I. Định nghĩa:
Phân tích các hoạt động kinh doanh của khách sạn là nghiên cứu toàn bộ
hoạt động của các cơ sở đối với mục đích phát hiện tiềm năng nhằm thực hiện và
thực hiện vượt mức một cách có kế hoạch và có hệ thống với chi phí thấp nhất về
lao động sống và lao động vật chất
- Công tác phân tích phải dựa trên các yêu cầu sau:
+ Văn bản, giấy tờ hợp pháp
+ Phải mang tính chủ quan
+ Phải mang tính tổng hợp
12 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Tổ chức kinh doanh khách sạn - Đinh Thị Trà Nhi (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG KHÁCH SẠN
I. Định nghĩa:
Phân tích các hoạt động kinh doanh của khách sạn là nghiên cứu toàn bộ
hoạt động của các cơ sở đối với mục đích phát hiện tiềm năng nhằm thực hiện và
thực hiện vượt mức một cách có kế hoạch và có hệ thống với chi phí thấp nhất về
lao động sống và lao động vật chất
- Công tác phân tích phải dựa trên các yêu cầu sau:
+ Văn bản, giấy tờ hợp pháp
+ Phải mang tính chủ quan
+ Phải mang tính tổng hợp
II. KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG KHÁCH SẠN
Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong một thời kỳ
nhất định (tuần, tháng, quý, năm)cần dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
a. Tổng doanh thu của khách sạn trong kỳ: Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả
quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ
chính cuối cùng với các dịch vụ bổ sung trong khách sạn, nhà hàng nói riêng.
* Để có được doanh thu cuối cùng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải trải qua một
quá trình liên hoàn là chuẩn bị sản xuất, phục vụ bán hàng
* Doanh thu trong khách sạn bao gồm 2 thành phần chính:
- Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng
nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho du khách. Hiện
nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn là
nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm 70% tổng doanh thu của toàn
ngành. Như vây, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách sạn có
vai trì quan trọng đối với kinh doanh du lịch. Cũng như các khách sạn khác, các sản
phẩm chính của các khách sạn có thể chia thành 3 nhóm sau:
+ Dịch vụ lưu trú: là loại dịch vụ chính (chủ yếu) của khách sạn
+ Dịch vụ bổ sung khác
+ Dịch vụ ăn uống
b. Tổng chi phí: Chi phí trong doanh nghiệp khách sạn là biểu hiện bằng tiền toàn
bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết phát sinh trong qúa trình thực hiện các
chức năng của doanh nghiệp.
Trong chi phí của doanh nghiệp du lịch – khách sạn có khoản chi phí trực tiếp biểu
hiện bằng tiền như: chi phí tiền lương, điện nước, vận chuyểnNhưng có những
khoản chi phí biểu hiện dưới hình thái hiện vật như hao phí về TSCĐ, vật rẽ tiền
mau hỏng, hao hụt NVL hàng hóa
* Chi phí trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn bao gồm:
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
nhưng hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức lưu thông và tổ chức tiêu dùng
các sản phẩm ăn uống.
Trong mỗi giai đoạn trên đòi hỏi phải sử dụng một lượng chi phí nhất định đó là chi
phí sản xuất lưu thông và tổ chức tiêu dùng sản phẩm ăn uống.
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú:là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
những hao phí lao động xã hội cần thiết để phục vụ khách nghỉ trọ tại các cơ sở kinh
doanh lưu trú. Đó là những khoản chi về tiền lương cho CBNV phục vụ ở bộ phận
kinh doanh lưu trú, về nhiên liệu, điện, nước khấu hao TSCĐ, trang thiết bị máy
mócvà các chi phí liên quan đến phục vụ khách nghỉ trọ.
+ Chi phí cá dịch vụ khác:
Ngoài các dịch vụ đã nêu trên trong kinh doanh khách sạn còn phát sinh các dịch vụ
khác:
- Dịch vụ dancing
- Dịch vụ karaoke
- Dịch vụ massages
- Dịch vụ đổi tiền, điện thoại
- Dịch vụ mua vé máy bay.
* Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập của doanh nghiệp với những khoản
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khoản thu nhập đó. Đây chính là
mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.
III. Phân tích hoạt động doanh thu
1. Khái niệm: Doanh thu là biểu hiện bằng tiền thu được trong quá trình bán các
dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung trong kinh doanh lưu trú
2. Cơ cấu doanh thu
a. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của khách sạn:
- Doanh thu lưu trú
- Doanh thu ăn uống
- Doanh thu dịch vụ bổ sung
- Doanh thu từ dịch vụ khác
b. Căn cứ theo ngoại tệ
- Doanh thu nội tệ
- Doanh thu ngoại tệ
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
* Có 3 nhân tố chủ yếu và ảnh hưởng đến cơ cấu doanh thu:
+ Thị trường người mua (du khách hoặc các công ty lữ hành du lịch, các công ty
cung cấp lượng khách cho khách sạn):
- Doanh thu từ đối tượng khách quốc tế
- Doanh thu từ đối tượng khách nội địa
+ Thị trường người bán (người quản lý khách sạn, các nhà cung ứng.)
+ Các nhân tố bên trong khách sạn (đội ngủ nhân viên trong khách sạn phục vụ trực
tiếp, các trang thiết bị, máy móc, nội thất)
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú trong khách sạn (nhân tố
từ phía thị trường)
- Số lượng khách (khách đến khách sạn)
- Thời gian lưu trú bình quân của một khách
- Doanh thu lưu trú bình quân của một khách
* Nhân tố từ phía doanh nghiệp phụ thuộc vào:
- CSVCKT của khách sạn
- Hệ số sử dụng buồng
- Năng suất lao động
Î
* Ý nghĩa: Bình quân một ngày khách lưu trú trong bao nhiêu ngày; một ngày lưu
trú là một ngày tạo ra cho khách sạn khoản thu bao nhiêu; số khách đến lưu trú tại
khách sạn.
Số ngày khách = Số lượt khách * TGLTBQ 1 khách
TGLTBQ 1k = Số ngày khách/ Số lượt khách
Ngoài ra trong qúa trình hoạt động của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng đến tính thời
vụ trong du lịch.
Bài tập về chi phí và các nhân tố ảnh hưởng.
3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và tốc độ phát triển
Qua quá trình đánh giá để nhận biết hiệu suất hoạt động kinh doanh của đơn vị
trong kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện dể đặt ra các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Dtlưu trú = Số ngày khách * TGLTBQ 1 ngày khách
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN
I. Khái niệm:
Tổ chức lao động trong khách sạn là việc đề ra các chính sách, các cách phối
hợp các lao động cụ thể trong khách sạn nhắm khai thác tốt nhất điều kiện đón tiếp
khách của khách sạn, tạo ra các dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cho các khách
hàng mục tiêu trong suốt thời gian khách lưu trú.
II. Đặc điểm của tổ chức lao động trong khách sạn
1. Đặc điểm của quá trình lao động:
Lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là lao động tạo ra
dịch vụ đó là phi sản xuất vật chất nhưng là lao động có ích và cần thiết vì nó nhằm
thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch.
Dịch vụ trong khách sạn mag tính độc lập tương đối, đồng thời các hoạt động dịch
vụ có bản chất tương tự nhau được bố trí trong yừng khu vực.
2. Đặc điểm về cơ cấu lao động
Mỗi công đoạn hoạt động trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong
khách sạn có những quy trình phục vụ khách nhau. Do đó trong khách sạn cơ cấu
sản xuất lao động khá phức tạp và phong phú cả về cơ cấu nghiệp vụ lẫn về cơ cấu
nhân khẩu học
3. Đặc điểm về điều kiện và môi trường lao động
Đối tượng phục vụ trong kinh doanh khách sạn là khách du lịch. Do đó họ
có nhu cầu cao và phong phú, đa dạng về quốc tịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã
hội và đặc điểm tâm lý. Vì vậy để đảmbảo nhu cầu ohục vụ, yêu cầu người phục vụ
phải có trình độ chuyên môn, phải biết tự chủ linh hoạt, nhanh nhẹn và năng động.
- Khả năng áp dụng thiết bị kỹ thuật trong quá trìn phục vụ, phân công lao
động phù hợp sẽ có ý nghĩa thiết thực để người lao động nâng cao hiệu suất lao
động, giảm nhẹ ức chế lao động nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm nguyên
vật liệu
- Sản phẩm lao đọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn đại bộ phận là
sản phẩm phi vật chất nên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời kể
cả không gian và thời gian.
- Môi trường lao động phức tạp nên người lao động dễ bị sức ép quá lơn về
mặt tâm lý do tác động khen chê tức thời của chất lượng cũng như sự nhìn nhận
đánh giá chất lượng sản phẩm.
Tóm lại:Các đặc điểm trên làm cho việc phân công lao động trong khách sạn mang
nhiều yếu tố chủ quan quy định, phân công trách nhiệm trong tổ chức lao động cần
phải rõ ràng, xác định quy trình lao động một cách chi tiết là một biện pháp hiệu
quả để nâng cao hiệu suất lao động và và chất lượng phục vụ.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lao động tổ chức trong khách sạn
1. Tổ chức lao động căn cứ vào những chiến lược phát triển của khách sạn
Người quản lý khách sạn phaỉ đảm bảo mang lại lợi nhuận cao nhất trên cơ
sở sử dụng những nguồn lực hiện có và có thể có của khách sạn.
Các khách sạn khác nhau có cấu trúc và sản phẩm định vị khác nhau, hơn
nữa không phải lúc nào mục tiêu của khách sạn cũng là lợi nhuận. Mỗi giai đoạn
khác nhau khách sạn có những mục tiêu chiến lược khác nhau như: danh tiếng, vị trí
hay sự tồn tại của khách sạn
2. Loại, kiểu, cấp hạng và quy mô khách sạn.
Việc tổ chức lao động trong khách sạn đa dạng không giống nhua giữa các
khách sạn khác ở những khách sạn có nhà hàng và không có nhà hàng. Đối với
những khách sạn quy mô nhỏ đòi hỏi tính đa năng của các nhân viên.
3. Cấu trúc và thiết bị trong khách sạn
Đây là nhân tố cơ bản xác định hình thức, nhân tố cơ bản là cơ sở của khả
năng thực hiện, phân công lao động và chất lượng phục vụ.
Cấu trúc và thiết bị trong khách sạn còn quyết định đến hiệu suất lao động
và chất lượng phục vụ. Việc trang bị máy móc cũng đòi hỏi phải thay đổi quy trình
lao động, tổ chức tập huấn lại cho nhân viên để sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị.
4. Các mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận.
Để đảm bảo phục vụ khách của từng bộ phận cũng như của toàn bọ khách
sạn một cách trọn vẹn, đòi hỏi sự phối hợp trong việc cung cấp thông tin giữa các
bộ phận trong khách sạn. Do vậy, người tổ chức lao động phải có tầm nhìn bao quát,
toàn diện, có thể hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật phục vụ để có thể xây dựng một
cách khoa học mối quan hệ giữa các khâu các phòng, ban.
NƠI PHÁT TIN NGUỒN THÔNG TIN NƠI NHẬN
* Lễ tân
- Bố trí phòng cho khách
- Yêu cầu của khách về
buồng (loại buồng, bố trí
hay làm vệ sinh trong
buồng)
- Đơn đặt hàng về ăn uống
của khách
- Yêu cầu của khách về
dịch vụ bổ sung
- Hư hỏng các trang thiết
bị của phòng lễ tân
- Tình trạng buồng
- Hóa đơn thanh toán dịch
vụ buồng ngủ
- Yêu cầu dịch vụ ăn tại
- Bộ phận phòng
- Bộ phận nhà hàng và
nhà bếp.
- Bộ phận dịch vụ bổ
sung
- Bộ phận kỹ thuật bảo
trì, bảo dưỡng
- Bộ phận lễ tân
* Bộ phận Bàn
* Bộ phận F&B
phòng
- Hư hỏng các trang thiết
bị của phòng
- Hiện tượng liên quan đến
an ninh an toàn
- Khả năng phục vụ nhà
hàng
- Hóa đơn thanh toán với
khách
- Yêu cầu của khách về đồ
ăn, thức uống
- Yêu cầu các dịch vụ bổ
sung đột xuất
- Hư hỏng các trang thiết
bị
- Hiện tượng lạ liên quan
đến an ninh an toàn
- Thực đơn
- Hư hỏng các trang thiết
bị
- Hiện tượng liên quan đến
an ninh, an toàn
- Bộ phận lễ tân
- Bộ phận nhà hàng
- Bộ phận kỹ thuật
- Bộ phận an ninh
- Bộ phận lễ tân
- Bộ phận lễ tân
- Bộ phận bếp và pha
chế
- Bộ phận dịch vụ bổ
sung
- Bộ phận kỹ thuật
- Bộ phận an ninh
- Bp lễ tân, bàn, buồng
- Bộ phận kỹ thuật
- Bộ phận an ninh
5. Cơ cấu trong lao động: Trong tổ chức lao động, cần quan tâm đến cơ cấu lao
động theo các tiêu thức: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
ngoại ngữ, thâm niên công tác, tuổi tác, giới tính.
Đối với khách sạn mới xây dựng, cơ cấu thành phần lao động là do khả năng
cung ứng của thị trường sức lao động của địa phương và của công tác tuyển chọn.
Đối với khách sạn đang kinh doanh, việc tổ chức lại lao động phải căn cứ vào cơ
cấu lao động hiện có. Trong nhiều trường hợp, cơ cấu lao động không phù hợp với
yêu cầu của việc tổ chức lại lao động, nhưng đây là vấn đề mang tính chất lịch sử
mà người tổ không thể không tính đến.
Trong điều kiện nguồn lao động có khả năng động cơ cao như hiện nay xây
dựng và duy trì được đội ngũ lao động có chất lượng cao luôn là thách thức của
những nhà quản trị trong việc xây dựng một tập thể lao động ổn định và hiệu quả.
6. Khách hàng: Khách hàng với đặc điểm tâm sinh lý của họ là một nhân tố có ý
nghĩa quan trọng với việc tổ chức lao động. Nghiên cứu đặc điểm khách hàng đặc
biệt là khách hàng mục tiêu với đặc điểm tâm lý dân tộc, tâm lý giai cấp, thành phần
xã hội, tuổi tác, khả năng thanh toán của khách là những yêu cầu cần thiết để xây
dựng quy trình phục vụ, những hình thức tổ chức thích hợp với những loại hình dịch
vụ tương ứng.
CHƯƠNG VI
CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TRONG KHÁCH SẠN
I. Khái niệm
Phục vụ du lịch và khách sạn là tập hợp các hoạt động theo một quy trình
nhất định nhằm đảm bảo cho khách mọi tiện nghi và điều kiện dễ dàng trong việc
mua và sử dụng các dịch vụ hàng hóa trong thời gian lưu lại khách sạn.
1. Bản chất của sự phục vụ
Đối tượng phục vụ của ngành du lịch và khách sạn là con người với những
dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, sở thích, thói quen tiêu dùng, phong tục tập
quán khác nhau. Mặt khác, nhu cầu về du lịch của con người là nhu cầu có thể dễ
dàng bị thay thế bởi các nhu cầu khác nếu không được phục vụ tốt. Trong thực tế,
phục vụ khách là một công việc rất phức tạp. Đó là một quá trình chuẩn bị, tổ chức,
sắp xếp và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để khách tiêu thụ một cách thuận tiện, dễ
dàng, nhanh chóng, đồng rhời gây được ấn tượng tốt nhất trong tâm trí của họ. Phục
vụ khách là một quy trình phức tạp vì:
- Phần lớn các dịch vụ và hàng hóa tạo ra được khách tiêu thụ tại chỗ, tức là
thời điểm sản xuất và tiêu thụ xảy ra liền kề nhau, tại một địa điểm.
- Việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách đòi hỏi phải có chất lượng
cao, không cho phép sản phẩm hoặc dịch vụ không hoàn hảo vì không thể đền bù
cho khách, cũng rất khó khăn lấy lại lòng tin của khách.
- Các dịch vụ và hàng hóa được thực hiện thông qua các CSVCKT khác
nhau như: buồng ngủ, trang thiết bị nội thất, quầy lễ tân, nhà hàng, quầy bar, các cơ
sở giải trí
- Trong quá trình phục vụ khách có nhiều nhân viên nên có sự khác nhua vè
tính cách về nhận thức, về ngoại ngữ về trình độ tay nghề.
- Các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho khách một phần do các cơ sở khác
cung cấp, còn lại do các bộ phận khác nhau trong khách sạn cung cấp, vì vậy chất
lượng khó đồng nhất.
2. Nội dung của sự phục vụ chứa đựng các hoạt động có liên quan mật thiết với
nhau, đó là:
- Các hoạt động nhằm đảm bảo cung ứng các dịch vụ và hàng hóa với mục
đích tạo điều kiện cho khách tự do lựa chọn phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả
năng thanh toán của họ.
- Các hoạt động tổ chức bán và cung cấp các dịch vụ hàng hóa với mục đích
tạo điều kiẹn thuận tiện dễ dành cho khách có thể mua hoặc tiêu thụ các dịch vụ
hàng hóa.
Nội dung này chứa đựng tất cả các hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra quá
trình tái sản xuất kinh doanh mở rộng của ngành du lịch và khách sạn.
II. Các yếu tố phục vụ ảnh hưởng đến khách sạn.
+ Chất lượng chủng loại các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho khách cao
hay thấp phụ thuộc vào quy trình phục vụ, trang thiết bị, tiện nghi, trình độ nghiệp
vụ và kinh nghiệm của đội ngũ CBCNV cũng như nguyên liệu, thực phẩm, nguyên
liệu, vật liệu để sản xuất không chỉ thuần túy mang tính chất vật chất mà còn mang
tính phi vật chất như: các cơ chế chính sách về xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại của
khách, việc tôn tạo và bảo vệ các công trình văn hóa kiến trúc, các điểm tham
quan.Hoặc các chất lượng các CSHT phục vụ khách như: đường sá, sân bay, bến
cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện nước.
+ Liên quan đến CLPV, là cơ sở VCKT phục vụ du lịch, bao gồm các cơ sở
lưu trú, các cơ sở ăn uống, các cơ sở phục vụ giải trí cho khách.Chất lượng phục
vụ lại phụ thuộc vào trang thiết bị tiện nghi được trang bị trong mỗi loại. Tiêu chuẩn
để đánh giá CLPV không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn về trang thiết bị, tiện nghi mà
còn có những tiêu chuẩn khác về an toàn, về vệ sinh và về phong cách phục vụ.
+ Mối quan hệ trực tiếp giữa người đón tiếp, phục vụ khách và khách. Đây
là yếu tố quan trọng liên quan đến trình độ dân trí của người dân địa phương, có
những yếu tố liên quan đến trình độ dân trí của người dân địa phương. Yếu ố cuối
cùng là khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của những
người trực tiếp phục vụ khách.
Vấn đề chất lượng phục vụ khong chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp
du lịch và khách sạn mà còn được nâng lên thành chính sách quốc gia. Nếu quan
tâm đúng mức, du lịch phát triển sẽ là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát
triển, mở rộng mối giao lưu chính trị, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ
thuật với các nước, tạo ra nhiểu việc làm cho xã hội, tạo điều kiện để nhân dân tìm
hiểu được nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới góp phần tăng
cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. Mặt khác, việc nâng cao chất lượng
phục vụ còn thể hiện danh tiếng, uy tín của địa phương, đất nước, chính vì vậy nâng
cao chất lượng phục vụ là một công việc quan trọng đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã
hội.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG KHÁCH SẠN
Việc nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn không chỉ nhằm mục
đích tăng nhanh nguồn khách đến nghỉ tại khách sạn, nâng cao danh tiếng và uy tín
của khách sạn mà còn có những ý nghĩa cơ bản sau:
- Việc nâng cao CLPV đòi hỏi khách sạn phải “sản xuất” ra những sản phẩm
có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách, khách sạn phải thường xuyên
nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ CNV, đồng thời tiến hành xây dựng, cải tạo
và duy tu CSVCKT, đổi mới quy trình phục vụ khách.
- Những yêu cầu cao về chất lượng phục vụ khách sạn ảnh hưởng tích cực
đến các ngành, liên quan trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ hàng hóa cho khách
sạn như: ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, bưu điện, điện năng, nướcCác
ngành này cũng phải nâng cao dịch vụ và hàng hóa của mình để tạo thị trường tiêu
thụ với hiệu qủa kinh tế cao.
- Tạo cho khách những điều kiện hưởng thụ thành quả lao độngcủa mình
thông qua việc tiêu thụ các dịch vụ và hàng hóa với chất lượng cao, đồng thời xóa
bỏ sự phân biệt đẳng cấp của khách, khi họ đã trả tiền cho việc tiêu thụ dịch vụ
hàng hóa sẽ được nhận chất lượng phục vụ như nhau.
- Góp phần tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tái
phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương. Thực hiện tốt việc xuất khẩu tại chỗ
với hiệu quả kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_to_chuc_kinh_doanh_khach_san_dinh_thi_tra_nhi.pdf