình di động ngắn hạn – trung bình động dài hạn. Thông thường đường MACD tiêu chuẩn hình thành từ đường 12 và 26 ngày. Đường MACD 9 ngày được sử dụng như đường so sánh. Đồ thị là một đường dao động trên và dưới mức 0 và không có giới hạn. MACD – Histogram phản ánh sự chênh lệch giữa MACD và MACD trung bình 9 ngày MACD – Histogram là công cụ dự báo của MACD. ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Chỉ số phản ảnh hệ số tương quan RSI Được phát triển bởi J. Welles Wilder năm 1978 RSI so sánh giữa độ lớn của các khoản lợi nhuận hiện tại của cổ phiếu với các khoản lỗ hiện tại, và sau đó chuyển sang dưới dạng số mà giao động từ 0 đến 100. J. Welles Wilder đề nghị sử dụng 14 kỳ RSI = 100 – Wilder đề nghị sử dụng mức 70 như là mức dư mua quá nhiều (overbought) và 30 như là mức du bán quá nhiều (oversold) ThS. Đào Ngọc Minh 100 1 + RS www.themegallery.com Mô hình giá Dạng tiếp diễn Dạng đảo chiều Các mô hình giá chính ThS. Đào Ngọc Minh Mô hình đảo chiều thường mất nhiều thời gian để hình thành và đại diện cho sự đảo chiều của mô hình giá dài hạn. Còn mô hình tiếp diễn thường được dùng trong các mô hình ngắn và trung hạn. www.themegallery.com Các mô hình tiếp diễn trong phân tích kỹ thuật Mô hình tiếp diễn (Continuation patterns): thường chỉ ra rằng đồ hình giá ngang (sideways) xuất hiện chỉ là dấu hiệu tạm dừng của khuynh hướng giá hiện tại. Một số mô hình cơ bản Hình cờ, hình đuôi nheo Hình tam giác Chữ nhật ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Các mô hình đảo chiều trong phân tích kỹ thuật Mô hình đầu vai (head and shoulder) 3 đỉnh/ đáy (triple tops and bottoms) 2 đỉnh/ đáy (double tops and bottoms) Đỉnh/đáy V (Spike (V) tops and bottoms) Mô hình rounding (saucer) ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Mô hình đầu vai đỉnh ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Mô hình đầu vai – đáy ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Mô hình đầu vai ThS. Đào Ngọc Minh Một số lưu ý đối với mô hình top: Đỉnh đầu phải cao hơn tương đối so với 2 vai. Mô hình sẽ không hoàn thành cho đến khi đường cổ bị vi phạm một cách rõ ràng. Luật 1-3% và 2 days được sử dụng để kiểm tra mức độ vi phạm của đường neckline. Khối lượng giao dịch ở đỉnh đầu phải thấp hơn vai trái. Khối lượng giao dịch đóng vai trò quan trọng nhất là ở vai phải. Nó phải thấp hơn cả vai trái và đỉnh đầu trước đó. Khối lượng giao dịch phải tăng lên khi giá vi phạm neckline và giảm xuống khi giá cố gắng quay lại, nhưng sau đó lại phải tăng lên khi kết thúc quá trình cố gắng quay lại của giá. Lưu ý đối với mô hình bottom: Trong mô hình bottom, khối lượng giao dịch mua vào tại điểm cắt neckline bên vai phải sẽ rất lớn www.themegallery.com Mô hình ba đỉnh ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Mô hình ba đáy ThS. Đào Ngọc Minh www.themegallery.com Lý thuyết Elliot (The Elliot wave Theory) ThS. Đào Ngọc Minh Lý thuyết Elliot được phát triển đầu tiên vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20, còn gọi là lý thuyết Elliot đơn giản. Sau đó, Charles Collins, Hamilton Bolton, A. Frost, and Robert Prechter đã lần lượt giới thiệu và phát triển lý thuyết này. Lý thuyết Elliot đề xuất rằng giá cả thị trường sẽ luân phiên trong khoảng 5 bước sóng lên và 3 bước sóng xuống tại bất cứ mức thị trường nào. Các mức của mô hình có thể được diễn tả theo dãy số Fibonnaci 1,2,3,5,8,13,21,… Trong 5 bước sóng lên, sóng 1,3,5 gọi là impulse/motive waves còn sóng 2,4 gọi là corrective waves. www.themegallery.com Diễn biến và dấu hiệu của các waves (Thị trường giá lên) ThS. Đào Ngọc Minh Sóng 1: Rất khó phát hiện ra sự khởi đầu của chúng. Thông tin căn bản của thị trường vẫn chỉ là những tin xấu. Khuynh hướng trước đó vẫn được duy trì mạnh. Các nhà phân tích căn bản tiếp tục xem lại các dự đoán về thu nhập. Khối lượng giao dịch có tăng lên chút ít khi giá tăng, nhưng không đủ làm hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật chú ý. Sóng 2: là sự điều chỉnh của Sóng 1, nhưng không bao giờ xuống dưới điểm hỗ trợ của Sóng 1.Thực tế là, thông tin thị trường vẫn còn xấu. Thị trường vẫn tiếp tục kiểm tra không hướng thấp trước đó nên đại đa số thị trường vẫn tin tưởng vào khuynh hướng giá xuống. Tuy nhiên, bắt đầu có những dấu hiệu tích cực cho các nhà phân tích kỹ thuật: khối lượng giao dịch ở Sóng 2 thấp hơn Sóng 1, giá thường sẽ không thoái lui quá 61.8% Sóng 1. Sóng 3: thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong khuynh hướng. Thị trường bắt đầu có những tín hiệu tích cực và các nhà phân tích kỹ thuật bắt đầu tính toán nâng các dự đoán thu nhập lên. Giá tăng nhanh, sự điều chỉnh chỉ tồn tại ngắn hạn và không sâu. sóng 3 thường mở rộng khoảng 1.618 so với sóng 1. www.themegallery.com Diễn biến và dấu hiệu của các waves (Thị trường giá lên) ThS. Đào Ngọc Minh Sóng 4: là sóng điều chỉnh rõ nét nhất và thường thoái lui không quá 38.2% so với sóng 3. Khối lượng giao dịch rất ít so với sóng trước. Đây là điểm rất tốt để mua nếu bạn biết được tiềm năng của sóng 5. Sóng 5: là sóng cuối cùng trong loạt 5 wave. Thông tin thị trường toàn bộ tích cực và mọi người đều theo khuynh hướng giá lên. Tuy nhiên, ở sóng này những nhà đầu tư bình thường rất dễ mua vào ở điểm đỉnh. Khối lượng giao dịch ít hơn trong sóng 3,tất cả các chỉ số dao động kỹ thuật bắt đầu xuất hiện sự phân kỳ-divergence (giá đạt điểm cao mới, nhưng chỉ số không làm được điều này) www.themegallery.com Diễn biến và dấu hiệu của các waves (Thị trường giá lên) ThS. Đào Ngọc Minh Sóng A: Điều chỉnh luôn luôn khó nhận diện hơn là so với quá trình giá tăng. Các thông tin căn bản trên thị trường vẫn là tốt lành. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng sóng này là một sự điều chỉnh và thị trường vẫn là giá lên. Tuy nhiên, một số chỉ số kỹ thuật lại cho thấy khối lượng giao dịch tăng lên nhiều. Sóng B: Giá trở lại vị trí cao hơn và rất nhiều người tin rằng nó sẽ tiếp tục khuynh hướng giá lên. Nhưng đối với dân kỹ thuật, thì sẽ thấy đỉnh B chính là vai phải trong mô hình Head and shoulder reversal. Khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với sóng A. Các nhà phân tích căn bản thì không tìm thấy bất cứ sự tiến triển trong phân tích nhưng vẫn chưa chuyển sang khuynh hướng giá xuống. Sóng C: Giá di chuyển xuống mức thấp hơn rất nhanh. Khối lượng giao dịch tăng nhanh, và đến cuối của sóng C thì toàn bộ thị trường đều tin rằng giá bắt đầu đổi chiều. Sóng C thường ít nhất là lớn bằng sóng A hay gấp 1.618 sóng A. www.themegallery.com ThS. Đào Ngọc Minh Lý thuyết Elliot ThS. Đào Ngọc Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptc6_phan_tich_ky_thuat.ppt
  • pdfc6_phan_tich_ky_thuat.pdf
Tài liệu liên quan