NỘI DUNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ KẾ TOÁN.
Mục tiêu:
• Trình bày được định nghĩa kế toán, bốn nhiệm vụ
của kế toán.
• Giải thích được một số từ ngữ quan trọng : kế
toán tài chính, kế toán quản trị; kế toán tổng hợp,
kế toán chi tiết, nghiệp vụ kinh tế, đối tượng kế
toán.
• Nhận thức được tầm quan trọng công tác kế toán
đối với sự phát triển kinh tế.
• Nhận thức được trách nhiệm của người kế toán
đối với xã hội.
33 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thuyết kế toán - Bài 1: Tổng quan về kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN (5t)
NỘI DUNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN.
NỘI DUNG 2: CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
NỘI DUNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ KẾ TOÁN.
Mục tiêu:
• Trình bày được định nghĩa kế toán, bốn nhiệm vụ
của kế toán.
• Giải thích được một số từ ngữ quan trọng : kế
toán tài chính, kế toán quản trị; kế toán tổng hợp,
kế toán chi tiết, nghiệp vụ kinh tế, đối tượng kế
toán.
• Nhận thức được tầm quan trọng công tác kế toán
đối với sự phát triển kinh tế.
• Nhận thức được trách nhiệm của người kế toán
đối với xã hội.
• THỰC HIỆN SƠ ĐỒ MIND MAP
1.1.1 Lịch sử hình thành và định nghĩa kế
toán
a. Lịch sử hình thành khoa học kế toán:
• Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại
từ cách đây hơn năm nghìn năm.
• Hệ thống ghi sổ kép lần đầu tiên được tổng hợp và
ghi chép lại bởi một nhà toán học - nhà nghiên cứu
- triết gia nổi tiếng người Ý Fra Luca Pacioli.
• Pacioli được mệnh danh là "Cha đẻ của Kế toán".
• Các bản ghi kế toán đã xuất hiện từ năm 8500
trước công nguyên ở Trung Á, viết bằng đất sét thể
hiện các hàng hoá như bánh mỳ, dê, quần áo...
Lịch sử hình thành khoa học kế toán (tt)
Tại Việt Nam hệ thống tài chính kế toán đã phát
triển qua ba giai đoạn chính:
• Trước những năm 1990: kinh tế bao cấp
• Từ năm 1991 đến năm 1994: kinh tế thị trường,
định hướng XHCH
• Từ năm 1995 đến nay: giai đoạn phát triển cao
b.Định nghĩa Kế toán.
Theo khoản 8, điều 3 của luật kế toán Việt Nam
ban hành vào ngày 20/11/2015 thì:
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động.”
1.1.2 Nguyên tắc kế toán:
Cơ sở dồn tích
Hoạt động Liên tục
Giá gốc
Phù hợp
Nhất quán
Thận trọng
Trọng yếu
Cơ sở dồn tích
• Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải
đ-ược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền hoặc tương đ-ương tiền.
Hoạt động Liên tục
Báo cáo tài chính phải đ-ược lập trên cơ sở giả
định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và
sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình th-ường
trong t-ương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp
không có ý định cũng như- không buộc phải
ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy
mô hoạt động của mình.
Giá gốc
Tài sản phải đ-ược ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc
của tài sản đ-ược tính theo số tiền hoặc khoản
tương đ-ương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm
tài sản đ-ược ghi nhận
Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì
phải ghi nhận một khoản chi phí t-ương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Nhất quán
• Các chính sách và ph-ương pháp kế toán
doanh nghiệp đã chọn phải đ-ược áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
Trọng yếu
• Thông tin đ-ược coi là trọng yếu trong tr-ường
hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác
của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh h-ưởng đến quyết
định kinh tế của ng-ười sử dụng báo cáo tài
chính
Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các -ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
• Phải lập các khoản dự phòng nh-ưng không lập quá
lớn;
• Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập;
• Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải
trả và chi phí;
• Doanh thu và thu nhập chỉ đ-ược ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu đ-ược lợi ích kinh tế,
còn chi phí phải đ-ược ghi nhận khi có bằng chứng về
khả năng phát sinh chi phí.
1.1.3 Yêu cầu của kế toán:
Trung thực
Khách quan
Đầy đủ
Kịp thời
Dễ hiểu
Có thể so sánh
6 yêu
cầu của
kế toán
Trung thực
• Các thông tin và số liệu kế toán phải đ-ược ghi
chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng
đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về
hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Khách quan
• Các thông tin và số liệu kế toán phải đ-ược ghi
chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị
xuyên tạc, không bị bóp méo
Đầy đủ
• Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến kỳ kế toán phải đ-ược ghi chép và
báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
Kịp thời
• Các thông tin và số liệu kế toán phải đ-ược ghi
chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trư-ớc
thời hạn quy định, không đ-ược chậm trễ
Dễ hiểu
• Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong
báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với
ng-ười sử dụng
Có thể so sánh
• Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế
toán trong một doanh nghiệp và giữa các
doanh nghiệp chỉ có thể so sánh đ-ược khi
tính toán và trình bày nhất quán.
1.1.4 Hệ thống thông tin kế toán:
Dữ liệu và thông tin
Dữ liệu là các số liệu, dữ kiện thu thập từ
thực tế -> xử lý bằng những phương
pháp -> Thông tin (kết quả).
Hệ thống thông tin kế toán (tt)
Đối tượng nhận thông tin kế toán
• Những nhà quản lý, điều hành DN.
• Các nhà đầu tư.
• Nhà nước và các cơ quan nhà nước.
• Các kiểm toán viên.
•
1.1.5 Bản chất kế toán
Kế toán là một công cụ đo lường kết quả của các
nghiệp vụ kinh doanh và là công cụ truyền đạt
các thông tin tài chính. Ngoài ra hệ thống thông
tin kế toán còn phải cung cấp cho người ra quyết
định các thông tin dự báo giúp họ ra quyết định
kinh doanh quan trọng trong một thế giới luôn
luôn biến đổi.
1.1.6 Bốn nhiệm vụ của Kế toán:
• Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo
đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo
chuẩn mực và chế độ kế toán.
• Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính,
các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra
việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình
thành tài sản.
• Phân tích thông tin, số liệu kế toán.
• Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy
định của pháp luật.
NỘI DUNG 2: CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Mục tiêu:
• Trình bày được nội dung tài sản và nguồn
vốn.
• Phân biệt được tài sản và nguồn vốn.
• Phát biểu được nguyên tắc cân đối.
• Nhận biết được các đối tượng kế toán và
nghiệp vụ kinh tế.
1.2.1 TÀI SẢN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN
Tài sản Nguồn hình thành tài sản
Khái niệm:
Tài sản là nguồn lực do DN
kiểm soát và có thể thu
được lợi ích kinh tế trong
tương lai.
là nguồn cung cấp vốn
để hình thành nên tài
sản (nguồn vốn)
Phân loại:
-TS ngắn hạn: Tiền mặt,
hàng hoá, NVL, nợ phải
thu
-TS dài hạn: Nhà xưởng,
phương tiện vận tải, thiết bị
-Nợ phải trả
-Vốn chủ sở hữu
Các đối tượng kế toán:
• Một số các đối tượng kế toán khác như doanh
thu và chi phí.
• Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt
động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản,
nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
1.2.2 NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN:
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
BT1: Hãy phân loại các đối tượng thành tài sản và nguồn vốn, sau đó cộng kiểm tra
tính cân bằng theo tài liệu dưới đây (đvt: 1.000.000đ)
Đối tượng Số tiền Tài sản Nguồn vốn
Tiền 10.000
Chứng khoán kinh doanh 50.000
Phải thu của khách hàng 250.000
Phải trả cho người bán 100.000
Phải thu khác 50.000
Nguyên vật liệu tồn kho 150.000
Công cụ, dụng cụ trong kho 10.000
Thuế và các khoản phải nộp 50.000
Thành phẩm tồn kho 40.000
Qũy đầu tư phát triển 40.000
Tạm ứng 15.000
Phải trả người lao động 50.000
Chi phí trả trước 5.000
Tài sản cố định hữu hình 500.000
Qũy khen thưởng, phúc lợi 10.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 300.000
Hao mòn tài sản cố định 70.000
Vay và nợ thuê tài chính 300.000
Tiền gửi ngân hàng 90.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 250.000
BT2: Hãy phân loại các đối tượng sau thành tài sản và nguồn vốn, sau đó cộng kiểm tra tính cân
bằng theo tài liệu dưới đây (đvt: 1.000 đ)
Đối tượng Số tiền Tài sản Nguồn vốn
Tiền mặt tồn qũy 10.000
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 50.000
Khách hàng A nợ 150.000
Khách hàng B nợ 100.000
Nợ người bán X 50.000
Nợ người bán Y 50.000
Nhân viên nợ 50.000
Nguyên liệu A tồn kho 100.000
Nguyên liệu B tồn kho 50.000
Công cụ, dụng cụ trong kho 10.000
Thuế GTGT phải nộp 50.000
Thành phẩm tồn kho 40.000
Qũy phát triển đầu tư 40.000
Tạm ứng 15.000
Nợ nhân viên 50.000
Trả trước tiền bảo hiểm 5.000
Nhà văn phòng 200.000
Nhà xưởng 200.000
Máy móc 100.000
Qũy khen thưởng, phúc lợi 10.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 300.000
Hao mòn tài sản cố định 70.000
Vay ngân hàng A 300.000
Tiền gửi ngân hàng 90.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 250.000
BT3: Phân loại các chỉ tiêu tài sản – nguồn vốn. Lập
phương trình cân đối kế toán
Máy móc thiết bị 600 Vay dài hạn 188
Quỹ đầu tư phát triển 4 Các loại phải thu khác 3
Vay ngắn hạn 45 Hàng mua đi đường 10
Phải thu của khách hàng 3 Phải trả công nhân viên 1
Tiền mặt 2 Thành phẩm 14
Nhiên liệu 1 Nguồn vốn kinh doanh 1500
Lợi nhuận chưa phân phối 15 Quỹ phúc lợi 4
Cầm cố,ky quỹ, ký cược ngắn hạn 1.5 Phải nộp cho nhà nước 2
Sản phẩm dở dang 3 Hồ chứa nước 50
Các loại chứng khoán 8 Nguồn vốn xây dựng cơ bản 20
Kho tàng 150 Quỹ khen thưởng 3
Vật liệu phụ 5 Tiền gửi ngân hàng 140
Phải trả người bán 6 Quỹ dự phòng tài chính 9
Các khoản phải trả khác 3 Phụ tùng thay thế 1
Bằng phát minh sáng chế 80 Nguyên vật liệu chính 38
Nhà xưởng 300 Phương tiện vận tải 120
Quyền sử dụng đất 230 Tạm ứng 0.5
Các loại công cụ, dụng cụ 20 Hàng đang gửi bán 12
Xây dựng cơ bản dở dang 8
BT4: TÌM X
Nhà cửa 1200 Vay dài hạn 600
Xe tải 1800 Tiền gửi ngân hàng 800
Nguyên vật liệu chính 500 Quỹ đầu tư phát triển 130
Quỹ khen thưởng phúc lợi 300 Tiền mặt 210
Bằng phát minh sang chế 350 Hàng mua đang đi đường 150
Nhiêu liệu 620 Phải trả cho người bán 230
Công cụ dụng cụ 80 Máy móc thiết bị 1430
Tạm ứng 90 Lợi nhuận chưa pp X
Sản phẩm dở dang 420 Xây dựng cơ bản dở dang 790
Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản 750 Vay ngắn hạn 140
Tiền đang chuyển 70 Đầu tư tài chính n/hạn 160
Phải thu khách hàng 100 Kho tàng 570
Hàng gửi bán 300 Tài sản cố định khác 1500
Phải trả công nhân viên 100 Phải thu khác 450
Nguồn vốn KD 7500 Thành phẩm 280
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 240
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_thuyet_ke_toan_bai_1_tong_quan_ve_ke_toan.pdf