Bài giảng Những kết quả nghiên cứu bước đầu về giá trị văn hóa với việc thành lập công viên địa chất ở tỉnh Hà Giang

Nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị cảnh quan, về gìn giữ cảnh quan, gìn giữ văn hóa dân tộc như một cách thức để phát triển kinh tế cho người dân: các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức đề xuất là qua phim ảnh (được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình hoặc qua các tổ văn hóa truyền thông lưu động của địa phương); qua các chương trình nâng cao nhận thức dành cho học sinh, cộng đồng tại trường học, thôn bản và ở chợ; qua các tập gấp, tờ rơi, băng rôn tuyên truyền; qua những người có uy tín của cộng đồng thôn bản như già làng, trưởng bản

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Những kết quả nghiên cứu bước đầu về giá trị văn hóa với việc thành lập công viên địa chất ở tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VỚI VIỆC THÀNH LẬP CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT Ở TỈNH HÀ GIANG Nhóm nghiên cứu xã hội Dự án GeoPark – Viện Dân tộc học I. Vai trò của các giá trị văn hóa trong công viên địa chất Câu hỏi đặt ra: Ai là người sống trong công viên địa chất? Ai là người sẽ bảo vệ các giá trị địa chất? Ai là người sẽ phá hủy các giá trị địa chất? Ai sẽ là người thực hiện những chính sách trong công viên địa chất? Đó là con người Con người và tự nhiên có những mối quan hệ tương tác với nhau. Tự nhiên cung cấp các nguyên liệu đáp ứng nhu cầu con người như đất, nước, các động thực vật… Con người tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để phục vụ cho mục đích sinh tồn. Trong quá trình đó, con người có những cách thức, có những cách ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm khai thác tự nhiên có hiệu quả nhất tạo nên các giá trị văn hóa I. Vai trò của các giá trị văn hóa (tiếp theo) Tôn trọng, tăng cường và bảo vệ những giá trị văn hóa địa phương là một phần chủ yếu của động lực phát triển bền vững (nguyên tắc chỉ đạo và các tiêu chuẩn đối với các công viên địa chất quốc gia nhằm gia nhập hệ công viên địa chất toàn cầu với sự hỗ trợ của UNESCO – 2007) Các giá trị văn hóa phải gắn với phát triển, tạo nên những lợi ích kinh tế, tạo thu nhập cho người dân chủ yếu thông qua các hoạt động du lịch địa chất. Vấn đề đặt ra: Lựa chọn các giá trị văn hóa hữu ích cho công viên địa chất, đảm bảo phát triển kinh tế và gìn giữ văn hóa (phát triển du lịch, xây dựng làng văn hóa dân tộc) II. Một số ví dụ kết hợp giá trị văn hóa và giá trị tự nhiên trong các khu vực được bảo vệ Công viên địa chất Fangshan (Bắc Kinh, Trung Quốc): di chỉ khảo cổ học Chu Khẩu Điếm (người Vượn Bắc Kinh). Công viên địa chất Thạch Lâm: văn hóa dân tộc Di, các câu chuyện liên quan đến quá trình làm phim Tây Du Ký. Vườn Quốc gia Yok Đôn: làng bản văn hóa truyền thống của người Mnông ở bản Đôn. III. Các giá trị văn hóa khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc Các giá trị văn hóa trong khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc là giá trị văn hóa tộc người trong bối cảnh đa dân tộc. Có trên 17 dân tộc: Hmông, Giáy, Dao, Tày, Kinh, Lô Lô, Hoa, Cơ Lao, Nùng, Pu Péo, Cao Lan, Mường, Thái, Bố Y ...sinh sống trong khu vực. Giá trị văn hóa cốt lõi là nghệ thuật sinh tồn của các dân tộc trong điều kiện sống khắc nghiệt của khu vực. III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Canh tác trên đá: nương xếp đá, nương hốc đá  Ấn tượng về sức sáng tạo lao động trong công cuộc sinh tồn của con người Tạo nên các sản vật địa phương, dù không nhiều nhưng mang đặc trưng của vùng núi đá  Có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Trao đổi hàng hóa - văn hóa chợ: Chợ - nơi trao đổi hàng hóa - nơi thể hiện văn hóa đa dân tộc qua trang phục và các sản phẩm trao đổi buôn bán Chợ - Nơi giao lưu văn hóa: nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giao lưu, gặp gỡ, hẹn hò III. Các giá trị văn hóa (tiếp) Chợ phiên hàng tuần luân phiên giữa các địa điểm tạo nên một mạng lưới chặt chẽ. Chợ tình Khau Vai: một lần trong năm, là nơi gặp gỡ ôn lại những kỷ niệm cũ. Là sự kiện văn hóa thu hút lượng khách du lịch lớn nhất của huyện Mèo Vạc Nguồn: Internet III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Kiến trúc: Nhà Vương ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Được xây dựng theo kiến trúc dinh thự cách đây hơn 100 năm Phố cổ Đồng Văn: Được hình thành vào cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 Nguồn: Internet Cột cờ Lũng Cú: biểu tượng của chủ quyền quốc gia III. Các giá trị văn hóa (tiếp) Kiến trúc làng bản của các dân tộc Bản người Hmông Bản người Lô Lô Những nếp nhà trình tường, những hàng rào đá đơn sơ, vững chãi nhưng thể hiện kiến trúc độc đáo của các dân tộc vùng cao nguyên đá – có thể xây dựng thành những địa điểm phục vụ khách du lịch theo phong cách du lịch sinh thái, du lịch làng dân tộc III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Ẩm thực: Các món ăn đặc sản, các sản vật của cao nguyên đá tuy không nhiều nhưng rất đặc trưng: gà xương đen (gà Hmông), thịt bò khô xông khói, rượu ngô, mật ong bạc hà, những món ăn truyền thống của các dân tộc như thắng cố, mèn mén (Hmông), bánh ngô, bánh gạo nếp (người Lô Lô), xôi nhiều màu, bánh gạo nếp (người Tày, Nùng)… Nguồn: Internet Thắng cố Đồng Văn Những đặc sản, sản vật này có thể tạo cho du khách những hương vị khó quên khi đến với cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Văn hóa tinh thần: có thể tạo thành các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Đây chính là chất xúc tác để thu hút du khách quay trở lại vào những lần sau Các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa dân tộc: lễ hội Gàu Tào, lễ cúng ma (ma lợn, ma bò, ma khô) (người Hmông), lễ hội Lồng Tồng (người Tày), Lễ cúng thần rừng (người Lô Lô), lễ cưới… III. Các giá trị văn hóa (tiếp) Văn nghệ truyền thống: múa khèn (người Hmông), trống đồng (người Lô Lô), hát đối, hát cọi, hát then, hát sli, lượn… Nghệ thuật tạo hình và trang trí: đồ thêu, đồ trang sức, tranh cắt giấy (người Lô Lô, Hmông, Dao, …) Trống đồng cái của người Lô Lô – được dùng trong đám ma III. Các giá trị văn hóa (tiếp) + Các kiến thức bản địa về cảnh quan, không gian sống của các dân tộc: Mỗi làng bản đều có quan niệm về ngọn núi, gốc cây, hang đá thiêng che chở cho bản làng, bảo vệ cho cuộc sống người dân. Cùng với những quan niệm đó là những hoạt động văn hóa gắn liền với không gian sinh tồn của các dân tộc Núi Cú Pỉ: được xem là ngọn núi che chở cho bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Trên ngọn núi vẫn có dấu tích bức tường thành do Pháp xây dựng. Người dân tin rằng khi người Pháp san bằng ngọn núi để xây dựng đồn, một đôi chim trắng đã bay ra khỏi ngọn núi và mang theo sự ấm no, thịnh vượng của người Lô Lô. Núi Cú Pỉ cùng là nơi diễn ra lễ cúng thần rừng. IV. Đề xuất về ứng dụng các giá trị văn hóa trong công viên địa chất Xây dựng các tour, tuyến du lịch địa chất kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch làng dân tộc. Việc xây dựng các tuyến du lịch địa chất kết hợp du lịch văn hóa, du lịch làng dân tộc nhằm đảm bảo việc thu hút du khách và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Trong mỗi tuyến du lịch, có thể đầu tư 1-2 làng văn hóa dân tộc, nơi du khách có thể nghi ngơi, tham quan, tìm hiểu về văn hóa dân tộc. Việc đầu tư phát triển du lịch bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp nước, điều kiện vệ sinh, xây dựng nhà truyền thống…), xây dựng các sản phẩm du lịch và đào tạo hướng dẫn viên du lịch địa phương. Những cư dân của các làng lân cận cũng có thể có thêm thu nhập từ du lịch bằng cách sản xuất các sản phẩm du lịch cung cấp cho làng văn hóa dân tộc (đồ lưu niệm, ẩm thực…) IV. Đề xuất về ứng dụng các giá trị văn hóa trong công viên địa chất (tiếp) Đưa các giá trị văn hóa truyền thống vào trong các sản phẩm du lịch + Xây dựng các tiết mục phục vụ du khách dựa trên văn hóa truyền thống dân tộc: các lễ hội truyền thống, các tiết mục trong đám cưới, đám ma, đám cúng, các điệu múa, biểu diễn trống đồng… + Sản xuất các đồ thủ công lưu niệm từ các vật liệu và kỹ thuật truyền thống của người dân: vải lanh, đồ thêu, đồ mây tre đan…Cần làm cho các sản phẩm này độc đáo, mang đặc trưng văn hóa của cao nguyên đá, ví dụ, mỗi một sản phẩm có thể đính kèm một tập gấp nhỏ giới thiệu về văn hóa dân tộc. Đó có thể là một bài hát, một câu chuyện về ý nghĩa của vật liệu làm ra sản phẩm, hoặc về ý nghĩa của những hoa văn trên sản phẩm. Tập gấp này cần truyển tải ít nhất trên 3 thứ tiếng: tiếng phổ thống, tiếng Anh và tiếng Trung + Ẩm thực: phục vụ du khách những món ăn đặc trưng của vùng cao nguyên đá như gà đen, thịt xông khói, thắng cố, rượu ngô và các loại bánh của các dân tộc IV. Đề xuất về ứng dụng các giá trị văn hóa trong công viên địa chất (tiếp) Quảng bá, tuyên truyền văn hóa dân tộc để thu hút khách du lịch: + Đưa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vào trong bảo tàng địa chất như là một minh chứng về nghệ thuật sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. + Quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc trong trung tâm du khách, qua các phương tiện truyền thông (phim ảnh, internet…), qua các tập gấp, tờ rơi.., qua hợp tác với các công ty du lịch… + Quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc cho du khách ngay tại làng văn hóa dân tộc với các hướng dẫn viên địa phương. Các hướng dẫn viên này sẽ giới thiệu cho du khách những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, về những hiểu biết của cộng đồng dân tộc về không gian sống, về cảnh quan làng bản IV. Đề xuất về ứng dụng các giá trị văn hóa trong công viên địa chất (tiếp) Nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị cảnh quan, về gìn giữ cảnh quan, gìn giữ văn hóa dân tộc như một cách thức để phát triển kinh tế cho người dân: các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức đề xuất là qua phim ảnh (được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình hoặc qua các tổ văn hóa truyền thông lưu động của địa phương); qua các chương trình nâng cao nhận thức dành cho học sinh, cộng đồng tại trường học, thôn bản và ở chợ; qua các tập gấp, tờ rơi, băng rôn tuyên truyền; qua những người có uy tín của cộng đồng thôn bản như già làng, trưởng bản… V. Những công việc cần làm tiếp theo Tiếp tục nghiên cứu thêm về các kiến thức bản địa của người dân liên quan đến các di sản địa chất. Xây dựng các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức: + Dành cho học sinh, sinh viên: các chương trình ngoại khóa tại trường học. Các chương trình này cần có một kế hoạch bài giảng được chuẩn bị cẩn thận có liên quan đến các giá trị địa chất, các giá trị văn hóa và công viên địa chất + Dành cho cộng đồng: các chương trình dành cho cộng đồng cũng cần được lên kế hoạch cẩn thận. Các tài liệu tuyên truyền cần được dịch ra tiếng dân tộc để người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu. Có thể là các bộ phim giới thiệu về giá trị của công viên địa chất, những vở kịch mang yếu tố văn hóa dân tộc nói về giá trị địa chất, giá trị cảnh quan phục vụ cho bảo tồn và phát triển kinh tế thông qua phát triển du lịch. + Dành cho du khách: các chương trình, tập gấp, phim ảnh, internet giới thiệu cho du khách các giá trị địa chất, các giá trị văn hóa dân tộc, về công viên địa chất. Các chương trình này có thể cung cấp tại các công ty du lịch, bảo tàng địa chất, trung tâm du khách… V. Những công việc cần làm tiếp theo (tiếp) Tập huấn, nâng cao năng lực cho các bên liên quan về công viên địa chất, về giá trị địa chất và giá trị văn hóa trong công viên địa chất, về quản lý, về hướng dẫn du lịch. Các hình thức đào tạo có thể là ngắn hạn, dài hạn, tại chức, tập trung, đào tạo gián tiếp (training for trainer)… Cám ơn quý vị đại biểu đã lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcao_nguyen_da_7358.ppt
Tài liệu liên quan