Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là gì?

DN là 1 tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.

DN là tổ chức kinh tế vị lợi.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 4 NỘI DUNG 1. Bản chất của TCDN 2. Vai trò của TCDN 3. Các nội dung chủ yếu của TCDN 1. BẢN CHẤT CỦA TCDN Doanh nghiệp là gì? DN là 1 tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. DN là tổ chức kinh tế vị lợi. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần có những yếu tố gì? → quá trình hoạt động của DN cũng chính là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN 1.BẢN CHẤT CỦA TCDN Các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp: Quan hệ giữa DN với Nhà nước Quan hệ giữa DN với thị trường Quan hệ trong nội bộ DN 1. BẢN CHẤT CỦA TCDN Bản chất của TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính của DN, được thể hiện thông qua quá trình huy động và sử dụng quỹ tiền tệ DN nhằm mục đích sinh lợi. 1. BẢN CHẤT CỦA TCDN 2. VAI TRÒ CỦA TCDN Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TCDN Các quyết định của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp? Quyết định đầu tư Quyết định tài trợ Các quyết định tài chính ngắn hạn → Nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp là: Quản lý vốn, nguồn vốn Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Doanh thu và lợi nhuận 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TCDN 3.1. QUẢN LÝ VỐN Vốn và tài sản khác nhau như thế nào? Tài sản: tồn tại dưới dạng hiện vật: cái, chiếc.. Vốn: biểu hiện bằng tiền của tài sản. Vốn trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Vốn cố định Vốn lưu động 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Đặc điểm vốn cố định: Tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, giá trị được chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm. Được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn và đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển. Bảo toàn vốn cố định: Đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp Áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: tận dụng công suất máy móc thiết bị, thực hiện chế độ bảo dưỡng.... 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Một số phương pháp khấu hao Khấu hao tuyến tính (theo đường thẳng): Mk : mức khấu hao bình quân của TSCĐ NG: nguyên giá TSCĐ (NG = Giá mua – Chiết khấu TM + Chi phí để đưa TS vào sử dụng) t: thời gian sử dụng TSCĐ 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Ví dụ 1: DN A mua 1 TSCĐ có trị giá 245 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 5 triệu. TSCĐ này ước tính có thời gian sử dụng là 5 năm. Hãy tính mức khấu hao hàng năm của TS đó, biết rằng DN đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH → NG = 245 + 5 = 250 (trđ) Mk = NG/t = 250/5 = 50 (trđ/năm) → Từ công thức Mk = NG/t , ta suy ra tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng: k = Mk / NG = 1/t 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Mkt = Gđt × Tk Mkt : mức khấu hao TSCĐ năm thứ t Gđt : giá trị TSCĐ đầu năm thứ t Tk : tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần Tk = k. Hs 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Tk = k. Hs Hs : hệ số điều chỉnh 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Ví dụ 2: Lấy lại ví dụ 1 nhưng doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. → k = 1/5 = 0,2 = 20% t = 5 năm → Hs = 2 → Tk = 20% × 2 = 40% 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Phương pháp khấu hao theo tổng số Mkt = NG × Tkt Mkt : mức khấu hao TSCĐ năm thứ t NG: nguyên giá TSCĐ Tkt : tỷ lệ khấu hao TSCĐ vào năm thứ t theo phương pháp tổng số 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Ví dụ 3: Lấy lại ví dụ 1 nhưng doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo tổng số. 3.1.1. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH Đặc điểm vốn lưu động: Tham gia vào 1 chu kỳ sxkd, vốn chuyển 1 lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra. Được thu hồi sau khi bán hàng, thu tiền về, và khi đó kết thúc vòng tuần hoàn của vốn. 3.1.2.QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho có 3 loại: Nguyên vật liệu Sản phẩm dở dang Thành phẩm → Quản lý hàng tồn kho chủ yếu là quản lý nguyên vật liệu 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG → Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ (Economic Odering Quantity) Giả thiết những lần cung cấp hàng là như nhau. Khi DN tiến hành dự trữ hàng hoá sẽ kéo theo: Chi phí lưu kho: chi phí quản lý, bốc xếp, cphí bảo hiểm.... Chi phí đặt hàng: chi phí vận chuyển, quản lý giao dịch (chi phí này thường ổn định) 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG Gọi Q: số lượng hàng đặt mỗi lần → dự trữ trung bình là Q/2 Gọi C: chi phí lưu kho tính cho mỗi đơn vị hàng hoá → Tổng chi phí lưu kho là: CQ/2 Gọi S: số lượng hàng cần sử dụng cho một đơn vị thời gian (1 năm, 1 quý, 1 tháng...) → số lần đặt hàng là: S/Q Gọi F: chi phí cho mỗi lần đặt hàng → Tổng chi phí đặt hàng là FS/Q 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG Ta có: TC = CQ/2 + FS/Q → Q* = √ 2SF/C Ví dụ: Công ty A có số liệu về hàng hoá tồn kho như sau: Số lượng hàng cần sử dụng trong năm là 1600 đvị Chi phí mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng Chi phí lưu kho tính cho mỗi đơn vị hàng hoá là 0,5 triệu đồng Hãy tính lượng đặt hàng tối ưu của công ty này? 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG → Q* = √(2. 1600.1/0,5) = 80 → Số lần đặt hàng trong năm: 1600/80 = 20 lần → Chi phí đặt hàng trong năm 20 triệu → Chi phí lưu kho hàng hoá: 0,5.80/2 = 20 triệu 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG Quản lý tiền mặt Quản lý khoản phải thu Quản lý khoản phải thu phải thực hiện 3 vấn đề căn bản: xây dựng chính sách bán chịu hợp lý, ra quyết định bán chịu, theo dõi các khoản phải thu nhằm đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, thu đủ. 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG Chính sách bán chịu Tăng doanh thu bán hàng Tăng khoản phải thu k/hàng và tăng cphí Doanh thu tăng có lớn hơn chi phí tăng ko? Ra quyết định Theo dõi quản lý nợ 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG a. Xây dựng chính sách bán chịu Tiêu chuẩn bán chịu: Vốn Ứng xử của khách hàng Khả năng trả nợ Tài sản thế chấp Tình hình kinh tế vĩ mô Điều khoản bán chịu: Thời hạn bán chịu Chính sách chiết khấu Vd: 5/10 net 30 ? 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG b. Quyết định bán chịu → Dựa trên cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng Nguồn thông tin KH: Báo cáo tài chính Báo cáo xếp hạng tín dụng Kiểm tra của NH Kiểm tra thương mại khác 3.1.2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG 3.2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN Phân loại nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của DN: Căn cứ vào phạm vi tài trợ: Nguồn vốn bên trong Nguồn vốn bên ngoài Căn cứ vào thời gian tài trợ: Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn TC: Nguồn vốn chủ sở hữu DN: Vốn góp ban đầu Nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm thành viên mới Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng (nợ phải trả) Tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại Tín dụng thuê mua Huy động bằng phát hành trái phiếu Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp khác 3.2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động? 3.2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 3.2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN Lợi ích của việc thuê tài sản? Tránh được rủi ro do sở hữu tài sản Tính kịp thời Giảm được những hạn chế về tín dụng 3.2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 3.3. CPSXKD và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà DN bỏ ra để tiến hành sxkd trong một thời kỳ nhất định Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất Chi phí tiêu thụ sản phẩm Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh: Giúp DN có thêm nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất Tạo điều kiện để DN hạ thấp giá bán Giảm được số lượng vốn lưu động chiếm dụng, thể hiện việc tiết kiệm vốn cố định 3.3. CPSXKD và giá thành sản phẩm Phương hướng hạ thấp chi phí sxkd: Nâng cao năng suất lao động Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Tận dụng công suất máy móc thiết bị Giảm bớt chi phí thiệt hại Tiết kiệm chi phí quản lý 3.3. CPSXKD và giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Phân biệt giữa chi phí sxkd và giá thành? Giống nhau: đều cấu tạo bởi các thành phần chi phí trực tiếp và gián tiếp 3.3. CPSXKD và giá thành sản phẩm Khác: Chi phí sxkd chỉ tất cả chi phí cho sxkd mà DN bỏ ra trong một thời kỳ nhất định Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sp. 3.3. CPSXKD và giá thành sản phẩm 3.4.DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Doanh thu của DN là toàn bộ số tiền mà DN thu được nhờ đầu tư, kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Doanh thu của DN bao gồm: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính Thu nhập khác Doanh thu của DN có ý nghĩa quan trọng: Có được doanh thu chứng tỏ hàng hoá, dịch vụ mà DN sxkd được xã hội thừa nhận. Có doanh thu giúp DN trang trải được các khoản chi phí hoạt động, đảm bảo cho DN có thể tiếp tục tái sản xuất mở rộng cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 3.4. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Lợi nhuận của DN là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận của DN bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận khác 3.4. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 3.4. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng: Là đòn bẩy của DN, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sxkd của DN Là nguồn tích luỹ cơ bản để DN thực hiện tái sản xuất mở rộng Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN. Phân phối lợi nhuận trong DN: Nguyên tắc: Đảm bảo cho quá trình tích luỹ đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Dự phòng để hạn chế rủi ro Tạo ra động lực để kích thích nguồn lao động gắn bó lâu dài với DN 3.4. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 3.4. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN LN sau thuế của DN thường được phân phối như sau: Trả cổ tức và lãi liên doanh Bù đắp các chi phí không hợp lệ Để lại bổ sung vốn kinh doanh Trích lập các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Quỹ khen thưởng, phúc lợi HẾT CHƯƠNG 4!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong 4_TCDN.ppt
Tài liệu liên quan