NỘI DUNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍNH
GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ
QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.
NỘI DUNG 2: TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NỘI DUNG 3: TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHONỘI DUNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍNH GIÁ MỘT SỐ
ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.
Mục tiêu
• Trình bày được tầm quan trọng, khái niệm, ý
nghĩa, yêu cầu của việc tính giá và một số quy
định liên quan đến việc tính giá.
• Diễn giải được các nguyên tắc tính giá.
31 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thuyết kế toán - Bài 5: Tính giá một số đối tượng kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG KẾ TOÁN (10T)
NỘI DUNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍNH
GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ
QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.
NỘI DUNG 2: TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NỘI DUNG 3: TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO
NỘI DUNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÍNH GIÁ MỘT SỐ
ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.
Mục tiêu
• Trình bày được tầm quan trọng, khái niệm, ý
nghĩa, yêu cầu của việc tính giá và một số quy
định liên quan đến việc tính giá.
• Diễn giải được các nguyên tắc tính giá.
Khái niệm:
Tính giá là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị
các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các
nguyên tắc cũng như các qui định cụ thể do Nhà
nước ban hành.
Ý nghĩa:
• Đối tượng kế toán trong DN được biểu hiện
dưới nhiều dạng khác nhau. Do nhu cầu tổng
hợp tài sản nên cần thiết phải biểu hiện tất cả
các đối tượng kế toán khác nhau bằng hình
thức giá trị. Vì vậy, cần phải tính giá cho từng
đối tượng cụ thể.
Yêu cầu:
• Để phản ánh trung thực tình hình tài sản,
tình hình và kết quả hoạt động của DN
nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của
nhiều đối tượng khác nhau.
• Yêu cầu quản lý của Nhà nước, khi tính giá
các đối tượng kế toán cần phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định được Nhà nước .
Các nguyên tắc liên quan đến việc tính giá.
• Nguyên tắc giá gốc: Giá trị của TS
được tính theo giá gốc, bao gồm CP
mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp,
chế biến và các CP liên quan trực tiếp
đến khi đưa TS vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng.
• Nguyên tắc nhất quán: các phương
pháp kế toán đã chọn phải sửdụng
nhất quán trong 1 năm.
• Nguyên tắc khách quan: thu thập, phản ánh
khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ
kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh.
• Nguyên tắc thận trọng: sử dụng phương pháp
đánh giá TS và phân bổ các khoản thu, chi một
cách thận trọng, không được làm sai lệch kết
quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế
toán.
NỘI DUNG 2: TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Mục tiêu:
-Phân biệt được các giá trị của tài sản cố định.
-Diễn giải được các công thức xác định nguyên
giá tài sản cố định.
1. Nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời
điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.
Công thức tính nguyên giá TSCĐ
Trường hợp do mua sắm:
Nguyên
giá TSCĐ =
Giá
mua +
Các khoản
thuế
không
hoàn lại
+
Chi phí
trước khi sử
dụng
Trong đó: Các khoản thuế không hoàn lại gồm: Thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT trực tiếp
Trường hợp do được cấp hoặc cổ đông
góp vốn:
Nguyên giá
TSCĐ =
Giá của hội đồng
giao nhận đánh
giá
+
Chi phí
trước khi
sử dụng
Trong đó: Chi phí trước khi sử dụng gồm: chi phí
vận chuyển, bốc dỡ, chi phí chạy thử, lắp đặt
2. Khấu hao TSCĐ
• Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống
giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
• Công thức tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng:
Mức KH tháng = Nguyên giá/(số năm khấu hao* 12)
Ví dụ 1:
Một TSCĐ có nguyên giá 50.000.000 đồng có
thời gian sử dụng 5 năm.
Tính mức khấu hao tháng?
3. Giá trị đã khấu hao (giá trị hao mòn
lũy kế)
Giá trị đã KH = Mức KH tháng * số tháng đã KH
Ví dụ 2:
Một TSCĐ có nguyên giá 50.000.000 đồng có thời
gian sử dụng 5 năm. Tài sản đưa vào sử dụng
1/1/2016.
Tính giá trị đã khấu hao đến thời điểm 31/10/2017?
4. Giá trị còn lại của tài sản cố định.
Khái niệm
Giá trị còn lại chính là giá trị của tài sản sau khi
trừ giá trị hao mòn.
Công thức
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
NỘI DUNG 3: TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO
Mục tiêu:
• Diễn giải được công thức tính giá nhập trong
trường hợp mua ngoài.
• Tính toán được giá trị nhập trong tình huống
cụ thể.
• Phân biệt được hai phương pháp quản lý hàng
tồn kho.
1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài
sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
2. Phân loại hàng tồn kho.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế
của doanh nghiệp.
3. Phương pháp quản lý hàng tồn kho.
Có 2 phương pháp để quản lý:
• Kê khai thường xuyên.
• Kiểm kê định kỳ.
2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN KÝ HÀNG TỒN KHO
PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN PP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Khái
niệm
PP KKTX là PP theo dõi và
phản ánh thường xuyên,
liên tục, có hệ thống tình
hình nhập, xuất, tồn vật
tư, hàng hóa trên sổ kế
toán
PP KKĐK là PP căn cứ
vào kết quả kiểm kê
thực tế để phản ánh
giá trị tồn kho CK vật tư,
hàng hóa từ đó tính
giá tr ị của hàng hóa
xuất trong kỳ
Ý
nghĩa
xác định SL và giá trị ở
bất kỳ thời điểm nào
Dựa vào số kiểm kê suy ra
số lượng xuất, không có
số liệu tại 1 thời điểm
trong kỳ
PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN PP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Công
thức
tính
Trị giá tồn CK = trị giá
tồn đầu kỳ + trị giá
nhập - t r ị g i á xu ất
trong kỳ
Trị giá xuất trong kỳ =
trị giá tồn ĐK + trị giá
nhập trong kỳ - trị giá
tồn CK.
Ưu Đ ộ c h í n h xá c c a o ,
cung cấp thông tin về
hàng tồn kho kịp thời
Đơn giản, giảm nhẹ
khối lượng công việc
hạch toán.
Nhược Tốn nhiều công tính
toán
Độ chính xác về giá trị
vật tư, hàng hóa xuất
b ị ả n h h ư ở n g c ủ a
chất lượng công tác
quản lý
5.3.2 Tính giá nhập nguyên vật liệu
Trường hợp mua ngoài:
Giá thực tế nhập = Giá mua + Chi phí thu mua +
Thuế NK + Thuế TTĐB + thuế GTGT trực tiếp – các
khoản chiết khấu, giảm giá.
Đơn giá thực tế 1 đơn vị = Giá thực tế nhập/ Số
lượng thực tế nhập.
5.3.3TÍNH GIÁ XUẤT KHO
5.1Các phương pháp tính giá xuất:
• Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (First
In First Out (FIFO).
• Phương pháp thực tế đích danh. (TT)
• Phương pháp bình quân (bình quân liên hoàn
và bình quân cuối kỳ)
• Phương pháp giá hạch toán
Các phương pháp tính giá xuất kho
khi quản lý theo KKTX
(1) Phương pháp FIFO
Nguyên tắc : vật tư xuất ra được tính theo đơn
giá tồn đầu kỳ, sau khi xuất hết số lượng tồn đầu
kỳ, thì sẽ xuất đến giá của lần nhập kế tiếp.
Ví dụ:
Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đơn giá 2.000
đ/kg.
Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2017.
Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, ĐG nhập 2.100 đ/kg.
Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg.
Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, ĐG nhập 2.050 đ/kg.
Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg.
Yêu cầu: Tính trị giá xuất kho vật liệu theo phương
pháp FIFO, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối
tháng 05/2017
(2) Phương pháp bình quân
(2’) Bình quân cuối kỳ:
Nguyên tắc : cuối mỗi kỳ, kế toán xác định đơn
giá bình quân của vật liệu tồn và nhập trong kỳ
để làm giá xuất kho theo công thức:
ĐGBQ = Trị giá tồn ĐK + Trị giá nhập trong kỳ
Số lượng tồn ĐK + Số lượng nhập trong kỳ
Ví dụ:
Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đgiá 2.000 đ/kg.
Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2017:
Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg.
Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg.
Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg.
Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg.
Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp
bình quân cuối kỳ, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối
tháng 05/2017
(2’’) Bình quân liên hoàn (bình quân
tại thời điểm)
• Theo phương pháp này mỗi lần xuất kho sẽ
tính ra đơn giá xuất bình quân tại thời điểm
đó
Ví dụ trang 119
Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đgiá 2.000 đ/kg.
Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2017:
Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg.
Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg.
Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg.
Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg.
Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp
bình quân liên hoàn, số lượng tồn và giá trị tồn kho
cuối tháng 05/2017
(3) Phương pháp thực tế đích danh:
Nguyên tắc: vật tư xuất ra thuộc lần nhập kho
nào thì lấy giá nhập kho của lần đó làm giá xuất
kho.
Ví dụ:
Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200 kg, đơn giá 2.000 đ/kg.
Tình hình nhập xuất trong tháng 5/2017:
- Ngày 01/05: Nhập kho 500 kg, đơn giá nhập 2.100 đ/kg.
- Ngày 05/05: Xuất sử dụng 300 kg gồm có 100 kg thuộc
số tồn đầu tháng, 200 kg thuộc số nhập ngày 01/05.
- Ngày 10/05: Nhập kho 300 kg, đơn giá nhập 2.050 đ/kg.
- Ngày 15/05: Xuất sử dụng 400 kg, gồm có 100 kg thuộc
số nhập ngày 1/05, 300 kg thuộc số nhập ngày 10/05.
Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp
thực tế đích danh, số lượng tồn và giá trị tồn kho cuối
tháng 05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nguyen_ly_thuyet_ke_toan_bai_5_tinh_gia_mot_so_doi.pdf