NỘI DUNG 1:TÀI KHOẢN KẾ
TOÁN
Mục tiêu:
• Giải thích được khái niệm và ý nghĩa của tài khoản.
• Trình bày được các đặc điểm của tài khoản.
• Diễn giải được nội dung, kết cấu và hình thức trình bày tài
khoản.KHÁI NIỆM:
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân
loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng
biệt theo từng đối tượng kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí) nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN).
45 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thuyết kế toán - Bài 3: Tài khoản kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: TÀI KHOẢN KẾ
TOÁN
NÔ ̣I DUNG 1: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
NÔ ̣I DUNG 2: NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI KHOẢN
NÔ ̣I DUNG 3: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VIỆT
NAM
NỘI DUNG 1: TÀI KHOẢN KẾ
TOÁN
Mục tiêu:
• Giải thích được khái niệm và ý nghĩa của tài khoản.
• Trình bày được các đặc điểm của tài khoản.
• Diễn giải được nội dung, kết cấu và hình thức trình bày tài
khoản.
KHÁI NIỆM:
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân
loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng
biệt theo từng đối tượng kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí) nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN).
Ý NGHĨA:
Theo dõi tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời
điểm vừa phải theo dõi tình hình biến động cụ thể (nhập,
xuất, tăng, giảm) của từng đối tượng kế toán trong một
thời kỳ.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI KHOẢN:
Tài khoản có 3 đặc điểm cơ bản như sau :
• Về hình thức: tài khoản là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép về số hiện có
cũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể trên cơ sở phân
loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tiêu thức nhất định.
• Về chức năng: giám sát và đôn đốc một cách thường xuyên và kịp thời tình
hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản, nguồn vốn.
• Về nội dung: phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự biến động
của từng đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động của đơn vị.
NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ HÌNH THỨC TRÌNH
BÀY TÀI KHOẢN
Nội dung
Tài khoản mở cho từng đối tượng kế toán riêng biệt để theo dõi tình hình và sự
vận động của chúng.
Mỗi tài khoản có: Tên gọi; Số hiệu; Công dụng riêng.
• Tại Việt Nam tài khoản do Bộ Tài chính quy định.
Ví dụ:
-Tài khoản 111 “Tiền mặt”: Ký hiệu 111, tên Tiền mặt
-Công dụng : Theo dõi tình hình biến động của đối tượng kế toán là tiền mặt.
KẾT CẤU
• Bất kỳ đối tượng kế toán nào (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) cũng
luôn vận động theo 2 mặt đối lập nhau: tiền – thu, chi; nguồn vốn – tăng, giảm;
nợ - vay, trả nên kết cấu của bất kỳ tài khoản cũng gồm hai phần với ý
nghĩa trái chiều nhau. Hai phần này là:
- Phần bên Nợ
- Và phần bên Có.
• Cách gọi nợ, có này chỉ mang tính ước lệ
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
• Tài khoản thường được trình bày đơn giản dưới dạng
chữ T
Nợ Có
Số hiệu
Tên tài khoản
NỘI DUNG 2: NGUYÊN TẮC
GHI VÀO TÀI KHOẢN
Mục tiêu:
• Phân biệt được các loại tài khoản.
• Phát biểu được hai nguyên tắc ghi vào tài khoản.
• Áp dụng được nguyên tắc ghi phù hợp với mỗi tài khoản.
TÀI KHOẢN ĐƯỢC PHÂN THÀNH 4 LOẠI
CHÍNH:
• Tài khoản loại tài sản: phản ánh các đối tượng kế toán thuộc bên tài sản của
Bảng cân đối kế toán (loại 1,2).
Ví dụ: tài khoản tiền mặt (111), tài khoản tài sản cố định (211)
• Tài khoản loại nguồn vốn: phản ánh các đối tượng thuộc bên nguồn vốn của
Bảng cân đối kế toán (loại 3,4).
Ví dụ : tài khoản Phải trả cho người bán (331), tài khoản Vay và nợ thuê tài chính
341)
TÀI KHOẢN ĐƯỢC PHÂN THÀNH
4 LOẠI CHÍNH (TT)
• Tài khoản loại doanh thu và thu nhập: phản ánh các đối
tượng thuộc doanh thu và thu nhập thể hiện trên bảng
kết quả kinh doanh (loại 5,7).
Vd : tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511).
• Tài khoản loại chi phí: phản ánh các đối tượng thuộc chi
phí thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh (loại 6,8).
Vd : tài khoản Giá vốn hàng bán (632).
NHÓM LOẠ
I
VÍ DỤ
Tài khoản loại Tài sản 1, 2 111, 112, 211
Tài khoản loại Nguồn
vốn
3, 4 331, 341, 411, 421
Tài khoản loại doanh thu
và thu nhập
5, 7 511, 515, 711
Tài khoản loại chi phí 6, 8 621, 632, 811
CÁC NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI
KHOẢNNguyên tắc 1:
Đối với Tài khoản loại tài sản, các tài khoản loại chi phí, số phát sinh
tăng được ghi vào bên nợ và số phát sinh giảm được ghi vào bên có.
Nợ Có
Tài khoản
VÍ DỤ:
Nợ
111
Tiền mặt Có
10/01 15.000.000 10.000.000 15/01
-Ngày 10/01/2017 thu tiền mặt từ bán hàng 15 triệu
đồng.
-Ngày 15/01/2017 chi tiền mặt trả lương cho công nhân
viên 10 triệu đồng.
Nguyên tắc 2:
Đối với các tài khoản loại nguồn vốn, các tài khoản loại doanh thu và
thu nhập thì số phát sinh tăng được ghi vào bên có và số phát sinh giảm
được ghi vào bên nợ.
Nợ Có
Tài khoản
VÍ DỤ:
Nợ
TK331
Phải trả nhà cung cấp Có
20/01 3.000.000 6.000.000 16/01
- Ngày 16/01/2017 mua hàng hoá còn nợ người bán
6.000.000đ
- Ngày 20/01/2017 chi tiền mặt trả nợ người bán
3.000.000đ
3.2.3 SỐ DƯ TÀI KHOẢN
Mục tiêu
• Giải thích được khái niệm số dư tài khoản.
• Trình bày được ý nghĩa của các loại số dư.
• Tính toán được số dư tài khoản.
• Lập được các sơ đồ tương ứng với bốn loại tài khoản.
SỐ DƯ TÀI KHOẢN.
Khái niệm:
• Số dư của một tài khoản là khoản chênh lệch giữa tổng số
tiền bên nợ và tổng số tiền bên có của một tài khoản.
Các loại số dư
Số dư nợ và dư có
• Nếu tổng số PS bên nợ > tổng số PS bên có, =>CL này
được gọi là số dư nợ của tài khoản.
• Số dư nợ thường có ở các tài khoản thuộc loại tài sản.
• Ý nghĩa của số dư nợ là giá trị tài sản hiện còn tại doanh
nghiệp.
• Nếu tổng số ps có > tổng số ps nợ, =>CL này được gọi là
số dư có.
• Số dư có thường xuất hiện ở các tài khoản thuộc loại
nguồn vốn.
• Ý nghĩa của số dư có là giá trị nguồn vốn hiện có tại doanh
nghiệp.
SỐ DƯ ĐẦU KỲ VÀ CUỐI KỲ
• Số dư cuối kỳ: vào cuối kỳ, kế toán khóa sổ hay kết sổ và
số dư này được gọi là số dư cuối kỳ.
• Số dư đầu kỳ : vào đầu kỳ kế toán sau, kế toán phải mở
trang sổ khác để ghi chép tài khoản, số dư cuối kỳ trước
sẽ được mang sang trở thành số dư đầu kỳ sau, công việc
này được gọi là mở sổ.
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT ĐỂ
TÍNH SỐ DƯ CUỐI KỲ:
Số
dư
cuối
kỳ
=
Số dư
đầu kỳ +
Tổng số
phát sinh
tăng
-
Tổng số
phát sinh
giảm
Sơ đồ tổng quát (tài sản - nguồn vốn)
TK tài sản TK nguồn vốn
SD đầu kỳ SD đầu kỳ
SD cuối
kỳ
SD cuối
kỳ
Tổng ps tăng Tổng ps tăngTổng ps giảm Tổng ps giảm
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT (CHI PHÍ –
DOANH THU)
TK chi phí TK doanh thu
Tổng ps tăng Tổng ps tăngTổng ps giảm Tổng ps giảm
NỘI DUNG 3: HỆ THỐNG TÀI
KHOẢN KẾ TOÁN VIỆT NAM
Mục tiêu:
• Giới thiệu được các đặc điểm của hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam.
• Trình bày được nội dung của hệ thống tài khoản.
• Phân biệt được các cấp tài khoản.
• Nhận biết được các loại tài khoản qua số hiệu tài khoản.
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ
TOÁN VIỆT NAM
X X X X
Loại Tài khoản
Nhóm Tài khoản
Tài khoản cấp 1
Tài khoản cấp 2
•Tính pháp lý: Hệ thống TK kế toán Việt Nam được ban hành
theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
trưởng BTC.
•Nội dung: Hệ thống TK này gồm các TK cấp 1 (ba số), từ 111
đến 911 và các TK cấp 2 (bốn số), ký hiệu của TK cấp 2 phải
mang ký hiệu của TK cấp 1 và thêm 1 con số.
Nội dung hệ thống tài khoản kế toán
Việt Nam
Các cấp tài khoản:
• Các tài khoản cấp 1 được gọi là tài khoản tổng hợp GỒM
3 ký tự số.
• Tài khoản cấp 2 có kết cấu và nguyên tắc phản ánh hoàn
toàn giống như tài khoản cấp 1, gồm 4 ký tự số.
• Ngoài các tài khoản cấp 2, có thể mở thêm 1 số tài khoản
cấp 3.
VÍ DỤ:
Tài khoản cấp 1 111 Tiền mặt
Tài khoản cấp 2 1111 Tiền Việt Nam
1112 Tiền Ngoại tệ
1113 Vàng tiền tệ
LIÊN HỆ GIỮA CÁC CẤP TÀI
KHOẢN
• Tổng số dư đầu kỳ của các TK cấp 2 = số dư đầu kỳ trên TK cấp 1
• Tổng số PS trong kỳ của các TK cấp 2 = số PS trong kỳ trên TK cấp 1
• Tổng số dư cuối kỳ của các TK cấp 2 = số dư cuối kỳ trên TK cấp 1.
NHÓM CÁC TÀI KHOẢN THUỘC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Loại 1: Tài sản lưu
động
Loạ i 2: Tài sản cố
định
Loạ i 3: Nợ phả i
trả
Loại 4: Nguồn vốn
chủ sở hữu
NHÓM CÁC TÀI KHOẢN THUỘC BÁO
CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:
CHI PHÍ THU NHẬP
Loạ i 6 : Ch i ph í sản
xuất kinh doanh
Loại 8: Chi phí khác
Loại 5: Doanh thu
Loại 7: Thu nhập khác.
Nhóm tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Loại 9: Xác
định kết quả kinh doanh
Phản ánh vào tài khoản 111 Tiền mặt
các nghiệp vụ sau :
1.Cổ đông góp vốn bằng tiền mặt
100.000.000 đ.
2.Mua hàng hoá chi bằng tiền mặt
10.000.000đ.
3.Trả nợ cho nhà cung cấp
15.000.000đ.
4.Vay ngân hàng, được cho vay bằng
tiền mặt 50.000.000đ.
5.Mua tài sản cố định trả bằng tiền mặt
60.000.000đ.
6.Thanh toán lương cho công nhân viên
bằng tiền mặt 8.000.000đ.
Nợ
111
Tiền mặt
Có
PHẢN ÁNH VÀO TÀI KHOẢN 331 PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP
CÁC NGHIỆP VỤ SAU :
a. Mua hàng hoá còn nợ nhà cung cấp
100.000.000đ.
b. Trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt
20.000.000đ.
c. Mua công cụ dụng cụ trả bằng tiền mặt
6 .000.000đ , còn nợ nhà cung cấp
10.000.000đ.
d. Trả lại cho nhà cung cấp một số công cụ
dụng cụ sai qui cách trị giá 1.000.000đ.
e. Vay ngân hàng trả nợ cho nhà cung cấp
50.000.000đ.
Nợ
331
Phải trả nhà cung cấp Có
MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN LOẠI TÀI SẢN
• Vào ngày 31/03/N, tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp A có số
dư là 5.300.000đ. Tháng 4/N doanh nghiệp có các nghiệp vụ liên quan
như sau.
• Ngày 05/04/N: Gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng.
• Ngày 10/04/N: Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5 triệu đồng.
• Ngày 12/04/N: Người mua trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 4 triệu đồng.
• Ngày 16/04/N: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 6 triệu đồng.
• Ngày 28/04/N: Gửi vào ngân hàng 8 triệu đồng.
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN TIỀN MẶT, SỐ HIỆU 111
THEO TÀI LIỆU SAU.
• Tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ là 15.000.000đồng :
• Ngày 02/05: Vay tiền, ngân hàng cho vay bằng tiền mặt 20.000.000đ
• Ngày 04/05: Dùng tiền mặt thanh toán cho người bán số tiền: 25.000.000đ
• Ngày 15/05: Thu tiền bán hàng cho khách hàng bằng tiền mặt số tiền:
5.000.000đ
• Ngày 17/05: Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt: 8.000.000đ
• Ngày 20/05: Thu tiền bán hàng cho khách hàng bằng tiền mặt 5.000.000đ
• Ngày 25/05: Chi tiền lương cho người lao động bằng tiền mặt: 8.000.000đ
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN
PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP, SỐ HIỆU
331 THEO TÀI LIỆU SAU
1. .
• Còn phải trả người bán đầu kỳ là 25.000.000đồng :
• Ngày 02/05: Vay ngân hàng trả nợ người bán 20.000.000đ
• Ngày 10/05: Mua nguyên vật liệu còn nợ người bán
10.000.000đ
• Ngày 25/05 : Dùng tiền mặt thanh toán cho người bán số
tiền: 5.000.000đ
MỞ, GHI VÀ KHÓA TÀI KHOẢN
CHỮ T TIỀN MẶT
1. Tiền mặt tồn đầu tháng của một doanh nghiệp là 10.000.000đ.
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
2. Dùng tiền mặt 5.000.000đ mở tài khoản ngân hàng
3. Bán hàng thu bằng tiền mặt 15.000.000đ
4. Thu nợ của khách hàng bắng tiền mặt 10.000.000đ
5. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 8.000.000đ
6. Vay ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 20.000.000đ
7. Chi lương cho người lao động vào cuối tháng 4.000.000đ
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN CHỮ T TÀI KHOẢN
PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN
• Nợ phải trả cho người bán tồn đầu tháng của một doanh nghiệp là
20.000.000đ. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng để trả nợ người bán 15.000.000đ
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán
13.000.000đ
3. Mua công cụ, dụng cụ trị giá 10.000.000đ, trong đó trả tiền mặt
5.000.000đ, phần còn lại chưa trả tiền cho người bán
4. Vay ngân hàng để trả hết nợ cho người bán
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN CHỮ T TÀI KHOẢN
DOANH THU BÁN HÀNG
• Tại một doanh nghiệp trong tháng có phát sinh doanh thu bán hàng
như sau:
1. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt: 15.000.000đ
2. Bán hàng chưa thu tiền 5.000.000đ
3. Bán hàng 20.000.000đ, thu ngay bằng tiền mặt 50%, phần còn lại
chuyển khoản qua ngân hàng sau 10 ngày
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN CHỮ T TÀI KHOẢN
CHI PHÍ BÁN HÀNG
• Có tài liệu sau về chi phí bán hàng phát sinh trong tháng của doanh
nghiệp X:
1. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm, hành chính phẩm trị giá 400.000đ
2. Tiền lương nhân viên bộ phận bán hàng: 15.000.000đ
3. Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng: 1.000.000đ
4. Chi phí tiền điện, nước, điện thoại phải trả theo hoá đơn: 750.000đ
5. Chi phí tiếp khách đã trả bằng tiền mặt: 1.200.000đ
6. Chi phí thuê cửa hàng: 2.000.000 đ
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN CHỮ T CẤP 1 VÀ CẤP 2
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP. NÊU NHẬN XÉT SỐ DƯ
ĐẦU KỲ, TỔNG SỐ PHÁT SINH, SỐ DƯ CUỐI KỲ CỦA CÁC TÀI
KHOẢN CẤP 1 & CẤP 2
• Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
- Số dư đầu tháng của tài khoản Nguyên vật liệu 5.100.000đ, chi tiết như sau:
• + Vật liệu chính A: 600kg x 6.000 đ/kg
• + Vật liệu chính B: 500kg x 2.000 đ/kg
• + Vật liệu phụ: 500kg x 1.000đ/kg
• Trong tháng có tình hình nhập, xuất:
1. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền người bán: vật liệu chính A: 600kg x
6.000đ/kg; vật liệu phụ 300kg x 1.000đ/kg
2. Nhập kho vật liệu chính B thanh toán bằng tiền mặt: 1.200kg x 2.000đ/kg
3. Xuất vật liệu để sản xuất sản phẩm: Vật liệu chính A: 700kg x 6.000đ/kg; Vật
liệu chính B: 1.000kg x 2.000đ/kg; Vật liệu phụ: 400kg x 1.000đ/kg
HÃY MỞ, GHI VÀ KHOÁ TÀI KHOẢN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
• Một doanh nghiệp có số dư đầu tháng của các tài khoản như sau:
- Tài khoản Nguyên vật liệu: 20.000.000đ
- Tài khoản Phải trả cho người bán: 3.000.000đ
• Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán 10.000.000đ
2. Thanh toán nợ cho người bán bằng tiền mặt số nợ đầu tháng
3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm: 23.000.000đ
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho 15.000.000đ, thanh toán qua ngân hàng số tiền
7.000.000, phần còn lại chưa thanh toán
5. Vay ngân hàng thanh toán nợ cho người bán số tiền 12.000.000đ
6. Xuất vật liệu phục vụ cho sản xuất 4.000.000đ
YÊU CẦU:
MỞ ,GHI VÀ KHÓA CÁC TÀI KHOẢN LIÊN QUAN.
LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀO NGÀY 31.01.201X+1
• Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01.201X+1 :
1. Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán 10.000.000đ
2. Chi tiền mặt trả nợ người bán 3.000.000đ
3. Nhận 1 TSCĐ hữu hình do được cấp có trị giá 12.000.000đ
4. Vay ngân hàng trả nợ người bán 12.000.000đ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31.12.201X
Đơn vị :1000đ
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
1.Tiền mặt (111) 4.000 1.Vay và nợ thuê tài chính 341) 3.000
2.Hàng hóa (156) 6.000 2.Phải trả cho người bán (331) 3.000
3.TSCĐ hữu hình (211) 40.000 3.Nguồn vốn kinh doanh (411) 44.000
Tổng cộng TS 50.000 Tổng cộng NV 50.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_thuyet_ke_toan_bai_3_tai_khoan_ke_toan.pdf