Chương 1. Khái quát về môn Khoa học Tự nhiên
I. Mục tiêu
Học xong chương này học viên:
1. Xác định được, vai trò, đặc điểm, các lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN);
2. Trình bày được mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên;
3. Phân tích được mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên với chương trình môn Khoa học Tự
nhiên ở trường trung học phổ thông.
II. Nội dung
1.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu KHTN
1.1.1. Đối tượng
Khoa học: (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng
và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được
về vũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các
dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin,
rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động,
tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm
nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử
nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy
được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực
đã được hệ thống hóa.
Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiên, thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự
nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. "Tự
nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói
chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong
vũ trụ. Nghiên cứu về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Dù cho con
người hiển nhiên là một phần của tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người thường
được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện tượng tự nhiên.
Từ nature có nguồn gốc từ natura trong tiếng Latin, có nghĩa là "phẩm chất thuần
khiết, thiên hướng bẩm sinh", và trong thời cổ đại nó có nghĩa đen là "sự sinh nở". Natura
trong tiếng Latin là dịch từ physis (φύσις) trong tiếng Hy Lạp, một từ có nguồn gốc liên2
quan đến đặc tính nội tại của thực vật, động vật và những đặc trưng khác trong thế giới do
chính người cổ đại nghĩ ra hoặc ghi chép lại. Khái niệm tự nhiên theo nghĩa tổng thể, hay
vũ trụ vật chất, là một trong vài khái niệm mở rộng của khái niệm ban đầu; nó bắt đầu bằng
những cách thông hiểu trọng tâm của từ φύσις bởi các triết gia trước Sokrates, và đã thu
được sự chú ý dần dần theo thời gian kể từ đó. Cách sử dụng này dần được chấp nhận trong
giai đoạn phát triển của phương pháp khoa học hiện đại trong vài thế kỷ qua.
Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu ngày nay, "tự nhiên" cũng nhắc đến địa chất và
thế giới hoang dã. Tự nhiên cũng bao gồm nhiều loại động thực vật sống khác nhau, và
trong một số trường hợp liên quan tới tiến trình của những vật vô tri vô giác – cách mà
những kiểu riêng biệt của sự vật tồn tại và làm biến đổi môi trường quanh nó, tỉ như thời
tiết và hoạt động địa chất của Trái Đất, cũng như vật chất và năng lượng của tất cả mọi thứ
mà chúng cấu thành lên. Khi hiểu theo nghĩa là "môi trường tự nhiên" hoặc vùng hoang dã
– động vật hoang dã, đá, rừng, bờ biển, và nói chung những thứ không bị tác động của con
người thay đổi hoặc phản kháng trước những tác động của con người. Ví dụ, các sản phẩm
được sản xuất hoặc có tác động bởi con người nói chung sẽ không được coi là thuộc về tự
nhiên, trừ khi được định nghĩa thành những lớp lang phù hợp, ví dụ, "bản chất con người"
(nhân tính) hay "toàn thể tự nhiên". Khái niệm truyền thống này về các vật tự nhiên mà đôi
khi ngày nay vẫn sử dụng hàm ý sự phân biệt giữa thế giới tự nhiên và nhân tạo, với những
thứ nhân tạo được ngầm hiểu từ tâm thức hoặc tư duy của con người. Phụ thuộc vào từng
ngữ cảnh, thuật ngữ "tự nhiên" cũng có thể khác hẳn với từ "không tự nhiên" hay "siêu
nhiên".
48 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nhập môn khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lượng
nhiệt
– Dẫn nhiệt, đối
lưu, bức xạ nhiệt
– Điều hoà thân
nhiệt ở người
– Dòng năng
– Năng lượng cơ
học
– Vòng năng
lượng trên Trái
Đất
– Năng lượng hoá
thạch
Âm thanh phí – Mô tả sóng âm
– Độ to và độ cao
của âm
– Thu nhận âm thanh ở
cơ quan thính giác
31
Ánh sáng – Phản xạ
âmÁnh sáng,
tia
– sáng Sự
phản xạ
ánh sáng
Ảnh của vật tạo bởi
gương phẳng
– Thu nhận ánh sáng ở
mắt và điều tiết
– Sự khúc xạ
– Sự tán sắc
– Màu sắc
– Sự phản xạ toàn
phần
– Lăng kính
Điện – Hiện tượng nhiễm
điện
– Dòng điện
– Tác dụng của dòng
điện
– Nguồn điện
– Mạch điện đơn giản
– Điện trở
– Định luật Ohm
– Đoạn mạch
một chiều mắc nối
tiếp, mắc song
song
Từ – Nam châm
– Trường từ (Từ
trường)
– Từ trường Trái
Đất
– Đo cường độ dòng – Cảm ứng
điện từ
– Nguyên tắc
tạo ra dòng điện
xoay chiều
– Tác dụng của
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Trái Đất và bầu
trời
– Chuyển động
nhìn thấy của Mặt
Trời
– Chu trình các chất
trong hệ sinh thái
– Khai thác tài
nguyên từ vỏ Trái
Đất
32
– Chuyển động
nhìn thấy của Mặt
Trăng
– Hệ Mặt Trời
– Ngân Hà
– Sinh quyển và các
khu sinh học trên Trái
Đất
+ Sơ lược hoá học
về vỏ Trái Đất‖ và
khai thác tài
nguyên từ vỏ Trái
Đất
+ Khai thác đá vôi
+Công
nghiệp
silicate
+ Khai thác nhiên
2.3.4. Mục tiêu chƣơng trình
Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao
gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình
thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên,
thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự
nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm,
người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng
công nghiệp mới.
2.3.5. Yêu cầu cần đạt
2.3.5.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định
tại Chương trình tổng thể.
Các năng lực cần phát triển cho học sinh:
33
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Năng lực được hình thành và phát triển thông qua thực hiện các
hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động tìm tòi khám phá khoa học, thực hiện các
bài thực hành
- Giao tiếp và hợp tác: Năng lực được hình thành và phát triển thông qua thực hiện
một tiến trình khoa học, làm các bài hoạt động nhóm, bài thực hành nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực được hình thành thông qua hoạt động tìm
tòi khám phá tự nhiên: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch
Năng lực chuyên môn
- Năng lực thể hiện qua các môn học: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên,
Khoa học xã hội
- Đây là năng lực trình bày, giải thích và vận dụng kiến thức phổ thông cốt lõi của
môn học để khám phá, tìm tòi thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức để giải quyết
một số tình huống đơn giản trong cuộc sống.
Năng lực đặc biệt (năng khiếu): khả năng vượt trội về một môn học nào đó trong
chương trình.
2.3.5.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và
hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của
cuộc sống.
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học
đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
- Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh năng lực khoa học tự
nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học. Đặc biệt, thông qua Chương trình môn Khoa học, học sinh hình
thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên, bao gồm ba năng lực thành phần sau
đây:
Năng lực Kiến thức Kĩ năng
34
Năng lực
nhận thức
kiến thức
KHTN
- Trình bày các hiện tượng.
- Phát biểu các khái niệm.
- Phân tích các quá trình
- Khái quát các nguyên tắc
, qui luật
- Gọi tên các đối tượng, sự kiện,
khái niệm.
- Phân loại các sự vật, hiện
tượng.
- So sánh các sự vật, hiện tượng
- Giải thích.
- Đăt câu hỏi nêu vấn đề và tìm
hiểu về khái niệm
Năng lực tìm
hiểu và khám
phá thế giới tự
nhiên.
- Trình bày qui trình tìm tòi,
khám phá.
Nhận biết và kể được tên,
thuộc tính của một số sự vật,
hiện tượng, mối quan hệ đơn
giản trong tự nhiên và đời sống;
Phân biệt được sự vật, hiện
tượng này với sự vật, hiện tượng
khác dựa trên một số những tiêu
chí xác định.
- Quan sát, thu thập số liệu.
- Phân tích các số liệu.
- Đăt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi
khám phá
- Xây dựng giả thuyết
- Lập kế hoạch thực hiện -
Thực hiện kế hoạch.
Cụ thể:
• Quan sát và đặt được các câu
hỏi về các sự vật, hiện tượng, mối
quan hệ trong tự nhiên và về sức
khoẻ;
• Thu thập được các thông tin
về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ
trong tự nhiên và sức khoẻ bằng
35
nhiều cách khác nhau (quan sát
các sự vật và hiện tượng xung
quanh, đọc tài liệu, hỏi người lớn,
tìm trên Internet...);
• Sử dụng được các thiết bị
đơn giản để quan sát/thực hành/làm
thí nghiệm tìm hiểu những sự vật,
hiện tượng, mối quan hệ trong tự
nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn
giản từ quan sát, thí nghiệm, thực
hành,...;
• Từ kết quả quan sát, thí
nghiệm, thực hành,... rút ra được
nhận xét, kết luận và các mối quan
hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Năng lực vận
dụng và giải
quyết vấn đề
đơn giản trong
cuộc sống.
- Nhận biết mối quan hệ
kiến thức KHTN với các vấn đề
thực tiễn:
- Trình bày qui trình để giải
quyết tình huống thực tiễn:
Đưa ra cách ứng xử phù hợp
trong một số tình huống có liên
quan đến vấn đề sức khoẻ của
bản thân, gia đình, cộng đồng và
môi trường tự nhiên xung quanh.
- Xác định vấn đề cần giải
quyết trong thực tiễn.
- Lựa chọn các kiến thức liên
quan.
- Đề xuất qui trình giải quyết -
Thực hiện qui trình.
- Đánh giá.
Cụ thể:
Vận dụng được kiến thức đã học để
mô tả, giải thích được một số sự vật,
hiện tượng, mối quan hệ trong tự
nhiên xung quanh, về con người và
các biện pháp giữ gìn sức khoẻ;
36
2.3.6. Phƣơng pháp – Hình thức – Kĩ thuật tổ chức dạy học
2.3.6.1. Yêu cầu về phƣơng pháp
Phương pháp giáo dục được thực hiện theo các định hướng sau đây:
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc; bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở
rộng kiến thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Cụ thể là:
a) Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: dạy
học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho HS
phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt
động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng
cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá,
đặc biệt đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động
học tập. Dạy học môn KHTN chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong
đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập
thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích các em tích cực tham gia vào
các hoạt động học tập, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và
những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Phát triển kỹ năng tiến trình rất
quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiên, hình thành
và phát triển thế giới quan khoa học cho HS, trong đó, quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả
thuyết, lập kế hoạch và thực hiện, xử lí và phân tích dữ liệu, đánh giá, trình bày báo cáo
là những kĩ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có trọng số thích đáng trong đánh
giá kết quả học tập.
b) Các hoạt động học tập của HS chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri
thức dưới sự hướng dẫn của GV. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và
ngoài khuôn viên nhà trường, thông qua một số phương pháp dạy học chủ yếu sau: tìm
tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy
học thực hành và thực hiện bài tập; tự học,... Trong đó, nhấn mạnh hơn tới dạy học thông
qua các bài thực hành thí nghiệm và khảo sát thực tế.
37
c) Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động học tập, HS được tổ
chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Ngoài sử dụng
các phương pháp dạy học chung, dạy học môn KHTN ở THPT cần quan tâm và sử dụng
có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù:
- Dạy học dự án ứng dụng khoa học tự nhiên; Dự án tìm hiểu các vấn đề khoa học tự
nhiên trong thực tiễn.
- Dạy học bằng các bài tập tình huống trong thực tiễn đời sống.
- Dạy học thông qua thực hành trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa.
- Dạy học sử dụng các thí nghiệm ảo.
- Dạy học thông qua quan sát mẫu vật thật trong phòng thí nghiệm/ngoài thiên nhiên.
- Dạy học thông qua tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất.
2.3.6.2. Một số phƣơng pháp – hình thức – kĩ thuật dạy học
Dạy học nhóm
Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học dự án
Bàn tay nặn bột
Kỹ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật khăn trải bàn Kỹ
thuật KWL
2.3.7. Đánh giá kết quả giáo dục
2.3.7.1. Định hƣớng chung
a) Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá
trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt ) của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng
dẫn hoạt động học tập , điều chỉnh các hoạt động dạy học , quản lí và phát triển̉ chương
trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
b) Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh
38
giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối tượng đánh giá là sản
phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS thông qua học tập môn KHTN.
c) Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông
qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng
ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn
được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và
trong cả quá trình học tập.
d) Việc đánh giá quá trình do GV phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh
giá của GV, cha mẹ HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác trong tổ, trong
lớp. Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp
quốc gia, cấp địa phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy
học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
e) Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi,
từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước,
gia đình học sinh và xã hội. Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng chính:
- Kiểm tra, đánh giá có chức năng kép là đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và
phương pháp dạy học.
- Khẳng định mức độ bảo đảm chất lượng học tập theo yêu cầu cần đạt của chương trình.
- Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị
cho HS tự điều chỉnh quá trình học; cho GV điều chỉnh hoạt động dạy học; cho cán bộ
quản lý nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám
sát, giúp đỡ HS.
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS được chú ý và xem đó là biện pháp rèn
luyện năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, phẩm chất chăm học, vượt khó, tự
chủ, tự tin.
- Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh
giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được
phản hồi kịp thời, chính xác.
39
- Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn
diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù môn học, phẩm chất.
- Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kỹ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực
tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực HS.
- Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.
2.3.7.2. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá
a) Đánh giá chung
Đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp bài kiểm tra tự luận; Đánh giá
bằng bài tập thực hành; Đánh giá bằng bảng kiểm/bảng hỏi; Đánh giá bằng bài tiểu luận,
đề tài nghiên cứu, dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Đánh giá bằng bảng quan sát
của giáo viên; Đánh giá bằng hồ sơ học tập. b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc thù
Đánh giá thông qua: Dự án tìm hiểu tự nhiên, dự án công nghệ; Bài tập tình huống trong
thực tiễn đời sống; Thực hành trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa; Sử dụng các thí
nghiệm ảo; Quan sát mẫu vật thật trong phòng thí nghiệm/ngoài thiên nhiên; Tham quan
các cơ sở khoa học, các cơ sở sản xuất.
2.4. Sự phát triển nội dung môn KHTN
2.4.1. Chƣơng trình môn KHTN lớp 4-5
2.4.1.1. Đặc điểm môn học
Môn Khoa học ở lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự
nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3); tích hợp những kiến thức về vật lí, hoá học, sinh học và
nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong
việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học sơ sở và các môn Vật
lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.
Môn học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội
tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách giữ gìn
sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh.
2.4.1.2. Quan điểm xây dựng chƣơng trình
Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo
dục và định hướng về nội dung giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông
40
tổng thể cũng như đặc điểm môn học, việc xây dựng chương trình môn Khoa học cấp tiểu
học chú trọng tới một số quan điểm sau đây:
– Tích hợp kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho
học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn. – Tổ
chức nội dung chương trình thành các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm,
vi khuẩn, virus; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ đề này được
phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng
sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
– Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học
khoa học qua tìm tòi, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm.
Qua đó hình thành và phát triển ở các em năng lực nhận thức; tìm hiểu, khám phá thế giới
tự nhiên; năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong
cuộc sống.
2.4.1.3. Mục tiêu chƣơng trình
Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên
nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể
chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Môn học đồng thời góp phần hình
thành và phát triển ở học sinh năng lực nhận thức thế giới tự nhiên; năng lực tìm tòi,
khám phá thế giới tự nhiên; năng lực vận dụng kiến thức khoa học giải thích các sự vật,
hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống,
ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường xung quanh.
2.4.1.4. Yêu cầu cần đạt
Thông qua việc tìm hiểu thế giới tự nhiên, học sinh hình thành được tình cảm yêu quý, trân
trọng con người; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ đa dạng sinh học; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường
và phòng tránh dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; tự giác thực hiện rèn luyện thân thể,
chăm sóc sức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân và người khác; có ý thức sử dụng tiết kiệm
41
các đồ dùng, vật dụng và năng lượng trong cuộc sống; ham tìm hiểu, tích cực vận dụng
kiến thức, kỹ năng học được vào đời sống hằng ngày; đồng thời hình thành các năng lực
tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, thông qua Chương trình môn Khoa học, học sinh hình thành và phát triển được
năng lực tìm hiểu tự nhiên, bao gồm ba năng lực thành phần sau đây:
– Nhận thức thế giới tự nhiên:
• Nhận biết và kể được tên, thuộc tính của một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ đơn
giản trong tự nhiên và đời sống;
• Phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác dựa trên một số
những tiêu chí xác định.
– Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên:
• Quan sát và đặt được các câu hỏi về các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự
nhiên và về sức khoẻ;
• Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức
khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh,
đọc tài liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet...);
• Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát/thực hành/làm thí nghiệm tìm hiểu
những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản
từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,...;
• Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận và các
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người:
• Vận dụng được kiến thức đã học để mô tả, giải thích được một số sự vật, hiện tượng,
mối quan hệ trong tự nhiên xung quanh, về con người và các biện pháp giữ gìn sức
khoẻ;
• Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức
khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh. 2.4.2.
Nội dung giáo dục khái quát
42
2.4.3. So sánh một số nội dung chƣơng trình môn khoa học bậc tiểu học và môn
KHTN
CHỦ ĐỀ LỚP 4 LỚP 5 KHTN 6 KHTN 7 KHTN 8 KHTN 9
HÓA
Chất X X
Không khí bị ô nhiễm,
bảo vệ không khí trong
sạch
X X
Năng lượng
Sử dụng năng lượng
chất đốt
X X X X
Con người và sức khỏe X X X
LÝ
Ánh sáng X X X
Những vật dẫn nhiệt X X
43
An toàn và tránh lãng
phí khi sử dụng điện
X X X
SINH
Ô nhiễm , xói mòn đất.
Bảo vệ môi trường đất
X X
Thực vật và động vật X X
Vòng đời của động vật
đẻ trứng
X X
CÂU HỎI CHƢƠNG 1
1. Anh (chị) trình bày đối tượng, các lĩnh vực, mục tiêu, nhiệm vụ của Khoa học tự
nhiên.
2. Khoa học tự nhiên tác động như thế nào vào đời sống của con người ngày nay?
CHƢƠNG 2
1. Anh (chị) hãy trình bày một chủ đề theo quan điểm dạy học tích hợp mà anh (chị)
đã từng giảng dạy ?
2. Anh (chị) hãy trình bày một nội dung giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực
cho HS.
3. Anh (chị) hãy trình bày một giáo án trong đó có sử dụng một số kĩ thuật dạy học
tích cực.
4. Anh (chị) hãy phân tích sự phát triển của chương trình ở 2 cấp học dựa trên một sô
chủ đề.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục Đào tạo (2018), Chương trình chương trình giáo dục phổ thông môn
khoa học tự nhiên.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Tài liệu hướng dẫn dạy môn KHTN lớp 9, Nhà xuất
bản Giáo dục, Việt Nam.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương
44
trình môn KHTN” Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên) (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nhà xuất
bản Giáo dục, Việt Nam.
5. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Nhã (2009), Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp
dạy học Vật lý trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.
8. Hà Thị Thúy (chủ biên) (2018), Dạy học môn KHTN THCS theo hướng phát triển
năng lực HS , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Mai Sĩ Tuấn (chủ biên) – Bùi Phương Nga – Lương Việt Thái (2019), Hướng dẫn
dạy học môn khoa học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm.
10. https://giaoducthoidai.vn/
11. https://vietnamnet.vn/
12. wikipedia.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nhap_mon_khoa_hoc_tu_nhien.pdf