NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LÀ GÌ?
Khảo sát một cách có hệ thống dân số địa phương
(local population) để thu thập dữ liệu liên quan đến
chính sách.
Dữ liệu thường đựơc thu thập từ một mẫu của dân số
đích (target population) chứ không phải là tòan bộ
dân số.
44 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Nghiên cứu khảo sát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LÀ GÌ?
Khảo sát một cách có hệ thống dân số địa phương
(local population) để thu thập dữ liệu liên quan đến
chính sách.
Dữ liệu thường đựơc thu thập từ một mẫu của dân số
đích (target population) chứ không phải là tòan bộ
dân số.
Thu thập dữ liệu cho một mẫu kinh tế hơn, cho kết
quả chính xác hơn, và nhanh chóng hơn.
Cho kết quả chính xác hơn vì thường đựơc khảo sát
trong khỏang thời gian giới hạn.
Nhóm khảo sát gồm ít người hơn, vì thế được huấn
luyện tốt hơn.
Để cung cấp thông tin hữu ích, một khảo sát phải
được thiết kế để thu thập dữ liệu từ một mẫu đại diện
của dân số.
Tất cả các cá nhân trong một dân số phải có một xác
xuất được biết trước của việc được chọn lựa.
Việc tiến hành các cuộc khảo sát có thể do các trường
đại học, các cơ quan thương mại, các đơn vị chuyên
làm khảo sát hoặc cơ quan quy hoạch.
CÁC DẠNG KHẢO SÁT
KHẢO SÁT NGANG (Cross-sectional survey)
Mô tả một thời điểm cụ thể
KHẢO SÁT DỌC (Longitudinal)
Mô tả một hòan cảnh trải qua một khoảng thời gian
Trong khảo sát ngang, nếu thực hiện khảo sát với các
nhóm nhỏ, có thể lấy một mẫu lớn hơn từ những
nhóm có khả năng chỉ là những nhóm nhỏ của dân số
(như nhóm thiểu số, hoặc người già ).
Đảm bảo có đủ câu trả lời giúp cho việc phân tích có
ý nghĩa thống kê.
Sau đó hiệu chỉnh lại bằng các phương pháp tóan học.
Trong Khảo sát dọc: so sánh dữ liệu đối với một hoặc
một vài nhóm trải qua thời gian.
Trước và sau khi áp dụng một chính sách nào đó.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO
SÁT
Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Các phương pháp thường dùng nhất là: Thư, điện
thoại và khảo sát cá nhân.
THƯ:
Người nhận thường có xu hướng bỏ qua
15% là mức trung bình.
Tuy nhiên với những chủ đề nóng, có thể tỷ lệ trả lời cao hơn.
Có nhiều kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ trả lời:
- Ngắn gọn
- Thu hút và duy trì sự chú ý của ngừơi nhận (thư giới thiệu từ
một nhân vật nổi tiếng)
- Trao một quà tặng nhỏ (vé xem phim)
- Gọi điện khuyến khích trả lời
Lợi thế: ít tốn thời gian để quản lý hơn các kỹ thuật
thu thập dữ liệu khác
Điện thoại:
Hạn chế: chỉ có thể tiếp cận những người có điện thoại. Nếu ta
dùng danh bạ điện thoại để gọi thì có thể ta đã bỏ qua những
người không có tên trong danh bạ.
Có thể sử dụng hệ thống máy tính để mã hóa câu trả lời.
Thường được các hãng thương mại thực hiện
Các câu hỏi nên ngắn gọn và không phức tạp
PHỎNG VẤN TRỰC TiẾP:
Thường dùng trong trường hợp liên quan đến những
vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề liên quan đến hình
ảnh.
Thường dùng khi người trả lời không có điện thoại,
trình độ học vấn thấp, không thường trả lời các khảo
sát bằng thư.
Phỏng vấn trực tiếp thường là phương pháp tốn kém
nhất.
Nhưng tỷ lệ trả lời cao và dữ liệu đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên cần có những cán bộ khảo sát được đào tạo
tốt, cũng như người giám sát có trình độ.
XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI
Các câu hỏi phải rõ ràng.
Tiêu chuẩn hóa quá trình hỏi, sao cho mỗi người đều
được hỏi giống hệt nhau, theo cùng thứ tự.
Đảm bảo quá trình mã hóa các dữ liệu là đáng tin cậy,
có hiệu quả và không quá tốn kém.
! Đừng quên thử nghiệm bảng câu hỏi của bạn trước khi đưa vào
sử dụng.
Đảm bảo rằng người được hỏi hiểu câu hỏi và dữ liệu có thể
phân tích được
LỰA CHỌN MẪU
Chỉ lấy mẫu đủ lớn để có được dữ liệu ở mức chính xác cần thiết.
Vd: một cơ quan cần biết thu nhập bình quân (median income) ở một vùng
+/- 200.000 VND và sẵn lòng nhận lấy sai số là 5 trong số 100 mẫu. Nó sẽ
cân một mẫu nhỏ hơn một cơ quan khác muốn biết thu nhập bình quân +/-
40 000 VND.
Kích thước mẫu phụ thuộc vào khoảng tin cậy (confidence interval- +/- 200
000) và mức độ tin cậy (confidence level- 5 trong số 100)
400 câu trả lời là thích hợp
Các mẫu phải ngẫu nhiên và không thiên vị (unbiased)
- Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple sampling): sử dụng một bảng ngẫu
nhiên hoặc lấy mỗi thành phần thứ n từ danh sách.
- Lấy mẫu theo kiểu phân lớp (stratified sampling): lựa chọn các mẫu ngẫu
nhiên từ các tiểu dân số của dân số chọn. Các tiểu dân số này phải tương
đối đồng nhất.
- Lây mẫu theo cụm (cluster sampling): chọn ngẫu nhiên một cụm rồi sau đó
lây mẫu một cach ngẫu nhiên trong cụm đó.
PHỎNG VẤN
Gọi điện trước để xin hẹn cuộc phỏng vấn, có thể viết thư.
Bắt đầu với câu hỏi dễ, đơn giản và liên quan đến sự kiện
(facts) sau đó tiến tới các câu hỏi phức tạp hơn. Nhưng cố
gắng kết thúc bằng cách trở về các vấn đề trung lập hoặc bằng
cách tổng kết một vài khía cạnh tích cực của buổi phỏng vấn
Có thể chuẩn bị các câu hỏi trước: lúc đó các câu hỏi phải đơn
giản, ngắn gọn, rõ ràng. Nhưng luôn tạo ra cơ hội theo đuổi
các vấn đề mới, và tìm kiếm thông tin bổ sung.
Kiểm sóat buổi phỏng vấn. Không đi lạc sang chủ đề khác.
Một người phỏng vấn tốt là người: thân thiện, có kiến thức,
chú tâm, và có thái độ hòai nghi. Thái độ hòai nghi: khảo sát
và hỏi chi tiết hơn
Không chấp nhận các câu trả lời không đầy đủ. Hỏi về chứng
cứ và các ví dụ.
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, tổng kết các điểm chính, hỏi
người được phỏng vấn đồng ý hay không đồng ý, nhắc lại
những gì người phỏng vấn đã đồng ý cung cấp thông tin bổ
sung.
Gửi thư cảm ơn
Có thể dùng máy ghi âm cho những vấn đề phức tạp, có nhiều
số liệu, hoặc khi thời gian eo hẹp. Tuy nhiên có thể khiến
ngừơi trả lời e dè hơn, ít thành thật hơn đặc biệt với các chủ đề
nhạy cảm.
Ghi tóm tắt ngay cả khi sử dụng máy ghi âm. Tập trung vào
các điểm chính.
QUAN SÁT
Quan sát: giám sát hành vi
Dữ liệu của quan sát bao gồm: những gì đạt được qua
khảo sát sơ bộ, khảo sát ngay bên lề đường (sidewalk
survey), đếm cơ học (vd: đếm các phương tiện giao
thông), xem các hình ảnh trong hồ sơ hoặc ảnh vệ
tinh.
Quan sát thường dùng để giám sát các chính sách hơn là thu
thập các dữ liệu cơ bản.
Mặc dù quan sát có thể cung cấp nhận thức sâu sắc về chương
trình, cần biết rằng chúng cũng làm cho đối tượng quan sát
thay đổi hành vi.
Quan sát có thể tốn thời gian và khó định lượng, thường lại
dựa trên các mẫu nhỏ.
Độ chính xác phụ thuộc vào sự nhất quán của người quan sát.
CĂN BẢN VỀ PHÂN TÍCH DỮ LiỆU
KỸ THUẬT ĐỒ THỊ:
Hiển thị các dữ liệu thị giác thường dễ dàng
hơn và dễ tiếp cận hơn so với các dữ liệu được
lập bảng.
Tất cả các đồ thị phải tự gỉai thích, gồm đầy đủ các
thông tin về bản thân chúng.
Tiêu đề phải rõ ràng và tự giải thích đầy đủ
Tiêu đề nên ngắn gọn, có thể gồm lời phụ đề để bổ
sung cho đầy đủ.
Nhãn, nguồn tài liệu, các ghi chú, ngày chuẩn bị phải
đầy đủ.
Sử dụng đồ thị như một công cụ hỗ trợ cho việc hiểu
biết. Một khi dữ liệu đã được vẽ, không nên chi tìm
cách khẳng định giả thiết.
Quan sát xu hướng, kiểu và vòng lặp
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất và đảm bảo rằng
chúng đáng tin cậy, và không vượt quá thang đo.
Dân số của một thành phố
Biểu đồ thanh, số hộ gia đình theo chủng tộc
và nhóm thiểu số.
Số hộ theo thu nhập ở Bayside, 1980
Histogram: chỉ rõ độ lớn và sự khác nhau giữa các nhóm. Biểu đồ thanh có
khỏang cách giữa các thanh vì các loại là dữ kiện không liên tục, trong khi
đó histogram được vẽ với các thanh liền nhau, bởi vì chúng trình bày các
thể loại dữ kiện liên tục
Số lượng hộ theo thu nhập, Bayside 1980
Biểu đồ chùm được dùng khi các biến có nhiều loại
Có thể nối liền các điểm để có được biểu đồ dạng tuyến.
Tiền thuê nhà so sánh với thu nhập, Fairmon, 1980
Biểu đồ dạng phân tán thể hiện dữ liệu chưa được hợp nhóm.
Số lượng các hộ sống ở Bayside, 1980
Biểu đồ theo thời gian chi ra sự thay đổi theo thời gian về số
lượng các biến, vd: kích thước dân số, mức độ thất nghiệp
Dữ liệu có thể được thể hiện cho mỗi năm hoặc cho những
năm được lựa chọn
Vị trí các chuỗi cửa hàng thực phẩm ở Atlanta, Georgia, 1960
và 1980
Quyền sở hữu thay đổi và vị trí các cửa hàng tán xạ
CÁC BẢNG
Các bảng là một công cụ quan trọng thể hiện thông tin
Cần phải trải qua thực hành để phát triển các bảng truyền tải
được dữ liệu môt cách chính xác, ngắn gọn và thống nhất.
Cần chỉ ra các số liệu bị mất hoặc không quan sát được, cũng
như các dữ liệu không thích hợp (not applicable- NA)
Các nhóm dữ liệu thu thập được phải không đựơc trùm lên
nhau (mutually exclusive) và gồm tất cả các giá trị có thể có
(exhaustive)
Vd: các nhóm thu nhập phải được cho
từ 0 đến 299 000 VND và từ 300 000 đến 499 000 VND. Để
bao gồm tất cả các giá trị có thể có mức trên có thể là 5 000
000 VND và hơn
Một số chú ý khi lập bảng
1. Phải có tiêu đề và phụ đề cho tất cả các bản
2. Phân chia dữ liệu thành các nhóm (hoặc các thể loại) không
trùng nhau, gồm tất cả các biến có thể có
3. Nếu có thể sử dụng các nhóm có cùng độ rộng
4. Xếp giá trị của các biến theo trật tự từ thấp đến cao, từ trái
sang phải, từ dưới lên trên
5. Làm tròn dữ liệu của các ô thành đơn vị phân trăm (67%
hơn là 66,8%).
6. Nêu ra số lượng các quan sát (các dữ liệu) bị thiếu
7. Trích dẫn nguồn tài liệu
CĂN BẢN VỀ THỐNG KÊ
Ba phần quan trọng của phân tích thống kê:
1. Thống kê mô tả
2. Sự liên kết hay sự tương quan (association/ correlation)
3. Đo lường mức độ ý nghĩa (measure of significance)
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phép đo tổng kết các thuộc tính của một
tập hợp dữ liệu
Các thuộc tính mô tả phổ biến nhất là:
Giá trị trung bình
median
Mode
Ba giá trị này là các chỉ số cho khuynh hướng tập trung
SỰ LIÊN KẾT HAY SỰ TƯƠNG QUAN
Có thể xác định sự liên kết hoặc tương quan bằng tần
số. Là số lần một biến xuất hiện trong một tập hợp.
Khi đã biết được mối quan hệ cơ bản, có thể kiểm tra
tác động của các biến khác.
Vd: quan hệ giữa địa điểm và chất lượng nhà ở. Nếu
dữ liệu được kiểm sóat bởi biến thứ ba: thu nhập
Gamma dùng để đo mối quan hệ giữa hai biến.
Phạm vi ý nghĩa
Thống kê suy luận được dùng để chỉ chúng ta tự tin ở mức độ
nào về kết quả đạt được từ một mẫu.
Chúng ta có thể xác định số lựơng mẫu trong số 100 mẫu (mức
độ tự tin) sẽ sinh ra kết quả nằm trong khỏang nhất định nào
đó
Vd: nếu thống kê suy luận chỉ định rằng 95 trong số 100 lần,
kết quả không phải là ngẫu nhiên, kết quả đó sẽ được gọi là có
ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (5% cơ hội mắc sai lầm)
VÍ DỤ VỀ CÁC CÂU HỎI DÙNG TRONG KHẢO
SÁT
Câu 58: Khi bạn đi mua hàng (mua sỉ, tại các siêu thị), bạn phải đi
bộ xa bao nhiêu (một người trung bình có thể đi bộ 75 m/ph).
A. It hơn 75 m B. Từ 75-150 m
C. Từ 150- 225 m D. Từ 225– 300 m
E. Từ 300- 450 m F. Từ 450- 600 m
G. Từ 600-750 m H. Từ 750- 900 m
I. Từ 900- 1050 m J. Hơn 1050 m
Câu 59: Khỏang cách tối đa mà ông/bà sẵn sàng đi từ nơi đỗ xe
tới nơi mua hàng.
A. It hơn 75 m B. Từ 75-150 m
C. Từ 150- 225 m D. Từ 225– 300 m
E. Từ 300- 450 m F. Từ 450- 600 m
G. Từ 600-750 m H. Từ 750- 900 m
I. Từ 900- 1050 m J. Hơn 1050 m
Câu 60: Ông/bà mất thời gian bao lâu để tìm một không
gian đỗ xe khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ ở vùng
X?
A. Ít hơn một phút B. Từ một đến hai phút
C. Từ hai đến ba phút D. Từ ba đến bốn phút
E. Từ bốn đến năm phút F. Từ năm đến sáu phút
G. Từ sáu đến tám phút H. Từ tám đến mười phút
I. Hơn mười phút
Câu 61: Việc xây dựng tòa nhà mới có nên khuyến khích tại khu
X hay không?
A. Có
B. Không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nghien_cuu_khao_sat.pdf