Bài giảng Nguyên lý thuyết kế toán - Bài 4: Kế toán kép

NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN KÉP.

Kế toán kép còn được gọi là

phương pháp ghi sổ kép. Phương

pháp này ghi chép phản ánh các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào

các tài khoản kế toán theo đúng

nội dung nghiệp vụ trên cơ sở

nguyên tắc kế toán.

pdf18 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thuyết kế toán - Bài 4: Kế toán kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: KẾ TOÁN KÉP NÔ ̣I DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN KÉP. NÔ ̣I DUNG 2: CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THEO KẾ TOÁN KÉP VÀ NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN NÔ ̣I DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN KÉP. Kế toán kép còn được gọi là phương pháp ghi sổ kép. Phương pháp này ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung nghiệp vụ trên cơ sở nguyên tắc kế toán. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN KÉP TÀI SẢN, CHI PHÍ: TĂNG GHI NỢ, GIẢM GHI CÓ NGUỒN VỐN, DOANH THU, THU NHẬP : TĂNG GHI CÓ, GIẢM GHI NỢ Một nghiệp vụ kinh tế luôn phải được ghi vào ít nhất hai tài khoản, có tài khoản được ghi bên nợ, có tài khoản được ghi bên có và tổng số tiền bên nợ phải luôn bằng tổng số tiền bên có. Vd: Khách hàng trả nợ 131 TS bằng tiền mặt 111 TS 10.000.000đ NỢ 111 10.000.000 CÓ 131 10.000.000 MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Khái niệm: Quan hệ đối ứng là mối quan hệ Nợ và Có giữa các tài khoản trong một nghiệp vụ kinh tế, khi ghi chép theo kế toán kép. Ví dụ : Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 10.000.000đ. Trong ví dụ này, tài khoản đối ứng của tài khoản tiền mặt là tài khoản Khoản phải thu khách hàng. MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Các mối quan hệ đối ứng Chế độ kế toán hiện nay, chấp nhận bốn mối quan hệ đối ứng trong một nghiệp vụ được ghi chép như sau: Một tài khoản nợ = một tài khoản có Một tài khoản nợ = nhiều tài khoản có Nhiều tài khoản nợ = một tài khoản có Nhiều tài khoản nợ = nhiều tài khoản có Trong đó, mối quan hệ đối ứng nhiều nợ = nhiều có, được khuyên không nên áp dụng vì khá phức tạp. CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THEO KẾ TOÁN KÉP VÀ NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN • CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THEO KẾ TOÁN KÉP Khái niệm: Định khoản là xác định các tài khoản liên quan đến một nghiệp vụ kinh tế, tài khoản nào được ghi bên nợ, tài khoản nào được ghi bên có và tổng số tiền ghi bên nợ phải bằng tổng số tiền ghi bên có. Ý nghĩa: Định khoản giúp việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo nguyên tắc kế toán kép được đơn giản, có hệ thống và dễ hiểu. Trình bày định khoản : Nợ TK số hiệu tên gọi : Số tiền Có TK số hiệu tên gọi : Số tiền Sơ đồ minh họa CÁC HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THEO KẾ TOÁN KÉP VÀ NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN Sơ đồ minh họa Các nguyên tắc trình bày : Các tài khoản ghi có thường đặt phía tay trái. Chiều mũi tên là chiều chuyển dịch của tài sản. Sơ đồ tổng quát : Vd: Mua nguyên vật liệu nhập kho 10.000.000 đ còn nợ người bán. NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN Khái niệm: Kết chuyển là mang số dư từ một tài khoản này chuyển sang một tài khoản khác, sao cho phù hợp với nguyên tắc kế toán kép. Có hai trường hợp kết chuyển: Kết chuyển số dư nợ. Kết chuyển số dư có. KẾT CHUYỂN SỐ DƯ NỢ. Nợ TK A Có Nợ TK B Có Kết chuyển số dư có. Ý nghĩa:Các tài khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh bắt buộc không được có số dư vào cuối kỳ. Vì vậy, để kết toán các tài khoản này, cuối kỳ, kế toán bắt buộc phải kết chuyển các số dư. Nợ TK A Có Nợ TK B Có TRÌNH BÀY CÁC NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN Kết chuyển số dư nợ: Nguyên tắc: Khi kết chuyển số dư nợ của tài khoản A về tài khoản B phải ghi nợ tài khoản B và có tài khoản A. Bút toán kết chuyển được ghi như sau: Nợ TK B Có TK A Sơ đồ kết chuyển Nợ TK A Có Nợ TK B Có TRÌNH BÀY CÁC NGHIỆP VỤ KẾT CHUYỂN Kết chuyển số dư có: Nguyên tắc: khi kết chuyển số dư có của tài khoản A về tài khoản B phải ghi có tài khoản B và nợ tài khoản A. Bút toán kết chuyển như sau: Nợ TK A Có TK B Nợ TK B Có Nợ TK A Có Các nghiệp vụ kết chuyển: có năm nghiệp vụ kết chuyển quan trọng. Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành. Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển các khoản giảm trừ để xác định doanh thu thuần. Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển lãi hoặc lỗ. LUYỆN TẬP 1  Xác định mối quan hệ đối ứng tài khoản trong các nghiệp vụ sau, sử dụng các từ viết tắt : 1N1C, 1NNC, 1CNN, NCNN.  Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu bằng tiền mặt là 50.000.000 đồng.  Vay ngân hàng 200.000.000 đồng, thu về bằng tiền mặt.  Vay ngân hàng thu về bằng tiền mặt là 3.000.000 đồng, tiền gửi ngân hàng là 4.000.000 đồng.  Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng là 22.000.000 đồng.  Trả nợ vay ngân hàng là 5.000.000 đồng bằng tiền mặt.  Trả nợ cho người bán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng, bằng tiền gửi ngân hàng là 4.000.000 đồng.  Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận là 5.000.000 đồng.  Vay ngân hàng 3.000.000 đồng trả nợ người bán 1.000.000 đồng.  Dùng lợi nhuận bổ sung vào quỹ khen thương phúc lợi 500.000 đồng, quỹ đầu tư phát triển 2.000.000 đồng. LUYỆN TẬP 2  Tại 1 DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau  Mua hàng hóa nhập kho trị giá 15.000.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt.  Vay ngân hàng trả nợ người bán 8.000.000 đồng.  Cổ đông góp vốn kinh doanh bằng một tài sản cố định trị giá 30.000.000 đồng.  Trả nợ người bán bằng chuyển khoản (tiền gửi ngân hàng) 10.000.000 đồng.  Bán hàng hóa, thành phẩm thu bằng tiền mặt 45.000.000 đồng.  Bán hàng hóa, thành phẩm 12.000.000 đồng, chưa thu tiền khách hàng.  Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp 10.000.000 đồng.  Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 6.000.000 đồng.  Chi phí cho bộ phận bán hàng chi bằng tiền mặt 1.500.000 đồng LUYỆN TẬP 3  Tại 1 DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (đơn vị 1.000đ)  Nhập kho 10.000 nguyên liệu chưa trả cho người bán  Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 50.000  Xuất kho 30.000 nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm  Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất 10.000  Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 10.000  Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 10.000  Nhập kho 30.000 nguyên vật liệu trả bằng TGNH  Khách hàng trả nợ cho DN bằng TGNH 80.000  Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 20.000  Nhà nước cấp thêm cho DN 1 TSCĐ hữu hình có giá trị 150.00  Dùng TGNH để trả nợ vay ngân hàng 50.000  Dùng TGNH để nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước 20.000  Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh trên LUYỆN TẬP 4  Lập các bút toán kết chuyển sau.  Kết chuyển số dư nợ 15.000.000 đồng của tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp về tài khoản 154 - CPSXKDDD để tính giá thành sản phẩm.  Kết chuyển số dư nợ 11.700.000 đồng của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp về tài khoản 154 - CPSXKDDD để tính giá thành sản phẩm.  Kết chuyển số dư nợ 15.600.000 đồng của tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung về tài khoản 154 - CPSXKDDD để tính giá thành sản phẩm.  Kết chuyển số dư có 30.000.000 đồng của tài khoản 511 - Doanh thu về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư nợ 20.000.000 đồng của tài khoản 632 - Giá vốn về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư nợ 5.000.000 đồng của tài khoản 641 - Chi phí bán hàng về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư nợ 7.500.000 đồng của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư có 2.500.000 đồng của tài khoản 515 - Doanh thu tài chính về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư nợ 1.500.000 đồng của tài khoản 811 - Chi phí khác về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh.  Kết chuyển số dư có 7.600.000 đồng của tài khoản 711 - Thu nhập khác về tài khoản 911 - XĐKQKD để xác định kết quả kinh doanh BÀI 2: CÓ CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TẠI MỘT DN NHƯ SAU: 1.Nhập kho 4.000.000đ nguyên vật liệu và 1.000.000đ công cụ dụng cụ chưa trả tiền cho người bán. 2.Xuất kho 3.000.000đ nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm. 3.Xuất kho 500.000 công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng sản xuất. 4.Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác 200.000đ. 5.Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm 25.000.000đ, nhân viên phân xưởng 7.000.000đ. 6.Rút TGNH về quỹ tiền mặt 80.000.000đ. 7.Chi tiền mặt để trả lương cho CN: 30.000.000đ. 8.Khách hàng phải trả nợ cho DN bằng tiền mặt là 200.000đ và bằng TGNH 1.000.000đ. 9.Dùng TGNH trả nợ cho người bán 1.200.000đ. 10.Nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình có giá trị 100.000.000đ. 11.Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển 50.000.000đ. 12.Dịch vụ dùng cho phân xưởng sản xuất được trả bằng TGNH 500.000đ. BÀI 5: Tại 1 doanh nghiệp có các tài liệu: -Số dư đầu tháng của các tài khoản (đơn vị 1000đ) TK 111: 2.000 TK 112: 4.000 TK 152: 4.000 TK 211: 20.000 TK 341: 3.000 TK 331: 2.000 TK 411: 23.000 TK 421: 2.000 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng : 1.Rút TGNH về quỹ tiền mặt 1.000.000đ 2.Nhập kho 2.000.000đ nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán. 3.Dùng TGNH trả nợ vay ngân hàng 1.000.000đ 4.Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 1.500.000đ 5.Dùng lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000đ 6.Nhận 1 TSCĐ hữu hình do được nhà nước cấp có trị giá 36.000.000đ YÊU CẦU : 1.ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH. 2.MỞ, GHI VÀ KHÓA CÁC TÀI KHOẢN LIÊN QUAN. 3.LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀO CUỐI THÁNG.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_thuyet_ke_toan_bai_4_ke_toan_kep.pdf
Tài liệu liên quan