I. Những vấn đề chung về bảo lãnh NH
1. Khái niệm
2. Mục đích và tác dụng của BL
3. Tính chất của BL NH
4. Quyền và nghĩa vụ của NH BL và người được BL
5. Đối tượng được BL
6. Điều kiện được BL
7. Mức BL, quỹ BL và thời hạn BL
8. Phí BL
II. Các loại hình bảo lãnh NH
1. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
2. Bảo lãnh dự thầu
3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
4. Bảo lãnh bảo hành
5. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
6. Bảo lãnh thanh toán
III. Quy trình nghiệp vụ BL
20 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 7: Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6/11/2015 12:00 PM 1
Chương 7: NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NH
I. Những vấn đề chung về bảo lãnh NH
1. Khái niệm
2. Mục đích và tác dụng của BL
3. Tính chất của BL NH
4. Quyền và nghĩa vụ của NH BL và người được BL
5. Đối tượng được BL
6. Điều kiện được BL
7. Mức BL, quỹ BL và thời hạn BL
8. Phí BL
II. Các loại hình bảo lãnh NH
1. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
2. Bảo lãnh dự thầu
3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
4. Bảo lãnh bảo hành
5. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
6. Bảo lãnh thanh toán
III. Quy trình nghiệp vụ BL
6/11/2015 12:00 PM 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NH
1. KHÁI NIỆM:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức
tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo
lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ
chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
6/11/2015 12:00 PM 3
2. MỤC ĐÍCH & TÁC DỤNG CỦA BẢO LÃNH
Mục đích
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong các quan
hệ kinh tế
Bù đắp, đền bù những thiệt hại cho người thụ hưởng
bảo lãnh khi có thiệt hại xảy ra
Tác dụng
Là công cụ bảo đảm
Là công cụ tài trợ
Đôn đốc và thúc đẩy thực hiện hợp đồng
6/11/2015 12:00 PM 4
3. TÍNH CHẤT CỦA BẢO LÃNH NH
Ngân hàng phải thực hiện cam kết bảo lãnh theo
đúng trách nhiệm của mình đã ghi trong thư bảo
lãnh, không kể người được bảo lãnh vi phạm hợp
đồng vì lý do gì.
6/11/2015 12:00 PM 5
4. QUYỀN & NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO LÃNH
Đối với ngân hàng bảo lãnh
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng
tổ chức và các tài liệu liên quan đến giao dịch được
BL
Yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc BL của
mình
Thu phí cho bảo lãnh
Kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người được BL
Được quyền từ chối BL nếu KH không có uy tín
6/11/2015 12:00 PM 6
4. QUYỀN & NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO LÃNH (TT)
Đối với bên được bảo lãnh
Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến
BL theo yêu cầu Ngân hàng
Thực hiện đúng cam kết của mình đối với người thụ
hưởng bảo lãnh và người bảo lãnh
Chịu sự kiểm soát của người BL đối với mọi hoạt
động liên quan đến nghĩa vụ BL.
Nhận nợ và hoàn trả nợ gốc và lãi cùng chi phí phát
sinh mà người BL đã trả thay theo cam kết BL
6/11/2015 12:00 PM 7
5. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO LÃNH
Là các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam như: DNNN, Cty Cổ phần, Cty TNHH, Các
tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp tư nhân, cá
thể, hộ gia đình,,hợp tác xã.
6/11/2015 12:00 PM 8
6. ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Mục đích đề nghị TCTD bảo lãnh là hợp pháp;
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ đựợc
TCTD bảo lãnh trong thời hạn cam kết;
Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân
nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên phải
tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của
Việt Nam.
6/11/2015 12:00 PM 9
7. MỨC BẢO LÃNH, QUỸ BẢO LÃNH VÀ
THỜI HẠN BẢO LÃNH
Tổng mức bảo lãnh: Là tổng giá trị hợp đồng và các giá trị
cam kết của khách hàng được ngân hàng bảo lãnh.
Quỹ bảo lãnh: Lập ra để sử dụng trong trường hợp khách
hàng (bên được bảo lãnh) không trả được nợ đến hạn cho
bên cho vay thì Ngân hàng nhận bảo lãnh phải dùng quỹ
bảo lãnh để trả nợ thay.
Quỹ BL = Giá trị thực tế BL x Tỷ lệ trích quỹ BL
Giá trị thực tế BL = Mức BL – Số tiền ký quỹ, đặt cọc
6/11/2015 12:00 PM 10
Ví dụ
Hợp đồng kinh tế có giá trị 1 tỷ được ký kết giữa
A & B được NH C nhận bảo lãnh: Bên A (bên
mua) phải thực hiện việc ký quỹ 40%. Biết tỷ lệ
trích quỹ bảo lãnh là 5%. Vậy số quỹ bảo lãnh cần
phải trích lập tại NH C là:
Quỹ bảo lãnh = [1-(1 x 40%)] x 5% = 30Tr VND
6/11/2015 12:00 PM 11
7. MỨC BẢO LÃNH, QUỸ BẢO LÃNH VÀ
THỜI HẠN BẢO LÃNH (TT)
Thời hạn BL: Được xác định căn cứ vào thời hạn
nghĩa vụ đã được các bên tham gia thoả thuận
bằng văn bản. Trong trường hợp thay đổi thời
hạn bảo lãnh đã được thoả thuận phải được Ngân
hàng bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
6/11/2015 12:00 PM 12
8. PHÍ BẢO LÃNH
Tỷ lệ phí bảo lãnh quy định theo tỷ lệ %/năm thường
vào khoảng 2%/năm
Ngoài ra khách hàng có thể phải trả thêm những chi
phí giao dịch khác do hai bên thoả thuận.
6/11/2015 12:00 PM 13
II. CÁC LOẠI HÌNH BẢO LÃNH
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
Bảo lãnh thanh toán
6/11/2015 12:00 PM 14
1. BẢO LÃNH VAY VỐN
Là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay
về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách
hàng (người đi vay) không trả được.
Trị giá của bảo lãnh: Theo thoả thuận, có thể chỉ gồm
phần gốc hoặc có tính cả lãi và chi phí, phải quy định
rõ lãi và chi phí đã thoả thuận chưa hay còn phải tính
tiếp.
Thời hạn hiệu lực: Là thời hạn hoàn trả tín dụng đã
thoả thuận, tốt nhất quy định khoảng 10 ngày kể từ
ngày nợ đến hạn.
6/11/2015 12:00 PM 15
2. BẢO LÃNH DỰ THẦU
Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ
thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu
nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp
đồng dự thầu.
Trị giá của bảo lãnh: Thông thường có giá trị từ 1-
5% giá trị hợp đồng đấu thầu.
Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ
chỉ chấm dứt khi bên được bảo lãnh (người tham gia
dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi ký kết hợp
đồng hoặc chấp nhận ký kết hợp đồng nếu bên được
bảo lãnh trúng thầu.
6/11/2015 12:00 PM 16
3. BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về
việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng
không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn
thất cho bên thứ ba
Trị giá của bảo lãnh: Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giá
trị bảo lãnh thực hiện hợp đồngtừ 10 – 15 % tổng giá trị hợp đồng
Thời hạn hiệu lực: Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngày hoàn
thành hợp đồng. Thời hạn hiệu lực được xác định cụ thể theo
thoả thuận giữa hai bên. Thời hạn sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc đấu
thầu kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng
6/11/2015 12:00 PM 17
4. BẢO LÃNH BẢO HÀNH
Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh cam kết
với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu vi phạm
hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường
cho chủ thầu mà nhà thầu không bồi thường hoặc
bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải
chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.
Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận thường bằng 5 –
10% giá trị hợp đồng.
Thời hạn hiệu lực: Từ lúc bắt đầu lắp ráp sử dụng thiết
bị cho đến hết thời hạn bảo hành của thiết bị.
6/11/2015 12:00 PM 18
5. BẢO LÃNH ĐẢM BẢO HOÀN TRẢ
TIỀN ỨNG TRƯỚC
Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng
trước cho bên mua người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung
cấp (người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy
đủ.
Trị giá của bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh bằng số tiền đặt cọc được
tính từ ngày nhận được số tiền đặt cọc tới ngày giao hàng cuối
cùng cộng thêm một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi
tiền. Số tiền đặt cọc thường từ 5- 10% giá trị hợp đồng.
Thời hạn hiệu lực: bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từ
khi người được bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày
giao hàng cuối cùng, có thể cộng thêm một số ngày làm thủ tục
đòi tiền do hai bên quy định.
6/11/2015 12:00 PM 19
6. BẢO LÃNH THANH TOÁN
Bảo lãnh đảm bảp thanh toán là cam kết của ngân
hàng về việc thanh toán tiền theo đúng hợp đồng
thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng
của ngân hàng không thanh toán đủ.
Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100%
giá trị hợp đồng.
Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận.
6/11/2015 12:00 PM 20
III. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
1. Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của KH
2. Thẩm định tình hình tài chính của KH và đánh giá hiệu
quả nội dung bảo lãnh
3. Lập tờ trình Ban Giám đốc duyệt bảo lãnh
4. Thực hiện ký quỹ bảo lãnh
5. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
6. Lập quỹ bảo lãnh theo quy định
7. Giải tỏa bảo lãnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_chuong_7_nghiep.pdf