I. Ý nghĩa của chứng từ kế toán
II. Nội dung và hình thức của chứng từ kế toán
III. Phân loại chứng từ và chế độ nội quy của chứng từ
IV. Luân chuyển chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ. .
76 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương II, III: Phương pháp chứng từ kế toán-Phương pháp tài khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁNI. Ý nghĩa của chứng từ kế toánII. Nội dung và hình thức của chứng từ kế toán III. Phân loại chứng từ và chế độ nội quy của chứng từ IV. Luân chuyển chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ. .I. Ý nghĩa của chứng từ kế toánCác khái niệmÝ nghĩa của chứng từ kế toán:1. Các khái niệmChứng từ kế toán Là các căn cứ chứng minh bằng giấy hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, và là cơ sở để hạch toán vào sổ sách kế toán của đơn vị, doanh nghiệp.- Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành vào trong bản chứng từ kế toán và việc sử dụng các bản chứng từ kế toán vaò trong công tác kế toán và công tác quản lý doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán -> Là cơ sở pháp lý để chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành tại đơn vị. -> Là cơ sở pháp lý của số liệu kế toán. Tính trung thực của thông tin phản ánh trong chứng từ kế toán quyết định tính trung thực của số liệu kế toán. -> Là một công cụ để giám sát quá trình huy động và sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị -> Góp phần ngăn chặn gian lận sai sót và đảm bảo an toàn tài sản. -> Là căn cứ để thanh tra, kiểm soát công tác kế toán tài chính của đơn vị. -> Là phương tiện thông tin phục vụ điều hành quản lí các mặt nghiệp vụ -> Chứng từ luôn gắn với thời gian địa điểm cụ thể của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; với gắn trách nhiệm cá nhân => Tăng cường hạch toán kinh doanh nội bộ, gắn kích thích vật chất với trách nhiệm vật chất.II. Nội dung và hình thức của chứng từ kế toán - Nội dung- Hình thức của chứng từ kế toánNội dung Các yếu tố bắt buộcTên và số hiệu của chứng từ kế toán; Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; (quy mô nghiệp vụ) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. (người xử lí nghiệp vụ)Hình thức của chứng từ kế toán Về vật liệu: Chứng từ giấy và chứng từ điện tử=> Chứng từ điện tử: có đủ các yếu tố như chứng từ giấy, và có yếu tố bảo mật và bảo toàn dữ liệu.(Liên hệ chứng từ bán hàng tại các siêu thị, các chứng từ từ máy rút tiền tự động ATM).Về cách bố trí diễn giải trên chứng từ: đảm bảo yêu cầu dễ ghi, dễ đọc và dễ kiểm soát. Tiêu chuẩn hóa và quy cách hóa chứng từ: Xây dựng các mẫu chứng từ chuẩn hóa áp dụng thống nhất cho các DN hoặc cho một số lĩnh vực đặc thù. Hệ thống bản chứng từ chuẩn hóa và hệ thống bản chứng từ hướng dẫnIII. Phân loại chứng từ và chế độ nội quy của chứng từ Phân loại chứng từChế độ nội quy của chứng từPhân loại chứng từa. Theo công dụngb. Theo địa điểm lập chứng từ c. Theo mức độ tổng hợp số liệud. Theo số lần ghi các nghiệp vụ kinh tế:e. Theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phản ánh.Chế độ nội quy của chứng từ- Chế độ chứng từ: Do nhà nước ủy quyền cho BTC, kết hợp với tổng cục thống kê thiết kế các biểu mẫu chứng từ dùng thống nhất cho các ngành hoặc một số ngành: Biểu mẫu chứng từ tiêu chuẩn Cách tính các chỉ tiêu trên chứng từ Thời hạn lập và lưu trữ (từng loại) Người lập, người sử dụng, người kiểm tra, người lưu trữ. Trách nhiệm vật chất, hành chính và quyền lợi tương ứng trong việc thực hiện.- Nội quy chứng từ: Do các đơn vị hạch toán tự xây dựng trên cơ sở quy định của các ngành các cấp có liên quan.IV. Luân chuyển chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ1. Luân chuyển chứng từ 2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ. Luân chuyển chứng từ Khái niệm Sự vận động liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của chứng từ, từ khâu lập đến khâu lưu trữ hoặc hủy chứng từ Các khâu trong luân chuyển chứng từ- Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lí của chứng từ: các yếu tố của chứng từ, chữ kí - Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ kế toánChuyển chứng từ vào bảo quản và lưu trữ Hkế hoạch luân chuyển CTLà trình tự được thiết lập sẵn cho QT vận động của CT.Dựa trên cơ sở chế độ về chứng từ Nội dung: xác định các khâu vận động của CT, thời gian và nọi dung cong việc từng khâu, người chịu trách nhiệm.Phương pháp: Lập chung hoặc riêng Ví dụTrong kỳ doanh nghiệp tập hợp các CTKT như sau:1. PT số 01 ngày 3/1/08: Thu tiền từ KH nợ : 1002. PC số 01 ngày 02/1/08: Chi trả lương CNV: 703. PT số 02 ngày 08/01/08: Thu khoản đầu tư tài chính đến hạn: 1004. PNK số 01: Nhập kho VL mua ngoài chưa thanh toán : 1005. Giấy báo có của ngân hàng ngày 28/01: thu tiền bán hàng từ kỳ trước: 100Biết ĐK: Đầu tư T/C: 90;TM: 100; phải thu KH: 200; phải trả CNV: 70 ;NVKD:320Phân loại VKD vào CK trên cơ sở các CTKT trong kỳ? PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN I. Tài khoản kế toánII. Nguyên tắc ghi sổ kép (double entries)III. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.IV. Phân loại tài khoản kế toánV. Kiểm tra số liệu trên tài khoản kế toánVI. Hệ thống tài khoảnI. Tài khoản kế toán1. Sự cần thiết và khái niệm về phương pháp tài khoản2. Nội dung kết cấu của tài khoản kế toánSự cần thiết of phương pháp tài khoản kế toánPhản ánh được sự vận động mang tính hai mặt đối lập của các đối tượng kế toán.Cung cấp thông tin phản ánh mqh giữa các đối tượng kế toán. Hệ thống hoá thông tin về tình hình biến động của từng đối tượng kế toán, phản ánh khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo các đối tượng cụ thể. Khái niệmPhương pháp tài khoản Là phương pháp phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo đối tượng kế toán cụ thể nhằm phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. Khái niệmTài khoản kế toán Hiểu một cách đơn giản là sổ kế toán theo dõi một cách thường xuyên, liên tục sự vận động (tăng và giảm) của đối tượng kế toán cụ thể Nội dung kết cấu của tài khoản kế toána. Nội dung kết cấu chung của tài khoản kế toánb. Nội dung kết cấu của các tài khoản phản ánh tài sảnc. Nội dung kết cấu của các loại tài khoản phản ánh nguồn vốn d. TK phản ánh thu nhập và chi phí (TK phản ánh quá trình kinh doanh)Nội dung kết cấu chung của tài khoản kế toán- Nội dung của tài khoản: + Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ + Số phát sinh tăng, số phát sinh giảm + SD cuối kỳ = SD đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm- Kết cấu của tài khoản: Sự vận động của từng đối tượng kế toán luôn luôn là sự vận động của hai mặt đối lập do đó tài khoản kế toán được xây dựng theo kết cấu hai bên đẻ tiện lợi phản ánh sự vận động đối lập đó: - Bên tay trái gọi là bên Nợ - Bên tay phải gọi là bên CóNội dung kết cấu của các tài khoản phản ánh tài sản Tài khoản Tài sản số dư đầu kỳSố phát sinh tăng trong kỳSố phát sinh giảm trong kỳsố dư cuối kỳNội dung kết cấu của các tài khoản phản ánh nguồn vốn Tài khoản nguồn vốn số dư đầu kỳSố phát sinh giảm trong kỳSố phát sinh tăng trong kỳsố dư cuối kỳ Kết cấu TK phản ánh thu nhập và chi phíThu nhập: tăng vốn chủ sở hữu => TK thu nhập có kết cấu giống như tài khoản phản ánh NVChi phí: giảm vốn chủ sở hữu => TK chi phí có kết cấu ngược lại với tài khoản phản ánh nguồn vốn. Cuối kỳ số phát sinh bên nợ trên TK chi phí và số phát sinh bên có trên TK thu nhập được kết chuyển sang TK khác, do vậy các TK chi phí và thu nhập không có số dư.II. Nguyên tắc ghi sổ kép (double entries)Các quan hệ đối ứng trong kế toánGhi sổ képCác quan hệ đối ứng trong kế toánTăng tài sản này - giảm tài sản khácTăng nguồn vốn này - giảm nguồn vốn khác. Tăng tài sản – tăng nguồn vốnGiảm tài sản - giảm nguồn vốn. Ghi sổ képKhái niệm Ghi sổ kép Cơ sở của việc ghi sổ kép Các bước ghi sổ képKhái niệm Ghi sổ kép Là mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào ít nhất hai tài khoản kế toán theo mối quan hệ đối ứng: Ghi nợ tài khoản này, ghi có tài khoản khác với cùng một số tiền và cùng thời gian.Cơ sở của việc ghi sổ kép Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi phản ánh bằng ngôn ngữ kế toán luôn có mối quan hệ đối ứng, cũng có nghĩa là liên quan đến hai tài khoản trở lên, vì vậy phải ghi vào hai tài khoản trở lên.Tồn tại 4 loại quan hệ đối ứng kế toánCác bước ghi sổ képB1: Định khoản kế toán: (journal entries)B2: Phản ánh vào tài khoản kế toán (Posting journal entries to ledger accounts):Định khoản kế toánCăn cứ vào nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh để ấn định xem ghi nợ vào tài khoản này – ghi có vào tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu.Định khoản giản đơnĐịnh khoản phức tạp=> Không được phép gộp nhiều định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.III. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết- Sự cần thiết của việc sử dụng TKTH và TKCT.- Tài khoản tổng hợp và kế toán tổng hợp- Tài khoản chi tiết và kế tóan chi tiết- Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiếtSự cần thiết của việc sử dụng TKTH và TKCTCung cấp thông tin về đối tượng hạch toán vừa tổng hợp vừa cụ thể.Cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định hiệu quả.Tài khoản tổng hợp và kế toán tổng hợp- TK tổng hợp là tài khoản phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp về một đối tượng kế toán (thường là các chỉ tiêu được phản ánh trên BCTC)VD: TK tiền mặt, TK Nguyên vật liệu- Ghi các nghiệp vụ vào tài khoản tổng hợp được gọi là kế tóan tổng hợpTài khoản chi tiết và kế tóan chi tiếtTài khoản chi tiết là tài khoản phản ánh các chỉ tiêu chi tiết của chỉ tiêu tổng hợp VD: Tài khoản tiền mặt có các chỉ tiêu chi tiết: tiền mặt VND, tiền mặt ngoại tệ (USD, EUR,..), Vàng bạc đá qúi- Kế toán chi tiết là việc ghi nghiệp vụ vào tài khoản chi tiết- Kế toán chi tiết có tác dụng để quản lí từng loại tài sảnMối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiếtTKTH và TKCT được ghi đồng thời. Tổng hợp số liệu của các tài khoản chi tiết trong 1 tài khoản tổng hợp luôn luôn bằng tổng số liệu của tài khoản tổng hợp đó (số dư và số phát sinh)Vị trí số dư, SPS trên TKTH giống với trên TKCT của nó.Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiếtNVKTPS khi được phản ánh lên TKTH thì đồng thời cũng được phản ánh lên TKCT có liên quan thuộc TKTH.VD: Nhận vốn góp bằng tiền mặt 100 triệu, trong đó: 70 triệu bằng VND và 30 triệu bằng USD Nợ TK tiền mặt: 100 tr (Chi tiết tiền mặt VND: 70 tr ( Chi tiết tiền mặt USD: 30tr) Có TK nguồn vốn kinh doanh: 100 trVí dụ minh hoạSố dư đầu kỳ của tài khoản NVL: 500 tr.đ. trong đó VL chính: 300, VL phụ là 200Trong kỳ có phát sinh:1. Cổ đông góp vốn cho doanh nghiệp bằng NVL 200 trđ, trong đó:+ Vật liệu chính: 150tr+ Vật liệu phụ: 30 tr+ Nhiên liệu: 20 tr2. Mua người bán NVL nhập kho chưa trả tiền: 60tr, trong đó: VL chính là 40tr, phụ tùng thay thế: 20 tr.đ3. Xuất kho NVL dùng cho DN là 180 tr.d, trong đó:+ NVL chính dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: 170 tr.đ+ Nhiên liệu dùng cho bộ phân quản lí phân xưởng sx: 3tr+ Phụ tùng thay thế dùng cho bộ phận quản lí doanh nghiêp: 7 trYêu cầu Phản ánh vào các tài khoản tổng hợp, tài khoản phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.Chứng minh mối quan hệ tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích của đối tượng NVL.IV. Phân loại tài khoản kế toán1. Theo nội dung kinh tế2. Phân loại theo công dụng và kết cấu3. Phân theo mức độ khái quát số liệu trên tài khoản kế toán.4. Phân theo mối quan hệ giữa tài khoản với các báo cáo tài chính1. Theo nội dung kinh tế Loại tài khoản phản ánh tài sản Loại tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản Loại tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập khác Loại tài khoản phản ánh chi phí họat động kinh doanhLoại tài khoản phản ánh tài sản Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có ở doanh nghiệp, nhóm này được tiếp tục phân chia theo các chỉ tiêu (các loại tài sản mà các doanh nghiệp nắm giữ: - Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn: tiền mặt, hàng tồn kho, chứng khoán kinh doanh,... - Tài khoản phản ánh tài sản dài hạn: tài sản cố định, đầu tư chứng khoán dài hạn,...Loại tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sảnPhản ánh toàn bộ các nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp, nhóm này được tiếp tục phân chia theo các chỉ tiêu:Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu: Tài khoản phản ánh công nợ phải trảLoại tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập khác Gồm các TK được sử dụng để phản ánh các khoản doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp như TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịc vụ, thu nhập hoạt động tài chínhLợi ích kinh tế nhận được => làm tăng VCSH => Ghi bên cóLoại tài khoản phản ánh chi phí họat động kinh doanhGồm các TK được sử dụng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như TK chi phí QLDN, chi phí bán hàng Làm giảm lợi ích kinh tế => giảm VCSH => ghi bên nợ2. Phân loại theo công dụng và kết cấu Tài khoản cơ bản Tài khoản điều chỉnh: Tài khoản xử lí nghiệp vụ kỹ thuật. Tài khoản cơ bảnPhản ánh các chỉ tiêu cơ bản của đối tượng kế toán : - Nhóm tài khoản cơ bản phản ánh tài sản : Công dụng: giúp cho đơn vị nắm được số liệu hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản, ktra tình hình vận động tài sản ở từng đơn vị. Nội dung, kết cấu: Luôn luôn dư nợ. - Nhóm tài khoản cơ bản phản ánh nguồn vốn: Công dụng: giúp cho đơn vị nắm được số hiện có tính hình biến động của nguồn, ktra được việc sử dụng hợp lí các nguồn vốn, tình hình tổ chức các nguồn hình thành tài sản tại đơn vị. Nội dung kết cấu: Luôn luôn dư có. - Nhóm tài khoản cơ bản hỗn hợp: có 2 tính chât Khi thì phản ánh tài sản (có dư nợ) khi thì phản ánh nguồn vốn (có số dư có)Tài khoản điều chỉnh:Công dụng: Được sử dụng cùng với tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản hoặc nguồn vốn của đơn vị mà các tài khoản cơ bản chưa phản ánh được.Kết cấu: Tuỳ thuộc vào loại TK mà nó điều chỉnhTài khoản điều chỉnh:Tài khoản điều chỉnh giảm tài sảnCông dụng: Điều chỉnh giảm giá trị TS nhằm phản ánh đúng giá trị tài sản.Kết cấu: Ngược với kết cấu của TK Tài sảnBao gồm: TK hao mòn TSCĐ, các TK dự phòngTài khoản điều chỉnh giảm tài sản- TK hao mòn TSCĐ chỉnh giảm TK TSCĐ TK TSCĐ 300 TK HMTSCĐ50TS NVTSCĐ: 300HMTSCĐ: (50)250250Tài khoản điều chỉnh:Tài khoản điều chỉnh tăng, giảm NVCông dụng: Điều chỉnh tăng, giảm giá trị NV nhằm phản ánh đúng giá trị NV.Kết cấu:ĐC tăng thì có số dư Có, ĐC giảm thì có số dư NợBao gồm: Tài khoản chênh lệch đánh giá lại TS, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá.Tài khoản điều chỉnh tăng, giảm NV- Tài khoản chênh lệch đánh giá lại TSTK TSCĐTK chênh lệch ĐgltsTSNV500800TK NVKD50080050080050080013001300Tài khoản xử lí nghiệp vụ kỹ thuật.Công dụng tập hợp số liệu cần thiết rồi từ đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật để xử lí số liệu.Kết cấu TK loại này phụ thuộc vào từng nhóm TK cụ thể.Tài khoản xử lí nghiệp vụ kỹ thuật Nhóm tài khoản phân phối Nhóm tài khoản tính giá thành Nhóm tài khoản so sánh (tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh) Nhóm tài khoản phân phốiCác tài khoản tập hợp phân phối Các tài khoản phân phối theo dự toán Các tài khoản tập hợp phân phối - Công dụng:Tổng hợp từng loại chi phí và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí. + Tài khoản chi phí sản phẩm (CF nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Tài khoản chi phí thời kỳ (Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp + Tài khoản chi phí họat động khác (chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác) - Kết cấu: Nợ: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh Có: + Các khoản ghi giảm chi phí + Kết chuyển chi phí Tài khoản này cuối năm không có số dưCác tài khoản phân phối theo dự toán Công dụng: Nhóm tài khoản phân phối theo dự toán giúp cho đơn vị phân bổ đồng đều theo kế hoạch một số khỏan chi phí mà thời kỳ phát huy khoản chi phí và thời kỳ chi trả khoản chi phí khác nhau vào chi phí trong kỳ cho hợp lí. Tài khoản chi phí trả trước - TK 142: Tài khoản chi phí phải trả - TK 335: Tài khoản chi phí trả trước - TK 142: Chi phí trả trước: khoản chi thanh toán 1 lần, nhưng có tác dụng cho nhiều kỳ kế toán sau đó (góp phần tạo nên doanh thu cho nhiều kỳ kế toán sau đó) => Không được ghi toàn bộ vào chi phí của kỳ thanh toán. DN phải ghi nhận vào 1 tài khoản trung gian và sau đó phân bổ cho các kỳ kế toán có liên quan.VD: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, tiền thuê VP trả trước, tiền thuê hoạt động các thiết bị chuyên dùng trả trước,...Tài khoản chi phí trả trước - TK 142: TK Chi phí trả trước- Khoản tiền thực tế đã chi trả có liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh khác nhau- Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ liên quan SDDKSDCK:Số tiền đã chi chờ phân bổ. Tài khoản chi phí phải trả - TK 335Chi phí phải trả: Các khoản chi phí thực tế chưa phải thanh toán cho đối tác nhưng Để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí, cần ghi nhận khoản chi phí này trong kỳ kế toán và đồng thời ghi nhận một khoản nợ phải trả. VD: Dự toán SCL TSCĐ trong kỳ tới nhưng kỳ này tiến hành trích trước một khoản chi phí theo dự toán vào chi phí hoạt động trong kỳ.Tài khoản chi phí phải trả - TK 335 TK chi phí phải trảTrích trước chi phí ghi nhận chi phí trong các kỳ kế toán có liên quan.Thực tế thanh toán khoản phải trả SDDKSDCKSố chi phí trích trước vào chi phí nhưng chưa phải thanh toán. Nhóm tài khoản tính giá thànhCông dụng: Giúp cho đơn vị tập hợp được chi phí cấu thành giá và tính được giá thành của đối tượng cần tính giá, kiểm tra được tình hình thực hiện giá thành của đơn vị.Kết cấu:TK tính giá thánh có kết cấu của một tài khoản tài sản, có số dư nợ, SPS tăng bên nợ và giảm bên có. Nhóm tài khoản tính giá thành TK Tính giá thànhSDDKTập hợp các chi phí cầu thành giá của các đối tượng cần tính giá Phản ánh giá thành của các đối tượng cần tính giá đã hoàn thành trong kỳ SDCKNhóm tài khoản so sánhCông dụng: Giúp cho đơn vị so sánh giữa thu nhập với chi phí bỏ ra để xác định lãi lỗ của hoạt động kinh doanh, ktra được tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch lợi nhuận của đơn vị trong một kỳ kế toán.Nhóm tài khoản so sánh Kết cấu: - Tập hợp tất cả các chi phí đầu vào bao gồm:+ Giá vốn hàng bán+ Chi phí bán hàng+ CPQLDN+ Chi phí của các hoạt động khác+ Chi phí HĐTC- Kết chuyển lãi- Tập hợp các doanh thu và thu nhập của hoạt động tiêu thụ và các hoạt động khác.- Kết chuyển lỗ của các hoạt động kinh doanh cuối kỳ.00TK so sánh3. Phân theo mức độ khái quát số liệu trên tài khoản kế toán.Tài khoản tổng hợp Tài khoản phân tích.4. Phân theo mối quan hệ giữa tài khoản và các báo cáo tài chínhTài khoản thuộc bảng cân đối kế toánTài khoản ngoài bảng cân đối kế toánTài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanhTài khoản thuộc bảng cân đối kế toánBao gồm các tài khoản phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Các TK này có quan hệ ghi sổ kép.Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán Bổ sung làm rõ những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Theo dõi các tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, quản lí nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Các quyền hoặc nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận vào bảng cân đối kế toán (chưa đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản hoặc nợ phải trả của doanh nghiệp) Các tài khoản này áp dụng phương pháp ghi đơn. Tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh Các tài khoản phản ánh các khoản thu nhập và chi phí của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ các tài khỏan này không có số dư (do các khoản thu nhập chi phí được kết chuyển hết vào tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh).V. Kiểm tra số liệu trên tài khoản kế toán1. Kiểm tra số liệu trên tài khoản tổng hợp2. Kiểm tra số liệu trên tài khoản chi tiết1. Kiểm tra số liệu trên tài khoản tổng hợpThời gian: vào cuối kỳ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính.Cách kiểm tra: Lập bảng cân đối tài khoảnTài liệu: số liệu trên các TKTH.Là một bảng liệt kê tất cả các tài khoản có hoạt động hoặc không có hoạt động trong kỳ : SDĐK, số phát sinh trong kỳ, SDCK.Lập bảng cân đối tài khoảnTên TKTHSDDKSPSSDCKNợCóNợCó NợCó1.TK TMặt2. TK TGNHΣA ABBCC2. Kiểm tra số liệu trên tài khoản chi tiếtThời gian: vào cuối kỳ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính.Cách kiểm tra: Lập bảng tổng hợp chi tiết SPS cho từng TKTH có chi tiết.Tài liệu: số liệu trên các TKCT và TKTH tương ứng.Là một bảng liệt kê các tài khoản chi tiết của từng TKTH trên các nội dung SDĐK, số phát sinh trong kỳ, SDCKLập bảng tổng hợp chi tiết SPS TK NVLTên TKTH SDDK SPS SDCKNợCó 1.TK VLC2. TK VLP ΣABCDVI. Hệ thống tài khoảnKhái niệm: Là danh mục các tài khoản kế toán mà đơn vị sử dụng để phản ánh toán bộ các tài sản và sự vận động của tài sản ở đơn vị để lập được báo cáo kế toán định kỳ.VI. Hệ thống tài khoản2. Nội dung: Loại 1: Tài sản ngắn hạn / tài sản lưu động Loại 2: Tài sản dài hạn/ Tài sản cố định Loại 3: Nợ phải trả Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 5: Doanh thu Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh Loại 7: Thu nhập hoạt động khác Loại 8: Chi phí hoạt động khác Loại 9: Xác định kết quả Loại 0: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_ii_iii_phuong_phap_chung.ppt