Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
Nghiệp vụ bao thanh xuất – nhập khẩu
25 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1 - Chương 6: Nghiệp vụ bao thanh toán - Nguyễn Văn Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
Nghiệp vụ bao thanh xuất – nhập khẩu
1. Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán
hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng
hóa đã được bên bán và mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.
1. Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Các chủ thể tham gia hoạt động bao thanh toán?
Người mua Người bánNgân hàng bao thanh toán
Buyer
Seller
Factor
Đơn vị thực hiện mua
bán các khoản nợ và
các dịch vụ khác liên
quan đến mua, bán nợ:
các ngân hàng, cty tài
chính.
Đơn vị mua, nhận các
hàng hóa dịch vụ, là
người phải trả các khoản
nợ.
Là các đơn vị sãn xuất
hàng hóa, dịch vụ, là
người sở hữu hợp pháp
các khoản nợ chưa đến
hạn thanh toán.
1. Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động bao thanh toán?
Đối với doanh nghiệp
mua hàng
Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh toán.
Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán
hàng chả chậm.
Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ
Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc
vào các khoản vay NH, không yêu cầu phải có
tài sản đảm bảo.
Giảm thiểu nợ xấu và hạn chế rủi ro tín dụng
Đối với doanh nghiệp
bán hàng
Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán
sau.
Sử dụng vốn tín dụng để tài trợ tài sản lưu
động.
Có cơ hội đàm phán mua hàng tốt hơn.
Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập
trung thanh toán về một đầu mối là NH
1. Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Căn cứ theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán
Bao thanh toán truy đòi: nếu người
mua hàng không trả nợ, không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ thì người bán phải
có trách nhiệm hoàn trả lại khoản tiền
đã được ứng trước cho đơn vị bao
thanh toán.
Bao thanh toán miễn truy đòi: đơn vị
bao thanh toán phải chịu mọi rủi ro về
tín dụng, không được đòi lại khoản tiền
đã ứng cho người bán hàng, trong
trường hợp người mua hàng không
thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Phân loại bao thanh toán?
1. Giới thiệu chung về Bao thanh toán
Căn cứ theo thời hạn
Bao thanh toán chiết khấu: đơn vị bao
thanh toán ứng trước khoản phải thu
trước ngày đáo hạn (tối đa 80% giá trị
hóa đơn).
Bao thanh toán khi đáo hạn: đơn vị
bao thanh toán sẽ trả cho người bán
hàng số tiền bằng giá mua của các
khoản thanh toán khi đáo hạn
Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán?
Đảm bảo an toán trong hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định
của pháp luật Việt Nam
Đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh
toán và liên quan đến khoản phải thu.
Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua
bán hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
2. Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Bao thanh
toán truy đòi
Bao thanh
toán xuất
nhập khẩu
Bao thanh
toán miễn
truy đòi
Bao thanh
toán trong
nước
Những loại hình bao thanh toán?
2. Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Phương thức bao thanh toán?
Bao thanh toán từng lần
Bao thanh toán theo hạn mức
Đồng bao thanh toán.
Thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán
hàng ký hợp động bao thanh toán đối với từng
khoản phải thu của bên bán hàng
Thỏa thuận giữa đơn vị BTT và bên BH ký hợp động
xác định hạn mức BTT duy trì trong một thời gian xác
định.
Hai hay nhiều đơn vị BTT cùng tham gia thực hiện
bao thanh toán cho 1 hợp đồng mua, bán hàng hóa.
1 đơn vị BTT sẽ làm đầu mối.
2. Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Một số quy định về hoạt động bao thanh toán?
Đồng tiền
sử dụng
Lãi và phí
Bảo đảm
cho hoạt
động
thanh
toán
Các khoản
phải thu
không được
bao thanh
toán
Quy định
về an toàn
Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Một số quy định về hoạt động bao thanh toán?
Đồng tiền
sử dụng
- Giao dịch bao thanh toán thực hiện bằng Đồng Việt Nam
- Các giao dịch bằng ngoại tệ phải tuân theo quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối.
Lãi và phí
- Lãi: được tính trên số vốn mà đv bao
thanh toán ứng trước cho bên bán hàng
phù hợp với lãi suất thị trường.
- Phí: được tính trên giá trị khoản phải thu
để bù đắp rủi ro, chi phí quản lý sổ sách,
các chi phí quản lý khác.
Bảo đảm
cho hoạt
động
thanh
toán
- Các hình thức bảo đảm:
Ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên
thứ 3 và các biện pháp đảm bảo khách theo quy định.
2. Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Một số quy định về hoạt động bao thanh toán?
Các khoản
phải thu
không được
bao thanh
toán
Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng
hóa dịch vụ bị pháp luật cấm
Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận
bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp
Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng
dưới hình thức ký gửi.
Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng
hóa có thời hạn thanh toán còn lại dài
hơn 180 ngày.
Các khoản phải thu đã bị gán nợ, cầm
cố, thế chấp, quá hạn thanh toán hợp
đồng.
Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Một số quy định về hoạt động bao thanh toán?
Quy định
về an toàn
Đảm bảo các quy định về an toàn theo luật tổ chức tín dụng, các văn
bản hướng dẫn của NHTW.
Tổng số dư bao thanh toán cho 1 khách hàng không quá 15% vốn tự
có của đơn vị bao thanh toán. Với chi nhánh NH nước ngoài: BTT
không vượt quá 15% vốn tự có của NH nước ngoài.
Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo
lãnh thanh toán cho 1 bên nhập khẩu nằm trong giới hạn tổng số dư
bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 1 khách hàng.
Tổng số dư bao thanh toán không vượt quá vốn tự có của đơn vị bao
thanh toán.
Nếu nhu cầu BTT của 1 k/h lớn hơn 15% vốn tự có của đơn vị bao
thanh toán thì thực hiện BTT cho k/h theo quy định của NHTW.
2. Quy định chung về hoạt động bao thanh toán
Hồ sơ bao thanh toán?
1. Đề nghị bao thanh toán
2. Hồ sơ pháp lý của khách hàng
3. Hồ sơ về tài chính của khách hàng
4. Hồ sơ về khoản phải thu đề nghị
bao thanh toán
Bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng
hóa, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất
kho, biên bản giao nhận hàng....
5. Hồ sơ về tài sản bảo đảm nếu có
6. Các hồ sơ tài liệu khác nếu có
3. Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
1. Hợp đồng mua bán.
9
. T
hanh toán
8
. T
h
ôn
g b
áo th
u nợ
3a. T
hẩm
đ
ịn
h
10
. T
T
p
hần cò
n lại
7. Ứ
ng trư
ớ
ic
6
. C
hu
yển
n
hư
ợ
n
g C
T
4. K
ý kết H
Đ
B
T
T
3b
. T
h
ẩm
đ
ịn
h
2. Đ
ề nghị B
T
T
5. Giao hàng hóa
Bên bán
(Khách hàng)
Bên mua
(Con nợ)
Đơn vị bao thanh toán
3. Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
Giả sử công ty ABC có khoản phải thu 500 triệu đồng, sau ba tháng nữa sẽ đến hạn
thanh toán. Khoản phải thu này là khoản phải thu có bảo đảm và chắc chắn sẽ thu
được tiền khi đến hạn. Công ty đang xem xét quyết định:
Hoặc chờ 3 tháng sau sẽ thu về 500 triệu đồng
Hoặc bán khoản phải thu cho ngân hàng để thu tiền về ngay bây giờ thông qua dịch
vụ bao thanh toán.
Do bao thanh toán là dịch vụ mới nên khách hàng nhờ bạn, với tư cách là nhân
viên tín dụng, tư vấn giúp xem công ty có nên sử dụng dịch vụ này hay không?
Giả sử khách hàng yêu cầu xem xét 2 trường hợp chi phí sử dụng vốn là 10% và
14%.
Biểu phí ngân hàng áp dụng như sau:
+ Lãi suất áp dụng cho bao thanh toán là 10,2%/năm cộng biên độ giao động 0,5%
+ Ngân hàng ứng trước 90% giá trị hóa đơn
+ Phí bao thanh toán 0,2% trên giá trị hợp đồng BTT
3. Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
Khoản phải thu 500
Thời hạn phải thu 3 tháng
Chi phí sử dụng vốn 10%
Chi phí sử dụng vốn 14%
Biểu phí
Lãi suất BTT áp dụng 10.20% năm
Biên độ giao động 0.50%
Ngân hàng ứng trước 90% Giá trị hóa đơn
Phí BTT 0.20% Giá trị hợp đồng
Số tiền khách hàng nhận được khi sư dụng dịch vụ BTT
Lãi và chiết khấu phải trả ngân hàng 500*(10.2%+0.5%)*3/12*90%
Phí bao thanh toán 0.2%*500
Số tiền công ty nhận được B1-H7-H8
Hiện giá của khoản phải thu nếu i=10%: 487.705476
Hiện giá của khoản phải thu nếu i=14%: 482.90053
4. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
Lợi ích của các đối tượng tham gia bao thanh toán XNK?
ExporterImporter Export factor import factor
+ Giúp giảm thời gian
thu hồi nợ
+ Kiểm soát được các
khoản nợ, giảm thiểu
rủi ro.
+ Giảm chi phí thu đòi
nợ
+ Xuất khẩu được hàng
trong trường hợp bên
nhập khẩu muốn thanh
toán trả chậm
+ Được ứng tới 90 %
giá trị hóa đơn
+ Giải quyết được khó
khăn về ngôn ngữ
+ Được sử dụng hàng
mà chưa cần thanh
toán ngay.
+ Chỉ thanh toán khi
hàng hóa đáp ứng
được yêu cầu của HĐ.
+ Không phải trả bất kỳ
khoản phí BTT nào.
+ Không phải mất thời
gian mở L/C cho từng
lần nhập hàng, không
phải ký quỹ.
+ Tăng thêm lợi nhuận
trong hoạt động.
+ Quản lý được các
khoản phải thu, hạn
chế được rủi ro.
+ Đa dạng hóa các loại
dịch vụ giúp tang uy tín
của đơn vị BTT đối với
khách hàng.
4. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
1. Hợp đồng xuất nhập khẩu
7. Giao hàng hóa
12
. T
han
h to
án
11
. T
h
ôn
g báo thu
n
ợ
4. T
hẩm
định
1
4. T
T
p
hần cò
n lại
9
. Ứ
ng trư
ớ
ic
8. C
hu
yển n
h
ư
ợ
n
g C
T
6
. K
ý H
Đ
B
T
T
2. Đ
ề nghị B
T
T
3. Yêu cầu BTT
5. Trả lời YC BTT
10. Chuyển nhượng CT
13. Thanh toán
Exporter Importer
Export factor import factor
4. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
Lệ phí hoạt động Bao thanh toán?
Số tiền ứng trước = Giá trị các khoản phải thu * tỷ lệ ứng trước
Tỷ lệ ứng trước được xác định dựa vào:
- Mặt hàng bao thanh toán;
- Điều kiện thanh toán;
- Phương thức thanh toán;
- Tỷ lệ tranh chấp thương mại.
Thời hạn ứng trước = Thời hạn thanh toán còn lại + n ngày dự phòng
- Thời hạn thanh toán còn lại : là số ngày tính từ ngày ứng trước
cho đến ngày đến hạn thanh toán của các khoản phải thu.
- Số ngày dự phòng : được tính toán dựa trên thời gian thanh toán
chậm trễ theo tập quán thanh toán; thời gian chuyển khoản; thời
gian chờ xử lý chứng từ.
- Thời hạn ứng trước tối đa: 180 ngày.
4. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
Lệ phí hoạt động Bao thanh toán?
- BTT trong nước:
Phí = GT các khoản phải thu * Tỷ lệ phí.
- BTT xuất nhập khẩu:
Tỷ lệ phí BTT được xác định dựa
trên những yếu tố:
- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng.
- Phí xử lý hóa đơn.
- Phí khác.
Phí bao thanh toán được thu vào thời điểm đơn vị BTT ứng trước các khoản
phải thu cho bên bán.
Ngoài phí BTT được xác định theo tỷ lệ thoả
thuận, trong nghiệp vụ BTT còn phát sinh
một số khoản thu khác như:
- Phí chuyển chứng từ;
- Phí chuyển tiền;
- Phí khác.
Tất cả các khoản phí này được thu khi đơn vị
BTT thanh toán phần phải thu còn lại cho
khách hàng
4. Nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
Lệ phí hoạt động Bao thanh toán?
Tiền lãi BTT được thu khi đơn vị BTT nhận được các khoản phải thu từ
người mua.
Lãi BTT = ST ứng trước * Số ngày ứng trước thực tế * Lãi suất BTT
Số ngày ứng trước thực tế: được tính từ ngày ứng trước đến
ngày trước ngày đơn vị BTT nhận được các khoản phải thu
một ngày
Giá trị phải thu còn lại:
GTPT còn lại = GT các khoản PT – ( ST ứng trước + Lãi BTT + phí phát sinh)
Giá mua các khoản phải thu:
Giá mua = GT các khoản PT – ( Phí BTT + Lãi BTT)
Bài 1:
Công ty Tribico ký hợp đồng bán hàng trả chậm trong thời hạn 6 tháng cho
Công ty thương mại và dịch vụ Cà Mau lô hàng nước bí đao trị giá 1520 triệu
đồng. Trong thỏa thuận giữa hai bên mua bán và ACB về sử dụng dịch vụ bao
thanh toán trong nước có những cam kết sau:
+ ACB ứng trước 85% trị gí hợp đồng bao thanh toán cho bên bán với lãi suất
bằng lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành là 0,85%/tháng cộng phí bảo hiểm rủi
ro tín dụng là 0,65%.
+ Phí theo dõi khoản phải thu và thu hồi nợ là 0,15% trị giá hợp đồng bao
thanh toán.
Giả sử bạn là nhân viên tín dụng phụ trách dịch vụ bao thanh toán, hãy xác
định xem số tiền khách hàng nhận được là bao nhiêu ở hai thời điểm:
a. Thời điểm khách hàng xuất trình hóa đơn?
b. Thời điểm quyết toán hợp đồng bao thanh toán
Bài 2:
Công ty incomfish ký hợp đồng xuất khẩu tôm trả chậm thời hạn 6 tháng cho
khách hàng là một công ty Nhật. Trị giá lô hàng xuất khẩu là 250.000 USD. Theo
thỏa thuận giữa hai bên xuất nhập khẩu và VCB, incomfish sử dụng dịch vụ bao
thanh toán xuất khẩu của VCB với những cam kết sau:
- Phí quản lý: 0,2% doanh số BTT
- Phí xử lý hóa đơn: 10usd/hóa đơn
- Phí đại lý BTT bên mua theo thông báo của đại lý là 1% giá trị bao thanh
toán
- Lãi suất ứng trước áp dụng đối với trường hợp BTT có bảo đảm rủi ro tín
dụng bằng lãi suất chiết khấu của VCB là 6%/năm cộng biên độ 0,25%.
- VCB ứng trước 70% giá trị bao thanh toán cho khách hàng
Giả sử bạn là nhân viên tín dụng của VCB phụ trách nghiệp vụ BTT cho khách
hàng trên, hãy xác định số tiền khách hàng nhận được khi xuất trình hóa đơn
và khi quyết toán hợp đồng bao thanh toán. Biết rằng incomfish giao hàng
thành 10 đợt, mỗi đợt có giá trị 25.000USD nhưng chỉ xuất trình hóa đơn
thanh toán một lần và đợt hàng cuối cùng.
Bài 3:
Công ty ABC đang xem xét sử dụng dịch vụ bao thanh toán khi ký hợp đồng xuất
khấu mực trả chậm thời hạn 6 tháng cho khách hàng là một công ty Nhật. Trị giá lô
hàng xuất khẩu là 150.000USD. Theo thỏa thuận hai bên xuất nhập khẩu và VCB,
cty ABC sử dụng dịch vụ BTT xuất khẩu của VCB với những cam kết như sau:
- Phí quản lý 0,2% doanh thu BTT
- Phí xử lý hóa đơn: 10USD/hóa đơn
- Phí đại lý BTT bên mua theo thông báo của đại lý là 1% trị giá bao thanh toán
- Lãi suất ứng trước được áp dụng với trường hợp BTT không có bảo đảm rủi ro
tín dụng bằng lãi suất cho vay ngắn hạn của VCB là 5,85% cộng biên độ 0,15%.
- VCB ứng trước 80% giá trị BTT cho khách hàng
Do thanh toán dịch vụ mới nên GĐ cty ABC chưa thể quyết định có nên sử dụng
dịch vụ hay không. Bạn hãy:
a. Tư vấn cho k/h về tiện ích của BTT
b. Xác định số tiền k/h nhận được trong trường hợp sử dụng và không sử dụng
BTT
c. Bạn khuyên khách hàng nên hay không nên sử dụng dịch vụ BTT? Tại sao? Biết
rằng chi phí cơ hội vốn của khách hàng là 8%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_1_chuong_6_nghiep_v.pdf