Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối”:
Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.
Hình dạng vừa trừ tượng vừa hình thức
Còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó.
Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoặc thu hút cảm quan khan giả bằng sự lôi cuốn xúc động.
94 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Một số kỹ thuật quay phim cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUAY PHIM CƠ BẢN
Nội dung
Cỡ cảnh
Bố cục
Góc quay
Động tác máy
Ánh sáng
Thẩm mỹ trong khuôn hình
Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” :
Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.
Hình dạng vừa trừ tượng vừa hình th ức
C òn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó.
Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý , hoặc thu hút cảm quan khan giả bằng sự lôi cuốn xúc động.
i. Cỡ cảnh
Lấy người để phân chia các cỡ cảnh:
Viễn cảnh: Bối cảnh rộng
Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.
Trung cảnh hẹp : Người lấy bán thân.
Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.
Cận hẹp: Người lấy từ cổ.
Đặc tả : Chi tiết người hay đồ vật
i. Cỡ cảnh
Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.
i. Cỡ cảnh
Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
i. Cỡ cảnh
Trung cảnh:
Trung cảnh rộng: Người lấy quá nửa từ đầu gối
Trung cảnh hẹp: Người lấy bán thân
i. Cỡ cảnh
Cận cảnh:
Cận cảnh rộng: người lấy từ ngực
Cận cảnh hẹp: người lấy từ cổ
i. Cỡ cảnh
Đặc tả: Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh. Ví dụ :Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay
1 . Cỡ cảnh:
Cảnh đôi
1 . Cỡ cảnh:
Qua vai
1 . Cỡ cảnh:
Ví dụ về 1 buổi phỏng vấn : Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn và tránh sự nhàm chán cho người xem thì khi quay người ta sẽ sử dụng nhiều cỡ cảnh tùy vào những hoàn cảnh khác nhau:
Trung cảnh: MC giới thiệu về buổi phỏng vấn
Toàn cảnh: để giới thiệu với khán giả ai đang ở đâu
Trung cảnh: MC giới thiệu về khách mời
Cận cảnh về người đang phát biểu
Cận cảnh để quay cuốn sách mà buổi phỏng vấn đó sẽ đề cập đến
Đặc tả về nội dung 1 số trang trong cuốn sách đó.
1 . Cỡ cảnh:
II. Bố cục trong phim điện ảnh
Theo từ điển tiếng việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Làm thế nào để người xem nhận ra một hay nhiều thông tin bằng hình ảnh trong một tập hợp các hình ảnh
Dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản:
Đường nét
Hình dạng
Hình khối
C huyển động.
II. Bố cục trong phim điện ảnh
A/ Đường nét:
Đường thẳng: Tạo sức mạnh
Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi
Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.
Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.
Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn.
Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.
Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ.
Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
Những đường nét bất thường: Hấp đẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.
II. Bố cục trong phim điện ảnh
B/ Hình dạng
Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Còn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật., vòng tròn hay nhiều hình dạng khác nhau.
II. Bố cục trong phim điện ảnh
B/ Hình dạng
Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thoát ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.
Hình tròn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đò vật hình tròn hay sự sắp xếp theo dạng hình tròn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà không vượt thoát ra khỏi khung hình đó.
Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi 4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức lực.
Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này tạo nên sự vui nhôn hân hoan, vui vẻ.
Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta có cảm giác uy nghi trang trọng.
II. Bố cục trong phim điện ảnh
C/ Hình khối :
Chúng ta vẫn thường dung những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừ tượng vừa hình thức còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoạc thu hút cảm quan khan giả băng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý của khan giả bởi ánh sang, tương phản,
II. Bố cục trong phim điện ảnh
Hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình khối nổi bật giữa bối cảnh lôn xộn, rối rắm.
Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nên sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên nền tối qua hiệu quả tương phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo một hình người hay đồ vật ra xa cách với bối cảnh.
Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một hay nhiều hình khối khác nhỏ bé hơn.Tâm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong tương quan với khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.Một hình khối không có nhánh vươn ra, không có những đường gây, hoặc lởm chởm sẽ có sức vượt trội nhờ nhờ tính chất gắn kết chặt chẽ.
Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những đường viền của ánh sáng. Như đám mây đen có đường viền của những tia nắng.
II. Bố cục trong phim điện ảnh
D/ Những di động:
Bố cục những di động là một dạng đặc biệt trong điện ảnh và Tr/Hình. Nhờ có tính chất thẩm mỹ và tâm lý di đông còn truyền đạt thêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc đến với người xem. Di động có thể được tạo nên bởi đôi mắt nhìn từ điểm này qua điểm khác trong cảnh, hoặc là di chuyển của các vật trong cảnh quay. Những di chuyển này tạo thành những đường nét liên kết tương tự như đường nét bố cục. Di động có thể thay đổi ngay trong một hay nhiều cảnh quay.
ii. Góc quay
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan
Góc ngang (vừa tầm mắt): Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính , nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2m đến 1.8m.
ii . Góc quay
Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần )
Góc cao : máy quay nhìn xuống sự vật
ii . Góc quay
Góc thấp : máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Máy hất lên cho cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh / tầm ảnh hưởng của nhân vật.
ii. Góc quay
Góc nghiêng và một số góc quay khác : Tạo nên những hiệu quả đặc biệt.
ii. Góc quay
iii . Động tác máy
Lia (pan)
Trượt ( Dolly – hay Travelling )
Zoom
Lia : là sự quét máy từ hướng này sang hướng khác, cả chiều ngang , chiều dọc lẫn chiều xéo theo đường thẳng .
Lia ngang: Mục đích để giới thiệu cảnh vật, nhân vật, sự sật theo chiều ngang trong không gian.
Lia dọc: Lia dọc lên phía trên : Gợi ý ước muốn, sự ngưỡng mộ, những cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc . Lia dọc xuống phía dưới gợi ra sự thất vọng và sự buồn rầu , ý nghĩ của sức nặng, của nguy hiểm, của lực đè nén.
iii . Động tác máy
Trượt ( Dolly – hay Travelling ) là sự đeo bám đối tượng trên mặt đất, theo đường thẳng, đường cong hoặc đường tròn .
Zoom : thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Khi Zoom không ngập ngừng, bạn phải xác định trước điểm dừng.
iii . Động tác máy
iV . Ánh sáng
Ánh sáng là chất liệu của việc thu hình là bút vẽ của người quay phim... Không có ánh sáng thì không thể nào quay phim.
Việc sử dụng ánh sáng phụ thuộc vào cảm quan và óc thẩm mỹ của người quay phim.
Về cơ bản có 2 dạng nguồn sáng sau:
Ánh sáng ngoại cảnh: Là ánh sáng trong tự nhiên có gồm – ánh sáng thẳng, ánh sáng khúc xạ, ánh sáng phản xạ.
Ánh sáng nội cảnh: Là ánh sáng nhân tạo từ các loại đèn, nến, lửa, phản quang.
iv . Ánh sáng
Một số kiểu ánh sáng:
Ánh sáng thẳng : khi nguồn sáng chính chiếu trực diện vào đối thể. Với ánh sáng này hình ảnh sẽ rõ rệt nhưng không cho hình khối. Đây là cách chiếu sáng đơn giản, an toàn, chân phương nhất nhưng ít nghệ thuật nhất.
Sáng ngược : khi nguồn sáng chính nằm sau lưng đối thể, cách chiếu sáng cho độ tương phản rất cao, chi tiết đối thể không rõ, nhưng nổi bật hình khối nhờ các viền sáng ngược.
Sáng ven : Là nguồn sáng trung dung giữa 2 cách chiếu sáng kể trên. Sáng ven được dùng nhiều trong điện ảnh bởi nó cho cảm giác mọng mượt, vừa nổi khối, vừa thấy rõ chi tiết.
iv . Ánh sáng
Ánh sáng ngược
Ánh sáng ngược và flash
v. Thẩm mỹ trong khuôn hình
Bố cục khung hình điện ảnh là sự sắp xếp các vật thể, bối cảnh, ánh sáng, chuyển động nhân vật, góc độ máy sao cho tổng thể đạt tới sự cân đối – đôi khi là ấn tượng của thị giác. Bố cục được xem là ổn thoả khi b ê n trong nó không có sự dư thừa, rối rắm.
Bố cục điện ảnh hoàn chỉnh là một bố cục không chỉ nhắm tới cái đẹp, cái lạ mà góp phần tạo nên kịch tính.
Quy luật 1/3 màn hình: Chia khuôn hình thành 3 phần đều nhau. Ta có các đường mạnh. Bốn điểm giao nhau của các đường gọi là 4 điểm mạnh.
Khi nhân vật nhìn về từ phía nào đó, ta phải chừa 1 không gian trống ở phía mắt nhìn gọi là Looking room.
Không để những vật khác thập thò ló vào khuôn hình.
K hông để cây mọc trên đầu nhân vật hoặc những góc cạnh của hậu cảnh đè lên đầu nhân vật.
Tiền trung hậu cảnh phải có đủ
trong khuôn hình.
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
1. Tư thế cầm máy: Hai chân dang ra ngang vai, hai tay cầm máy cho vững .
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Nếu có điểm tựa, bạn hãy tựa vào, như thân cây, tường, xe...
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Hay để máy ở một nơi cân bằng được, trên bàn, tảng đá, hay trên chân máy.
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Khi quay bạn nên cầm máy đứng, bạn có thể cân bằng hình ảnh bằng cách nhìn vào khung guide frame để có hình ảnh đẹp hơn.
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Tránh để máy nghiêng, ngoại trừ bạn có ý định muốn thay đổi một chút hay đùa giỡn.
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
2. Cách để khung hình : Nếu bạn muốn mô tả độ lớn của mặt đất, biển... thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình.
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Và ngược lại để thể hiện bầu trời rộng lớn thì
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Quay Hoa, động vật:
vi. Một số thủ thuật để có khuôn hình đẹp
Quay Hoa, động vật:
Vii. Một số lưu ý trước khi quay
Chọn chuẩn phim khi quay: Hiện nay có hai chuẩn thông dụng:
SD: SD NTSC và SD PAL
HD: HD 720p và HD 1080p (NTSC: 30 khung hình/1s, PAL 25 khung hình/1s)
Ngoài ra cũng có một số chuẩn khác như: VGA (640 x 480), QVGA (320 x 240)
Để đảm bảo chất lượng của Video thì ta nên chọn chuẩn có độ phân giải cao như VGA hoặc SD trở lên.
Trước khi quay thì nên set tất cả các thiết bị quay phim về cùng 1 chuẩn để tiện trong quá trình dựng phim. Để phù hợp với tần số của điện lưới Việt Nam (50hz) thì ta nên chọn chuẩn SD PAL hoặc HD PAL.
Vii. Một số lưu ý trước khi quay
iix. Quy tắc khi cầm máy quay
Bình tĩnh, không vội vã: Nhìn trước rồi tìm vị trí đứng sau. Với người chưa có kinh nghiệm quay phim, nên để chế độ quay tự động .
Cầm máy thật vững, không rung. Tìm một chỗ nào đó để tựa vào, hoặc làm điểm tựa cho tay cầm máy nếu tay yếu
Để máy chạy mỗi khuôn hình ít nhất 7 giây :
Năm góc nhìn. Nhân vật trong bối cảnh xung quanh, mặt, tay, qua vai và một góc nhìn đặc biệt.
Quay thật nhiều. Với video, nếu không có hình, tức là sự kiện không diễn ra.
Cẩn thận với ánh sáng và phản sáng.
Quay người. Có quay địa điểm nhưng nên nhớ, người xem thích thấy người, người từ mọi góc độ, mọi tư thế, mọi hành động. Các chi tiết mang tính biểu tượng.
ix. Những chú ý khi quay
”Săn đầu người” : Luôn đặt chủ thể vào trung tâm khung hình
Không ít người suy nghĩ khá “chân chất” khi cho rằng chủ thể phải xuất hiện (tươi cười, buồn tủi, làm trò) ngay vị trí trung tâm khung hình.
Bạn đừng quên rằng chủ thể chính là nhân vật chính cho đoạn phim. Mỗi frame hình tập trung vào chủ đề và chủ thể nhưng mỗi frame hình này lại có vị thế riêng và là không gian sáng tạo đầy thách thức cho người cầm máy.
ix. Những chú ý khi quay
Lạm dụng tính năng zoom màn hình : Zoom màn hình là một tính năng thú vị. Nhưng nếu tính năng này bị lạm dụng nó sẽ khiến đoạn phim bị đổ rất đáng tiếc.
ix. Những chú ý khi quay
3. "Mọc rễ" với máy quay :
Luôn đứng một chỗ thay vì tìm các góc quay thú vị khác nhauLỗi này xuất hiện khi người cầm máy quá chăm chú vào ống kính và thao tác mà quên mất mình cần phải di chuyển để lấy hình từ những góc khác nữa.Đừng bao giờ cho phép bản thân và chiếc máy quay của mình “mọc rễ” một chỗ trừ phi bạn muốn đoạn clip của mình là một ví dụ tiêu biểu cho một-góc-quay-tẻ-nhạt.
ix. Những chú ý khi quay
4. Lia máy trên mọi cảnh quay
Quét qua toàn cảnh sự kiện là một cách tốt để giới thiệu không gian và bầu không khí chung của câu chuyện đoạn phim chuyển thể. Nhưng đây tuyệt đối không thể là một kĩ thuật phải sử dụng nhiều.Ai cần một câu giới thiệu “cà lăm” mãi khi mà nội dung chính câu chuyện mới là điều được trông đợi nhất ?!
ix. Những chú ý khi quay
5. ”Làm cao” – quay mọi thứ ngang tầm mắt
Chỉ lấy hình ở vùng cao ngang tầm mắt là lỗi dễ xảy ra nhất trong số 7 điều nên tránh này.Hãy thay đổi tầm cao đó để không để lọt những điều thú vị khỏi khung hình của bạn và bạn sẽ thấy rằng kinh nghiệm này rất đáng giá.
ix. Những chú ý khi quay
6. ”Quay tỉa” – chỉ lấy hình từng đoạn ngắn 2-3 giây :
Hãy tự tin thực hiện các đoạn phim thực thụ. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ “ráp” các clip này sau trên máy tính. Điều đó đòi hỏi tay nghề của bạn phải đáng nể một chút nhưng cũng không đảm bảo sẽ tải hết không khí và diễn biến của sự kiện chỉ với những hiệu ứng chuyển cảnh.Do vậy, đừng tập cho mình thói “quay tỉa” các clip chỉ vài giây khá tai hại này.
ix. Những chú ý khi quay
7. ”Hậu cảnh chói lóa” :
Quá nhiều ánh sáng rọi vào hậu cảnh thay vì phải chiếu sáng chủ thể ’
Nếu không lưu ý điều này, bạn sẽ phải dở khóc dở cười khi xem lại đoạn phim ngập tràn ánh sáng mà gương mặt chủ thể thì tối sầm vậy.
Sơ suất này kết hợp với lỗi số 3 nói trên sẽ giúp bạn có một đoạn phim xem mà muốn độn thổ và “hết thuốc chữa”!
Do vậy, đừng bao giờ lặp cả 2 lỗi này trên cùng một đoạn phim. Nếu chẳng may đã rọi sáng không tốt cho chủ thể, hãy nhanh chóng lấy hình từ các góc quay khác nhau để sửa sai sau này.
ix. Những chú ý khi quay
Một lần nữa xin bạn đừng quên trên đây là 7 điều nên tránh khi quay phim. Và nếu chẳng may bạn phạm các lỗi này, đừng tự ti mà hãy xem đó là một khởi đầu tốt khi bạn đã nhận ra điều cần cải thiện. Một khi đã nhận ra sơ suất, bạn chỉ có thể tiến bộ
x. Điện ảnh
Nghệ thuật: Dòng họ này ngày đó gồm bảy thành viên :
Hội Họa và Âm Nhạc là hai anh cả
Vũ kịch (Khiêu vũ – Sân khấu),
Kiến trúc,
Điêu khắc,
V à cuối cùng là em út – Điện Ảnh
x. Điện ảnh
Điện ảnh luôn ý thức được ai đã sinh ra mình – đó không có gì khác, chính là loài người.
Bởi nó được thai nghén và sinh ra bằng trí tưởng tượng phong phú, phát triển bằng óc sáng tạo không ngừng nghỉ của “cha mẹ đẻ”, như một lẽ đương nhiên , Điện Ảnh sinh ra cũng là để thực hiện một nhiệm vụ – đó là phục vụ cho “cha mẹ” của mình, cho loài người.
Vậy Điện ảnh phục vụ con người dựa trên yếu tố gì?
x. Điện ảnh
Vậy Điện ảnh phục vụ con người dựa trên yếu tố gì ?
Câu hỏi tưởng chừng như là lớn đó lại được lý giải bằng những điều rất giản đơn. Đó là “ Nguyên tắc 180° – Đừng vượt qua ranh giới ”
Nguyên tắc 180 độ
Nguyên tắc 180° – Đừng vượt qua ranh giới
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là Thị Giác.
Khi thưởng thức một tác phẩm Điện ảnh, những thứ mà con người nhìn thấy trên màn ảnh sẽ đưa vào bộ não, não bộ phân tích sau đó được phản hồi lại bằng Cảm Giác.
Nếu như Thị Giác tiếp nhận thông tin sai thì ngay lập tức Cảm giác cũng sẽ bị sai theo.
Nguyên tắc 180 độ
Câu hỏi đặt ra là: Các Nhà làm Phim phải làm sao để gửi đến khán giả những cảm xúc tuyệt vời một cách mềm mại và xuyên suốt trong quá trình của câu chuyện phim mà không hề khiến khán giả bị phân tâm vì những thông tin sai lệch đó?”
Câu trả lời là: Các Nhà làm Phim phải hiểu được các Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người”.
Và trong Điện ảnh có một “Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người” rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất đối với các Nhà làm Phim – Nguyên tắc 180°(180° Rule)
Nguyên tắc 180 độ
Chúng ta hãy thử tượng 1 cảnh Phim có 2 Nhân vật đối diện nhau:
Nguyên tắc 180 độ
Từ các nhân vật ta có thể nối được các trục giữa gọi là Trục liên kết.
Nguyên tắc 180 độ
Nguyên tắc 180°: Nguyên tắc luôn đặt máy quay về một phía của Trục liên kết giữa các Nhân vật.
Nguyên tắc 180 độ
Sơ đồ này cho ta thấy trục liên kết giữa hai nhân vật và các vị trí trên Vòng cung 180° màu Xanh, mà máy quay có thể đặt để quay.
Khi cắt cảnh chuyển sang các vị trí trên vòng cung 180° màu Đỏ, các Nhân vật ngay lập tức chuyển đổi vị trí trên màn hình.
Nguyên tắc 180 độ
Và cứ thế liên tiếp các Shot liền kề nhau sẽ khiến khán giả không còn ý thức về không gian của bối cảnh, mối liên hệ giữa các Nhân vật, hướng chuyển động và hướng nhìn của Nhân vật trong bối cảnh.
Nguyên tắc 180 độ
Xác định rõ vị trí của Nhân vật và Bối cảnh của cảnh Phim
Nguyên tắc 180 độ
Hướng của Nhân vật được bảo toàn
Nguyên tắc 180 độ
Hướng của Nhân vật được bảo toàn
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Những dẫn chứng minh họa ở trên đã giúp ta nhận thức được rằng phải tuân thủ Nguyên tắc 180° như thế nào. Vậy, Nguyên tắc đó có tác dụng gì, nhằm mục đích gì và tại sao phải phải tuân theo nó? Chúng ta hãy cùng xem xét điều đó
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
1. Đảm bảo việc tạo ra cho khán giả khái niệm đúng về không gian và những gì đang diễn ra trong bối cảnh của Phim.
Nguyên tắc 180° đảm bảo sự nhất quán về vị trí tương đối trong khung hình, đảm bảo hướng nhìn, đảm bảo hành động nhất quán.
Phương pháp này vạch ra không gian rõ ràng vì thế người xem luôn biết các nhân vật ở đâu trong mối tương quan giữa người này với người khác và dựng cảnh, đặc biệt là trong mối tương quan với hành động của câu chuyện.
Chính vì thế, nguyên tắc nối tiếp không gian mang lại dòng chảy êm thuận giữa các cảnh quay trong toàn bộ phim.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
2. Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của các Nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh đó.
Nguyên tắc 180° được duy trì đảm bảo hướng nhìn của nhân vật luôn nhất quán.
Chẳng hạn :
K hung hình 1 thể hiện hai nhân vật A và B đang nói chuyện với nhau.
Khuôn hình 2 thể hiện hướng nhìn của A từ trái sang phải .
K huôn hình 3 thể hiện hướng nhìn của nhân vật B từ phải sang trái.
Nếu khuôn hình 3 thể hiện hướng nhìn của nhân vật B cùng chiều với nhân vật A, tức là từ trái sang phải thì sẽ làm cho hướng nhìn của nhân vật không nhất quán, tức vi phạm Nguyên tắc 180°.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Khuôn hình thể hiện hướng nhìn của 2 Nhân vật: 1 Nam và 1 Nữ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Đặt máy ở 2 phía của Trục liên kết.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Nhân vật Nam nhìn về phía phải của khuôn hình
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Nhân vật Nũ cũng nhìn về phía phải của khuôn hình
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Hay trong Các cú máy được gọi là các Cú máy đảo góc (Reverse angle shots) .
Đặt máy ở 2 phía của Trục liên kết
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Nhân vật Nam nhìn về phía Trái của khuôn hình.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Nhân vật Nữ cũng nhìn về phía Trái của khuôn hình
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Và sau suốt quá trình dài của Cảnh Phim, việc vi phạm Nguyên tắc 180° khiến cho khán giả hình thành một ý thức lẫn lộn sự tương quan giữa các Nhân vật và dẫn tới họ bị nhầm lẫn cả về không gian, nơi diễn ra câu chuyện Phim.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
3. Đảm bảo việc để khán giả có thể nhận thức đúng được hướng chuyển động của các đối tượng trong cảnh Phim.
Cần chú ý đến hướng chuyển động của đối tượng chính trong khuôn hình, tránh để khán giả hiểu sai về hướng chuyển động, sẽ dẫn đến việc sai cảm nhận về không gian.
Nguyên tắc 180°, được sử dụng nhằm duy trì sự nhất quán trong hướng hành động của nhân vật.
Chẳng hạn khuôn hình 1, nhân vật A đi từ trái sang phải. Hướng chuyển động của nhân vật từ trái sang phải làm thành trục hành động.
Khuôn hình 2, nhân vật A vẫn phải đi theo hướng từ trái sang phải, tức duy trì hướng hành động của nhân vật. Nhưng khi một cảnh quay vượt qua trục đó, tức một cảnh quay từ phía bên kia làm cho nhân vật A trong khuôn hình 2 thay vì đi từ trái sang phải lại đi từ phải sang trái.
Một cắt dựng không đảm bảo sự nhất quán trong hành động như vậy đã vi phạm Nguyên tắc 180°.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Đặt máy quay lật qua bên kia của trục liên kết
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Và kết quả cuối cùng là đưa cho Khán giả 1 nhận thúc sai về hướng chuyển động của Nhân vật
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Nguyên tắc cuối cùng – Phá vỡ Nguyên tắcNguyên tắc 180° là một yếu tố thiết yếu của một phong cách Quay và dựng phim liên tục. Quy tắc này không phải lúc nào cũng cần phải tuân theo, chúng ta có thể hoàn toàn phá vỡ nó khi thật sự hiểu sâu về nó.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Đôi khi một nhà làm Phim trên thế giới cố tình phá vỡ đường dây của hành động để tạo ra 1 góc nhìn, 1 cảm giác thú vị mới, hay tạo sự mất phương hướng.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Và một trong những người đi tiên phong đó là Stanley Kubrick – Một đạo diễn Điện ảnh Mỹ qua Bộ Phim The Shining (Cảnh trong phòng Tắm).
Ngoài ra, có thể kể tên 1 số Đạo diễn khác mà đôi khi cũng bỏ qua quy tắc này như: Anh em nhà Wachowski – Mỹ, Đạo diễn Yasujiro Ozu – Nhật Bản, Tinto Brass – Ý, Vương Gia Vệ – Hồng Kông, Jacques Tati – Pháp và Lars von Trier – Đan Mạch Và tất nhiên đấy là câu chuyện của các Đạo diễn lớn trên thế giới, sau quá trình dài làm việc, họ luôn ý thức rất rõ về các Nguyên tắc trong Điện Ảnh.
Nghệ thuật không cho phép sự nhàm chán, lặp đi lặp lại, chính vì lẽ đó họ phải tìm cách phá nó, và đưa ra những cảm giác mới – các Nguyên tắc mới, giúp khán giả có những góc nhìn khác khi thưởng thức các tác phẩm Điện ảnh.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Còn bạn, sau khi bạn thật sự đã hiểu những điều đó, bạn vẫn muốn tuân theo Nguyên tắc 180°, có một cách mà có thể giúp chúng ta băng qua ranh giới (Trục liên kết) một cách an toàn mà không vi phạm Nguyên tắc:
Bạn hãy quay 1 shot máy chuyển động băng qua ranh giới.
Trong khi Máy quay đang di chuyển trên đường đi của mình khán giả sẽ dần thích ứng với các vị trí mới của nhân vật, mà không hề cảm thấy có chỗ nào bị nhầm lẫn.
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Tác dụng của Nguyên tắc 180 độ
Xem một số video clip
Tài liệu tham khảo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mot_so_ky_thuat_quay_phim_co_ban.pptx