Tài chính công là hoạt động tài chính của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội.
So sánh tài chính công và tài chính nhà nước?
Tài chính nhà nước: bao gồm tài chính công (vô vị lợi) và tài chính doanh nghiệp nhà nước (vị lợi)
32 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 3: Tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH CÔNG Chương 3 NỘI DUNG 5. Hệ thống tài chính công 1. Sự ra đời và phát triển của TCC 3. Đặc điểm 4. Vai trò 2. Khái niệm 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH CÔNG Sự xuất hiện của Nhà nước sự ra đời của tài chính công Tài chính công cổ điển: phục vụ hoạt động quân sự, chính trị...,đứng ngoài các hoạt động kinh tế. Tài chính công hiện đại: Nhà nước bắt đầu can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngày nay, TCC phản ánh sự can thiệp sâu sắc của Nhà nước vào nền kinh tế. 2. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG Tài chính công là hoạt động tài chính của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội. So sánh tài chính công và tài chính nhà nước? Tài chính nhà nước: bao gồm tài chính công (vô vị lợi) và tài chính doanh nghiệp nhà nước (vị lợi) 3. ĐẶC ĐIỂM Gắn với quyền lực về chính trị của Nhà nước Gắn với việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước Phục vụ lợi ích của cộng đồng 4. VAI TRÒ Huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả của bộ máy Nhà nước Quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế (thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Điều tiết trong lĩnh vực xã hội Điều tiết trong lĩnh vực thị trường (ổn định thị trường, giá cả) 5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG Hệ thống tài chính công gồm 2 bộ phận: Ngân sách nhà nước Các quỹ tài chính khác của Nhà nước 5.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Nội dung: 5.1.1 Khái niệm 5.1.2 Tổ chức hệ thống NSNN 5.1.3 Hoạt động thu NSNN 5.1.4 Hoạt động chi NSNN 5.1.5 Cân đối thu chi NSNN Khái niệm NSNN NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Tổ chức hệ thống NSNN Hệ thống NSNN gồm 4 cấp: NS trung ương NS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương NS huyện, thành phố trực thuộc tỉnh NS xã, phường Tổ chức hệ thống NSNN Phân cấp ngân sách: Là các quy định pháp luật xác định quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý, điều hành hoạt động của NSNN. Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong toàn bộ hoạt động thu chi của NSNN Tổ chức hệ thống NSNN Phân cấp ngân sách bao gồm: Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính Phân cấp về vật chất (xác định mức thu, chi) Phân cấp về chu trình ngân sách Trong những nội dung này, phân cấp về vật chất là khó khăn và phức tạp nhất. Tổ chức hệ thống NSNN Phân cấp thu ngân sách TWvà NS địa phương: Nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho NSTW: vd: thuế XNK, thuế & thu khác từ ngành dầu khí.. Nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho NSĐP: vd: thuế nhà đất, thuế tài nguyên, phí, lệ phí… Nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NS địa phương, vd: thuế VAT, thuế TTĐB, lệ phí xăng dầu… Tổ chức hệ thống NSNN Phân cấp chi ngân sách: Trên nguyên tắc, chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với những dịch vụ mà vùng hưởng lợi nằm trong biên giới địa lý của họ. Chính quyền trung ương phụ trách các chương trình, dự án và dịch vụ quốc gia và liên tỉnh mang lại lợi ích cho người dân ở nhiều tỉnh. Ví dụ: trong lĩnh vực giáo dục Tổ chức hệ thống NSNN Thu NSNN Thu NSNN là quá trình Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ NSNN. Các nguồn thu NSNN Thuế detailed Phí detailed Lệ phí detailed Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động kinh tế Thu từ viện trợ Thu từ đi vay trong và nước ngoài Thu khác... Thuế Thuế là nguồn thu của ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở động viên bắt buộc một phần thu nhập của các cá nhân và tổ chức xã hội. Đặc điểm: Là nguồn thu lâu dài, chủ yếu của NSNN Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo luật Không mang tính hoàn trả trực tiếp Thuế Phân loại thuế: Thuế trực thu Thuế gián thu → Phân biệt giữa người chịu thuế và người nộp thuế? Thuế Các yếu tố cơ bản của luật thuế: Tên Đối tượng nộp thuế Đối tượng chịu thuế Thuế suất Phí Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Ví dụ: Học phí, viện phí, phí cầu đường.... Lệ phí Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thụ hưởng những dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính nhà nước do cơ quan này cung cấp. Ví dụ: Lệ phí công chứng, lệ phí cấp hộ chiếu.... Chi NSNN Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Nội dung chi NSNN Chi thường xuyên: Chi hoạt động sự nghiệp: Ví dụ: chi sự nghiệp kinh tế (chi cho nghiên cứu thí nghiệm giống cây trồng, chi nạo vét các công trình thủy lợi, chi cho công tác định canh định cư…) Chi quản lý hành chính Nhà nước Nội dung chi NSNN Chi đầu tư phát triển: Chi xây dựng mới và tu bổ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng Chi đầu tư hỗ trợ cho các DN Chi dự trữ nhà nước Chi trả nợ: Chi trả nợ trong nước Chi trả nợ nước ngoài Nội dung chi NSNN Cân đối thu chi NSNN Mối tương quan giữa thu NSNN và chi NSNN Cân bằng NSNN: Tổng thu = Tổng chi Thặng dư hay bội thu NSNN: Tổng thu > Tổng chi Thâm hụt hay bội chi NSNN: Tổng thu < Tổng chi Nguyên tắc cân đối thu chi NSNN Tổng thu về thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và dành một phần cho chi đầu tư phát triển Số bội chi NS phải nhỏ hơn số chi cho đầu tư phát triển Vay bù đắp bội chi không được sử dụng cho mục đích tiêu dùng (chỉ dùng cho mục đích phát triển) Cân đối thu chi NSNN BỘI CHI NSNN Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chi cho quốc phòng tăng đột biến…. Nguyên nhân chủ quan: ví dụ do điều hành NSNN không hợp lý, do quá trình phần cấp còn bất cập… BỘI CHI NSNN Khắc phục bội chi NSNN: In tiền Vay trong nước và vay nước ngoài Tăng thu, giảm chi → Ưu điểm, nhược điểm mỗi phương pháp? CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Quỹ dự trữ quốc gia Quỹ bảo hiểm của nhà nước Quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước HẾT CHƯƠNG 3! Ví dụ về tính thuế TNCN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 3_TCC.ppt