Bài giảng Ôn luyện tập và học thuộc lòng. (tiết 1)

Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của BT2

-Giáo viên giao việc: các em đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng ( tuần 4,5,6) và ghi lại những điều cần nhớ theo mẫu trong SGK.

Hỏi:Em hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng trong tuần 4,5,6

 

doc8 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Ôn luyện tập và học thuộc lòng. (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: ( TIẾT 19) ÔN LUYỆN TẬP VÀ HỌC THUỘC LÒNG. (tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm -Nội dung: các bài từ tuần 1 đến tuần 9 -Kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút, ngắt nghỉ đúng, diễn cảm -Đọc hiểu: Trả lời 1,2 câu hỏi theo ND bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài. 2. Viết được những điểm cần ghi nhớ: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, các nhân vật của bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân 3.Tìm đúng đoạn văn có giọng đọc như y/c. Đọc diễn cảm đoạn văn đó. II. Đồ dùng dạy học -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc III.Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV Hoạt đông của HS A. Bài cũ: -Y/c hs đọc 3 đoạn bài Điều ước của vua Mi-đát và TLCH trong SGK, nêu ý nghĩa câu chuyện B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài -Nêu MTcủa bài- Ghi đề bài lên bảng 2. KT tập đọc -Gọi hs lần lượt lên bốc thăm tên bài tập đọc -Cho hs chuẩn bị bài -Y/c hs đọc bài và trả lời câu hỏi -Nhận xét – ghi điểm 3.HD bài tập Bài2: -Gọi hs đọc y/c bài tập. -Y/c hs đọc những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân và ghi lại những điêu cần nhớ vào bảng theo mẫu như SGK Hỏi: -Những bài tập đọc như thế nào là văn chuyện kể ? -Hãy kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. -Cho hs đọc thầm lại các câu chuyện -Phát 2 phiếu , Y/c 2 hs làm bài vào phiếu, cả lớp làm vào vở nháp -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài 3: -Gọi hs đọc y/c bài tập. -Y/c hs tìm trong các bài tập đọc trên đoạn văn có giọng đọc: +Tha thiết , triều mến +Thảm thiết +Mạnh mẽ, đe dọa. -Cho hs trình bày -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn hs chuẩn bị bài Ôn tập sau. - 3hs trình bày. -Đọc lại đề. -Lần lượt lên bốc thăm bài tập đọc -Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút Đọc bài trong SGK hoặc HTL rồi trả lời câu hỏi. -Ghi lại những điều cần nhớ vào bảng theo mẫu -Đó là những bài có một chỗi sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi chuyện đều có ý nghĩa riêng. -Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin. -Đọc thầm lại 2 câu truyện trên. -2hs làm bài vào phiếu, cả lớp làm bài vào vở nháp. -2hs làm phiếu lên trình bày. -Nhận xét bài bạn -1hs đọc . -Tìm nhanh đoạn văn theo y/c của cô. +Đoạn cuối bài Người ăn xin: “Tôi chẳng biết…..của ông lão” -Đoạn Nhà Trò kể nỗi thống khổ của mình: “Năm trước gặp khi trời …..ăn thịt em” -Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện: “Tôi thét…đi không?” CHÍNH TẢ ( TIẾT 10 ) NGHE -VIẾT: LỜI HỨA ( tiết 2 ) I. Mục đích yêu cầu : Nghe ,viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa Hệ thống hóa quy tắc vết hoa tên riêng. Ngồi viết ngay ngắn, chữ viết rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài cũ : -Y/c hs viết : uống nước, nhớ nguồn, rau muống B. Bài mới : 1.Gthiệu bài : -Nêu mục đích , yêu cầu của tiết dạy. -Ghi đ ề bài lên bảng 2.Hướng dẫn học sinh nghe - viết : -Gv đọc mẫu bài chính tả -Cho hs đọc thầm đoạn văn -HD hs viết một số từ ngữ dễ viết sai:bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao -Y/c hs Chú ý cách trình bày, cách viết lời thoại. -Gv nhắc hs ghi tên bài vào giữa dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Chú ý ngồi viết đúng tư thế .Gấp sgk.lại -Gv đọc từng câu hoạt từng bộ phận ngắn trong câu cho hs viết . - Gv đọc lại toàn bài chính tả . - Gv chấm từ 7-10 bài . - Gv chấm chữa bài viết mẫu trên bảng . - Gv nêu nhận xét chung . 3 .Hướng dẫn làm bài tập chính tả . Bài 2: - Gọi nêu yêu cầu của bài tập . -Y/c hs hoạt động nhóm đôi đọc thầm và trả lời 4 câu hỏi ở BT2 trong 3’ -Nhận xét, chốt lại ý đúng Bài 3: Cho hs đọc y/c bài -Y/c hs đọc lại phần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, tuần 8. Ghi vắn tắt vào bảng như SGK -Cho hs trình bày -GV chốt lại giải đúng Các loại tên riêng Quy tắt viết Ví dụ 1.Tên người, tên địa lí Việt Nam 2.Tên người, tên địa lí nước ngoài -Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. -Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. -Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán-Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam -Lê Văn Tám -Điện Biên Phủ -Lu-i Pa-xtơ -Xanh Pê-téc-bua -Bạch Cư Dị -Luân Đôn 4 . Củng cố , dặn dò -Gv nhận xét , tiết học . -Dặn Hs chuẩn bị cho tiết ôn tập sau -2hs viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - Đọc lại đề -Hs theo dõi trong sgk . -Viết bảng con -hs chú ý theo dõi . -hs lắng nghe . -hs gấp sách . -Viết bài vào vở1 hs lên bảng viết mẫu . -hs soát lại bài . -hs từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau .Tự sửa những chữ viết sai vào sổ tay Tiếng Việt . -Dựa vào bài chính tả Lời hứa, TLCH -Làm việc nhóm đôi -Đại diện nhóm lên trình bày a/Em bé được giao nhiệm vụ gác kho b/Vì em đã hứa không bỏ vị trí gác c/Được dùng để báo trước bộ phận đứng sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé d/Không đưa được những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng , đặt dâú gạch ngang đầu dòng vì: Những lời trong ngoặc kép là lời thoại của em bé với các bạn chơi trận giả mà em bé đã thuật lại với người khách chứ không phải lời thoại trực tiếp. -Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu -2hs làm phiếu, cả lớp làm vào vở nháp -2hs làm phiêu trình bày, lớp nhận xét TẬP ĐỌC: ( TIẾT 20 ) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 3 ) I.Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL - Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ vế nội dung , nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là kể chuyện thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng II.Đồ dùng học tập -Phiếu thăm ghi bài tập đọc + câu hỏi+ 1 tờ giấy to + 4 tờ giấy nhỏ. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài -Giáo viên ghi đề lên bảng 2. KT tập đọc -Gọi hs lần lượt lên bốc thăm tên bài tập đọc -Cho hs chuẩn bị bài -Y/c hs đọc bài và trả lời câu hỏi -Nhận xét – ghi điểm 3.HD làm bài tập Bài 2: -Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của BT2 -Giáo viên giao việc: các em đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng ( tuần 4,5,6) và ghi lại những điều cần nhớ theo mẫu trong SGK. Hỏi:Em hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng trong tuần 4,5,6. -Cho học sinh đọc thầm lại các truyện đã kể. -Cho học sinh làm bài: Giáo viên phát 4 tờ giấy đã kẻ sẵn theo bảng mẫu cho học sinh làm bài. -Cho học sinh trình bày kết quả -Giáo viên nhận xét -Lần lượt lên bốc thăm bài tập đọc -Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút Đọc bài trong SGK hoặc HTL rồi trả lời câu hỏi. -1 học sinh đọc to, lớp lắng nghe. -Học sinh kể tên: T4: Một người chính trực(T36) T5:Những hạt thóc giống (T46) T6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca(T55) ;Chị em tôi(T59) -Học sinh cả lớp đọc thầm -4 học sinh làm bài vào giấy -Cả lớp làm bài vào vở(VBT) -4 học sinh làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp -Lớp nhận xét Tên Bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc 1.Một người chính trực -Ca ngợi lòng ngay thẳng , chính trực , đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành -Tô Hiến Thành -Đỗ thái hậu Thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành 2.Những hạt thóc giống -Nhờ dũng cảm trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu -Câu bé Chôm -Nhà Vua -Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. Lời Chôm ngây thơ lo lắng.Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc 3.Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca -Thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân - An-đrây-ca - Mẹ An-drây-ca -Trầm buồn, xúc động 4.Chị em tôi -Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ -Cô chị -Cô em -Người cha Nhẹ nhàng hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của nhân vật.Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn.Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức.Lới cô em gái lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ -Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm một đoạn văn để minh hoạ cho giọng đọc 4.Củng cố, dặn dò -Giáo viên nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: Ôn tập (Tiết 4) -1 học sinh đọc LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( TIẾT 19 ) ÔN CÁC TỪ NGỮ ĐÃ HỌC THEO CHỦ ĐIỂM.( tiết 4) I.Mục tiêu: -Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ -Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép II. Đồ dùng dạy học : -Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải bài tập 1 -Một số tờ giấy khổ nhỏ kẻ bảng để học sinh các nhóm làm bài tập III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài -Giáo viên ghi đề lên bảng 2.HD làm bài tập Bài tập 1 -Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 -Giáo viên nghe việc -Cho học sinh làm bài .Giáo viên phát giấy đã kẻ sẵn các cột theo chủ điểm các nhóm. -Cho học sinh trình bày -Giáo viên nhận xét + tính điển và chốt lại ( GV dán lên bảng tờ giấy viết lên bảng tờ giấy to đã ghi lời giải đúng). Bài tập 2 -Cho học sinh đọc yêu cầu của BT -Giáo viên giao việc -Cho học sinh tìm thành ngữ, tục ngữ trong 3 chủ điểm Hỏi:Em hãy nêu các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm -Giáo viên nhận xét + chốt lại thành ngữ, tục ngữ Thương người như thể thương thân -Ở hiền gặp lành -Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -Hiền như bụt -Lành như đất -Thương nhau như chị em ruột -Môi hở răng lạnh -Máu chảy ruột mềm -Nhường cơm xẻ áo lá lành đùm lá rách -Trâu buộc ghét trâu ăn -Dữ như cọp Măng mọc thẳng TRUNG THỰC -Thẳng như ruột ngựa -Thuốc đắng dã tật -Cây ngay không sợ chết đứng TỰ TRỌNG -Giấy rách phải giữ lấy lề -Dói cho sạch, rách cho thơm Trên đôi cánh ước mơ -Cầu được ước thấy -Ước sao được vậy -Ước của trái mùa -Đứng núi này trông núi nọ. -Cho học sinh đọc lại các thành ngữ, tục ngữ -Cho học sinh đặt câu với 1 thành ngữ tự chọn( -1 Học sinh đọc to, lớp lắng nghe -Các nhóm nhận giấy, trao đổi bàn bạc và ghi các từ ngữ vào cột thích hợp -Đại diện các nhóm trình bày -Các nhóm khác nhận xét -1 Học sinh đọc các từ trên bảng lớp lắng nghe. -1 Học sinh đọc to , cả lớp đọc thầm -Học sinh tìm và ghi ra giấy nháp -Học sinh phát biểu -Lớp nhận xét -2 học sinh đọc lại các thành ngữ, tục ngữ -Học sinh đặt câu ra giấy nháp hoặc nêu hoành cảnh sử dụng của 1 trong những câu tục ngữ) -Cho học sinh trình bày Bài 3: -Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 -Giáo viên giao việc -Cho học sinh làm bài.Giáo viên phát giấy đã kẻ bảng theo mẫu cho 3 học sinh làm bài -Cho học sinh trình bày kết quả -Giáo viên nhậb xét+ chốt lại lời giải đúng. -Học sinh trình bày -1 học sinh đọc to, lớp lắng nghe -3 học sinh làm bài vào giấy.các học sinh còn lại làm bài vào VBT hoặc vở nháp. -3 học sinh dán kế quả bài làm lên bảng lớp -Lớp nhận xét Dấu câu Tác dụng Ví dụ a. Dấu hai chấm -Báo hiệu bộ phận cau đứng sau nó là lời nói của 1 nhân vật.Lúc đó , dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng -Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước *Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài” *Bố tôi hỏi: -Hôm nay con có đi học võ không? *Mùa xuân co rất nhiều hoa đẹp: Hoa đào, hoa mai, hoa mận.... b.Dấu hai chấm -Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến -Nếu lời nói là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm -Đánh dấu những từ được dùng vời ý nghĩa đặc biệt *Bố thường gọi em tôi là “ Cục cưng của bố” * Ông thường bảo: “ Các cháu phải thật giỏi môn văn để nối nghề của bố” *Tuần trước, bọn tôi đã xây được 1 “lâu đài” trênbãi biển Nha Trang 3. Củng cố , dặn dò -Giáo viên nhận xét tiết học -Nhắc học sinh đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieng viet 1010l.doc
Tài liệu liên quan