Bài giảng môn Triết học - Chương 1: Khái luận về triết học

1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

1.2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết

học trong lịch sử

1.3. Triết học Mác-Lênin và vai trò của nó trong

đời sống xã hội

1.4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo

triết học Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong thực

tiễn cách mạng Việt Nam

4/25/20211. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

a. Triết học và đối tượng của triết học

• Triết học là gì?

• Học triết học để làm gì?

→ Khái niệm chung về triết học và vai trò của nó

pdf36 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Triết học - Chương 1: Khái luận về triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN SOẠN: Bộ môn Triết học Trường ĐH Thương mại Email: triethoc@tmu.edu.vn 4/25/2021 Cấu trúc học phần (60t) CHƯƠNG NỘI DUNG SỐ TIẾT 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 18 2 BẢN THỂ LUẬN 4 3 PHÉP BIỆN CHỨNG 3 4 NHẬN THỨC LUẬN 4 5 HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI 3 6 TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ 4 7 Ý THỨC XÃ HỘI 2 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI 4 THẢO LUẬN + HƯỚNG DẪN TIỂU LUẬN 18 4/25/2021 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, TS các ngành KHXH không thuộc chuyên ngành triết học), NXB ĐHSP 2. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (1998), Lịch sử triết học, NXB CTQG Hà Nội. 3. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Doãn Chính (Chủ biên) (2007), Lịch sử triết học phương Đông, NXB CTQG Hà Nội. 4/25/2021 Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học 1.2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử 1.3. Triết học Mác-Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội 1.4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo triết học Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam 4/25/2021 1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học a. Triết học và đối tượng của triết học • Triết học là gì? • Học triết học để làm gì? → Khái niệm chung về triết học và vai trò của nó 4/25/2021 Nguồn gốc ra đời của triết học: • Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do vậy tri thức triết học có trình độ khái quát hóa và tư duy trừu tượng cao • Nguồn gốc nhận thức: triết học chỉ xuất hiện khi con người đạt đến trình độ TDTT để có khả năng khái quát hóa thành các học thuyết, hệ tư tưởng. • Nguồn gốc xã hội: Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, triết học ra đời bản thân nó đã mang “tính đảng” 4/25/2021 * Đối tượng của triết học • Thời cổ đại: triết học tự nhiên • Socrats: Con người hãy nhận thức chính mình • Thời kỳ trung cổ: triết học kinh viện • Thời kỳ phục hưng: triết học tách ra thành các môn khoa học: Bản thể luận, nhận thức luận, vũ trụ luận, logic học, mỹ học, đạo đức • Thời kỳ cận đại: CN duy vật siêu hình • Triết học cổ điển Đức: triết học là khoa học của mọi khoa học • Triết học Mác: nghiên cứu những quy luật chung nhất của, TN, XH tư duy 4/25/2021 Bản thể luận Nhận thức luận YT có trước YT → VC VC có trước VC →YT VĐCB CỦA TRIẾT HỌC (MQH VC – YT) KHẢ TRI LUẬN (Nhận thức được) CNDV CNDT BẤT KHẢ TRI (Không nhận thức được)4/25/2021 b) Vấn đề cơ bản của triết học c) Các chức năng cơ bản của triết học • Chức năng thế giới quan: • Giúp con người nhận thức đúng thế giới và bản thân để từ đó nhận thức được bản chất của tự nhiên và xã hội để con người xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản thân. • Thế giới quan DVBC nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người • Thế giới quan DVBC có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. 4/25/2021 c)Các chức năng cơ bản của triết học • Chức năng phương pháp luận: • Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một ngành khoa học nào. • PPL triết học là phương pháp luận chung nhất nhằm cung cấp cách thức nghiên cứu những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy • Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được xem thường hoặc tuyệt đối hoá phương pháp luận triết học. Nếu coi thường sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mất phương hướng; tuyệt đối hóa sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều 4/25/2021 2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử a.Những vấn đề có tính qui luật của sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử *Sự phát sinh, phát triển của các tư tưởng triết học chịu sự quy định của các điều kiện khách quan và chủ quan • Theo quan niệm DVBC & DVLS, lịch sử triết học có hai nhóm quy luật: • Quy luật phản ánh: TTXH quyết định YTXH, sự tác động trở lại của YTXH với TTXH 4/25/2021 4/25/2021 12 Nhóm quy luật giao lưu TH và KHTN, KHXH Khuynh hướng đấu tranh : CNDV& CNDT PPL BC& SH Sự kế thừa Tư tưởng Triết học trong tiến trình lịch sử Quá trình giao lưu với các nền triết học trên thế giới b. Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông • Khái niệm phương Đông và phương Tây trong triết học • Đặc điểm chủ yếu của TH phương Đông: - Đối tượng nghiên cứu là con người - Thế giới quan bao trùm là duy tâm - Sự phân chia các giai đoạn phát triển của TH thường căn cứ vào các triều đại phong kiến - Khuynh hướng chung của triết học phương Đông là hướng nội (đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan) - Triết học mang tính nhân dân và tính đại chúng (khởi điểm của các tư tưởng triết học thường gắn với văn hóa dân gian) 4/25/2021 Tư tưởng TH Ấn Độ • * Đặc điểm: • -Nghiên cứu luận giải các vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo và tâm linh (xu hướng nổi trội là hướng nội) • -Tư duy triết học Ấn Độ có tính khái quát và trừu tượng cao; được đúc kết từ các bộ óc siêu phàm (tìm hạnh phúc ở kiếp sau) • -Tính duy vật và chiến đấu khá rõ ràng nhưng không triệt để nên về sau ngả sang lập trường DT • -Tính biện chứng sâu sắc Các trường phái: Chính thống: Samkhya, Mimansa, Vedanta, Yoga, Nyaya, Vaisesika Tà đạo: Đạo Jaina, Lokyayata, Phật giáo 4/25/2021 Một số nội dung triết học chủ yếu của Phật giáo • Thế giới và con người không có thực, chỉ là ảo giả, do vô minh đem lại và được cấu thành bởi Ngũ uẩn: Sắc, thụ, tưởng, hành, thức. • -Bản chất của thế giới là dòng biến chuyển liên tục, là Vô thường, vô Ngã. →Bác bỏ sự tồn tại của Brahman và Atman trong Upanisad. - Thế giới các sự vật hiện tượng luôn biến đổi theo luật nhân quả: thành, trụ, hoại, không. - Nhân duyên: luật nhân quả, kết quả còn phụ thuộc vào duyên khởi. • 4/25/2021 Nhân sinh quan: • Mục đích của NSQ Phật giáo là đạt đến sự giải thoát • Phật giáo kế thừa tư tưởng luân hồi và nghiệp trong Upanisad và giải thích quá trình thác sinh luân hồi do nghiệp chi phối theo luật nhân quả • Tư tưởng giải thoát được thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế: bốn chân lý tuyệt diệu thiêng liêng mà con người phải nhận thức được 4/25/2021 Triết học Trung Hoa • Đặc điểm kinh tế xã hội: • Lực lượng SX phát triển thúc đẩy trao đổi hàng hóa dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp; xuất hiện tầng lớp địa chủ mới • Các nước chư hầu không phục tùng vương mệnh cống nạp, Bá đạo lẫn át Vương đạo • Kết cấu giai tầng xã hội có sự thay đổi và mâu thuẫn gay gắt với nhau đòi hỏi giải phóng chế độ nô lệ thị tộc chuyển sang chế độ phong kiến • Khoa học tự nhiên có bước tiến mới là nguồn động lực quan trong cho sự phát triển của tư tưởng thời kỳ này 4/25/2021 Triết học Trung Hoa – * Đặc điểm: • - Là loại hình triết học chính trị xã hội, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. • - Vấn đề mối quan hệ giữa con người và thế giới là sự thống nhất (Thiên nhân hợp nhất). • - Tư tưởng triết học cụ thể, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn để góp phần lập lại trật tự XH về sau mới đạt đến tư duy khái quát. • - Thế giới quan không nhất quán dẫn đến TGQ duy tâm bao trùm tư tưởng triết học . • Các trường phái chính: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia và Pháp gia 4/25/2021 Thế giới quan Nho giáo • Kế thừa quan niệm về vũ trụ trong Kinh dịch. • Vạn vật hồ thiên, nhân bản hồ tổ (mọi vật có nguồn gốc từ trời, con người có nguồn gốc từ tổ tiên). • Đạo (Thiên mệnh) là lực lượng duy nhất giữ cho Âm Dương, trời – đất, cân bằng. • Nguồn gốc của sự vận động và biến hóa của vạn vật là do giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập: cương – nhu, càn – khôn; Thiên bất biến, đạo diệc biến. • TGQ triết học của Nho giáo còn mâu thuẫn vừa có yếu tố DV vừa DT. *Quan niệm về xã hội • Xã hội có lễ: là một phạm trù XH tổng hợp những nghi thức tế lễ, hoạt động CT-XH, quy tắc ứng xử và tập tục tốt đẹp. - Lễ theo quan điểm tôn giáo là tế lễ, là thái độ ứng xử của con người với tổ tiên, thần thánh (kính nhi viễn chi); khi tế lễ phải thành kính, nghiêm túc. - Lễ theo quan điểm nho giáo là những nguyên tắc tổ chức hoạt động của xã hội; lễ nhạc, chinh, phạt thiên tự xuất (do thiên tử nhà Chu lập ra cho các nước chư hầu) không được vi phạm. - Mỗi người, vật đều có danh phận do thiên định; chỉ được giải quyết công việc trong phận sự và tôn ti trật tự ấy. - Lễ theo quy tắc đạo đức: là hệ thống quan điểm và nghĩa vụ đạo đức: Quân lệnh, thần cung; phụ từ, tử hiếu; phu hòa, thê nhu; vô từ, phụ thính lễ dã. - Lễ theo phong tục tập quán: là những tập tục tốt đẹp 4/25/2021 Đạo gia (Lão Tử): Vô vi • - Bản thể luận: Đạo và đức, • - Đạo là khởi nguyên sinh ra vạn vật; là quy luật bảo đảm cho sự tồn tại của vật; vượt lên trên nhận thức của con người; là nguyên lý thống nhất của tồn tại • Đức là hình thức biểu hiện của Đạo • Tư tưởng biện chứng: vạn vật chuyển hóa theo luật quân bình và phản phục • Nhân sinh quan: đời người có hạn cần sống theo đạo • Quý cái mềm: nước là mềm nhất nhưng sức công phá lớn nhất, luồn lách mọi nơi • Bất tranh: tri túc (biết đủ), hài lòng với chính mình; đây là hạn chế trong NSQ vì không có động lực phấn đấu 4/25/2021 Mặc gia: Kiêm ái • Là trường phái triết học đại diện cho tầng lớp buôn bán nhỏ; • Thế giới quan duy tâm và hữu thần nhưng không thừa nhận con người có số phận. • Thuyết Kiêm ái: kính Thiên; Minh quỷ, Tiết dụng, Phi công (kính trời, tin có quỷ thần, tiết kiệm, lên án chiến tranh). • Kiêm ái lên án tư lợi, phản đối chế độ cha truyền con nối (tích cực). • Nhận thức luận: đề cao kinh nghiệm cảm giác; tiêu chí của phán đoán đúng: Bản (hợp với lời của thánh nhân), Nguyên (hợp với kinh nghiệm sống của hiện tại, Dụng (có lợi cho dân cho nước). 4/25/2021 *Pháp gia: chủ trương pháp trị Chủ trương sử dụng pháp trị để Chính danh, phê phán chủ trương đức trị của Nho giáo • Bản tính con người là Ác • Nội dung biểu hiện thông qua: Pháp, Thế Thuật • Học thuyết pháp gia là vũ khí để nhà Tần thống nhất Trung Quốc • Các nhân vật tiêu biểu: Thương Ưởng: pháp; Thận Đạo: thế; Thân Bất Hại: thuật • Hàn Phi là người tập hợp lại thành tư tưởng Pháp gia. 4/25/2021 c. Sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây * Quan niệm về triết học phương Tây: • Triết học phương Tây là một trong những bộ phận căn bản nhất của văn hóa phương Tây, là kết quả tất yếu của tư duy triết học nhân loại. • Vai trò: Nó là kết tinh tinh thần của thời đại và đặt nền móng cho phương thức tư duy khoa học và hành động cũng như đời sống tinh thần của con người phương Tây và có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ tiến trình văn minh của nhân loại. 4/25/2021 * Triết học Hy Lạp cổ đại • + Bối cảnh ra đời • + Đặc điểm: • - Đại diện cho ý thức hệ và thế giới quan của GC chủ nô. • -Gắn với KHTN, lấy giới TN làm đối tượng NC • -TGQ bao trùm là duy vật và vô thần để GCCN chống lại TGQ thần thoại. • -PBC ra đời gắn liền với các thành tựu KHTN • + Vai trò: TGQ của triết học Hy Lạp là mầm mống của hầu hết các TGQ triết học sau này. 4/25/2021 Đêmôcrit (460 – 370 TCN) - Là nhà triết học tiêu biểu cho trường phái DV • Thuyết Nguyên tử luận: • + Bản thể luận - Nguyên tử tồn tại vĩnh viễn, các SV trong thế giới được sinh ra từ nguyên tử và khoảng không, sự biến đổi của SV là kết quả của việc hợp tan các nguyên tử. - Mỗi nguyên tử có hình thức đặc thù, nguyên tử vô hạn nên hình thức cũng vô hạn; SV khác nhau là do các nguyên tử trong khoảng không là không đều nhau. - Vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, chúng vận động trong chân không. - 4/25/2021 Đêmôcrit • + Nhân bản học và nhận thức luận • - Con người và linh hồn của họ cũng được cấu tạo từ nguyên tử và khoảng không; Linh hồn của con người cũng mang tính tự nhiên, có cấu tạo giống như cơ thể nhưng nhiều nhiệt lượng hơn. • - Các SV là do nguyên tử tạo ra; cảm giác là kết quả tác động của các nguyên tử lên các giác quan; để nhận thức nguyên tử con người cần có trí tuệ. • + Ảnh hưởng: TH Đêmôcrit có vai trò lớn đối với sự phát triển của TH, KH và đặt nền móng cho sự phát triển của các quan niệm DV về sau. 4/25/2021 * Triết học Platon (427-347 TCN) • - Là nhà triết học thuộc trường phái DT • Thuyết Linh hồn bất tử -Bản thể luận: Ý niệm (eidos) là các khái niệm, tri thức được khái quát hóa - Vật chất được sinh ra từ ý niệm (bóng của ý niệm), chỉ có ý niệm mới tồn tại thực sự, bất biến và vĩnh viễn. Có nhiều dạng ý niệm: đạo đức, thẩm mỹ, khoa học... - Ý niệm và vật chất là cơ sở để tạo ra vạn vật trong thế giới; trong đó ý niệm tạo ra sự thống nhất của toàn vũ trụ, vật chất tạo ra hình thù. 4/25/2021 + Nhận thức luận trong triết học Platon • Platon : Nhận thức bằng hồi tưởng • Có 4 dạng tồn tại tương đương với 4 dạng tri thức • -Tồn tại tối cao: Ý niệm nhận thức bằng trực giác • - Tồn tại tri thức toán học: NT bằng suy diễn • - Tồn tại của SV cảm tính: NT bằng kiến giải • - Tồn tại của SV do con người tạo ra: NT bằng tưởng tượng (không được coi là tri thức). • Ý nghĩa: Có công trong nghiên cứu YTXH, vai trò của nó trong việc hình thành nhân cách; đặt nền móng cho việc xây dựng khái niệm, p/trù và tư duy lý luận 4/25/2021 * Triết học Tây Âu thời trung cổ • Bối cảnh • Tư tưởng triết học bao trùm: -Chủ nghĩa kinh viện ra đời nên tư tưởng triết học bao trùm là Duy tâm và tôn giáo; Thần quyền gắn với thế quyền; Triết học là nô lệ của thần học -Triết học chỉ bàn về vấn đề viển vông, tách rời cuộc sống hiện thực -Vấn đề trung tâm của triết học là quan hệ giữa chân lý và niềm tin -Hai trường phái triêt học tiêu biểu là CN duy danh và CN duy thực 4/25/2021 * Triết học Tây Âu thời phục hưng - Bối cảnh: - Đặc điểm: Tìm lại GT văn hóa cổ đại đã mất trên cơ sở những giá trị đương thời, CNDV được khôi phục gắn với sự phát triển của KH - Các học thuyết CT-XH phê phán xã hội đương thời, thể hiện khát vọng về một XH tốt đẹp hơn nhưng tư tưởng triết học có tính hai mặt thể hiện rõ lập trường của giai cấp tư sản - Phong trào cải cách giáo hội kịch liệt phê phán giáo lý trung cổ - Có yếu tố duy vật nhưng vẫn thừa nhận hai chân lý: Khoa học và Thượng đế - Đại biểu: Copecnic, Bruno, Galile 4/25/2021 * Triết học Tây Âu thời cận đại • - Bối cảnh: Sự xuất hiện của GCTS, KH phát triển mạnh • - Đặc điểm: • Là ngọn cờ lý luận của GC tư sản nhằm thiết lập sự thống trị của mình vì thế nội dung triết học là cuộc đấu tranh của triết học DV thoát khỏi thần học • Trọng tâm là vấn đề con người và giải phóng con người cá nhân TGQ triết học gắn với các thành tựu KHTN để chống TGQ DT & TG • Triết học và khoa học có sự liên minh chặt chẽ • Tư tưởng triết học không triệt để do PPL SH • Đại biểu: Bêcơn, Hốpxơ, Beccơni, Đêcac, Xpinoza 4/25/2021 *Triết học cổ điển Đức • + Bối cảnh ra đời của TH cổ điển Đức • + Đặc điểm: • - Đại diện cho ý thức hệ của GCTS Đức • - Đặc biệt đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người (đây là bước ngoặt trong LSTH) • - Có ý tưởng hệ thống hóa toàn bộ tri thức của nhân loại trong mọi lĩnh vực • Đóng góp lớn nhất: tư tưởng biện chứng đạt tới trình độ một hệ thống lý luận • + Đại diện: Kant, Fichte, Heghen, FeuerBach 4/25/2021 d. Khái lược về sự ra đời, phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam - Tư tưởng chưa thành hệ thống - TGQ bao trùm là duy tâm và tôn giáo; -Chủ yếu bàn về con người và những vấn đề chính trị xã hội đạo đức và tôn giáo; ít bàn đến BTL và NTL -Tư tưởng triết học đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan - Ảnh hưởng của TH Trung Quốc và Ấn Độ nhưng được Việt hóa (Tam giáo đồng nguyên) - Tư tưởng triết học mềm dẻo và chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng - Khẳng định cội nguồn dân tộc và vai trò của quốc gia độc lập 4/25/2021 3. Triết học Mác Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội • a) Triết học Mác Lê nin • - Khái niệm • - Đối tượng của TH • - Chức năng b) Vai trò - Đối với triết học nói chung và triết học Mác Lênin - Đối với việc giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của đời sống xã hội Việt Nam và phát triển KHCN - Đối với yêu cầu nhận thức triết học hiện nay 4/25/2021 4. Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo của CT Hồ Chí Minh và Đảng CS Việt Nam vào thực tiễn cách mạng Việt Nam a) Sự kế thừa, phát triển của Hồ Chí Minh • Sự hình thành tư tưởng triết học HCM: nguồn gốc lý luận, thực tiễn và nhân cách HCM • TGQ duy vật khoa học và lập trường DVBC • PPL: kết hợp CNDVBC và DVLS một cách sáng tạo b) Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng triết học HCM của Đảng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam • Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH • Quan niệm về xã hội XHCN • Đường lối đổi mới 4/25/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mon_triet_hoc_chuong_1_khai_luan_ve_triet_hoc.pdf