Bài giảng nền và móng - Chương 3: Móng cọc

1.1. Khái niệm.

1.1.1.Lịch sử phát triển.

Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng

khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.

Móng cọc đã được sử dụng từ rất sớm khoảng 1200 năm trước, những người

dân của thời kỳ đồ đá mới của Thụy Sĩ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ

nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower 1979), cũng trong thời kỳ này, người ta

đóng các cọc gỗ xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lược, người ta đóng các

cọc gỗ để làm đê quai chắn đất, người ta dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà

.v.v.

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung, móng cọc ngày

càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công,

phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình xây dựng.

 

1.1.2. Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng.

Móng cọc sử dụng hợp lý đối với các công trình chịu tải trọng lớn mà lớp đất tốt

nằm dưới sâu, giảm được biến dạng lún và lún không đều.

Khi dùng móng cọc làm tăng tính ổn định cho các công trình có chiều cao lớn,

tải trọng ngang lớn như các nhà cao tầng, nhà tháp, .

Móng cọc với nhiều phương pháp thi công đa dạng như : Cọc đóng, cọc ép, cọc

khoan nhồi .v.v. nên có thể sử dụng làm móng cho các công trình có điều kiện địa chất,

địa hình phức tạp mà các loại móng nông không đáp ứng được như vùng có đất yếu

hoặc công trình trên sông .

 

pdf63 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng nền và móng - Chương 3: Móng cọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong III.pdf