Bài giảng Nghệ thuật hiện đại , hậu hiện đại

Mĩ học Thần đạo (Shinto): tôn thờ linh hồn thiên nhiên trong tạo vật (Kami), tìm kiếm sự thanh khiết và hòa điệu với tự nhiên, tình yêu sâu sắc với thiên nhiên vô nhiễm và những nguyên liệu tự nhiên (đất sét, gỗ), coi trọng tính đối xứng

- Hình thái Trung Quốc được “thần đạo hóa”, Nhật Bản hóa:

+ Tranh Nhật: nhiều khoảng bỏ trống

+ Thơ Haiku: chỉ có 17 âm tiết

+ Kịch Noh: diễn biến chậm, nhiều khoảng lặng dài

+ Trà đạo, vườn Thiền: không gian biệt lập, đơn sơ, thuần nhiên

- Đơn giản nhưng đa phức, nhấn mạnh những hình thái tinh yếu và động tác trầm tư chiêm nghiệm

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nghệ thuật hiện đại , hậu hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI , HẬU HIỆN ĐẠI I. Nghệ thuật hiện đại: a. Thời gian: tkXVI – tn50 - XX (modern era); cuối tk19-tn60 (modernism) b. Đặc trưng thẩm mỹ: Sự khai minh, khai phóng của cá nhân tự do. - Nhấn mạnh đến sự diễn tả quá trình nhận thức xảy ra như thế nào hơn là cái gì được nhận thức; sử dụng hình thức ấn tượng và nêu bật vai trò chủ thể. - Loại trừ lối viết tự sự bắt nguồn từ một ngôi thứ ba thông suốt hết mọi sự; xoá nhoà sự tách biệt giữa các thể loại - Dạng thức phân đoạn, kết hợp ngẫu nhiên nhiều chất liệu; sắc thái nội hướng và ý thức bản ngã của tác giả; chối bỏ mỹ học khuôn sáo để tiến đến sự ngẫu hứng sáng tạo. c. Thành tựu nghệ thuật: Vị Lai, Biểu Hiện, Đa Đa, Siêu Thực - Văn chương (Joyce, Gide, Proust, Kafka, Faulkner, Eliot, Lorca, Valéry ); Kịch (Strindberg, Pirandelo và Wedekind ); Hội họa (Matisse, Picasso, Cézanne..); âm nhạc (Stravinsky, Schoenberg và Berg). The Suicide of Dorothy Hale (1939, Frida Kahlo) Guernica (1937, Pablo Picasso) NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI , HẬU HIỆN ĐẠI (tiếp) II. Nghệ thuật hậu hiện đại: a. Thời gian: từ sau Thế chiến 2 (1945) ? b. Đặc trưng thẩm mỹ: _ Phi cấu trúc, phi tâm hoá, chối từ vai trò chủ thể của con người (cái Tôi) - Xoá nhoà ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống thường ngày; phá bỏ những giai tầng văn hoá quý phái và văn; nhấn mạnh đến phong cách trộn lẫn hoá đại chúng; - Phủ nhận tính chất nguyên thuỷ của một tác phẩm nghệ thuật và cho rằng nghệ thuật cũng chỉ là một hiện tượng lặp lại (Liên văn bản) - Nghệ thuật của cái trào tiếu (dị biệt, ngụy tạo, giễu nhại, đa tạp, mất liên tục, phân ly, bất ổn) - Chối từ tất cả "đại tự sự" sẵn có từ thời tiền hiện đại đến hiện đại c. Thành tựu nghệ thuật: Jorge Luis Borges, Donald Barthelme, Thomas Pynchon, Gabriel Garcia Marquez, Salman Rushdie, Umberto Eco, Italo Calvino, Christo, Duchamp... Bọc nhà quốc hội (1971-1995, Christo và Jeanne-Claude) Piss Christ. (1987, Andres Serrano) Nguồn nước (1917. Marcel Duchamp) Chủ nghĩa Hậu hiện đại bắt đầu từ bao giờ? “Hiện đại kết thúc và Hậu hiện đại bắt đầu ở Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945”. - Mark Taylor - “Thật ra, tôi tin rằng chủ nghĩa Hậu hiện đại không phải là một khuynh hướng cần định rõ niên đại mà đúng hơn là một phạm trù tư tưởng - hoặc, hơn nữa, một Kunstwollen, một đường lối vận hành. Có thể nói, mỗi thời đại đều có chủ nghĩa Hậu hiện đại của riêng mình...”. - Umberto Eco - So sánh Chủ nghĩa Hiện đại và chủ nghĩa Hậu hiện đại? HHĐ là một diễn trình “viết lại những phương diện của hiện đại”? HĐ và HHĐ đều nhấn mạnh đến tính ấn tượng và chủ quan, làm nhòe thể loại, tự sự bằng nhiều điểm nhìn, chuộng hình thức phân mảnh… HĐ tin vào sự cứu rỗi của nghệ thuật / HHĐ xem nghệ thuật như một trò chơi và chơi cả với cái vô nghĩa, với những chuyện nhỏ (tiểu tự sự: little narratives). HHĐ là một phản ứng đối với triết học ánh sáng (nền triết học đề cao những giá trị như: tinh thần duy lý, tiến bộ khoa học, chinh phục thiên nhiên, khả năng nhận thức vô tận của cái Tôi tư duy…) Thế nào là Đại tự sự? J. F. Lyotard: “Tôi xem hậu hiện đại như là sự không tin tưởng đối với những đại tự sự” (Điều kiện Hậu hiện đại) Đại tự sự là những ý thức hệ, những triết thuyết lớn có tính cách nền tảng của nền văn minh nhân loại hoặc một nhóm người. Những ý thức hệ có thể so sánh như là những tự sự, nghĩa là nó quy giản tính phức tạp của thế giới vào một chuỗi nhân quả nào đó, giải thích thế giới theo một cách nào đó. Tham vọng của những triết thuyết đó: muốn giải thích toàn thể thế giới này, gói gọn tất cả tính phức tạp của thế giới này trong nó. NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ TRUYỀN THỐNG a. Thời gian: 2000 năm tr.CN (từ khi có kinh Vệ đà) b. Đặc trưng thẩm mỹ - Gắn chặt với tôn giáo và tâm linh (thế giới vật chất là ảo hóa, chỉ thế giới của Brahman mới là thực sự và vĩnh hằng). Đền đài = ngôi nhà cho các hình tượng + tiểu vũ trụ của thế giới Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo - Đam mê vẻ đẹp nhục cảm của con người, niềm lo sợ khoảng trống - Có sức bảo lưu truyền thống cực kỳ dai dẳng, mạnh mẽ c. Thành tựu quan trọng - Kiến trúc (Khu đền Khajuharo - Ấn giáo; chùa trong hang Ajanta, phù đồ Xăng chi – Phật giáo; đền Taj Mahan – Hồi giáo) - Điêu khắc (gắn liền với các đền đài, chùa miếu) - Văn học (Mahabharata, Ramayana) Khu đền Khajuraho Là một quần thể kiến trúc đồ sộ theo phong cách Ấn giáo, bao gồm 22 ngôi đền liên kết lại, xây dựng khoảng thế kỷ X-XI s.CN, ở miền Trung – Bắc Ấn Được đặt trên một nền đá cao tới vài mét so với mặt đất, chất liệu toàn bộ khu đền cũng bằng đá Trên bề mặt công trình: phủ dày các tác phẩm điêu khắc (chủ yếu là các sinh hoạt tình dục) Có số phận kỳ lạ: bị bỏ quên trong rừng sâu, được phát hiện vào năm 1839 bởi đội công binh Hoàng gia Bengal Bao quát chủ đề chính: sự giao hòa giữa thần linh và con người, con người và tạo vật Đền Taj Mahan Theo phong cách Hồi giáo, không phải để thờ thánh mà là một Hoàng lăng tráng lệ để phần mộ vua Sahd Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahan, thế kỷ 17 s.CN (xây trong 22 năm: 1631-1653) Được đặt trên một khu đất rộng (576mx293m); công trình cao 80m bằng đá cẩm thạch trắng; cùng với lăng chính có bốn tháp vây quanh (mỗi tháp 40m) Trên các mặt tường đều có chạm trổ tỉ mỉ, thêu ren; phía trong còn trang trí ngọc ngà, châu báu NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI Thời gian: từ 4000 năm tr.CN Đặc trưng thẩm mỹ - Tính chất phong bế của xã hội => nền nghệ thuật độc đáo, khu biệt, khó lẫn với các nền nghệ thuật khác - Coi trọng đời sống vĩnh hằng => lăng mộ, đền đài là những ngôi nhà vĩnh cửu; nghệ thuật ướp xác được đề cao Các công trình kiến trúc đều có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí, với chất liệu chủ yếu là đá + phương thức xây dựng có tính toán khoa học - Hội họa và phù điêu: có cái nhìn “bề nghiêng” của con người; màu trắng – nâu, vàng – đỏ. Điêu khắc: khối vuông chắc của hình kỉ hà + cơ thể được tả kĩ => khỏe, vững chãi, hơi cứng Thành tựu quan trọng - Kiến trúc nổi bật nhất (Kim tự tháp, đền Luxor, Karnac), điêu khắc, hội họa Kim tự tháp ở Giza * Là quần thể KTT trơn, gồm: 03 KTT lớn, 01 con Sphinx, 06 KTT nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba (lăng mộ quý tộc) * 3 KTT lớn (Kheops, Khephren và Mykerinos) mang tên các vua vương triều 4 (2.900 năm tr.CN); 6 KTT nhỏ là tên các hoàng hậu * KTT gồm các tảng đá ghép lại (có phiến nặng 2-3 tấn), bề mặt ốp đá bào nhẵn; có những hành lang hẹp dẫn tới căn phòng đựng xác ướp của nhà vua * Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai bờ sông Nin => phát minh máy nâng và vận chuyển + cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình được dùng với thước đo. Các dụng cụ như rìu, búa và thước thủy chuẩn được dùng rất chuyên nghiệp. NGHỆ THUẬT TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG a. Thời gian: từ 1200 tr.CN b. Đặc trưng thẩm mỹ - Nền tảng triết mỹ (vũ trụ, phong thủy, nhân sinh) của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo, mỗi công trình NT đều hài hòa với thiên nhiên, tạo thành quần thể thống nhất.  - Quan niệm thẩm mỹ: hình tượng NT luôn có 2 mặt kết hợp: Thực (cái mà nó có) và Hư (cái dẫn đến trí tưởng tượng) => chú ý “khoảng không trắng”, những chỗ “trống không” - Hai hướng mỹ cảm lớn: trau chuốt nghệ thuật đến mức cầu kỳ, điêu luyện (Sở từ, Hán phú, gốm Minh Thanh, Kinh kịch) và biểu hiện NT theo cái đẹp tự nhiên, chân chất, ý vị, sâu xa (thư pháp Vương Hy Chi, đồ sứ Tống, thơ Đào Tiềm, tranh Cố Khởi Chi…) c. Thành tựu quan trọng: - Hội họa, thư pháp, kinh kịch, văn chương, kiến trúc NGHỆ THUẬT NHẬT BẢN TRUYỀN THỐNG a. Thời gian: Thế kỷ XV-XVI b. Đặc trưng thẩm mỹ và thành tựu quan trọng - Mĩ học Thần đạo (Shinto): tôn thờ linh hồn thiên nhiên trong tạo vật (Kami), tìm kiếm sự thanh khiết và hòa điệu với tự nhiên, tình yêu sâu sắc với thiên nhiên vô nhiễm và những nguyên liệu tự nhiên (đất sét, gỗ), coi trọng tính đối xứng - Hình thái Trung Quốc được “thần đạo hóa”, Nhật Bản hóa: + Tranh Nhật: nhiều khoảng bỏ trống + Thơ Haiku: chỉ có 17 âm tiết + Kịch Noh: diễn biến chậm, nhiều khoảng lặng dài + Trà đạo, vườn Thiền: không gian biệt lập, đơn sơ, thuần nhiên - Đơn giản nhưng đa phức, nhấn mạnh những hình thái tinh yếu và động tác trầm tư chiêm nghiệm Thơ Haiku Là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm tiết (thường được viết thành một dòng), sử dụng quý ngữ (kigo) chỉ thời gian. Đề cao những cảm thức thẩm mỹ như cái Cô tịch (sabi), Đơn sơ (wabi), Bi cảm (aware), U huyền (yùgen), …; Chớp lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại rồi đẩy lên đỉnh điểm cảm xúc ≈ bút pháp của tranh thủy mặc Sáng tạo theo nguyên lý mùa và tính tương quan hình ảnh - thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường) Các nhà thơ ít dùng tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của người đọc => rất giàu sức gợi Kết cấu bỏ lửng => cái hư không bảng lảng, cái bàng bạc sâu thẳm khó nắm bắt của Thiền tông. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_2_hien_dai_hau_hien_dai_phuong_.ppt
Tài liệu liên quan