Phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách:
• Nghiên cứu tổng thể về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, của ngành, của chính công ty nhằm xác định giá trị nội tại của chứng khoán.
• Chủ yếu tập trung vào thế mạnh của công ty và các số liệu tài chính để xác định giá trị nội tại của chứng khoán.
• Giá trị nội tại được so sánh với giá thị trường của cổ phiếu nhằm đánh giá xem cổ phiếu chúng ta đang phân tích là đắt hay rẻ, có đáng để đầu tư hay không.
51 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng môn Phân tích đầu tư chứng khoán - Chương 3: Phân tích cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Giảng viên: Lê Đình Toán, MBA
Bài giảng môn: Phân tích đầu tư chứng khoán
Lớp: 06QDTC-khoa QTKD
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích cơ bản là gì
Phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách:
• Nghiên cứu tổng thể về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, của
ngành, của chính công ty nhằm xác định giá trị nội tại của chứng
khoán.
• Chủ yếu tập trung vào thế mạnh của công ty và các số liệu tài chính
để xác định giá trị nội tại của chứng khoán
• Giá trị nội tại được so sánh với giá thị trường của cổ phiếu nhằm
đánh giá xem cổ phiếu chúng ta đang phân tích là đắt hay rẻ, có
đáng để đầu tư hay không.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Các nội dung chính của phân tích cơ bản
1. Phân tích kinh tế
2. Phân tích ngành
3. Phân tích doanh nghiệp
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1. Phân tích kinh tế
1.1 Phân tích môi trường chính trị -xã
hội của đất nước
1.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh
tế
1.4 Phân tích các chỉ tiêu vĩ mô
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.1 Phân tích môi trường chính trị -xã hội
• Thể chế quản lý xã hội như Hiến pháp, Luật pháp, các văn
bản pháp quy của các cơ quan hành chính…
• Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý nhà
nước các cấp
• Tôn giáo, sắc tộc, lịch sử-văn hóa đất nước.
• Dân số và cơ cấu dân số, lực lượng lao động…
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
• Môi trường pháp luật có tác động mạnh mẽ đến hiệu qủa hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp và thị trường chứng
khoán như việc có tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế
hay không, tính đồng bộ, ổn định, minh bạch…
• Các luật tác động quan trọng đến thị trường chứng khoán
– Luật doanh nghiệp
– Luật chứng khoán
– Luật đầu tư
– Luật thuế
– Chính sách tiền tệ , chính sách tài khoá của chính phủ
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
• Nền kinh tế tăng trưởng tác động tích cực đến thị trường
chứng khoán
• Tăng trưởng ổn định sẽ có tác động tích cực đến thị trường
chứng khoán
• Nền kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực cho thị trường
chứng khoán (có thể thị trường CK bị sụp đổ)
• Nền kinh tế phục hồi tác động tốt đến TTCK
1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh tế
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
1.4 phân tích các chỉ tiêu vĩ mô
• Cán cân thương mại(thay đổi trong XK và NK)
• Cán cân thanh toán (ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định)
• GDP
• Tỷ lệ thất nghiệp
• Sản lượng công nghiệp
• Lạm phát
• Lãi suất
• FDI, FII
• Biến động tỉ giá ngoại tệ
• …
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
GDP (Gross Domestic Product )
• GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy
giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
– GDPin=∑QinPin
• Trong đó:
• i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
• t: thời kỳ tính toán
• Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i
• P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.
• GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng của năm ngiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá
so sánh.
• GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá
của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn
số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi
được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay
GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo
luật định).
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Cách tính GDP
• GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu,
hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng
cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự
chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
• Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như
sau:
• GDP = C + I + G + NX
• Trong đó các kí hiệu:
• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
• I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng
của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích
trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần
này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể
đem đi tiêu).
• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế
khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập
khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do
nền kinh tế khác sản xuất).
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tăng trưởng GDP của VN 1986-2007
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lạm phát của VN 1998-2008
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỉ trọng CN của VN chiếm 25% GDP năm
1990 tăng lên 42% năm 2007
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
2. Phân tích ngành
Ngành là gì?
Tại sao phải phân tích ngành ?
Phân loại ngành và các ngành chính trên thị trường ck VN
hiện tại
Tài liệu tham khảo: phân tích ngành của một số công ty
chứng khoán
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
2. Phân tích nghành
Mục tiêu phân tích nghành
• Đánh giá xu thế phát triển của ngành kinh doanh
• Đánh giá những rủi ro mà nhà đầu tư phải đối đầu khi
đầu tư vào ngành kinh doanh này
Nội dung phân tích nghành
Mới phát triển
Đang phát triển
Phát triển đỉnh cao
Phát triển ổn định
Đang suy thoái
Đang khủng hoảng
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Các nội dung phân tích nghành
• Tổng quan và lịch sử phát triển của ngành
• Cấu trúc ngành, các đặc thù của ngành
• Sự tăng trưởng quá khứ và tiềm năng tương lai
• Đóng góp của ngành
• Mối tương quan với các ngành khác
• Phân tích SWOT ngành
• Phân tích thị phần, các chỉ tiêu tài chính khác của các công ty trong
cùng ngành và so sánh
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
3. Phân tích doanh nghiệp
3.1 Đánh giá các thành phần của
báo cáo tài chính
3.2 Phân tích các tỷ số tài chính
3.3 Phân tích khác
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Mục đích phân tích doanh nghiệp
Mục đích của phân tích doanh nghiệp:
• Để hiểu được doanh nghiệp
• Biết được các nguyên nhân tác động đến các kết qủa kinh doanh
của doanh nghiệp
• Định hướng cho các quyết định của nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư
chứng khoán, nhà tài trợ vốn …
Tài liệu sử dụng
• Bản cáo bạch
• Các phân tích của các công ty khác
• Báo cáo thu nhập
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Các nguồn thông tin khác
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
3.1 Đánh giá các thành phần của báo cáo
tài chính
Bao gồm việc nghiên cứu 3 bản báo cáo quan trọng thường thì được chuẩn bị
định kỳ hằng tháng/quý/năm:
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement hay Profit
&Loss)
– Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flows)
Các mục chính cần phân tích
• Phân tích doanh thu
• Phân tích chi phí
• Phân tích lợi nhuận
• Phân tích nợ
• Phân tích tài sản
• Phân tích nguồn vốn
• Phân tích dòng tiền
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Đánh giá sự tăng trưởng tổng doanh thu qua các thời kỳ
Doanh thu SAM
TTP
Biểu đồ doanh thu HAG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
ITA
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Phân tích cơ cấu doanh thu để đánh giá thế mạnh và hướng phát
triển của doanh nghiệp
Cơ cấu DT CSM
Cơ cấu doanh thu BCI
Cơ cấu doanh thu HAG
VCG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích doanh thu
• Phân tích sự biến đổi của cơ cấu doanh thu qua các thời kỳ
• So sánh SAM voi CSG, CSM voi DRC, TDH với BCI, HAG,…
Cơ cấu DT SAM Cơ cấu DT CSM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
VD: phân tích biến biến đổi cơ cấu DT CSG
Cuối năm 2007, VNPT (nhà tiêu thụ cáp lớn nhất VN) chuyển sang dùng cáp
quang dẫn đến doanh thu 2008 của CSg sụt giảm nghiêm trọng
6 tháng đầu năm 2008, giá đồng tăng cao cùng với sự biến động tỷ giá
YSD/VND, nhà máy đồng gặp khó khă , công ty buộc phải thực hiện các giải
pháp nhằm giảm áp lực vốn vay bằng cách bán đồng tồn kho.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
ĐVT: 1000 đ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SAM
Ví dụ SAM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
So sánh doanh thu với các DN cùng nghành
• Xem lại mục phân tích ngành
• So sánh với các doanh nghiệp cùng nghành về sự tăng trưởng và
sự biến đổi cơ cấu sản phẩm chính theo thời gian
• VD: so sánh các DN BDS, Cao su, ngân hàng, cáp,
Cơ cấu doanh thu BCI Cơ cấu doanh thu HAG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích chi phí
• Phân tích cơ cấu chi phí và sự biến đổi cơ cấu chi phí
• VD:
Cơ cấu chi phí SAM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Ví dụ
• HAG
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích lợi nhuận
• Tương tự như doanh thu, chúng ta phân tích cơ cấu của LN, sự
tăng trưởng của tổng LN theo thời gian, phân tích LN của từng
nhóm sản phẩm
• Ngoài ra chúng ta còn đánh giá mức độ tương quan giữa doanh thu
và LN tương ứng để biết được nhóm sản phẩm nào có lợi nhuận
biên cao nhất, so sánh với đối thủ cạnh tranh.
• VD: Bột giặt OMO và các sản phẩm chăm sóc da, tóc của Unilever
• Tỷ trọng LN của sản phẩm-dịch vụ cốt lõi phải chiếm % chủ đạo
trong tổng LN của doanh nghiệp, một công ty có tỷ trọng lớn LN đến
từ hoạt động trái nghề là điều cần lưu tâm xem xét.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Ví dụ
LN SAM
LN SAM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Cơ cấu LN gộp CSM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Phân tích vốn và huy động vốn
Cơ cấu huy động vốn của SAM
H
A
G
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản SAM
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Báo cáo dòng tiền (Cash flow
statement)
• Việc ghi nhận dòng tiền vào/dòng tiền ra đối với công ty không dễ dàng như
đối với trường hợp của cá nhân. Một chừng mực nào đó, các công ty có thể
“làm trò” với các báo cáo thu chi của mình. Nói cách khác, họ có thể che
dấu bức tranh đang thật sự xảy ra đối với doanh nghiệp.
• Báo cáo dòng tiền (báo cáo ngân lưu – Cash flow statement) cho chúng ta
biết thông tin nhằm giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ chính xác dòng tiền
nào đang đi vào và dòng tiền nào đang đi ra.
• Báo cáo dòng tiền bắt đầu với lãi ròng (net income) của công ty và lần lượt
công vào các khoản chi phí không thực trả (non-cash expenses) như khấu
hao. Nếu như doanh nghiệp cần nhiều tiền hơn để tài trợ cho hàng hóa lưu
kho hoặc tài khoản phải thu (accounts receivable), khi đó những khoản này
sẽ phải cộng thêm vào. Với các điều chỉnh này, ta có dòng tiền hoạt động
(operating cash flow) – nó thể hiện tất cả các dòng tiền được tạo ra từ
hoạt động kinh doanh (business operations).
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
3.2 Phân tích các chỉ số
Phân tích các tỷ số (Ratio Analysis) là một kỹ thuật
được sử dụng để xem xét, phân tích các báo cáo tài
chính của một doanh nghiệp
Các chỉ số chính gồm:
• Các chỉ số thanh khoản
• Các chỉ số hoạt động
• Các chỉ số nợ
• Các chỉ số LN
• Các chỉ số khác
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Balance sheet CII
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
P&L CII
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỷ số hiện thời (Current Ratio)
• Tỷ số hiện thời = Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn
• VD CII
2007: 85,384/183,971 = 0.464
2008: 144,221/ 230,450 = 0.625
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lưu ý
• Tỷ số này thể hiện tính thanh khoản của công ty. Đây là
dấu hiệu chỉ thị về khả năng của công ty trong việc đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn.
• Tỷ số càng cao thì tính thanh khoản của công ty càng
cao! Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã tốt vì như thế cho
thấy DN bị cột vào tài sản lưu động quá nhiều. Thông
thường chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt và nó còn
tùy thuộc DN thuộc ngành nào.
• Nếu chỉ số hiện hành nhỏ hơn 1, có khả năng khó khăn
để biến đổi từ tài sản sang tiền. Điều này cũng có nghĩa
là công ty có thể dễ dàng bị phá sản, hoặc khả năng
chịu rủi ro là rất cao. Khi tính chỉ số này, phải biết chọn
thời điểm thích hợp và nên tránh chọn thời điểm ngay
trước khi trả một khhoản lớn.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
• Tỷ số nhanh = (tài sản lưu động-tồn kho)/nợ ngắn
hạn
• VD CII:
2007: (85,384-12,668)/183,971 = 0.395
2008: (144,221-502)/ 230,450 = 0.623
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Các lưu ý
• Bên cạnh tỷ số hiện thời, người ta thường tính tỷ số
nhanh bằng cách trừ đi khỏi giá trị tử số phần được coi
là ít có tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động –
tức là, giá trị hàng hóa lưu kho
• Hàng tồn kho kém thanh khoản vì 2 lý do:
– Trong một số trường hợp nó không dễ dàng để bán vì
nó là những sản phẩm chưa hoàn tất hoặc có mục
đích sử dụng chuyên biệt
– Nó thường được bán chịu và chuyển thành khoản
phải thu trước khi được chuyển thành tiền mặt
• Nếu chỉ số này = 1, công ty đang hoạt động rất tốt và có
thể trả hết các hoá đơn một cách nhanh chóng.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Vòng quay hàng tồn kho
(Inventory turnover)
• Inventory turnover = Giá vốn hàng bán(Cost of
goods sole)/Tồn kho(Inventory)
• VD CII 2008: 44,452/502 =88.55
• Đo lường tính thanh khoản hàng tồn kho của doanh
nghiệp
• Chỉ số này chỉ có ý nghĩa khi so sánh với chính chỉ
số đó của các công ty khác hoặc là so với quá khứ
của chính công ty đó.
• Mức độ cao thấp tùy thuộc vào từng ngành, ví dụ
ngành chế tạo máy bay ~4
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Vòng quay tổng tài sản (Total assets
turnover)
• Vòng quay tổng tài sản = Doanh
thu(sales)/Tổng tài sản(Asset)
• VD CII 2008: 229,046/2,011,311=0.11
• Chỉ số này đánh giá hiệu quả của việc công
ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của nó để tạo
ra doanh thu như thế nào.
• Về mặt nguyên tắc, chỉ số này càng cao càng
thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng tài
sản của công ty
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỷ số Nợ trên Vốn Chủ sở hữu (Debt-
to-Equity)
• Công thức
• VD CII 2008: 1,147,465/ 783,538=1.46
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lưu ý
• Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có mức độ nợ nần khác nhau,
nên chúng ta cần so sánh tỷ suất nợ với các công ty cùng
ngành và với bản thân công ty đang phân tích. Nếu tỷ xuất
này có sự khác biệt lớn, hoặc thay đổi mạnh, đó có thể là tín
hiệu rất không tốt.
• Một tỷ lệ Nợ trên Vốn Chủ sở hữu cao thông thường cho ta
biết rằng công ty có một chiến lược tài trợ cho sự phát triển
của mình dựa chủ yếu vào vốn tín dụng. Điều này có thể
khiến cho lợi nhuận thiếu ổn định (volatile earnings). Ngoài ra,
nếu tỷ suất này quá cao, công ty có thể đang chìm trong lâm
nguy tài chính.
• Tỷ lệ nợ trên tổng vốn giúp chúng ta thấy được khả năng
chiếm dụng vốn của công ty. Nếu nó quá thấp, doanh nghiệp
có thể đã để lỡ cơ hội kiếm thêm tiền cho cổ đông (bằng việc
chiếm dụng thêm vốn của người khác, như vay tín dụng, mua
trả chậm v.v.)
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Tỷ suất Lãi gộp(Gross profit margin)
và Tỷ suất Lãi ròng (Net profit margin)
1. Tỷ suất lãi gộp= Lãi gộp / doanh thu
VD CII 2008: 184,594/229,046= 0.8 (80%)
2. Tỷ suất lãi ròng = lãi ròng/doanh thu
VD CII 2008: 132,780/229,046 =0.58 (58%)
Tỷ lệ lãi gộp cao cho thấy công ty có nhiều cơ
hội tăng lợi nhuận trong tương lai bằng các
biện pháp cắt giảm chi phí
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lợi nhuận trên Vốn Chủ sở hữu
(Return on Equity -ROE)
• ROE cũng luôn được thể hiện bằng tỷ lệ %.
• Return on Equity (ROE) được dùng để đo lường xem
công ty tận dụng vốn của nhà đầu tư tốt đến mức nào.
Cũng có thể hiểu một cách đơn giản ROE phản ánh
mức độ sinh lời của một công ty.
• VD CII 2008: 132,780/ 783,538 = 16.95 %
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Lợi nhuận trên Tài sản (Return on
Assets - ROA)
• ROA
• ROA luôn được thể hiện bằng tỷ lệ %.
• Trong hoàn cảnh bình thường, bạn nên tìm
công ty có ROA cao hơn các công ty cùng
ngành.
• VD CII 2008: 132,780 /2,011,311 = 6.6%
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Hệ số Beta (β)
• Đây là phép đo tính chất không ổn định (volatile)
của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu
tư; nói cách khác, đây là phép đo mức độ rủi ro
hệ thống (systematic risk) của chứng
khoán/danh mục đầu tư so với toàn thị trường.
• Chúng ta có thể xem hệ số beta như là sự phản
ảnh khuynh hướng của lợi nhuận của chứng
khoán/danh mục đầu tư phản ứng trước các
biến động của thị trường: hệ số Beta bằng 1 cho
biết rằng giá của cổ phiếu sẽ chuyển động hoàn
toàn cùng nhịp với thị trường; hệ số Beta nhỏ
hơn 1 nghĩa là chứng khoán ít biến động hơn so
với thị trường và ngược lại.
ThS. Lê Đình Toán
www.stockviet.com.vn
Giá trị vốn hóa thị trường (Market capital)
• Tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các cổ phiếu đang
lưu hành, được tính bằng cách nhân giá thị trường của
cổ phiếu với tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
• Marketcap = Số cp lưu hành*giá thị trường cp
• VD: REE có giá đóng cửa ngày 30/10 là 53,500 đồng/cp
Tổng số cp lưu hành là 81,041,798 cp, khi đó Market
cap của REE = 81,041,798 *53500 ~ 4336 tỷ đồng
Tổng giá trị vốn hóa của Hose vào 30/10/2009 392,959
tỷ đồng (22 tỷ USD), HNX là ~128,357 tỷ đồng (7.1 tỷ
USD)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG 3_PHAN TICH CO BAN.pdf